Bản CVmangphongcách“ngânhàng”
1. Đừng bao giờ viết một bản lý lịch một cách vội vã. Nhớ rằng những giám đốc
ngân hàng cần phải bình tĩnh và luôn suy tính trước.
2. Luôn tìm hiểu kĩ về ngân hàng mà bạn xin việc và viết lại bản lý lịch để luôn giữ
hình ảnh ngân hàng đặc biệt này trong đầu. Hàng loạt các bản lý lịch được gửi đi
rất rõ ràng và không được đánh giá cao (mọi người muốn cảm thấy cái gì đó thật
đặc biệt, đúng không?)
3. Thật thà là tiêu chuẩn hàng đầu. Đừng “tâng bốc” về khả năng hay kinh nghiệm
trong bản lý lịch của bạn. Đó là ngân hàng bạn xin vào, họ sẽ kiểm tra kỹ mọi chi
tiết (đây là bản chất của họ!)
4. Viết ra mục tiêu nghề nghiệp để luôn có mục tiêu về ngân hàng đó trong suy
nghĩ (mục tiêu về công việc, sự nghiệp nên được viết ra. Đừng bỏ qua nó.) Việc
này sẽ tạo ra một mối quan hệ với người phỏng vấn ngay cả trước khi họ gặp bạn
(đó là cảm giác rất tuyệt khi người phỏng vấn chào bạn bằng một nụ cười ấm áp).
5. Đối với một bản lý lịch trong lĩnh vực ngân hàng, trừ khi bạn xin một công việc
liên quan đến marketing, nếu không tốt nhất hãy kiềm chế đừng chú ý đến việc chu
du như một sở thích hay hứng thú.
6. Xem bản lý lịch là ấn tượng đầu tiên của bạn. Các ngân hàng không đánh giá
cao những bản lý lịch không được cân bằng hay chữ viết quá lòe loẹt. Sử dụng
phông chữ đơn giản, cỡ chữ chuẩn và lề không bị thay đổi.
7. Đưa ra những kinh nghiệm làm việc trước đây thật vắn tắt. Tránh chỉ trích công
ty cũ trong bản lý lịch của bạn. (nó chứng tỏ rằng bạn không thực hiện được lựa
chọn của mình).
8. Duy trì sự quan tâm chú ý đến những vấn đề liên quan đến kinh tế xa nhất có
thể.
9. Nếu âm nhạc, phim ảnh và đọc sách là những sở thích của bạn, đừng ngại đưa ra
(nếu trong cuộc phỏng vấn bạn được hỏi đến, chúng chính là những sở thích tốt
của bạn).
10. Những triết lý trong cuộc sống có thể gây chú ý đến một số người phỏng vấn.
Nghiên cứu kỹ về ngân hàng đó, môi trường làm việc, văn hóa… trước khi đưa ra
triết lý sống trong bản lý lịch.
11. Đưa ra mọi thông tin chi tiết, địa chỉ, số liên hệ, địa chỉ email… Sẽ không quá
khó khăn với họ để tiếp cận với bạn.
12. Viết địa chỉ thư đến đúng người (đừng đưa ra một chức danh như Ông, bà…,
nếu bạn không biết rõ) Đối với vấn đề này, đòi hỏi phải tìm hiểu đầy đủ.
13. Trong trường hợp bạn từng là người làm nhiều công việc trước đây, hãy bỏ qua
những kinh nghiệm không liên quan. Quá nhiều kinh nghiệm nhỏ nhặt có thể cho
bạn cảm giác “tạm thời”. Điều đó có thể bất lợi cho sự thành công trong cuộc
phỏng vấn.
14. Trong trường hợp bạn chưa thực sự trải qua bất kì công việc nào chính thức,
hãy tự cho mình lòng tin. Làm việc tình nguyện hay thực tập cũng được xem trọng.
Chúng thể hiện rằng bạn có nỗ lực học hỏi. Chú ý công việc đó trong bản lý lịch.
15. Tránh đưa ra mối quan hệ tôn giáo (nó sẽ giúp bạn tránh được sự phân biệt
trước cuộc phỏng vấn).
Đảm bảo rằng mọi chi tiết được lưu ý trong bản lý lịch có thể được xác nhận và
chính xác. Bạn có thể hơi “nịnh nọt” một chút trong buổi phỏng vấn. Bản lý lịch
của bạn nên được suy tính kĩ, chính xác, chuyên nghiệp, và có thể được coi trọng.
Đó không phải là cái mà bạn muốn gây ấn tượng đầu tiên sao?
.
Bản CV mang phong cách “ngân hàng”
1. Đừng bao giờ viết một bản lý lịch một cách vội vã. Nhớ rằng những giám đốc. ngân hàng mà bạn xin việc và viết lại bản lý lịch để luôn giữ
hình ảnh ngân hàng đặc biệt này trong đầu. Hàng loạt các bản lý lịch được gửi đi
rất rõ ràng