CUỘC ĐỐITHOẠICỦABẢNGMÀUSƠNMẠI
Gần 30 tranh cỡ lớn và cỡ trung. Đề tài là con người, cảnh vật quê hương đất nước.
Từ Hà Nội đến miền núi Việt Bắc, Tây Bắc, Trung du, Đồng bằng Bắc bộ, đến Tây
nguyên miền Trung Đó là cảnh đẹp Văn Miếu Quốc Tử Giám; những đàn trâu
đen no nê sau mỗi buổi chiều vàng của miền Sơn Cước; những cô gái người Mông,
người Dao đang tắm gội bên bờ suối, hoặc đeo gùi đến chợ với trang phục rực rỡ
như những bông hoa rừng; những chàng trai Tây Nguyên mình trần - khố bao có
tua dài với cung tên lao giáo đang vào mùa săn; hoặc ngày lễ hội đang say trong
tiếng kèn, tiếng cồng chiêng ngân nga, rạo rực trước căn nhà rông; một già làng với
gương mặt khắc khổ, mồm ngậm tẩu, trầm tư đầy những nét bí ẩn của núi rừng
hoang dã; cảnh đồng ruộng miền xuôi vào mùa cấy, cổng làng với bóng đa cổ thụ
vươn cao bên mái chùa cổ kính rêu phong; chân dung những cô gái đang độ tuổi
xuân thì sung mãn, rạo rực; rồi chọi trâu, vật
Với nghệ thuật khái niệm, ý niệm (conception art), đề tài chỉ là cái cớ cho người
nghệ sĩ bày tỏ thế giới quan của mình. Và bút pháp cũng chỉ phục vụ cho ý đồ đó.
Song với góc độ linh cảm của người nghệ sĩ Phương Đông, nó lại là nguồn cảm
hứng quyết định cho súc cảm thẩm mỹ của thi ca - hội họa. Về phương diện này,
Đoàn Văn Nguyên như muốn chọn thế triết trung. Bút pháp của tác giả thường
thực hiện theo nhiều phong cách: Tả thực - biểu hiện; Tả thực - ấn tượng; Lập thể -
cách điệu - bình đồ (gợi khối, gợi ánh sáng, đường viền trên mặt phẳng không gian
hai chiều, mang tính ước lệ dân gian). Sự kết hợp hài hoà trong tiếp biến của văn
hoá Đông - Tây luôn được tác giả xem là chủ đạo. Gam màu vàng - son - đen - đỏ
+ với vỏ trứng trắng, vốn là thuộc tính củasơnmài truyền thống Việt Nam. ở đấy,
dù chúng được giới hạn trong những mảng phẳng đường viền, hay không gian
khoáng đãng, đều chứa đựng một triết lý nội tâm sâu thẳm bởi những sắc màu hiện
ra do kĩ thuật mài, hay sự phôi pha của thời gian mà tạo ra những vẻ đẹp huyền
thoại, bất ngờ. Dù là sơn mài, nhưng tranh của Đoàn Văn Nguyên không mang tính
lộng lẫy khoa trương, kiểu cách, theo bề nổi như mỹ thuật trang trí thông thường.
Trái lại, nó mang một bảngmàu nhuần nhị đầy tính tư duy, suy tưởng.
Học tinh hoa của các bậc thầy đi trước, mà vẫn bộc lộ được phong cách, cá tính
riêng của mình. Đó là sự tiếp thu và kế thừa có ý thức, mang tính tích cực của nghệ
thuật.
Với tôi, tranh Đoàn Văn Nguyên là cả một thế giới đầy ngôn ngữ sắc màu, luôn đối
thoại với người xem bởi nhiều tâm trạng khác nhau, để người xem tự liên tưởng
với mình.
Đoàn Văn Nguyên vừa là hoạ sĩ, vừa là nhà sư phạm nghệ thuật chuyên khoa sơn
mài hệ Đại học chính quy. Tranh của ông vừa mang tính phóng khoáng của cảm
hứng nghệ sĩ, lại vừa mang tính mực thước của nhà sư phạm nghệ thuật. Nó giống
như cô gái đẹp ít son phấn mà có duyên thầm. Và chính từ những nét duyên dáng,
mực thước ấy mà Đoàn Văn Nguyên đã không làm cuộc “vượt biên”, biến sơnmài
thành sơn dầu Phương Tây như một số hoạ sĩ nôn nóng làm biến chất sơnmài dân
tộc.
Nghệ thuật là gì, nếu không phải là tình yêu và sự sáng tạo? Bằng nhiệt tình và nỗ
lực lao động đầy hào hứng, không mệt mỏi của người nghệ sĩ - họa sĩ, niềm hy
vọng bao giờ cũng luôn là cái đích dẫn đến thành công của sự nghiệp. Đoàn Văn
Nguyên đang trên đường hành hương dẫn tới cái đích ấy.
.
CUỘC ĐỐI THOẠI CỦA BẢNG MÀU SƠN MẠI
Gần 30 tranh cỡ lớn và cỡ trung. Đề tài là con người,. những sắc màu hiện
ra do kĩ thuật mài, hay sự phôi pha của thời gian mà tạo ra những vẻ đẹp huyền
thoại, bất ngờ. Dù là sơn mài, nhưng tranh của Đoàn