1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Mẹo Vặt Học Tiếng Anh pptx

10 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 123,55 KB

Nội dung

Mẹo Vặt Học Tiếng Anh Khi nói chuyện với người yếu tiếng Anh, người Tây thường nhìn miệng để đoán chữ. Vì vậy, bạn nên nắm bắt những âm nào cần phải mở miệng như cười thật tươi, cười mỉm, hay như chúm môi hôn… Đồng thời lưỡi của bạn cũng moving giữa các vị trí chiến lược: sau hàm răng trên, sau hàm răng dưới, giữa hai hàm răng, phía trên giữa vòm miệng, kéo ngược về cổ họng. Nói chung, siêng moving miệng, lưỡi, môi, cho phù hợp giúp phát âm đúng và rõ hơn; và người Tây dễ hiểu chữ ta muốn nói hơn.2. Biết một từ nào, nhưng không biết cách phát âm đúng, thì bạn sẽ gặp khó khăn để nhận ra chữ đó khi nghe người ta nói, vì trong quá trình tập đọc, bạn đã vô tình tập “sai” cho tai của bạn cách nhận ra chữ đó. Cũng có khi bạn hiểu người ta nói chữ gì, nhưng khi lập lại thì bạn lập lại giống với cách phát âm sai đã nằm lòng trong cái đầu của bạn từ lâu. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn cần phải vừa nghe đọc kỹ vừa nhìn cách phiên âm trong tự điển nói online, để hiểu lý do tại sao chữ đó được đọc như vậy.Ví dụ: - Chữ nest có phiên âm là “né-s-t”. Tất cả gồm 3 âm: né (dấu sắc vì âm nhấn), s và t. - Chữ next có phiên âm là “né-k-s-t”. Tất cả gồm 4 âm: né, k, s, t. Hai từ nest và next đọc khác nhau bởi chữ “k”. Bạn không phát âm k thành tiếng, nhưng phải ngừng lài 1/30 giây (rất chớp nhoáng) để nhận diện sự có mặt của nó, trước khi tiếp tục đọc s và t. S được đọc lướt qua thật nhanh (1/30 giây) để nối vào âm t. Vì vậy, đọc nest nhanh và smooth hơn next. Muốn phát âm nhẹ nhàng, không bị nặng giọng thì phải đọc rõ ràng từng âm một theo thứ tự. Bắt đầu Chậm Chậm Từng âm. Nest: “né…s… t…” rồi sau đó nối âm với nhau nhanh hơn “né-s-t”. Nhiều người đọc sai: nết-s-t nghe rất nặng và khó hiểu. Còn vô số chữ ta hay đọc nặng giọng Việt khác, ví dụ như chữ boss, đọc “bó- s” chứ không phải “bốt-s”. Ví dụ, chữ phoenix và finish chỉ khác nhau ở âm đuôi và cả 2 đều được nhấn ở âm đầu “fí”. Có chữ không phải do nặng giọng mà vì đọc sai như chữ motorbike phải đọc là mố-tơ bai-k chứ không phải là mô-tô-bai-k. 3. Những từ có 2 âm trở lên, bạn phải biết âm nào là âm nhấn. Phát âm đúng và mạnh âm nhấn – bỏ dấu sắc vào âm đó. Đối với âm phụ, nếu bạn đọc nhỏ hay đọc không chính xác, người nghe vẫn dễ dàng đoán hiểu được. Ví dụ: - Position. Bạn có thể đọc po, pô, pơ, nhưng âm nhấn: “zí”, lúc nào cũng giống nhau. - Positive. Bạn phải đọc đúng âm đầu: “pó”, âm sau là âm phụ nên tùy người đọc zi hay zơ đều đúng. - Recipt: [rəsit] or [risit]. - Recipe: [resəpi:] or [resipi:]. Tương tự cho các chữ: acadEmy, acAdemic, autOmatic, autonOmy, senAtor, ìnfinItive. E, A, O, O, A, I, E, O, vừa nêu đều được đọc như là ơ vì không phải là âm nhấn – đọc ơ nghe nhẹ nhàng hơn. Dĩ nhiên, nếu bạn đọc sát với âm của chữ cái được viết thì cũng không sao. Dĩ nhiên là âm nào cũng nên đọc đúng, nhưng âm chính là ưu tiên hàng đầu. Không nhớ âm chính, có thể dẫn tới việc hiểu sai ý nghĩa của chữ muốn nói. Ví dụ: dessert và desert, polish và police (2 chữ này có âm đuôi sh và ce khác nhau nhưng khi nói chuyện người ta thường ưu tiên sự chú ý cho âm nhấn: Nằm ở âm trước hay nằm ở âm sau). 4. Nên tập đọc thuộc lòng những câu văn mẫu trong sách và từ điển để làm vốn khi giao tiếp. Làm được việc này sẽ giúp bạn có phản ứng nhanh nhẹn, và nói những câu ấn tượng y như Tây. Nếu không bạn sẽ dễ bị mất bình tỉnh và tốn thì giờ để soạn câu nói. 5. Có hai âm i: Một i ngắn và một i dài. - Âm i ngắn cho mọi trường hợp chỉ có một i: Bit, sit, fill, piss, bitch. - Âm i dài cho các trường hợp khác (có hai nguyên âm liên tiếp nhau): Beat, seat, feel, piece, beach. Đọc i dài khi nào bạn thấy: ee (see), ea (meal), ie (believe), ei (either), chữ cái cuối cùng là e (me, she, we), cụm chữ cuối cùng là ique (unique, antique), và e + phụ âm + e (Vietnamese, steve, peter, these). Mỗi khi chụp hình người Tây thường nói “say g” hay “say gee”. G và gee đều có cách đọc, phiên âm (i dài) như nhau: “dzee” hay “dzi:”. Vậy, khi bạn phát âm i dài, bạn nên mở miệng (2 bên) như cười mỉm. Động tác này làm cho âm i dài ra. Ví dụ: Sit: Vì i ngắn nên bạn đọc sí + t giống y như là sít + t. Nghe rất “sắc” và nhanh. Seat: Bạn phải đọc s í í í + t. Âm [i] được kéo dài nên [sííí] không bị ảnh hưởng bởi âm đuôi: [t] * * * 6. Âm e ngắn và e dài: e ngắn đọc bình thường, còn khi phát âm e dài ta mở miệng rộng sang hai bên để kéo dài âm thanh (tương tự như đọc i ngắn và i dài) Ví dụ: Những chữ sau đây đọc e ngắn [e]: ten, men, bend, pen, send… Những chữ sau đây đọc e dài []: tan, man, band. pan, sand… 7. Lưu ý là c, g, t có 2 cách phát âm: hard và soft. Ví dụ: Phát âm “c” (hard c) cho car, corn, curl, common, vv. Phát âm “s” (soft c) cho cent, city, cylinder. Ghi chú: c có e, i, y đi kèm “g” cho gìft, gun, girl, go, vv. “dz” cho genius, ginger, gypsy, page, vv. Ghi chú: Phát âm soft g cho g có e, i , y đi kèm. Hard t phát âm như “th” của tiếng Việt, khi nào t là chữ cái đầu tiên của một từ: Taxi, ten, turn, etc. Đa số người Việt không biết đọc hard t đúng, bởi vậy nói taxi mà người Tây cũng không hiểu. Soft t phát âm như “t” của tiếng Việt, khi t không phải là chữ cái đầu tiên: artist, captain, enter, etc. 8. Ngày nay có nhiều tự điển nói online, ví dụ: www.thefreedictionary.com. Hãy bỏ chữ vào ô search rồi bấm enter để nghe cách phát âm của người Mỹ, người Anh hay theo cách của tự điển. Bạn nên chọn một trong ba giọng. Chọn Vietnamese cho phần translation. Vào spelling bee để luyện nghe. Bạn cũng có thể sử dụng nhiều chức năng khác, như idiom. ngoài ra, còn vô số mạng dạy tiếng Anh rất hay khác, ví dụ, engvid.com. 9. Để chắc ăn, bạn nên kiểm tra lại vốn tiếng Anh mà bạn đang có – Phát âm lại tất cả các mẫu tự a,b,c…z. để xem bạn phát âm có thật sự đúng không và nhìn cách phiên âm để chắc chắn là tai bạn nghe đúng. Sau abcd… thì tới phiên ngày tháng, sáng chiều, đẹp xấu, to lớn, buồn vui… Nên dò xét lại có chữ nào, âm nào trong tiếng Anh mà bạn chưa thể phát âm chính xác hay khi nói thì người nước ngoài hỏi tới hỏi lui. 10. Đa số những chữ có hai âm, dùng cả cho danh và động từ, thì nhấn âm đầu cho danh từ, âm sau cho động từ. Ví dụ: Recall, exploit, increase, rebel, produce, insult, refuse, vv. Phát âm có dấu sắc cho âm nhấn để làm nổi bậc nó. Vì vậy âm còn lại chỉ có thể được đọc không dấu, dấu huyền hoặc dấu nặng. 11. Bạn nên nhớ là khi mà người Tây nghe bạn nói quá chậm chạp, cấu kết câu nói chưa đúng và phát âm khó nghe thì tự động họ cho rằng trình độ tiếng Anh của bạn còn yếu. Họ sẽ dùng từ dễ hiểu nhất để nói với bạn, đồng thời tai của họ expect từ bạn những chữ dễ. Vì vậy, đừng nên dùng từ ngữ khó đọc hay từ ngữ phức tạp để chứng tỏ mình có trình độ. Vô ích! Mình là dân ESL, nói chuẫn giọng và có căn bản để người ta hiểu là quan trọng nhất trong thời gian đầu. 12 Những chữ tận cùng bằng ATE, UDE, thì âm nhấn hầu như lúc nào cũng nằm trước, cách một âm. Ví dụ: CoOmplicate, maNIpulate, fAbricate, grAtitude, Attitude, etc. Tuy nhiên các từ có ION, IC, IOUS ở cuối thì âm nhhấn là âm ngay kế trước. Ví dụ: Reflection, application, automatic, exotic, hilarious, suspicious, etc. 13. “less”, “ness”, “est” nằm cuối một từ, hiếm khi nào là âm nhấn, bởi vì, less, ness và est là những chữ được ghép vào nhằm hổ trợ ý nghĩa cho từ chính. Do đó, less, est và ness thường phải được đọc như có dấu nặng cho chắc ăn và rõ. Phát âm tương tự cho “ious”,”age”, “ic” ở cuối một từ. Người Việt thường đọc sai những âm đuôi này vì thường thêm vào dấu sắc, làm cho người nghe dễ lầm tưởng những âm cuối này là âm nhấn. Ví dụ: Business, helpless, latest, biggest, gracious, package, manage, automatic, picnic… * * * 14. Đừng quên đọc những âm ở đuôi, chẵng hạn như t, d sh, g, ve, f, c, z, l, ed, st, xt, ted, ches, ess, ive, etc. Không đọc âm đuôi của một chữ, tức chưa đọc xong chữ đó. Đọc không đúng âm đuôi có thể làm cho người nghe hiểu sai ý bạn muốn nói. Thật ra, âm đuôi quan trọng không kém những âm khác. Ví dụ: Bạn đọc âm “ai” cho like, line, lime, lithe, light, lie… Nếu tất cả đều được bạn vất bỏ phần đuôi “k”, “n”, “t” thì chữ nào cũng nghe giống y nhau và cái âm “lai” không có âm đuôi là âm chính xác của chữ lie. Tương tự cho những âm đầu, cần phải đọc để phân biệt chữ đó với chữ khác, ví dụ: please vs lease, blame vs claim. 15. Nhiều người không nhận ra có âm “l” trong tiếng MỸ. Âm l rất quan trọng khi nằm ở cuối chữ. Có khi âm l chỉ nghe phản phất; có khi âm l nghe rất rõ. Ví dụ: (những chữ âm l rõ) Smile nên đọc là: s+ mai+ồ+l, oil:oi+ồ+l, style: s+ tai+ồ+ l, mild: mai+ồ+d. Những chữ tương tự thế này mà bỏ qua âm l sẽ gây khó hiểu cho người nghe. Những chữ như wild, mild âm d không quan trọng bằng âm l. Nói chung, dù âm l đọc lớn hay nhỏ thì khi đọc, lưởi của bạn phải đồng thời di chuyển lên phía trên, đụng vòm họng và đầu lưởi chạm vào chân răng của hàm trên. Dĩ nhiên, khi bạn đã giỏi, thì lúc đó bạn nên đọc hết mọi l trong một chữ, dù l nằm ở đâu. Vì không phát âm l nên đa số người da màu đọc chữ, ví dụ, people thành peopo, simple thành simpo. 16. Bạn nên xem đi, xem lại, hàng chục lần 1 băng DVD ưng ý, thay vì xem hết cái này đến cái khác. Mở subtitle để vừa xem chữ, vừa nghe nói. Khi bạn đã tự tin về cách phát âm, bạn có thể vừa xem phim vừa đọc theo subtitle. Nhớ đừng chạy theo cho kịp rồi lơ là cách phát âm, nên chậm mà chắc. Xem lại tới lui để nghe cho bằng được mọi chữ, mọi đoạn văn khó. Chúc bạn sẽ có lúc đọc đúng mà vẫn theo kịp. Khi bạn đã đạt advanced level thì nên vào diễn đàn tiếng Anh, You Tube, hay đọc tin tức trên Yahoo rồi nghiên cứu phần bình luận của độc giả để học hỏi cách diễn đạt suy nghĩ, cách diễn tả phức tạp. 17. Nắm vững voiced và voiceless consonants sẽ giúp bạn áp dụng tốt một số rules khác, chẳng hạn như khi thêm “ed” hay “s” vào sau một từ. Để tay gần trái khế ở cổ rồi đọc các phụ âm. Chữ nào làm cho dây chằng rung thì được gọi là voiced consonant. Ngược lại ta có voiceless consonant. Voiceless consonant gồm các ÂM: P, t, k, f, θ, s,  (fashion), t (change). Voiced consonant gồm các ÂM: b, d, g, v, ð, z (zoo),  (pleasure), d (joke), m, n, ŋ (sing), l, r, w, y. 18. Luôn luôn kéo âm thanh dài ra cho những nguyên âm (vowels) có voiced consonant theo sau và làm ngược lại cho voiceles consonant. Ví dụ: Advise, eyes (ai ai-z), have (háá-v), made (mếế-d), had, bed (béé-d, bag, dog (đóó- g) Advice, ice (ây-s), half (há-f), mate (mế-t), hat (há-t), bet (bé-t), back, dock (đó- k). 19. Động từ tận cùng bằng t hay d, khi thêm ed vào thì ed được đọc là “id” Ví dụ: Wanted, needed, ended, hated, patted, weeded, etc. Tuy nhiên, khi thêm ed sau một voiced consonant thì e trở thành e câm và d được đọc là [d]. Ví dụ: Opened, closed (z-d), called, loved (v-d), pulled, showed, earned, changed (dz-d, etc. “Ed” thêm sau voiceless cosonant thì e câm và d được đọc là [t]. Ví dụ: Helped (hel-p-t), laughed (la: f-t), washed (w-t), worked (w-k-t), liked (lai-k-t), stopped (st-p-t). Trường hợp thêm s vào sau một động từ (ngôi thứ 3 số ít) thì đọc [z] nếu voiced consonant trước s. Đọc [s] nếu voiceless consonant trước s. Ví dụ: [z]: Comes, feels, lives, loans, eggs. [s]: eats, likes, helps, cooks, surfs. * * * 20. U nằm sau d thì phải đọc là dz tương tự như “j” của chữ joke. Vi dụ: GraDUal, schedule, education, graduation, procedure, etc. Nhưng ‘t + u” và “t + y” thì phải đọc như ch của chữ church. Ví dụ: AcTUally, statue, nature, situation, fortunate, don’T You, can’t you, etc. 21. Mỗi ngày, bạn nên đọc sách và bất cứ cái gì viết bằng tiếng Anh hay tập nói lại những câu, chữ đã thuộc cho lưu loát hơn. Điều quan trọng là, lúc nào cũng phải đọc đúng từng chữ. Đừng chú ý nhiều đến tốc độ, vì nó sẽ tự động nhanh dần. Khi gặp từ khó phát âm hay một đoạn câu toàn chữ khó, bạn nên tập đọc tới lui cho đến khi đọc suông sẽ. Những câu văn gọn gàng, diễn tả được những ý nghĩa cần thiết mà bạn thấy trong tự điển, sách, cũng nên ghi xuống và ráng học thuộc sau đó. Tranh thủ đọc ra tiếng càng nhiều càng tốt để giọng mau thay đổi, khi nào không thể đọc thành tiếng thì phải ráng đọc trong đầu. Gặp chữ nào không biết hay đã quên cách đọc thì phải tra ngay từ điển. 22. Khi “t” là chữ cái cuối cùng của một từ, người Mỹ thường chỉ đọc nó (t) Nếu từ đó ở cuối một đoạn câu, cuối một câu hay vì muốn cố tình nhấn mạnh từ đặc biệt đó. “t” mà nằm giữa hai nguyên âm (vowel) hay giữ y và một nguyên âm, thì người Mỹ đọc thành “d” thật nhanh. Ví dụ: Water, better, city, forty, little, meeting, duty, matter, total, paRty (exception). Đọc: wader, bedder, cidy, fordy, liddle, meeding, dudy, madder, todal, pady. Ngoài các trường hợp trên, t thường câm đối với người Mỹ. câm là vì lưởi được đưa vào vị trí để chuẩn bị phát âm t, nhưng lưởi được giử luôn ở đó. (Chú ý: Đừng áp dụng t câm cho tới khi bạn có thể nói lưu loát, vì nếu nói chậm thì phải đọc hết, đọc rõ từng chữ một – không thể lúc này lúc nọ được). Ví dụ: Test, most, cast, lust, can’T go, don’t like, at work, budget cut, outside, lately. WhaT? That can’t be right! That apartment felt quite hot. Vì t câm, nên s là âm tiết được đọc cuối cùng. Tuy nhiên âm s của “test, most, cast, lust” vẫn chỉ được phát âm nhanh, thoáng qua rồi bị dập tắt đột ngột bởi t câm. À, làm sao phân biệt được cách đọc giữa hai chữ can và can’t. Easy! “can’t” luôn phát âm dài hơn và giọng nhấn mạnh hơn “can”. Xin xem giải thích rõ hơn ở phần bình luận. 23. Tự ôn lại bằng tiếng Anh, mọi việc bạn đã làm, đã nói trong ngày. Có thể tập tạo ra tình thế mà bạn có nhiệm vụ phải lên tiếng hay giải thích cho người khác hiểu về một sự việc. Lập đi lập lại một đề tài, cho đến khi nào bạn thoả mãn về từ ngữ, cấu kết câu văn, giọng đọc và tốc độ trình bày. Học tiếng Anh đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn và miệt mài. Hãy để ý đến những achievement nhỏ mà bạn đã gặt hái được, nó tạo cho bạn có căn bản vững chắc để tiếp thu nhiều hơn và sâu xa hơn. Nhiều thành công nhỏ chính là thành công lớn. . Mẹo Vặt Học Tiếng Anh Khi nói chuyện với người yếu tiếng Anh, người Tây thường nhìn miệng để đoán chữ idiom. ngoài ra, còn vô số mạng dạy tiếng Anh rất hay khác, ví dụ, engvid.com. 9. Để chắc ăn, bạn nên kiểm tra lại vốn tiếng Anh mà bạn đang có – Phát âm lại

Ngày đăng: 20/03/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w