NHỮNG HIỆNVẬTĐỘCĐÁOKHAIQUẬTĐƯỢC
TẠI KHUTHÁPCHĂMCHIÊNĐÀN
Cùng với nhữngthápChăm ngày ngày vẫn thi gan cùng tế nguyệt, phủ dày vết
thăng trầm, u tịch bóng thời gian như: khuthápChămMỹ Sơn, thápChiên Đàn,
tháp Khương Mỹ, tháp Bắng An, Tháp Sáng (Phật Viện Đồng Dương) , trong
những năm qua tại Quảng Nam các nhà khảo cổ học vẫn nhiệt tâm tìm tòi những
phương pháp tối ưu để bảo tồn những di sản văn hóa quý giá này; đồng thời cũng
tổ chức tiến hành khaiquật làm phát lộ thêm những công trình kiến trúc, những
hiện vật điêu khắc có giá trị đã bị vùi sâu trong đất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn
năm qua Trong số những địa điểm đượckhaiquậttại Quảng Nam thời gian qua
thì tạikhuthápChămChiênĐàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam)
các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số lượng lớn nhữnghiệnvật quý giá, độc
đáo với nghệ thuậtchạm khắc đá đạt đến độ hoàn mỹ. Xin giới thiệu với bạn đọc 5
hiện vật đẹp nhất trong số hàng chục hiệnvật đã đượckhaiquậttạikhuthápChăm
Chiên Đàn.
Tượng nữ thần bayTượng cao 42cm, đế rộng 40cm, nơi dày nhất khoảng 17cm và
nặng 48kg. Tượng tạc bằng đá sa thạch, thể hiện hai người phụ nữ đang ở tư thế
đang bay trên những đám mây đượcchạm khắc cách điệu.
Hình người phụ nữ thứ nhất (lớn hơn) đội mũ miện, tóc búi cao, mặt trái xoan (đã
hơi bị bào mòn) và nhìn về phía bên phải. Tai đeo khuyên tai dài đến vai. Cổ đeo
vòng (đã bị sứt), ngực nở, tay trái cầm búp sen, tay phải cầm cuống sen đặt trước
bụng. Thân dưới mặc váy, hai chân duỗi thẳng.
Hình người phụ nữ thứ hai (nhỏ hơn) được tạc ở tư thế đang ngồi trên chân phải
của người phụ nữ thứ nhất. Tay trái giơ cao ngang đầu, tay phải đặt ở hông chân
phải.
2 bức tượng Vũ công thiên tiên trang trí trên lá đề Tượng thứ nhất cao 45,5cm, đế
rộng 25cm, chổ dày nhất khoảng 15cm và nặng 28,8kg. Tượng tạc bằng đá sa
thạch, thể hiện hình bán thân Ganasa trên hình lá đề chạm nổi dải hoa văn mây
cách điệu.
Ganasa đượcchạm khắc với đầu đội mũ miện, tóc búi cao, mặt trái xoan, mũi bị
sứt một miếng nhỏ. Khuôn mặt nhìn hơi nghiêng về phía bên trái. Dái tai rộng, đeo
khuyên tai dài đến vai, cổ đeo vòng (không rõ hoa văn). Khuôn ngực nở, mình để
trần. Tay phải cầm búp sen đưa ngang vai trái theo tư thế nghiêng về bên trái cùng
với hướng nhìn. Phía sau lưng có hai cánh dang rộng. Tượng thứ hai cao 41cm, đế
rộng 23cm, chỗ dày nhất là 6cm và nặng 26,6kg. Tượng tạc bằng đá sa thạch, thể
hiện hình bán thân Ganasa trên hình lá đề chạm khắc những lá đề nhỏ cách điệu.
Cũng giống như tượng trên, Ganasa đượcchạm khắc với đầu đội mũ miện, tóc búi
cao, mặt trái xoan. Khuôn mặt trái xoan, mắt hơi nhìn xuống, miệng hơi tươi cười.
Dái tai rộng, đeo khuyên tai dài đến vai, cổ đeo vòng (không rõ hoa văn). Khuôn
ngực lép, mình để trần. Tay phải cầm búp sen đưa ngang vai trái theo tư thế
nghiêng về bên trái cùng với hướng nhìn. Phía sau lưng có hai cánh dang rộng.
2 bức tượng Nam thần
Tượng thứ nhất cao 43cm, đế rộng 33cm, chỗ dày nhất là 6cm và nặng 23,2kg.
Tượng tạc Nam thần bằng đá sa thạch, đã nứt ở nách tay trái và bị bào mòn ở nhiều
chỗ.
Tượng đượcchạm khắc Nam thần ngồi ở tư thế xếp bằng, đầu đội mũ miện, tóc búi
cao xoăn tròn. Mặt trái xoan nhìn thẳng. Phân đầu tượng hơi nghiêng về bên phải,
tai đeo khuyên tai dài đến vai, cổ đeo vòng trang sức (hoa văn đã bị bào mòn
không xác định rõ). Tay phải cầm một vật (không xác định được) đưa ngang vai,
tay trái đặt trước ngực. Cả hai tay đều đeo hai vòng sát cổ tay và một vòng có hoa
văn sát nách. Mình để trần, thân dưới mặc sampot. Tượng đượcchạm khắc ở tư thế
ngồi xếp bằng.
Tượng thứ hai cao 45,5cm, đế rộng 34cm, chỗ dày nhất là 7cm và nặng khoảng
25kg. Tượng tạc Nam thần bằng đá sa thạch, đã bào mòn ở nhiều chỗ.
Tượng tạc Nam thần ngồi ở tư thế xếp bằng. Đầu tượng đượcchạm khắc với một
búi tóc, đội mũ miện. Khuôn mặt trái xoan nhìn thẳng, dái tai dài và đeo khuyên tai
tới vai. Tay phải cầm con ốc đặt trước ngực, tay trái cầm đài sen đưa ngang vai về
phía bên phải. Mình để trần, ngực nở eo thon, từ thắt lưng trở xuống đóng khố.
Tất cả các hiệnvật trên đượckhaiquậttại hố thám sát số 1, khuthápChămChiên
Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam), có niên đại từ thế kỷ 11 đến
thế kỷ 12, đó là thời kỳ nền văn hóa Chăm phát triển rực rỡ trên đất Quảng Nam, vì
nơi đây là kinh đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của người Chămpa xưa.
.
NHỮNG HIỆN VẬT ĐỘC ĐÁO KHAI QUẬT ĐƯỢC
TẠI KHU THÁP CHĂM CHIÊN ĐÀN
Cùng với những tháp Chăm ngày ngày vẫn thi gan cùng. thời gian như: khu tháp Chăm Mỹ Sơn, tháp Chiên Đàn,
tháp Khương Mỹ, tháp Bắng An, Tháp Sáng (Phật Viện Đồng Dương) , trong
những năm qua tại Quảng Nam