Đón hoànghôntrênđỉnh
Ba Kheng
Tôi cùng đoàn người thi nhau tụt xuống khỏi đền Angkor
Wat và phóng nhanh về phía núi Ba Kheng. Tuy là phóng
nhanh với tất cả khả năng mình có, nhưng đến núi BaKheng
khi chưa tới 17 giờ đã thấy mình còn chậm bước: dòng người
kìn kìn kéo lên núi bằng con đường đất khá dốc.
Ánh nắng đã chênh chếch về phía tây, từ trên tầng thứ ba của
tháp trung tâm cao 65,4m của ngôi đền Angkor Wat xây
dựng từ thế kỷ thứ 12, du khách đã bắt đầu chộn rộn. Hôm
nay là chiều 31-12-2004 , du khách đến tham quan quần thể
đền Angkor (Siem Reap, Campuchia) đã lên đến hàng ngàn
người, cho dù Cơ quan Apsara của Chính phủ Campuchia -
cơ quan bảo tồn kỳ quan thế giới Angkor - qui định: mỗi lượt
vào tham quan Angkor Wat không quá 300 người.
Bốn giờ chiều, đoàn người lũ lượt tụt xuống từ tầng tháp thứ
ba gây nên cảnh náo nhiệt, thậm chí đến hỗn loạn, những bậc
đá cao dựng đứng từ tầng cao của tháp đã làm người xuống
bị choáng. Tội nghiệp nhất là những phụ nữ, khi leo lên liều
mình nhắm mắt, còn khi tụt xuống thì quá hãi với độ cao và
độ dựng gần như thẳng đứng của tháp nên nhiều người đã bật
khóc!
Chan Thy, một hướng dẫn Campuchia, bảo: “Chậm chân một
chút là không còn chỗ đứng để đón ánh hoànghôn cuối cùng
từ đỉnh núi BaKheng cách Angkor Wat 2km, nơi nhìn hoàng
hôn và Angkor tuyệt diệu nhất Campuchia!”.
Không biết từ bao giờ du khách đến tham quan Angkor lại có
“tục lệ” đónhoànghôntrênđỉnhBaKheng - một ngọn núi
thấp mà trên đó có một ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ thứ
9 theo phong cách nghệ thuật đạo Hindu, bên dưới là quần
thể các đền nhỏ được xây bằng gạch nung, nhưng bên trên lại
là tòa đền cao với những tháp cao được xây bằng đá sa thạch.
Trước đây đền có đến 108 tòa tháp, nhưng nay đã trở thành
phế tích, chỉ còn lại trênđỉnh vài chiếc tháp đã phong hóa,
sụp đổ theo thời gian.
Những người dân bán quán dưới chân núi cho biết có nhiều
đoàn đã lên núi “xí chỗ” từ ba, bốn giờ chiều. Quả thật vừa
gắng hết hơi leo lên tới chân đền đã thấy cơ man nào là người
đứng, ngồi kín cả khu đền, đủ màu da, đủ trang phục, đủ lứa
tuổi. Tây balô thì cứ truyền thống quần soọc áo thun, Nhật thì
nhiều người rất kỹ, mang cả găng tay trắng khi leo núi.
Các nhà sư Campuchia thì áo cà sa vàng, nâu điềm đạm,
nhưng ánh mắt thì không giấu được sự háo hức khi ngước
nhìn ngôi đền. Nhiều người không còn hi vọng tìm chỗ ngồi
trên đỉnh đã ngồi bệt ngay dưới chân đền. Nhiều chàng Tây
balô quá mệt đã tìm phiến đá nằm lăn ra mà ngủ!
Nhiều người quên luôn việc đến chiêm ngưỡng dấu chân thần
in sâu vào nền đá, mà theo tương truyền là đã tồn tại hàng
ngàn năm và đây chính là vị thần đã giúp người dân xứ chùa
tháp xây dựng nên đền Angkor kỳ vĩ! Nếu ngày bình thường
khách có thể thuê voi để lên núi, giá vé tuy khá đắt :
25USD/người/lượt lên và 15 USD/người/lượt xuống, nhưng
hôm nay một bước chân người đặt lên núi còn khó huống gì
chân voi!
Một phiến đá nhỏ vừa đủ đặt chân, một bậc thềm mòn nhẵn
vừa đủ chỗ ngồi đã là quá hạnh phúc trong lúc này. Cảnh trí
thật không uổng công sức: năm ngọn tháp Angkor Wat từ
phía xa xa chìm dần trong ánh hoàng hôn.
Đó là giờ khắc mà hàng ngàn tiên nữ apsara từ những bức
phù điêu trên các dãy hành lang cổ kính dài hun hút sà xuống
nhảy múa, giờ mà nữ thần sắc đẹp Laksmi lại ngồi bên chú
khỉ Hanuman nghe kể chuyện khuấy biển sữa, giờ khắc của
đoàn hùng binh với hàng ngàn dũng tướng xuất trận dưới sự
chỉ huy của nhà vua vĩ đại Suryavarman II mà du khách đã
được chiêm ngưỡng ban chiều Mặt trời đang xuống dần
Mặt trời đã chìm dần. Ánh nắng dịu dần trong hoàng hôn.
Mọi ánh mắt của mọi màu da, mọi sắc tộc đều hướng về ánh
hoàng hôn. Hàng ngàn người đang nhốn nháo bỗng lặng đi.
Các nhà sư Campuchia quì xuống cầu nguyện, khấn bái.
Nhóm du khách Nhật cũng chắp tay cầu nguyện.
Ba du khách Thụy Điển cũng cúi đầu suy tưởng. Họ cho biết
đang cầu xin cho những người đồng hương vừa tử nạn trong
cơn hồng thủy sóng thần ở miền nam Thái Lan bởi khi khởi
hành từ chính quốc, họ chọn đến Angkor - Campuchia, còn
nhóm bạn đồng hương thì chọn con đường ra đi mãi mãi: đảo
Phi Phi - Thái Lan.
Họ cũng mong muốn cõi đời này chỉ là cõi tạm như trong
triết lý nhà Phật vậy Trong giờ khắc cuối cùng của ngày
cuối cùng của một năm, ai cũng muốn dành một phút để suy
tưởng về cõi riêng Mặt trời tắt nắng!
Cả đám đông lại bừng lên bởi hàng ngàn tràng pháo tay tống
tiễn ngày cuối cùng của năm 2004. Thật bất ngờ, huyên náo
nhất lại là một đoàn du khách đến từ Việt Nam của Công ty
lữ hành Lửa Việt. Họ mang theo cả rượu cần lên đỉnhBa
Kheng để tống tiễn năm cũ. Một vòng tròn nhỏ được lập ra
với những bài hát cộng đồng.
Khách Tây thấy lạ cũng xúm vào vui hát và uống rượu cần
Việt Nam. Anh Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc Công ty Lửa Việt
đích thân làm trưởng đoàn, cho biết họ phải hành quân thần
tốc bằng đường bộ từ Việt Nam sang hôm qua để kịp đón
chào hoànghôn cuối cùng trênđỉnhBa Kheng. Một số khách
đang trên đường sang để hôm sau đónhoànghôn của ngày
đầu tiên năm 2005.
Một đêm cuối năm cô đơn, xa nhà trên con đường phiêu bạt,
nhưng trênđỉnhBaKheng này sao cảm thấy quá hạnh phúc
bởi những người bạn đến từ năm châu…
. Nam sang hôm qua để kịp đón
chào hoàng hôn cuối cùng trên đỉnh Ba Kheng. Một số khách
đang trên đường sang để hôm sau đón hoàng hôn của ngày
đầu tiên. Campuchia!”.
Không biết từ bao giờ du khách đến tham quan Angkor lại có
“tục lệ” đón hoàng hôn trên đỉnh Ba Kheng - một ngọn núi
thấp mà trên đó có một