Ngàynắngnóngvà cách chếnước
uống
Sau Tết Nguyên đán, khí hậu ấm áp thậm chí nóng bức, dương khí thăng phát.
Dưới đây là hướng dẫn của lương y Như Tá về một số cách tự làm thức uống phù
hợp trong những ngày này.
* Dùng bạc hà (nếu dùng khô thì 10 gr, còn dùng tươi thì 20 gr), mật ong 30 gr, vị thuốc
ngưu bàng tử 30 gr. Cách làm: cho ngưu bàng tử vào nồi (nồi nhôm) cùng 4 chén nước
(khoảng 1 lít), nấu còn lại 2 chén. Khi đó cho tiếp bạc hà vào, nấu tiếp còn lại 1 chén rưỡi
nước, gạn lọc lấy nước, bỏ xác, rồi nấu lại cho sôi, cho tiếp mật ong vào, khuấy nhẹ đều
tay rồi ngừng nấu. Chia làm 2 lần dùng hết trong ngày. Lý giải về mặt y học cổ truyền
rằng, ngưu bàng tử có vị cay và đắng, tính hơi hàn (hơi lạnh), đi vào kinh phế, có công
dụng tán phong nhiệt, chữa viêm họng. Còn bạc hà có tính mát, vị cay và mùi thơm, đi
vào kinh phế, kinh can, giúp sơ tán phong nhiệt, trị ho, viêm họng. Mật ong thì vị ngọt,
nhuận tạng phủ, giúp giảm đau và giải độc. Dùng nước nấu như trên phù hợp và chủ trị
trong trường hợp ho, ngứa cổ họng, viêm họng, mũi miệng khô do thời tiết nắng như
những ngày này.
Hoa cúc, tía tô, mật ong – Ảnh: K.Vy
* Dùng lá tía tô 30 gr, nhân sâm 10 gr. Cách làm: cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi cùng
4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rưỡi, gạn lọc lấy nước, bỏ xác. Chia nước nấu này làm 2
phần, dùng hết trong ngày. Dùng liên tục 3 đến 5 ngày. Lý giải theo y học cổ truyền rằng,
tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào kinh phế, kinh tỳ, có công dụng giải cảm, hành khí vị, và
ôn trung. Nhân sâm thì có tính bình, vị ngọt, trợ nguyên khí, đi vào kinh tỳ, kinh phế, có
công dụng sinh tân dịch, giải khát… Dùng nước trên sẽ thích hợp cho trường hợp nhiễm
cảm thời tiết nắng, người mệt và ho.
* Dùng 30 gr hoa cúc, 20 gr bạch chỉ, 8 gr rễ củ hành. Cách làm: cho 3 nguyên liệu trên
vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra. Tiếp tục cho 2 chén nước vào
nồi trên và nấu còn lại nửa chén. Chắt ra, hòa nước hai lần nấu trên lại với nhau (bỏ xác),
rồi dùng 2-3 lần trong ngày. Lý giải theo cổ truyền, hoa cúc có tính mát, vị hơi đắng, đi
vào kinh phế, kinh can, giúp thanh nhiệt. Bạch chỉ có vị cay, tính ấm, đi vào kinh phế,
kinh vị, chữa đau đầu. Rễ củ hành sơ phong, trừ thấp. Dùng nước làm theo cách trên giúp
chủ trị viêm họng, viêm mũi do thời tiết nóng bức.
. Ngày nắng nóng và cách chế nước
uống
Sau Tết Nguyên đán, khí hậu ấm áp thậm chí nóng bức, dương khí thăng phát.
Dưới. đau và giải độc. Dùng nước nấu như trên phù hợp và chủ trị
trong trường hợp ho, ngứa cổ họng, viêm họng, mũi miệng khô do thời tiết nắng như
những ngày