Thiếtkếphùhợpvới phòng trẻem
Phòng ngủ của trẻ không đơn giản là nơi để ngủ mà còn được xem là thế giới riêng
để vui đùa, học tập và giải trí.
Khác với những người lớn tuổi, thế giới của bé có thể gói gọn trong một căn phòng nhỏ
mà vẫn tạo nên tâm trạng vui vẻ, hoạt bát hay gọi chung là không gian vui chơi tự do và
thoải mái nhất. Chính vì vậy, cách thiếtkế và trang trí nội thất rất quan trọng, ngoài việc
ngủ thì căn phòng cũng là nơi bày đồ chơi, đọc truyện, nghe nhạc hoặc khám phá những
điều mới mẻ xung quanh.
Tuy nhiên, để nắm rõ được tâm lý của trẻ và có những giải pháp thiếtkếphùhợp nhất
KTS cũng dựa trên những nguyên tắc riêng như dựa vào lứa tuổi, giới tính cũng như sở
thích cá nhân của trẻ. Do vậy cần có sự kết hợp ăn ý giữa bố mẹ và người thiếtkế để tạo
ra một không gian sống động, vui nhộn kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ. Dưới đây
là một vài nguyên tắc cơ bản nhất khi thiết kế không gian của trẻ như sau:
1. Chủ đề chính của căn phòng chính là những gì trẻ yêu thích và mong muốn. Ví dụ là
bé trai thì thích những con vật ngộ nghĩnh trong phim hoạt hình hoặc thế giới siêu nhân,
trong khi bé gái lại thích căn phòng màu hồng với nhiều hoa và búp bê. Màu sắc và họa
tiết trang trí của tường, trần, sàn và vỏ ga, gối trong căn phòng quyết định phần lớn tới
diện mạo của phòng khi hoàn thành, nên cần đảm bảo những màu sắc ấy sẽ tạo nên sự thú
vị cho trẻ, tránh những màu sắc u ám và đơn điệu vì về lâu dài chúng sẽ tác động không
tốt tới tính cách của trẻ.
2. Chất liệu của đồ nội thất như giường, tủ, bàn học…và cách bố trí rất quan trọng, trước
tiên nên “tham khảo” trẻ những vị trí mà chúng yêu thích cho việc đặt các vật dụng này
bởi như vậy trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với căn phòng và cách lựa chọn của mình, tất
nhiên là những ý kiến ấy bố mẹ cũng phải thấy hợp lý.
3. Phòng của trẻ sẽ là không gian đa chức năng, thư giãn, ngủ và học tập tại đó. Chính vì
thế trong một không gian nên phân chia ra làm các khu chức năng khác nhau cho phù
hợp. Tạo ra nhiều ô chứa đồ chơi trong phòng và tập cho trẻ thói quen dọn dẹp đồ chơi
gọn gàng vào các ngăn tủ, có thể tận dụng ngăn kéo dưới giường cho việc cất giữa đồ vật
lặt vặt
4. Nội thất trong phòng không nên quá cao sẽ gây nguy hiểm, thay vì sử dụng tủ quần áo
cao như phòng ngủ người lớn thì nên thiếtkế một chiếc tủ thấp nhiều ngăn kéo để quần
áo cho trẻ. Cửa sổ và rèm thiếtkế đơn giản và không nên quá dài. Rèm cửa có nhiều hoa
văn tươi mới, sặc sỡ hoặc ùng với những đồ vật khác trong phòng tạo nên phong cách
đồng bộ là lý tưởng nhất.
5. Ánh sáng rất quan trọng trong phòng của trẻ vì chúng ảnh hưởng tới thói quen sinh
hoạt và thị lực sau này. Ngoài việc tận dụng nguồn sáng tự nhiên thì nên sử dụng song
song hai hệ thống đèn chiếu sáng là chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng tổng cho căn phòng.
Đặc biệt đối vớitrẻ bắt đầu bước vào tuổi tới trường thì gia đình cần lưu ý và nhận những
lời khuyên từ KTS.
. Thiết kế phù hợp với phòng trẻ em
Phòng ngủ của trẻ không đơn giản là nơi để ngủ mà còn được xem là thế giới riêng
để vui. của trẻ. Do vậy cần có sự kết hợp ăn ý giữa bố mẹ và người thiết kế để tạo
ra một không gian sống động, vui nhộn kích thích sự phát triển tư duy cho trẻ.