Tuổi mãnkinh
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống tình
dụccủa người phụ nữ (lần thứ nhất ở tuổi dậy thì) xảy ra do buồng
trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết nữ, dẫn đến việc ngưng
hành kinh hàng tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ
nữ.
Mãn Kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua hai giai đoạn:
Tiền mãn kinh: thường xảy ra từ 45 - 50 tuổi,có thể kéo dài 2,3 - 5 năm tùy
người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng
các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều,
kéo dài, dây dưa.
Mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50 -55, do buồng trứng ngưng hẳn
hoạt động và ngưng tiết nội tố tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.
Thời kỳ MãnKinh sẽ gây ra những rối loạn về tâm sinh lý của phụ nữ như:
- Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chủ yếu trong tiền mãn kinh. Vòng kinh
dài ngắn và ra huyết nhiều ít khác thường.
- Cơn bốc hỏa: thỉnh thoảng xảy ra do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở
ngực, lưng, cổ, đỏ mặt, làm mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp
bẻ chân…
Ngay cả thời kỳ MK cũng có thể gặp những rối loạn:
- Tính tình: buồn vẩn vơ, trầm uất hay dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên…
- Niêm mạc sinh dục dần dần teo mỏng làm âm hộ, âm đạo khô rát, ngứa,
giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng.
- Sa sinh dục: do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn.
- Tiết niệu: tiểu nhiều lần đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiếu buốt dù
nước tiểu vẫn trong và không có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Da, tóc: da kém mềm mại, khô nhăn, có đốm đồi mồi. Tóc khô, rụng, dễ
gãy.
- Tăng trọng: dễ mập, mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng và đùi.
- Xương: thiếu nội tiết tố dẫn đến loãng xương khiến xương dòn,dễ gãy.
Thường gặp nhất là gãy đầu dưới xương cẳng tay, cổ xương đùi. Ngoài ra
còn bị vẹo cột sống, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa…
- Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là nguy cơ bệnh mạch vành hay
nhồi máu cơ tim.
- Ung thư sinh dục: thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài
ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục.
Nên làm gì để phòng ngừa các rối loạn sau Mãn Kinh?
- Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giúp tinh thần
được thư thái, bình ổn.
- Dinh dưỡng tốt từ trước khi MK: cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt các sản
phẩm từ đậu nành và các thức ăn có nhiều chất vôi: sữa không béo, cá, tôm,
cua…
- Thể dục: với các bài tập phù hợp, giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, tinh thần
minh mẫn, lạc quan.
- Trong quan hệ tình dục: có thể dùng các chất bôi trơn để làm giảm cảm
giác đau vì sự khô teo của âm đạo.
- Khám phụ khoa định kỳ: mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm
các bệnh phụ khoa trong đó có ung thư.
- Sử dụng thuốc:
· Dùng bổ sung thuốc có Canxi và vitamin D để hạn chế rối loạn loãng
xương.
· Có thể dùng các thuốc nội tiết tố thay thế theo hướng dẫn của bác sĩ
chuyên khoa để hạn chế những rối loạn của thời kỳ trước, trong và sau Mãn
Kinh.
.
Tuổi mãn kinh
Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống tình
dụccủa người phụ nữ (lần thứ nhất ở tuổi dậy thì) xảy.
hành kinh hàng tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ
nữ.
Mãn Kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua hai giai đoạn:
Tiền mãn kinh: