1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Gặp lại tuyệt kỹ điêu khắc cuối cùng triều Nguyễn pot

9 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 352,18 KB

Nội dung

Gặp lại tuyệt kỹ điêu khắc cuối cùng triều Nguyễn Năm nay đã bước sang tuổi 96, để đời hàng trăm kiệt tác, cụ được xem là nghệ nhân cuối cùng phục vụ việc điêu khắc trong cung đình triều Nguyễn xưa Mặc dù không biết chữ nhưng cụ lại được gọi là "thầy" bởi đã truyền dạy cho rất nhiều thế hệ điêu khắc gỗ thành danh. Cụ là Phan Thế Huề (SN 1915) trú tại làng Phò An, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cụ Phan Thế Huề - Nghệ nhân điêu khắc gỗ cuối cùng của triều Nguyễn. Ảnh: L.Q Một đời vì… gỗ Trong căn nhà đơn sơ, tiếp chuyện chúng tôi, cụ Huề đã già yếu lắm rồi. Mái tóc cụ đã ngả sang màu bạc cước và trí nhớ cũng đã kém. Tuy nhiên, nói về cái nghề của mình, cụ còn nhớ khá rõ. Cụ Huề đã không còn đi lại được nữa nên phải nhờ chiếc xe lăn hỗ trợ. Sau khi mời khách uống ly nước, cụ Huề cho biết, quãng đời gắn liền với cái đục, cái đẽo của mình như là một cái duyên trời định. Cụ là con út vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em. Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, bởi vậy cả mấy anh em không được học hành tử tế. Bố mẹ cụ thường xuyên bị ốm đau nhưng cũng phải chạy từng bữa ăn để nuôi con. Sinh ra, cụ đã còi cọc, yếu ớt so với bạn bè cùng trang lứa, nhà lại nghèo nên cụ không được đi học như các bạn. Muốn cho con sau này có cái nghề để lập gia đình nuôi vợ nuôi con, các cụ thân sinh đã động viên và hướng cho cụ vào học cái nghề gì đó phù hợp với sức khỏe. Thấy anh ruột làm nghề thợ mộc, vốn là một nghề đang thịnh hành trong xã hội xưa nên cụ đã bắt chước anh trai cầm đục đẽo. Cụ Huề cho biết: "Năm lên 7-8 tuổi, tui thường táy máy đục đẽo và tạo ra những cái thú vị. Biết tui thích và có năng khiếu về đục chạm nên ba mẹ đã động viên và hướng cho tui theo học nghề điêu khắc. Năm lên 10 tuổi, tui bắt đầu theo thầy học nghề chạm trổ trên gỗ. Tuy nhiên, lúc đầu rất vụng về và rất khó. Được gia đình động viên và khích lệ tui đã quyết tâm theo học cho bằng được nghề này. Tui không biết chữ nhưng lại tiếp thu rất nhanh những lời thầy dạy và chăm chỉ đến xưởng học không bỏ buổi buổi nào. Khi đó, xưởng có 5-6 người theo học nhưng tui là được thầy quan tâm nhiều vì phát hiện khả năng thiên bẩm của tui. Chỉ học 5 năm là tay nghề tui lên hẳn và có thể điêu khắc những tác phẩm phức tạp và còn sáng kiến ra Năm 1982, ghi nhận những thành công và đóng góp của cụ, Liên hiệp HTX Tiểu thủ công nghiệp Trung ương đã trao tặng cho nghệ nhân Phan Thế Huề danh hiệu "Huy chương Bàn tay vàng hạng nhất" trong nghề điêu khắc gỗ truyền thống xứ Huế. những mẫu mới lạ. Cái nghề này, ngoài việc học còn cần có năng khiếu bẩm sinh và cái đầu sáng tạo mới cho ra những tác phẩm để đời được". Cùng với nghề điêu khắc gỗ, cụ cũng chịu khó tìm hiểu, học hỏi về nghệ thuật sơn son thếp vàng từ các lò sơn thếp truyền thống nổi tiếng của Huế hồi đó, tại Gia Hội, Vỹ Dạ, An cựu Từ đó, tay nghề của cụ càng được nâng lên, sản phẩm càng thêm tinh xảo. Vào độ 15 - 16 tuổi, tiếng tăm về "Huề điêu khắc" đã được lan truyền khắp vùng. Sản phẩm của cụ vừa thể hiện sự sinh động, đa dạng của đời sống xã hội và đạt đến độ tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc xưa. "Vào thời điểm đó, ở lứa tuổi như tui không có mấy người đạt được. Bởi vậy, khi đó tui nổi tiếng khắp vùng. Sản phẩm làm ra bao nhiêu là họ mua hết bấy nhiêu. Đơn đặt hàng nhiều đến nỗi tui làm không xuể. trong Nam cho đến ngoài Bắc ai cũng tìm đến tui đặt hàng", cụ Huề chia sẻ. Bức điêu khắc "Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa". Anh Phan Thế Lâm - "truyền nhân" tài hoa của cụ Huề. Vang bóng một thời Tài năng và những sản phẩm tinh xảo của cụ Huề truyền đi khắp nơi. Trong một đợt Bộ Công triều đình nhà Nguyễn phát lệnh tìm kiếm thợ giỏi khắp cả nước để phục vụ cho việc xây dựng và sửa chữa các công trình trong cung Bảo Đại vào những năm 1940, cụ đã trúng tuyển. Cụ Huề được triệu vào hoàng cung và cho đi duy tu các kiến trúc miếu điện trong Kinh thành. Cụ Huề đã được trọng dụng và giao phó toàn bộ công việc điêu khắc, chạm trổ từ chi tiết nhỏ nhất cho đến trang trí hệ thống miếu điện ở Ngọ Môn. Sửa chữa, thay thế tất cả cấu kiện gỗ trong các kiến trúc như vì nóc, vì kèo, đòn tay, diềm mái, liên ba, hoành phi Cụ Huề cho hay: "Nghệ nhân nào được gọi vào cung là vinh dự cả một đời người. Không phải ai giỏi cũng muốn vào là được, mà phải qua kiểm tra tay nghề và họ rất kén chọn, chỉ tuyển những người thực sự khéo léo và phù hợp công việc. Khi được triệu vào cung, ngoài tiếng thơm cho gia đình và cả dòng họ thì bản thân phải cống hiến tài năng của mình để phục vụ cho triều đình. Bởi vậy, tui không ngừng trau dồi tay nghề mà còn phải sáng kiến những cái mới, cái độc đáo nữa. Những ai đã được vào làm việc trong cung đình, nghệ nhân không phải lo cơm áo gạo tiền mà chỉ biết chú tâm vào công việc của mình, sáng tạo tác phẩm đòi hỏi phải đạt đến độ tinh xảo. Bởi vậy, ai cũng dốc toàn tâm, toàn lực cho công việc được giao phó. Không theo kiểu khoán công hoặc thầu như bây giờ mà chỉ giao việc và người thợ làm theo thời gian và năng lực của mình". Cụ cũng cho biết thêm, điêu khắc trong cung đình là phải nhắc đến những hình ảnh chạm khắc về "tứ linh, tứ quý". Một mô típ trang trí thời xưa, đứng đầu tứ linh là rồng, biểu tượng cho quyền lực thời phong kiến. Những cấu kiện cần phải có bàn tay tuyệt kỹ như những ô hộc chạm trổ, sơn son hoặc thếp vàng trên các án thờ, những ô hộc trang trí quanh hệ thống đố bảng các miếu điện tại Thế Tổ miếu, Hưng miếu, Ngọ Môn, Trường Lăng, lăng vua Tự Đức cũng được giao cụ Huề thực hiện. Sau khi cách mạng tháng 8/1945, đội ngũ nghệ nhân điêu khắc trong cung đình cũng được nghỉ. Tay nghề cụ Huề đã đạt đến độ tuyệt kỹ. Cụ quay về quê nhà mở xưởng điêu khắc và cho ra đời nhiều kiệt tác có giá trị nghệ thuật cao. Hàng trăm đơn đặt hàng khiến cụ làm không xuể. Mặt hàng chủ yếu là đồ thờ cúng và nghệ thuật trang trí nội thất như: Bức hoành phi, câu đối, án thờ cho đình, đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ Cả đời gắn với nghề điêu khắc, cụ Huề đã để lại cho đời sau hàng trăm tác phẩm có giá trị về mặt lịch sử và trường tồn với thời gian. Hiện bây giờ ở nhà cụ vẫn còn một số kiệt tác vô giá như: Cặp bức tranh "Ngưu lang - Chức nữ", "Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa", bức hoành phi "Vi thiện duy bửu" (lấy thiện làm quý) được cụ làm cách đây 50 năm trước, rồi hộp Song Hỷ và rất nhiều bức tranh cảnh thiên nhiên Một số khác, cụ đã tặng cho bạn bè, người thân và một số do để lâu ngày bị hư hỏng do thời tiết khắc nghiệt ở Huế. Cặp tranh điêu khắc "Ngưu lang - Chức nữ". Bức hoành phi "Vi thiện duy bửu" (lấy thiện làm quý) được cụ làm cách đây 50 năm trước. Hộp song hỷ. Thầy giáo… "mù chữ" tiếp lửa Tiếng vang về cụ "Huề điêu khắc" lan khắp vùng. Năm 1960, cụ Huề được mời vào làm việc tại Trung tâm Khuếch trương tiểu công nghệ, đóng tại cung Trường Sanh, Hoàng cung Huế. Đến khoảng năm 1967-1968, do chiến tranh nên trung tâm này đóng cửa, cụ Huề tiếp tục về sản xuất tại xưởng gia đình. Đến năm 1977, cụ Huề đã được Bộ GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế mời vào dạy bộ môn Nghệ thuật điêu khắc tại Trường CĐ Mỹ thuật Huế (hiện là Trường ĐH Nghệ thuật Huế). Cụ Huề truyền cho sinh viên những cách thức cơ bản về điêu khắc, nhất là các bí quyết, ngón nghề trong điêu khắc truyền thống. Vốn không được đi học nên cụ không hề biết chữ. Tuy nhiên, với khả năng truyền thực tế, phương pháp dạy rất mới của cụ lấy thực hành là chủ yếu nên rất nhiều sinh viên đã đạt trình độ giỏi, xuất sắc, có người đã giành giải ở các cuộc thi lớn. Đến năm 1982, khi trường đã có đội ngũ giảng viên điêu khắc kế cận, cụ Huề chủ động nghỉ việc tại Trường CĐ Nghệ thuật Huế và trở về làm tại xưởng điêu khắc ở quê nhà. Từ đó đến nay, có rất nhiều người đến xin cụ học nghề. Tuy nhiên, mỗi lần cụ chỉ nhận 7-8 người, đào tạo trong mấy năm cho ra nghề và nhận tiếp học trò. Theo cụ, như thế khóa học mới có chất lượng và mới có thời gian chỉ dạy cho từng học viên. Đến nay, hàng trăm người đã trưởng thành từ xưởng của cụ, số lượng đó tỏa đi nhiều nơi và mở xưởng, lập nghiệp. Nhiều học trò của cụ đã trở thành những nhà điêu khắc có tên tuổi. Vốn là nghề cực nhọc, yêu cầu chịu khó, khéo léo và khó đạt tới trình độ cao. Bởi vậy, trong số 8 người con của cụ duy chỉ có con trai út Phan Thế Lâm theo học và được cụ truyền cho những ngón tuyệt kỹ này. Đến nay, anh Lâm đã mở xưởng lớn ở địa phương. Cụ Huề vừa là người cha, vừa là người thầy luôn theo sát chỉ dạy cho anh đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đến nay, xưởng sản xuất của anh Lâm được nhiều người biết đến, là nơi chuyên nhận hàng đặt cao cấp về đồ thờ truyền thống kiểu Huề. Chính cụ Huề là người thẩm định đầu tiên tất cả mặt hàng trước khi xuất xưởng. Ngoài anh Lâm, anh trai Phan Thế Vy cũng là một thợ mộc lành nghề. Ở cái tuổi 96, tuy không còn khỏe để cầm đục, đẽo nhưng cụ vẫn âm thầm đóng góp công sức vào nền nghệ thuật truyền thống dân tộc. Cụ chính là người đã làm vẻ vang nghành điêu khắc đất kinh đô xưa. Cụ được xem là người mở đầu và là người có công lao góp phần phát triển nghề điêu khắc chạm trổ từ thời triều Nguyễn xưa. "Bây giờ, tuổi đã cao không cồn cầm nổi cái đục, cái đẽo nữa nhưng rất may là tui vẫn còn truyền được cái nghề này cho con út. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, tui không phải băn khoăn một điều gì nữa. Tui đang còn minh mẫn còn chút sức lực, có bao nhiêu bí quyết tui sẽ cố gắng truyền lại cho con. Tui rất tin tưởng vào đứa con của tui, chính nó là người giữ lấy cái nghề mà cha ông ta đã dày công hun đúc và phát triển cho đến ngày hôm nay. Hy vọng sau này con của nó cũng là người nối lấy nghiệp của ông và bố nó". . Gặp lại tuyệt kỹ điêu khắc cuối cùng triều Nguyễn Năm nay đã bước sang tuổi 96, để đời hàng trăm kiệt tác, cụ được xem là nghệ nhân cuối cùng. việc điêu khắc trong cung đình triều Nguyễn xưa Mặc dù không biết chữ nhưng cụ lại được gọi là "thầy" bởi đã truyền dạy cho rất nhiều thế hệ điêu

Ngày đăng: 19/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w