1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kỹ thuật ương cá tra pptx

3 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 424,44 KB

Nội dung

KỸ THUẬT ƯƠNG TRA (Pangasius hypophthalmus) Ths. Phạm Thanh Liêm, Pgs. Ts. Nguyễn Thanh Phương Bộ môn Sinh học và bệnh thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Lời tựa Mùa lũ năm 2000, mùa lũ lớn nhất trong 40 năm qua ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đã gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến đời sống của gần 5 triệu dân trong vùng, trong đó, đáng kể nhất là thiệt hại về nông nghiệp và rất nhiều nông hộ đang phải đương đầu với những khó khăn trong các hoạt động canh tác sau lũ, đặc biệt là sự thất thu của các hộ nuôi thủy sản. Đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ khắc phục lũ của Chính phú Việt Nam và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, Tổ chức Lương - Nông (FAO) đã hỗ trợ kịp thời cho các hộ nông dân nghèo và bị thiệt hại nặng nhất ở 3 tỉnh nêu trên. Hoạt động chính của chương trình cứu trợ khắc phục sau lũ của FAO là cung cấp lượng giống cho các nông hộ bị thiệt hại nhằm giúp họ nhanh chóng phục hồi công ăn việc làm. Trong khuôn khổ hoạt động của chương trình hỗ trợ khắc phục sau lũ của FAO ở tỉnh An Giang (có tên gọi là “chương trình hỗ trợ khẩn cấp sau lũ nhằm phục hồi hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang - TCP/VIE/0168”), một loạt tài liệu khuyến ngư giới thiệu về các mô hình nuôi thủy sản đa dạng được áp dụng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được xuất bản và phân phát miễn phí cho nông dân. Tài liệu về “Kỹ thuật ương tra, Pangasius hypophthalmus” này là một trong 7 tập được FAO và Trường Đại học Cần Thơ biên soạn và in ấn từ nguồn kinh phí trong chương trình. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bà con nuôi tôm, nhằm tăng năng suất nuôi, hạn chế được dịch bệnh, kiểm soát được chất lượng nước trong ao nuôi đồng thời cải thiện đời sống cho nhiều người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 1. Giới thiệu Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là loài lớn nhanh. Chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ các phụ phế phẩm cho đến các loại thức ăn viên công nghiệp. có khả năng thích nghi tốt với môi trường nước xấu và thường được nuôi với mật độ rất cao. Vì vậy, tra được xem là loài dễ nuôi và được nuôi phổ biến ở ĐBSCL. Cá tra không sinh sản tự nhiên ở Việt Nam, mà thành thục và sinh sản ở Cam-pu-chia. Hàng năm, tra bột xuôi dòng sông Mê-kông đến Việt Nam vào khoảng tháng 5-7 dương lịch. Hiện nay, các trại giống đã thực hiện được sinh sản nhân tạo ở tra. Cá tra bột hoặc hương phải được ương nuôi đến kích cỡ 10-15 cm (khoảng 15 g) trước khi thả nuôi thịt. Tài liệu này sẽ giới thiệu những kỹ thuật ương nuôi tra từ cá bột, cá hương lên giống cỡ 10-15 cm. Cá tra bột hoặc hương phải được ương nuôi đến kích cỡ 10-15 cm (khoảng 15 g) trước khi thả nuôi thịt. Tài liệu này sẽ giới thiệu những kỹ thuật ương nuôi tra từ cá bột, cá hương lên giống cỡ 10-15 cm. 2. Các phương tiện cần thiết 2.1 Ao ương Diện tích ao ương tùy thuộc vào diện tích đất canh tác của người nuôi cá. Ao ương có KỸ THUẬT ƯƠNG TRA http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/uon 1 of 3 4/8/2012 11:35 PM diện tích thích hợp nhất thường là 500 m 2 với độ sâu 1-1,5 m. Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng. 2.2 Thức ăn tự nhiên Trong giai đoạn đầu, tra bột thích ăn các loại động vật thủy sinh có kích thước nhỏ, bao gồm Moina (trứng nước) và trùng chỉ. Bạn có thể mua trứng nước và trùng chỉ từ những người nuôi hay người thu vớt trùng chỉ từ tự nhiên. Hoặc bạn cũng có thể dùng vợt để tự vớt trứng nước ở các kênh, rạch và ao tù xung quanh khu vực nuôi và trùng chỉ từ các kênh thoát nước thải của thành phố. 2.3 Thức ăn tự chế Cho tuần đầu tiên Trong tuần lễ đầu tiên, có thể cho bột ăn thức ăn chế biến theo công thức ở bảng 1. Cách chế biến là đánh trứng nhuyễn rồi trộn với bột đậu nành và bột cá. Bảng 1: Công thức thức ăn chế biến Thành phần Lượng thức ăn cho 100.000 bột/ngày Lồng đỏ trứng 20 trứng Bột đậu nành 80 gam Bột 140 gam Từ tuần 2-9 Bắt đầu từ tuần lễ thứ 2, công thức thức ăn trong bảng 2 được sử dụng để chế biến thức ăn cho cá. Cách chế biến như sau: nấu chín tấm và bột cá, sau đó, cho các thành phần khác vào và trộn đều. Khi cho ăn, có thể dùng tay hoặc máy ép thức ăn thành viên. Bảng 2: Công thức thức ăn tự chế Thành phần Tuần 2-5 Tuần 6-9 Bột 45 30 Cám 28 43 Tấm 8 8 Bột đậu nành 15 15 Vitamin, chất khoáng (Thyromine) 2 2 Chất kết dính 2 2 3. bột và hương Cá tra bột ở tự nhiên thường được ngư dân 2 tỉnh An Giang (An Phú, sông Hậu) và Đồng Tháp (sông Tiền), thu vớt bằng cách đóng đáy trên sông và bán lại cho người nuôi. Hiện nay, các trại giống cũng đã thực hiện được sinh sản nhân tạo ở tra. Ta có thể mua tra bột (1 ngày tuổi), hoặc cá hương (1 tháng tuổi thường có chiều dài 2-3 cm) từ các trại giống và vận chuyển đến ao ương bằng bọc nylon có bơm oxy. Để đảm bảo con giống có chất lượng tốt, nên chọn khỏe mạnh, không bị xây xát và bơi lội nhanh nhẹn. Trước khi thả 1 tuần, ao ương cần phải được cải tạo theo các bước sau: - Bơm cạn ao, vét sạch lớp bùn đáy, chỉ chừa lại lớp bùn mỏng khoảng 5 cm và bón vôi với liều lượng 10-15 kg/100 m 2 . - Nếu không thể bơm cạn được, dùng dây thuốc với liều lượng 300 g/100 m 2 để diệt tạp và các loại địch hại khác, sau đó phơi ao 1-2 ngày. - Bơm nước vào ao qua lưới lọc đạt mức nước 0,5 m. - Dùng bột hay bột đậu nành để bón cho ao với lượng từ 2-3 kg/100m 2 rồi để 3-4 ngày cho thức ăn tự nhiên trong ao phát triển và làm các sàng ăn nổi cho ăn. KỸ THUẬT ƯƠNG TRA http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/uon 2 of 3 4/8/2012 11:35 PM - Tiếp tục cho nước vào ao đến mức 0,8-1 m. - Nếu mua bột, nên thả ương với mật độ 400-500 con/m 2 . - Nếu mua hương, thả ương với mật độ 200-300 con/m 2 . Vận chuyển và thả cá Nên vận chuyển giống đến ao nuôi vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, khi trời mát. Thả bao chứa vào ao khoảng 15 phút cho nhiệt độ nước bên trong bao và ngoài ao bằng nhau. Mở bao để thả ra ao. 4.2 Đối với hương Nếu mật độ thả là 500 con/m 2 đối với bột hoặc 300 con/m 2 đối với hương, thì lượng thức ăn cho như trong bảng 3. Cho ăn 4 lần/ngày (8 giờ; 11giờ; 15giờ và 17giờ) từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 5. Sau 1 tháng ương, giảm mật độ nuôi xuống một nửa bằng cách san thưa thành 2 ao. Lúc này, cho ăn 2 lần/ngày với lượng 75 g/m 2 /lần. Nếu sử dụng thức ăn được chế biến từ tạp, phải tăng lượng thức ăn trong bảng 3 lên gấp đôi. Bảng 3: Khẩu phần ăn cho tra ở các giai đoạn khác nhau Tuần Số lần ăn trong ngày Lượng thức ăn (gam/m 2 ) 2 - 3 4 25 4 - 5 4 65 6 - 7 2 75 (2 ao) 8 - 9 2 75 (2 ao) 5. Quản lý chất lượng nước Cá tra con cần chất lượng nước tốt vì chúng rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường. Vì vậy, cần phải đảm bảo chất lượng nước ao tốt. Có thể tham khảo thêm về cách quản lý chất lượng nước trong quyển “Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản nước ngọt”, (1 trong 7 tập tài liệu khuyến ngư của FAO). 6. Thu hoạch Khi việc ương tra thành công, bạn sẽ thu được tra giống có kích thước 8-10 cm chiều dài (khoảng 15 g), và tỉ lệ sống từ 50-60% sau 2 tháng ương. Khi thu hoạch, có thể dùng lưới mắt nhỏ thu một phần giống. Phần còn lại có thể được giữ để nuôi tra thịt. KỸ THUẬT ƯƠNG TRA http://www.mekongfish.net.vn/uploads/chuyende_thuysan/kythuatnuoi/uon 3 of 3 4/8/2012 11:35 PM . này sẽ giới thiệu những kỹ thuật ương nuôi cá tra từ cá bột, cá hương lên cá giống cỡ 10-15 cm. Cá tra bột hoặc cá hương phải được ương nuôi đến kích cỡ. thiệu những kỹ thuật ương nuôi cá tra từ cá bột, cá hương lên cá giống cỡ 10-15 cm. 2. Các phương tiện cần thiết 2.1 Ao ương Diện tích ao ương tùy thuộc

Ngày đăng: 19/03/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN