Kinh NghiệmNuôiGà
Sao
Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ
Gạo, Tiền Giang chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, đó là nuôigà sao.
Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh,
chất lượng thịt ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức
đề kháng rất tốt, ít khi bị bệnh. Đến nay anh đã có trang trại với gần 3.000 con
gà sao.
“Vua” gàsao Tiền Giang
Ban đầu chỉ nuôi làm cảnh, qua thời gian nuôi thấy gàsao dễ nuôi, chất lượng
thịt thơm ngon, bán được giá cao nên anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo,
Tiền Giang đầu tư nuôigàsao quy mô công nghiệp. Đặc biệt, gàsao có sức
đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhất là các loại bệnh truyền nhiễm do virus.
Hiện trang trại anh Lực có 3.000 con gà sao, giá gà giống 40.000 đồng/con
nhưng không đủ cung cấp.
Gà thịt thương phẩm hiện giá cao, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, gà hậu bị
giống 90 ngày tuổi giá 200.000 đồng/con. Hiện anh Lực phát triển gần 20 vệ
tinh nuôi trên 5.000 gà thịt và hậu bị nhưng vẫn không đủ cung ứng. Thịt gà
sao trở thành món ăn độc đáo trong các thực đơn ở nhà hàng, quán ăn lớn. Thị
trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ, An
Giang… Ngoài ra, người mua gàsao để nuôi làm cảnh trong vườn, trang trại
hay khu du lịch cũng tăng cao.
Anh Lực cho biết, loại gàsao hay còn gọi là trĩ sao thích sống theo bầy đàn,
thích bay khi di chuyển, kêu to, hình dáng đẹp nên rất nhiều người đặt mua
làm cảnh. Gàsao trưởng thành nặng 2,2 - 2,5 kg/con, đẻ theo mùa và đẻ sai.
Gà chịu được nhiệt độ cao, phù hợp nhất với các tỉnh từ nam Trung bộ trở
vào, nhất là ĐBSCL và đông Nam bộ.
Kinh nghiệmnuôigà sao
Theo anh Lực, nuôigàsao cần hiểu rõ đặc tính hoang dã của chúng. Nhược
điểm là nhút nhát, kêu và bay nhảy suốt ngày. Khắc phục bằng cách nuôi mật
độ thưa, nuôi bán chăn thả, có lưới bao quanh để tránh gà bay ra ngoài.
Chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, bò,
gà, vịt khác…
Nuôi quản lý theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp, mật độ nuôigà
thịt 5 - 7 con/m2, gà đẻ 2 - 3 con/m2, phải có sân cát hoặc vườn để vận động
và tắm nắng. Gàsao tự đẻ theo mùa (đầu và đến cuối mùa mưa) và ấp trứng
nhưng hiệu quả không cao do gàsao không biết chăm sóc con như gà ta. Nên
sử dụng tủ ấp, sau 26 - 28 ngày gà nở, sau đó cho vào lồng úm nhiệt 35 -
370C, giảm dần giờ úm khi gà lớn.
Gà sao rất dễ nuôi, chịu được những điều kiện nuôi thất thường, có thể sử
dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung phụ phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, tấm,
cám… Đặc biệt gàsao thích ăn rau xanh như lục bình, rau muống, cỏ… Tỷ lệ
tiêu tốn thức ăn là 2,8 kg/kg thịt. Cho gà uống nước sạch hoặc qua lắng lọc,
có thể pha thêm chất điện giải, vitamin C, A, D, E, B comlex để tăng sức đề
kháng, chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi hay chuyển chuồng.
Qua nhiều năm nuôi, anh Lực chưa thấy gàsao nhiễm các loại bệnh do virus,
trong đó có dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, người nuôi không được chủ quan
mà vẫn phải vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tuân thủ các quy định
chăn nuôi của thú y. Anh Lực lưu ý, gàsao thường mắc một số bệnh về
đường ruột như Salmonella (thương hàn), E.coli, ấu trùng… Trong quá trình
nuôi, anh Lực sử dụng các loại kháng sinh thông thường để phòng trị bệnh
cho gà trong trường hợp thật sự cần thiết, đồng thời tuân thủ hướng dẫn, liều
lượng.
. bộ.
Kinh nghiệm nuôi gà sao
Theo anh Lực, nuôi gà sao cần hiểu rõ đặc tính hoang dã của chúng. Nhược
điểm là nhút nhát, kêu và bay nhảy suốt ngày. Khắc. thời gian nuôi thấy gà sao dễ nuôi, chất lượng
thịt thơm ngon, bán được giá cao nên anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo,
Tiền Giang đầu tư nuôi gà sao quy