Tiếng Anhthật không đơngiảnnhư
ta nghĩ
Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếngAnh đều biết là
công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi
trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: “We’ve got company” thì
từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có
kẻ theo dõi chúng ta đấy).
Đối với câu hỏi, học tiếngAnh cái gì là khó nhất, phần lớn cho đó là cách đọc,
cách phát âm. Một ít người nói ngữ pháp tiếngAnh rắc rối. Theo tôi, khó nhất với
người Việt chúng ta khi học tiếngAnh là cách dùng từ.
Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếngAnh đều biết là
công ty. Thế nhưng xem phim, nhất là loại phim hình sự cảnh hai nhân vật ngồi
trên xe bỗng một người nhìn vào kính chiếu hậu thốt lên: “We’ve got company” thì
từ company qua cách dùng trong tình huống này buộc ta phải hiểu là cái đuôi (Có
kẻ theo dõi chúng ta đấy). Rồi company trong câu We’re judged by the company
we keep lại có nghĩa bạn bè – Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang
giao du.
Tuyệt nhất là một quảng cáo sử dụng lối chơi chữ, gán luôn cho company cả hai
nghĩa trên. Một công ty sản xuất bao bì viết: We aren’t just known for our
company. We’re known for the company we keep. Từ company đầu tiên có nghĩa
là tên tuổi công ty còn company trong câu sau vừa có nghĩa khách hàng (sử dụng
bao bì của mình) vừa là các công ty khác. Chúng tôi nổi tiếngkhông chỉ nhờ tên
tuổi công ty. Người ta còn biết đến chúng tôi qua các công ty khách hàng của
chúng tôi nữa.
Ở một mức độ khó hơn, ví dụrather và fairly đều dịch là khá nhưng khi dùng trong
văn cảnh, chúng lại mang nghĩa khác xa nhau. We’re having rather cold weather
for October – Tháng 10 mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh. Như vậy rather mang
ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó fairly mang ý khen. Oh, yeah, he’s fairly tall
for his age. Cho nên nếu một em học sinh đọc xong một bài tập và nói, “Oh, it’s
fairly easy” sẽ khác với một em khác cho rằng bài tập đó rather easy. Có thể nói
em đầu khiêm tốn hơn và em thứ nhì hơi chủ quan!
Phần lớn những trường hợp cách dùng từ ảnh hưởng đến nghĩa câu văn đều được
giải thích rõ trong các cuốn sách ngữ pháp biên soạn nghiêm chỉnh. Như từ must
và have to. Ở mức sơ cấp, sách giáo khoa sẽ cho hai từ này là đồng nghĩa; đến mức
độ cao hơn, sách sẽ cho những ví dụ để cho người học thấy sự khác nhau giữa hai
từ.
Ví dụ dễ nhớ nhất là trường hợp một anh chàng đến nhà người yêu chơi, một lúc
sau, nhìn đồng hồ và nói, “I’m afraid I have to go now.” (vì hoàn cảnh khách
quan như bận việc mà phải đi chứ anhta chưa muốn về chút nào). Ngược lại nếu
anh ta nói, “I must go now.”là anh này muốn tỏ ý không muốn ở chơi nữa. Một cô
thấy một kiểu áo mới đẹp quá nên nói, “I must save money to buy this” (quyết
định phải để dành tiền là nảy sinh ngay lúc đó). Nhưng một cô khác khi có người
hỏi vì sao phải tằn tiện đến thế mới giải thích: “I have to save money to go to
university.” (quyết định dành dụm tiền để vào đại học là chuyện có chủ ý từ lâu.)
Các cuốn từ điển biên soạn công phu đều có một phần gọi là Usage để ghi rõ cách
sử dụng từ đó, khác biệt với những từ tương tự như thế nào. Ví dụ hai từ đều có
nghĩa là liên tục – continuous và continual. Nhưng continual loss of power during
the storm có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (cứ có điện rồi mất điện miết).
Còn continuous loss of power during the storm là mất điện hẳn trong suốt trận bão.
Ngược lại có rất nhiều trường hợp sự tinh tế trong cách dùng phải qua thực tế mới
phát hiện ra. Ví dụ ai cũng biết housewife là người nội trợ như đàn bà Anh, Mỹ rất
ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò của phụ nữ và thích dùng từ
homemaker hơn. Hoặc có nhiều từ đổi nghĩa tùy văn cảnh được dùng. It’s an
inside job là gì bạn có thể đoán được không? Một công ty bị mất trộm, nếu có
người tuyên bố như trên, ý anhta nói có tay trong đấy.
Một điều lạ là loại từ tiếngAnhđơngiản thường gây khó khăn cho người học hơn
từ khó vì từ đơngiản đôi lúc được dùng theo nghĩa mới, làm người nghe chủ quan,
cứ hiểu theo nghĩa thường gặp. Ai từng học qua tiếngAnh đều biết từ good. Nhưng
khi nó được dùng trong câu sau thì phải dè chừng: “I’m moving to Europe for
good” vì for good là thành ngữ mãi mãi, đi luôn. Ngay cả những cụm từ xem
chừng vô hại như as good as tưởng đâu là thể so sánh bằng nhau nhưthật ra chúng
mang nghĩa gần như, hầu như. The $2,000 motorbike is as good as new – chiếc mô
tô 2.000 đô kia gần như là xe mới. Hay cũng từ good dùng trong câu này chỉ tương
đương như very: I’ll do it when I’m good and ready.
Như vậy, người học hay sử dụng tiếngAnh cần tạo cho mình thói quen cảnh giác
trước các từ đã học nhưng khi dùng trong câu không còn bóng dáng nghĩa quen
thuộc nữa. Đọc câu: “A top-of-the-range Yamaha two-stroke will be yours for the
best part of $6,000.” bạn phải mạnh dạn xem lại từ điển loại tốt tìm thửbest còn có
nghĩa gì khác để hiểu đúng cả câu. Bạn sẽ học được thêm nghĩa mới của cụm từ for
the best part of là most: Một chiếc xe Yamaha hai thì loại xịn nhất giá gần cả 6.000
đô.
Lấy một ví dụ đơngiản nhất: nghe một ai thốt lên câu “Way to go!” bạn sẽ nghĩ nó
quá dễ và không cần quan tâm, rằng way là con đường, to go là đi, vậy way to go
là đi theo đường này (!!!) hay khá hơn, bạn có thể gán cho nó một nghĩa đúng là có
dùng trong thực tế: đường còn xa, còn lâu mới xong.
Nhưng thật ra, way to go ở đây là một câu tán thưởng, “Chà, giỏi quá!” Một nước
cờ hay, một giải pháp tức thời, một cú banh tuyệt vời, tất cả đều có thể tán thưởng
bằng câu “Way to go!”
.
Tiếng Anh thật không đơn giản như
ta nghĩ
Bạn thử nghĩ mà coi, ai đời từ company người nào đã học qua tiếng Anh đều biết là
công ty. Thế nhưng. đoán được không? Một công ty bị mất trộm, nếu có
người tuyên bố như trên, ý anh ta nói có tay trong đấy.
Một điều lạ là loại từ tiếng Anh đơn giản thường