1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Về với sông Ba doc

10 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 788,88 KB

Nội dung

Về với sông Ba Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Hải Phòng – quê ngoại, còn quê nội là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (ba tôi là cán bộ tập kết). Ngoài quê hương, hai tiếng Gia Lai với tôi sao cũng đầy thân thương, mặc dù tôi mới về đó 2 lần. Có thể ở đây có con sông Ba thơ mộng và cảnh sắc như trong mơ với nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã quyến rũ và in đậm trong tôi… Tôi mong sao Gia Lai ngày càng phát triển một cách bền vững, với sự trường tồn của những giá trị văn hoá độc đáo của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ. Đứng bên bờ sông nhìn dòng nước giữa đại ngàn, thấy rợn lên trong lòng một cảm giác khó tả. Những bi tráng của truyền thuyết Đam San; hình ảnh những anh hùng N’Trang- lơng bất khuất, anh hùng Núp “bắn Pháp chảy máu”, dũng sĩ làng Chư prông Kpă- Klơng… chợt hiện về thật sống động ! Sau 13 năm, tôi mới lại có dịp về Gia Lai thăm cô tôi. Trước đây, thôn An Phú, xã Phú An- nơi cô tôi ở- thuộc huyện An Khê, cách thị trấn An Khê 3km. Xã Phú An giờ được cắt về huyện mới Đắc Pơ. Thị trấn An Khê ngày nào chỉ lèo tèo vài ngôi nhà nhỏ, quán hàng vặt bên cạnh Bưu điện huyện nằm ven quốc lộ 19, giờ đã là một thị xã khá sầm uất, được mở rộng với nhiều con đường trải nhựa mới, những ngôi nhà nhiều tầng san sát. Phụ nữ An Khê ăn mặc cũng ra dáng vẻ đô thị, nghĩa là cũng trang điểm, quần áo thời trang chứ không đơn giản, quê mùa như trước. Con sông Ba chảy từ thượng nguồn ngang qua thị trấn, mang nguồn nước tưới cho vườn, rẫy của huyện Đắc Pơ- vựa rau của khu vực Tây Nguyên (mỗi ngày cung cấp hơn 100 tấn rau các loại)- và một phần tỉnh Phú Yên. Con sông trông thật thơ mộng. Về mùa khô, lòng sông thu hẹp lại, nước trong xanh len lỏi qua các bãi đá. Hai bên bờ và cả lòng sông, những tảng đá to được nước bào nhẵn nhụi từ ngàn xưa xen kẽ các bụi cây rù rì trông hơi giống cây trúc đào, lúc nào cũng rì rào trong gió. Mùa mưa, nước từ phía thượng nguồn đổ về xối xả. Lòng sông trở nên rộng lớn. Những tảng đá dần bị ngập dưới dòng nước đỏ màu phù sa chảy xiết. Giữa lòng sông, những bụi rù rì chỉ còn phần ngọn bị dòng nước cuộn sôi và gió vít cong. Đứng bên bờ sông nhìn dòng nước giữa đại ngàn, thấy rợn lên trong lòng một cảm giác khó tả. Những bi tráng của truyền thuyết Đam San; hình ảnh những anh hùng N’Trang- lơng bất khuất, anh hùng Núp “bắn Pháp chảy máu”, dũng sĩ làng Chư prông Kpă- Klơng… chợt hiện về thật sống động ! Tôi về Đắc Pơ lần này thấy cô tôi (đã 80 tuổi) và các em, các cháu đều mạnh khoẻ. Cuộc sống chưa phải khấm khá nhưng đỡ khổ hơn trước nhiều. Nhìn đô thị mới An Khê sầm uất, những con đường đã và đang được mở rộng hiện đại, thấy và nghe nhiều chuyện về sự phát triển của tỉnh Gia Lai… lòng thấy thật vui. Và lạ một điều, trong niềm vui ấy, sao thấy chưa thật trọn vẹn, có gì đó cứ canh cánh trong lòng…(?) Sông Ba Vui buồn chuyện nông dân Khi tôi vào, cả vùng đang xôn xao về vụ dưa hấu đang thu hoạch ở đây thất thu nặng. Năm nay dưa hấu được mùa, có nhà đạt năng suất tới 6 tấn/ha. Nhưng buồn là giá dưa rớt khủng khiếp (do thị trường Trung Quốc không nhập), chỉ 500 đồng/kg (năm ngoái 8-10 nghìn đồng). Vợ chồng Trọng- con gái út của cô tôi bị lỗ vốn 35 triệu đồng do thuê 1,4ha đất đầu tư trồng dưa hấu. Một người trong xã đến chơi cũng nhăn mặt kêu trời, hai bố con vay vốn ngân hàng đầu tư trồng dưa, lỗ 70 triệu đồng. Một số người chuyên thu mua dưa chở đi Trung Quốc bán cũng lỗ vốn nặng, có người lỗ vốn bạc tỷ. Nhiều người ngán ngẩm: “Trồng dưa như đánh bạc, may thì trúng, không may thì mất sạch”. Tôi chợt nhớ vụ hoa đào năm nay ở các làng hoa Hải Phòng, do thời tiết nắng ấm trước Tết, hoa đào nở sớm, con nông dân cũng thất thu lớn. Rồi vụ bắp cải năm ngoái, vụ vải ở các huyện… cũng được mùa rớt giá. Mới thấy, người nông dân ở đâu cũng vậy, đều chịu thương chịu khó, đều vất vả. Được mùa đấy mà chưa chắc đã có ăn. Đầu ra cho nông sản vẫn là bài toán chưa có lời giải với nông dân nhiều vùng, miền trong cả nước. Đắc Pơ không có đất đỏ bazan để trồng cây công nghiệp mà toàn đất pha cát, chỉ phù hợp với trồng rau quả. Đây được mệnh danh là vựa rau của cả khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, nếu chỉ trồng rau (không phiêu lưu như trồng dưa hấu) vất vả nhiều mà thu hoạch cũng chỉ tàm tạm, khó dư dả được. Điều làm tôi thấy vui và cảm phục, ấy là vất vả, khó khăn vậy, nhưng nhiều gia đình chú tâm đầu tư cho con cái học hành. 5 trong số 6 người em con cô tôi đều có các con đang học đại học, cao đẳng hoặc trường nghề tại thành phố Hồ Chí Minh và Plây-cu. Trong đó, vợ chồng cô em thứ ba có 4 cháu, đi học đại học và cao đẳng cả 4. Khải- cậu em rể tâm sự: “Chúng em cố gắng lo cho các cháu đi học để sau này chúng đỡ vất vả. May mà các cháu học giỏi và chịu khó, vừa đi học vừa làm thêm kiếm tiền đỡ ba má, chứ chỉ tiền nhà thì không chịu nổi”. Tôi cũng gặp sự vắng vẻ ở một số nhà mà cậu em đưa đến chơi do các con, cháu đang bận học ở trường đại học, cao đẳng nào đó tại thành phố Hồ Chí Minh hay tại thành phố Plâu-cu thuộc tỉnh. Tôi hiểu nỗi vất vả của các em tôi cũng như của các cặp vợ chồng ở đây có con đi học xa. Ở Hải Phòng cũng như các tỉnh phía Bắc, nhiều gia đình có 1 con học đại học tại Hà Nội cũng đã thấy “méo mặt”, đừng nói đây là vùng sâu, vùng xa, người nông dân chỉ biết làm rẫy, cả nhà trông vào tiền bán nông sản … Rẫy ở trong rừng, cách nhà 20-30km, đi làm thường 3,4 ngày mới về nhà một lần (trước không có xe máy thì hàng tuần, thậm chí hàng tháng mới về, lấy gạo, mắm rồi đi tiếp). Thời tiết ở đây chỉ có 2 mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Mùa mưa thì mưa thối đất, đi lại ở vùng núi rất khó khăn. Mùa khô thì nắng chói chang, và hanh, giống như “tháng 8 nắng rám trái bòng” ở ngoài Bắc vậy. Suốt ngày đày nắng làm rẫy khiến ai cũng đen nhẻm. Tôi vào đây cuối tháng giêng, khi ngoài Bắc đang đợt rét muộn buốt giá thì trong này vẫn chói chang nắng, chỉ se lạnh về chiều và sáng sớm. Vài buổi đi chơi với cậu em mà mặt và vai rát vì cháy nắng, về nhà mấy hôm da bong từng mảng… Thêm một điều làm tôi bất ngờ, ấy là ở đây rất ít đôi vợ chồng đẻ 2 con, đa số từ 3 con trở lên. Và vẫn rất cần có… con trai! Như vợ chồng cô út con cô tôi, 4 gái đầu lòng, lần thứ 5 được cậu con trai mới thôi, mặc dù gia đình còn rất khó khăn. Cậu em rể cười với tôi: “Chưa có con trai, chúng em còn đẻ”. Ở ngoài này đã quen chuyện chỉ đẻ 1 hoặc 2 con, giờ nghe vậy thấy… ngán!. Phát triển và môi trường bị xâm hại Tôi hỏi cậu em con cô- người rất mê câu cá và từng dẫn tôi đi câu ở sông Ba lần đầu tôi về đây- “Vẫn đi câu đấy chứ? Sông Ba bây giờ còn nhiều cá không?”. Cậu em chưa kịp trả lời, một người hàng xóm sang chơi đã nhanh nhảu: “Hôm trước, thằng con Năm Nhỡ vớt được 4,5 ký tôm, còn cá chết nổi trắng mặt sông từ thị xã xuống tận dưới này”. Cậu em tôi giải thích: “Phía trên kia có nhà máy ván ép MDF, thỉnh thoảng lại xả trộm nước thải có hoá chất ra sông Ba khiến cá chết cả một quãng sông dài, tôm thì bò lổm ngổm lên bờ”. Những “con sông chết” ở nhiều tỉnh, thành phố đồng bằng tôi biết và nghe nhiều, nhưng không ngờ ở vùng cao nguyên, phía thượng lưu cũng đã bị xâm hại bởi sự liều mạng và vô trách nhiệm của một số doanh nghiệp! Tôi cũng được biết, trên dòng sông Ba này có đến vài dự án nhà máy thuỷ điện, trong đó có việc tranh chấp tài nguyên thuỷ điện giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai. Người dân Đắc Pơ lo ngại về nguồn nước tưới từ sông Ba cho một vùng trồng trọt rộng lớn và cả vùng lưu vực, trong đó có phần diện tích của tỉnh Phú Yên dưới hạ lưu. Những dự án thuỷ điện này đi vào hoạt động, tất nhiên cũng hoà vào lưới điện quốc gia nhiều MW điện, nhưng đồng thời nhiều diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng bị nhấn chìm dưới lòng hồ chứa nước, dòng chảy tự nhiên của sông Ba cũng như nhiều sông khác bị thay đổi, nhiều diện tích đất trồng trọt của lưu vực sông bị ảnh hưởng… Ấy là chưa kể nhiều gia đình, công sở ở huyện KBang phải hứng chịu bụi, bị rạn nứt tường do dư chấn của việc nổ mìn sai quy định, việc thi công kéo dài. Ngồi sau xe máy cậu em tôi chở thăm công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện An Khê- KBang, tôi được chứng kiến cảnh người dân ở hai bên đường một xã thuộc huyện KBang chất các chướng ngại vật không cho xe ô tô vận tải chở đất đá, vật liệu chạy qua vì các xe ô tô này chạy gây bụi mù mịt. Lên đến gần công trường, chính tôi cũng cảm thấy tắc thở vì bụi, nhất là khi 2 xe ô tô chạy ngược chiều, ở chỗ gặp nhau, tầm nhìn chỉ còn vài mét… Tôi lại được cậu em đưa đi câu ở sông Ba. Sau một hồi chạy xe máy trên con đường trục của huyện chạy song song với dòng sông đang được nâng cấp mở rộng, rồi luồn bộ qua những bụi cây dại, men theo các lối mòn, chúng tôi ra đến bờ sông. Rất nhiều lộc vừng to nhỏ mọc tự nhiên ở đây với nhiều dáng vẻ- loại cây đang được nhiều người chơi cây cảnh ở các đô thị ngoài Bắc ưa thích và được bán với giá khá cao. “Đẹp quá!”- tôi reo lên khi bãi đá và dòng nước trong xanh hiện ra trước mặt. Nhìn hai bên bờ sông, tôi chợt nhận thấy không còn những cây to như 13 năm trước. Cậu em cười: “Hết rồi, bị chặt hết rồi!”. Một cảm giác xót xa và lo lắng chợt dâng lên trong lòng. Con sông vô cùng đẹp này rồi sẽ ra sao với sự “tiến lên” của con người? Nước đẹp, thời tiết đẹp- nói theo cách những người đi câu- vậy mà cả chiều, mặc dù đã chịu khó di chuyển các chỗ, chúng tôi cũng chỉ câu được 4 con cá nhao – một loại cá hơi giống cá diếc nhưng mình dài, hay ăn ngược dòng những chỗ nước chảy xiết, thịt rất ngon ở sông Ba- nhỏ bằng 2 ngón tay. Với tôi, câu được cá nhiều hay ít không quan trọng, được ra sông ngồi chơi mới là điều thật thú vị. Khi thu cần câu ra về, lên đến gần đường, một người dân khoát tay: “Hôm nay câu đây sao được, chiều qua có thằng đánh 5-6 quả mìn, vớt được bao nhiêu cá”! Trước năm 1975, cô tôi cùng chồng (theo cách trong này tôi gọi là dượng) hoạt động cách mạng bí mật, từng bị địch bắt, tra tấn, tù đày. Khi ra tù vẫn tiếp tục liên lạc, tiếp tế gạo, thuốc cho “mấy ông trên núi” (căn cứ cách mạng). Nhiều lần giả vờ đi làm rẫy rồi vào họp trong rừng báo cáo tình hình và nhận kế hoạch công tác. Nhìn dãy núi trọc trước mặt, tôi hỏi: “Ngày xưa rừng còn rậm lắm cô nhỉ?”. Cô tôi chỉ ra bờ rào mảnh vườn nhà: “Từ đấy trở ra, xưa là rừng”. Tôi nhìn theo tay cô, nơi ấy bây giờ là khoảng không rộng lớn với vườn tược, nhà cửa, kéo dài tới dãy núi mờ phía xa. Thú rừng các loại bây giờ cũng hiếm, chứ ngày ấy nhiều lắm. Và cọp, thường xuyên vào các nhà dân bắt lợn, có khi bắt cả người. Cách nhà cô tôi không xa, cậu em khi dẫn tôi đi câu chỉ vào một ngôi nhà cho biết, ông chủ nhà này (vẫn còn sống) ngày xưa chăn bò dưới chân núi, đang nằm nghỉ bị hổ dùng tay bóp vào mặt, vuốt hổ móc vào tai và mắt khiến một mắt bị mù. Ông ta sợ quá nghĩ là chết rồi, nhưng không hiểu sao con hổ đứng chồm hỗm nhìn ông một lúc rồi bỏ đi. Lần trước vào đây, dượng tôi khi ấy chưa mất cũng kể chuyện, trước giải phóng, vùng này có một con hổ 3 chân (bị què 1 chân do sập bẫy) rất dữ. Nhiều người phục bắn không được. Sau giải phóng không thấy nó xuất hiện nữa… Bây giờ ở đây, những chuyện ấy chỉ còn được nghe kể lại. …Và mai một văn hóa Tây Nguyên Tôi rất mê những gì thuộc về văn hoá Tây Nguyên. Lần trước vào đây, cũng cậu em tôi chở vào thăm làng Đê Chê- gan của người Ba Na nằm bên bờ sông Ba sâu trong rừng, đúng dịp làng đang chuyển ra gần đường theo chủ trương của chính quyền để tiện cho việc cấp điện. Mọi người đang hì hụi dỡ nhà, tò mò nhìn chúng tôi đi xe máy vào làng. Cậu em chào mọi người bằng tiếng Ba Na rồi kéo một thanh niên ra, chỉ vào tôi nói gì đó. Cậu thanh niên nhìn tôi cười, gật đầu rồi mang ra một con dao dựa cán dài, khoát tay ra hiệu. Cậu em kéo tôi đi theo anh ta vào rừng. Anh thanh niên vừa đi vừa lia dao sắc lẹm chặt những cành cây rừng mở lối, chúng tôi bám sát phía sau. Sau một hồi len lỏi trong rừng cây rậm rịt, thỉnh thoảng giật mình vì bị gai cào hoặc cổ bị kiến đốt, chúng tôi đến một khu đất trống rộng khoảng gần 100m2. Ở giữa khoảng trống ấy là một nhà mồtruyền thống của đồng bào Tây nguyên. Tôi nổi gai ốc, không phải vì sợ- mặc dù trời đã gần tối, lại giữa khu rừng rậm- mà vì được tận mắt nhìn thấy hai tượng gỗ nhà mồ Tây Nguyên- một tượng nam, một tượng nữ được đặt trên hai cột gỗ trước nhà mồ- với chất tạo hình độc đáo. Nét thô mộc theo một ngôn ngữ tạo hình đồng nhất, vừa phóng khoáng, vừa đậm chất hoang sơ của núi rừng, lại đầy biểu cảm. Điều đáng nói là những tượng gỗ ấy đều do một số người trong làng tự làm với dụng cụ chỉ là con dao quắm (ở làng dân tộc Tây Nguyên nào cũng vậy). Ngoài cồng chiêng, các lễ hội, thi ca, nhà rông, nhà mồ… thì tượng nhà mồ Tây Nguyên là sản phẩm được đánh giá cao về giá trị văn hoá và nghệ thuật tạo hình Về đây lần này, tôi lại háo hức nhờ cậu em chở đi thăm làng Đê Chê- gan mới (được hình thành sau lần trước tôi vào). Con đường bê- tông từ đường trục chính của huyện dẫn vào làng thật bằng phẳng, gọn ghẽ giống như đường vào các làng dưới đồng bằng hiện nay không hiểu sao gây cho tôi cảm giác hơi thất vọng(?). Có lẽ nó không như hình dung của tôi về một làng người Ba Na trên miền cao nguyên! Tôi nhìn những ngôi nhà thưa thớt trong làng được xây dựng tương đối giống nhau: một căn nhà xây nhỏ chừng hơn chục mét vuông bên cạnh là một căn nhà sàn cũng nhỏ và thấp, vách là những tôn, gỗ, phên tre… Cậu em cho biết, khi dựng làng mới, mỗi hộ dân được Nhà nước hỗ trợ 6 triệu đồng để xây nhà, số tiền đó họ chỉ làm được căn nhà nhỏ, sau đó làm thêm căn nhà sàn. So với người Gia Rai, người Ba Na còn “lành” lắm và nói chung rất nghèo. Làng vắng tanh, chắc mọi người đang đi làm rẫy, chỉ có vài đứa trẻ da đen nhẻm, tóc cháy nắng vàng hoe tò mò nhìn chúng tôi. Gần trưa, trời nắng gắt, qua ô cửa tối sẫm các nhà, thi thoảng tôi thấy một người đàn ôm con nhỏ ngồi như bất động nhìn ra. Trong khi cậu em đang tìm người quen, tôi thăm nhà rông của làng. Ở Tây Nguyên, nhà rông là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng, tiếp khách, làm lễ… Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của làng cũng như cộng đồng. Người ta cho rằng chỉ cần nhìn vào nhà rông của làng nào là biết làng ấy giàu hay nghèo. Giữa khu đất rộng của làng Đê Chê- gan, tôi nhìn thấy một nhà rông thật khiêm tốn với nét “tân cổ giao duyên”. Không phải là 2 mái hình lưỡi búa khoẻ khoắn dựng thẳng lên trời bằng tranh như truyền thống mà thay vào đó là 2 mái… tôn kẽm thấp tè. Điều an ủi đối với tôi là lại bắt gặp trước cửa nhà rông hai tượng gỗ một nam, một nữ (để chào đón khách theo quan niệm của đồng bào Ba Na). Hai tượng gỗ cũng rất đẹp, có điều nó được quét sơn xanh đỏ làm giảm hẳn vẻ mộc mạc vốn là nét độc đáo của tượng gỗ Tây Nguyên. Tôi rủ cậu em đi xem nhà mồ. Cách một khu đất trống gần làng, trong vườn bạch đàn, hai nhà mồ cũng được dựng một cách hiện đại: mái lợp tôn mạ màu, tường, cột xi măng, bia đá như mộ người Kinh. Và không có tượng gỗ nào. Nghĩa là nhà mồ theo kiểu truyền thống ở đây không còn nữa! Tôi về đây chỉ tranh thủ ít ngày, không có điều kiện thăm được nhiều nơi. Tôi chắc trong toàn tỉnh Gia Lai và Kon Tum- nơi tập trung nhiều đồng bào Ba Na, Gia-rai, Giê-triêng, Cơ-ho… vẫn còn nhiều lắm các làng người dân tộc giữ được các giá trị văn hoá truyền thống của mình. Nhất là gần đây, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách về việc này. Song, những gì tôi nhìn thấy ở làng Đê Chê-gan không khỏi làm chạnh lòng bất cứ ai yêu mến sự độc đáo của văn hoá Tây Nguyên!… . Về với sông Ba Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Hải Phòng – quê ngoại, còn quê nội là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (ba tôi là cán. tiếng Gia Lai với tôi sao cũng đầy thân thương, mặc dù tôi mới về đó 2 lần. Có thể ở đây có con sông Ba thơ mộng và cảnh sắc như trong mơ với nét văn hóa

Ngày đăng: 20/03/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w