Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
223,97 KB
Nội dung
Tượngđátrên đ
ảo Phục Sinh: Bí ẩn
chưa có lời giải Tượngđátrênđảo
Phục Sinh
Nằm trơ trọi, cô lập giữa biển cả mênh mông, đảoPhụcSinh cách bờ gần nhất là bờ
biển xứ Chile thuộc miền Nam Mỹ Châu. Sở dĩ đảo có tên gọi này vì đảo được tìm thấy
bởi nhà thám hiểm người Đức tên là Jacob Roggeveen vào đúng ngày Chủ Nhật Phục
Sinh năm 1722.
Đảo PhụcSinh (tên bản xứ là Rapa Nui) là một hòn đảo Polynesia ở đông nam Thái
Bình Dương, một lãnh thổ đặc biệt của Chile sáp nhập năm 1888, ĐảoPhụcSinh nổi
tiếng với gần 1.000 bức tượngđá còn tồn tại, được gọi là WH (Đọc là Moai), được tạo
ra bởi những người Rapanui. Vùng đất này có hình tam giác, cạnh dài nhất chỉ có 22km,
chiều rộng 16km. Ba góc cạnh của tam giác là 3 ngọn núi lửa đã tắt, ngọn cao nhất là
ngọn Rano Raraku, cao 1.765 bộ Anh. Đảo không có cây cối to mà chỉ có những loại
bụi nhỏ và cỏ nên trông vắng lặng khô cằn. ĐảoPhụcSinh cách hòn đảo có người ở gần
nhất là đảo Picairn 2.250km và cách bờ biển Nam Mỹ 3.747km.
Thổ dân trênđảo cũng chỉ khoảng 1.000 người và hầu hết sinh sống bằng nghề nuôi
cừu. Đất đảo được cấu tạo phần lớn bởi nham thạch do 3 ngọn núi lửa phun ra nên rất
xốp và hút nước rất nhanh, do vậy nên nước tại đây rất hiếm và quý. Hiện nay đảo được
đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ Chile nhưng mỗi năm chỉ một lần chính phủ
gửi một chuyến tàu ra liên lạc và tiếp tế. Còn lại đảo hoàn toàn biệt lập đối với thế giới
bên ngoài. Tuy nhiên, đảoPhụcSinh lại là nơi đầy hấp dẫn đối với những nhà khảo cổ
trên toàn thế giới vì những bí mật kỳ bí của nó.
Gần 1.000 tượngđá sống động
Tượng được đặt sát biển, mặt quay vào đất liền
Trên hòn đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương này, rải rác quanh bờ biển của đảoPhục
Sinh, một hàng tượngđá (cao từ 7-10m, mỗi bức nặng gần 90 tấn) đứng sừng sững với
gương mặt thô kệch tạc ra từ loại đá tuff rất cứng từ tro núi lửa, đôi mắt mở trừng trừng
được khảm màu trắng, đỏ. Hàng trăm bức tượngđá vẫn ngoảnh mặt vào đất liền như
đợi chờ một điều gì đó trong suốt mấy nghìn năm qua. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu
vì sao các cư dân cổ xưa có thể dựng những bức tượng khổng lồ này.
Tượng trênđảoPhụcSinh dễ nhận biết vì hình dáng và kiểu cách đặc biệt. Tượng chỉ có
phần đầu và thân trên, đến một phần dưới thắt lưng, không nhìn thấy chân, cũng có vai
và cánh tay, nhưng cẳng tay đơn thuần là các tác phẩm chạm nổi đặt chéo qua phía
trước bụng, bên dưới rốn. Ngón tay thẳng, hướng về một hình chữ nhật hay bầu dục có
thể được hiểu là khố. Đôi lúc lưng tượng cũng tạc bằng tác phẩm chạm nổi thấp, với
nhiều đường thẳng, cong và xoắn ốc tượng trưng cho các hoạ tiết hình xăm biểu thị địa
vị xã hội. Thực tế không hề có hai tượng giống hệt nhau, điều này đặt giả thuyết rằng,
đây có thể là chân dung của cá nhân, các bậc huynh trưởng trong bộ tộc. Phần chạm
khắc sinh động nhất là phần đầu bao gồm: miệng, mũi, cằm nhô ra và hai đường chân
mày lồi, phần ót nhìn chung dẹt, nhưng đôi tai thon dài nổi bật ở cả hai bên.
Về kích thước, tượngtrênđảoPhụcSinh là số tượng người lớn nhất xưa nay từng tạc,
chiều cao thay đổi từ 2m - 10m. Ban đầu, tượng được đặt lên các tấm móng hành lễ
(hiện còn khoảng 250-300 tấm), còn gọi là ahu, vòng quanh bờ biển của đảo, tượng lớn
nhất đặt thành công là tượng Paro nặng 82 tấn. Lớn nhất trong tất cả các tượng có tên
thật thích hợp ElGigante (Người khổng lồ) dài 20m, nặng khoảng 270 tấn, vẫn còn bỏ
lại tại mỏ đá Rano Raraku quarry. Mỏ đá này còn 394 tượng bỏ phế.
Những bức tượng này đã có từ thời nào và ai đã tạo ra ?
Được đặt trên các bệ đá
Câu hỏi thế nào và tại sao những tảng đá nguyên khối như thế được tạc và dựng lên đã
khiến các du khách và giới khảo cổ phương Tây từ thế kỷ 18 hao tốn bao công sức và trí
tưởng tượng. Hỏi những thổ dân thì họ ngơ ngơ ngác ngác chẳng hiểu một chút gì.
Theo tài liệu được ghi lại bởi những nhà thám hiểm hồi thế kỷ thứ 18 và 19 thì lần đầu
tiên vào năm 1722 khi Jacob Roggeveen tìm ra đảoPhụcSinh này, ông thấy sống lẫn
lộn trênđảo hai giống người. Một loại cao, da sáng, tai dài. Còn một loại người thấp, da
ngăm ngăm đen và tai ngắn. Hồi đó, ông đã sửng sốt vì thấy có sẵn trênđảo cả trăm
ngôi tượng khổng lồ. Có những tượng cao đến 65m và nặng có thể trên 50 tấn. Đây là
những hình tượng đầu người từ vai trở lên bằng toàn một khối đá. Tại đỉnh đầu còn đặt
thêm một khối đá khác, màu đỏ, nặng cũng cả 10 tấn. Tượng nào cũng đặt trên bệ đá,
cao đến 8m và hiện nay các bệ này hầu như đã bị chìm lún hẳn dưới mặt đất.
Theo Jacob Roggeveen thì hồi đó người dân tại đảo còn chưa biết dùng kim khí. Các
dụng cụ của họ chỉ bằng đá thì làm sao họ đẽo khắc được các bức tượng kia ? Đồng thời
đá để khắc tượng thì chắc chắn họ phải lấy từ những ngọn núi lửa đã tắt nhưng cách đó
rất xa. Làm sao họ có thể di chuyển được tới đây qua những bãi trải dài đầy cát lún.
Đôi tai thon dài nổi bật ở hai bên, chiếc cằm bạnh và nhọn
Vào năm 1774, tức 52 năm sau, một nhóm thám hiểm người Tây Ban Nha cũng tới đảo.
Sau đó, Đại Úy Cook, nhà thám hiểm nổi danh của Anh Quốc tới đảo vào năm 1779, rồi
đoàn người Pháp vào năm 1786. Khi đoàn Tây Ban Nha tới thì trênđảo đông đúc. Năm
năm sau, khi Đại Úy Cook ghé lại thì thấy trênđảo hoàn toàn hoang vắng, không một
bóng người. Rồi 14 năm sau nữa, những người Pháp đi qua, lại thấy dân trênđảo nhộn
nhịp như chẳng có sự gì thay đổi. Tuy nhiên, theo sự nhận xét của đoàn người Pháp thì
có một số tượng mà Roggeveen thấy các thổ dân đốt lửa tế thần ngày trước đã bị lật đổ
nằm rạp trên mặt đất. Các nhà khảo cổ cố tìm kiếm, moi óc suy nghĩ mà không làm sao
tìm ra được nguyên do.
Cho đến năm 1955, nhà khảo cổ Thor Heyerdahl thuộc Na Uy, được chính quyền Chile
cho phép ra đảo tìm kiếm. Ông này được sự giúp đỡ của thổ dân đãđào xới nhiều nơi và
tìm ra được vài manh mối khả dĩ giải đáp phần nào những bí mật kể trên. Người ta cho
rằng có thể những người tai dài đã vượt biển tới từ Peru, xứ sở của người dân Incas xưa
cũ. Những cánh bè của họ đã trôi theo dòng nước và dạt vào đảo. Người ta còn tìm thấy
tại một miệng núi lửa những thân cây của mảng bè cùng loại với thứ được dùng tại Peru
bởi những người Incas. Rồi nữa nhiều bức tượng nhỏ được tìm ra có thấy khắc hình 3
chiếc thuyền, hình dáng y hệt những chiếc thuyền dùng trong nội địa hồi đó. Công cuộc
đào xới còn khám phá ra được nhiều bức tượng chạm trổ khác, mô tả những đền đài
hình dáng giống như đền đài dân tộc Incas, một dân tộc cổ xưa có nền văn minh khá cao
ở Nam Mỹ. Về hồi sau của lịch sử, những người tai ngắn đã đến từ những hòn đảo khác
ở phía Nam Thái Bình Dương. Họ đã bị những người tai dài bắt buộc phải làm việc, phụ
giúp trong việc đẽo khắc và di chuyển những hình tượng đầu người.
Nhà khảo cổ Na Uy còn tìm thấy những hang đá rộng lớn trong đó còn một số ít tượng
chưa được kéo đi. Chính tại những hầm đá này, những người tai ngắn bị coi như những
nô lệ phải đẽo khắc những hình tượng bằng những mảnh đá. Mới đầu họ khắc những
khuôn mặt trước trên vách núi, sau đó mới đục thành khuôn đầu người. Cuối cùng mới
đục rời khỏi vách núi. Họ dùng dây dài buộc chặt vào tượngđá rồi kéo đi với sức lực
của hàng trăm người. Có nhiều tượngđá muốn kéo đến nơi dựng nó phải qua cả mấy
dặm đường. Công trình vô cùng khó nhọc.
Việc dựng đứng hình tượng dậy lại càng khó khăn hơn nữa. Dùng những thân cây, họ
bẩy tượng lên từng phân một. Mỗi lần họ lại dùng đá chèn chặt, cứ như thế cho đến bao
giờ tượng đứng thẳng. Còn cái chóp phía trên đầu tượng, họ đẽo đá từ ngọn núi lửa cách
xa đó chừng 9, 11 km. Với cách xếp đá và đất cho cao dần, họ lôi và bẩy cho đến lúc nó
nằm chính ngay trên đầu tượng.
Đến cuối thế kỷ thứ 17, một sự thay đổi lớn lao đã xảy ra tại đảo. Những người tai ngắn
nổi dậy chống đối người tai dài. Một cuộc chiến đấu gay go và tàn bạo xảy ra. Người tai
dài đàn áp dữ dội nhưng cuối cùng vẫn bị thua và bị tiêu diệt gần hết. Chỉ còn ít người
đàn ông trốn thoát và sau đó lấy người đàn bà tai ngắn. Vì thế sau này trênđảo còn có
những người da sáng và tóc hung hung là dòng giống những người tai dài này.
Sau khi chiến thắng, hòa bình cũng không kéo dài được lâu vì chính người tai ngắn lại
chém giết lẫn nhau vì tranh giành quyền lợi. Gia đình này đánh nhau với gia đình kia.
Họ tàn sát nhau khốc liệt và vì vậy phải trốn tránh, ẩn nấp trong những hang sâu dưới
lòng đất được tạo bởi mỏm núi lửa. Họ còn đào những đường hầm ăn sâu vào hang thật
lắt léo bí mật, trông bên ngoài không một ai có thể ngờ nổi. Khi Đại Úy Cook đến đảo
thấy hoang vắng, có thể lúc đó những thổ dân đang trốn hết xuống hang. Vì thiếu thốn
thực phẩm nên những người tai ngắn đã ăn thịt lẫn nhau nên ngày nay người ta tìm thấy
trong hang nhiều khúc xương vứt vương vãi.
Nhưng hang động này còn giữ mãi, cha truyền con nối trong một gia đình dù rằng sau
này họ không còn đánh nhau nữa. Họ đã dùng hang động để giấu giếm những đồ tế lễ
linh thiêng, những mảnh điêu khắc có những dòng chữ đặc biệt, có thể đã ghi lại lịch sử
dân tộc họ. Nhưng chưa một nhà khảo cổ nào có thể đọc được thứ chữ này.
Trên đây chỉ là giả thuyết được đưa ra bởi nhà khảo cổ Na Uy Heyerdahl sau khi đào
xới, tìm kiếm khắp nơi trên đảo. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được giải đáp thỏa
đáng. Hiện nay một nhà truyền giáo Pháp còn giữ được một nhạc khí cổ xưa được tìm
thấy trên đảo. Nhạc khí này làm bằng những ống cây, có những âm thanh khác biệt.
Nhưng điều quan trọng nhất là những chữ khắc dọc theo ống, những chữ này mài mại
giống loại chữ Indus Valley có từ 2000 năm trước Tây lịch. Loại chữ này xuất phát tại
Á Đông từ thời thật cổ xưa và chưa có một nhà khảo cổ nào nghiên cứu được cách đọc.
Còn những ý nghĩa gì đối với những bức tượng khổng lồ hình đầu người cao bằng tòa
nhà ba tầng lầu. Nét mặt thật dài, đôi mắt sâu, chiếc mũi lớn, đôi môi mím chặt, chiếc
cằm bạnh và nhọn, chiếc tai dài và chảy xuôi. Các nhà điêu khắc hiện tại phải công
nhận những tác phẩm này có những nét độc đáo biểu lộ sự trầm tư mặc tưởng man mác
và được tạo ra bởi những bàn tay nghệ sĩ tài hoa.
Một vài tượng có thêm tảng đá hình trụ trên đầu
Nhiều nhà khoa học khác lại tin rằng, những tượng đầu người này có từ lâu lắm rồi, có
thể từ hàng nghìn năm chứ không phải chỉ có mấy trăm năm như ông Heyerdahl đã đề
cập. Có người lại cho rằng hòn đảoPhụcSinh này là một mảnh đất nhỏ nhoi còn xót lại
của cả một lục địa, một thời có nền văn minh rất cao mà hiện nay đã biến mất đã chìm
sâu dưới lòng biển cả. Lục địa này có được đề cập tới trong Kinh Thánh. Tượng vẫn còn
đứng khi những người châu Âu đầu tiên đến đảo năm 1722. 50 năm sau tượng mới đổ.
Ngày nay, một số tượng được phục hồi đặt lại đúng vị trí trên tấm móng ahu, có mắt và
búi tóc. Tượng xếp thành hàng, nhìn vào trong đảo - đôi mắt hơi ngước lên và nhìn
chằm chặp, như thể không làm người sống phải lo lắng.
Vấn đề còn lại là tượng thể hiện điều gì ? Một số ý kiến cho rằng tượng là thần. Nhưng
cách lý giải ngày nay được nhiều người nhất trí hơn đó là tổ tiên đáng kính, các bậc
huynh trưởng đã khuất. Một số tượng được tạc ngay khi họ còn sống, nhưng chỉ hoàn
tất và đặt vào vị trí khi họ mất. Nhu cầu về gỗ rất lớn, gây khó khăn mỗi lần dựng tượng
thẳng đứng. Đây chắc chắn là một yếu tố khiến cho toàn bộ hệ thống sụp đổ. Nạn phá
rừng, đất bạc màu dẫn đến đói kém và chiến tranh. Trong đó, rõ ràng tượng tổ tiên là
mục tiêu hàng đầu của kẻ thù.
Mỏ Đá
Có hàng trăm tượng cổ trên đảo, phần lớn tạc ra từ đá tuff luyện từ núi lửa rỗng ở mỏ đá
Rano Raraku. Miệng núi lửa đã tắt. Đá rano raraku thích hợp cho việc tạc tượng, mặc dù
một số ít tạc từ đá bazan hay san hô đỏ. Địa điểm mỏ đá vẫn còn bề bộn với nhiều tượng
dang dở bỏ phế. Xung quanh chúng là hàng nghìn cuốc chim bazan, loại công cụ bằng
đá cứng dùng để cắt đá và chạm trổ theo hình dáng. Bên dưới bề mặt bị phong hoá rất
rắn, đá vẫn tương đối dễ tạc, mặc dù đá sẽ cứng hơn khi bị phơi sáng. Cuốc chim bazan
là công cụ hữu dụng. Đổ nước vào đá rỗng có thể làm đá mềm, dễ cắt hơn. Thế nhưng,
không có tiện ích của công cụ kim loại, việc tạc tượng chắc chắn mất nhiều công sức.
Ước tính cho thấy, tượng Paro nổi tiếng có lẽ cần một nhóm từ 10 hay 20 thợ khắc và
mất đến 12 tháng mới hoàn tất. Trước hết tạc khuôn mặt, rồi chạm trổ, chừa lại một
sống đá để giữ tượng với vỉa đá bên dưới. Nét mặt và đầu hoàn thiện ngay tại chỗ trong
mỏ đá, chỉ chừa đôi mắt để hoàn tất sau này.
Vận chuyển tượng
Khi tượngđã hoàn tất, người ta tách tượng ra khỏi tảng đá và hạ thấp dây thừng, thả
tượng trượt theo đường dốc nghiêng trong mỏ. Phần sống lưng bức tượng chạy dọc theo
đường rãnh, giúp kiểm soát việc thả dốc. Dây thừng buộc vào tượng quấn vòng qua các
thanh gỗ thật to, đặt trong các lỗ quanh mép mỏ đá, vì trong nhiều thế kỷ không có loại
cây lớn nào mọc ở Rapa Nui. Chứng cứ hoá thạch của quả hạch và rễ cho thấy xưa kia
nơi đây có cọ, kể cả loại cọ sợi vàng Chile khổng lồ.
Gỗ rất cần cho việc di chuyển tượng từ mỏ đến tấm móng hành lễ. Không phải tượng
nào di chuyển cũng cần gỗ, điều này được chứng minh bằng việc các tượng dang dở bỏ
lại rải rác trên đường, hầu hết tượng đều được di chuyển trong một cự ly ngắn. Một
tượng lớn như Paro phải di chuyển 6km. Một thử nghiệm tiến hành ở Mỹ sử dụng một
phiên bản bằng bê-tông nặng 4 tấn bằng một bức tượng người trênđảoPhụcSinh cho
thấy, chỉ cần 25 người là đủ sức kéo tượng nếu đặt tượng theo chiều thẳng đứng trên
một thanh trượt bằng gỗ rồi kéo trên một lớp các con lăn nhỏ cũng bằng gỗ.
Giả thuyết khác cho rằng tượng phải di chuyển trong tư thế nằm ngửa hay thậm chí nằm
sấp trong một nôi gỗ, và chắc chắn phải sử dụng một hệ thống như thế đến khi di
chuyển lên xuống các dốc dựng đứng. Có thể các tượng được kéo từ mỏ ra biển, chất
lên bè và trôi về điểm đến.
Quang cảnh đảoPhụcSinh
Công đoạn sau cùng
Hầu hết các tượng đều dự định dựng thẳng trên các tấm móng bằng đá vòng quanh bờ
biển Rapa Nui. Dài 150m, cao 3m, những công trình xây bằng đá này càng gần biển
càng tốt, nhưng tượng phải dựng ngó mặt vào đảo, chứ không nhìn ra biển. Chính các
tấm móng cũng là điều đáng ngạc nhiên trong công trình, với phần lõi bằng đá hộc với
các tảng đá lót đồ sộ, tạo dáng tỉ mỉ có bề ngang đến 3m. Có lẽ người xưa dùng dây
thừng, đường dốc và đòn bẩy gỗ để nhấc tượng đặt vào vị trí. Vào lúc này mới thêm mắt
vào tượng. Năm 1978, khai quật bên dưới một tượng bị ngã cho thấy có nhiều dấu vết
san hô trắng và xỉ núi lửa đỏ để làm tròng trắng và tròng đen của mắt. Chính đôi mắt tạo
cho các tượng sức mạnh của thần linh và thật đặc biệt, khi tượng ngã, hầu hết đều trong
tư thế úp mặt xuống để giấu đôi mắt, trong khi các bức tượng ngã ngửa thì phần đôi mắt
bị xoá mất bằng dấu búa nện.
Đặc điểm sau cùng - đối với tượng gần đây nhất - là việc tạo ra một búi tóc giống như
cái trống hay pukao làm từ xỉ núi lửa màu đỏ khai thác ở Puna Pau. Lớn nhất trong số
này có bề ngang hơn 2m, nặng hơn 10 tấn. Có lẽ phần búi tóc này được thêm vào sau
khi đặt tượng vào vị trí bằng sự hỗ trợ của dây thừng và gỗ trắc. Phải chăng đây là tổ
phụ của của cư dân Phục Sinh?
Các tượng Moai - nhân chứng hóa đá duy nhất của một nền văn minh
Cùng quan điểm trên, vào năm 1926, chuyên gia nhân chủng học Mỹ, Tiến sĩ Yanmus
Quisiwa, cho xuất bản công trình nghiên cứu nổi tiếng có tựa đề “Đại lục chìm đắm
MV”. Trong đó, ông chứng minh rằng MV là cái nôi của loài người. 50.000 năm trước,
số dân ở đây lên tới 64 triệu người và đã có một nền văn hóa phát triển khá cao.
Tượng đá cao từ 7-10m
MV là đại lục có lịch sử lâu đời. Do những vận động của vỏ trái đất, đại lục này đã bị
chìm xuống đáy biển kéo theo toàn bộ sinh linh cùng với nền văn minh của họ. Phần
còn lại của “đại lục” chính là quần đảo Polynesia, thuộc vùng biển Thái Bình Dương.
Theo Quisiwa, phía đông đại lục MV là vùng quần đảo Polynesia (trong đó có đảoPhục
Sinh), phía tây tiếp giáp Phillippines, phía bắc giáp đảo Hawaii. Diện tích đại lục MV
tương đương với Nam Mỹ. Phần lớn đại lục là bình nguyên, phù hợp với nghề trồng trọt
và chăn nuôi. Với nền văn hóa và phát triển cao, người dân xứ MV đã xây dựng nhiều
công trình kiến trúc đồ sộ, trong đó có những tượngđá lớn đặt khắp nơi trên lãnh thổ
của họ. Thế nhưng thảm họa đã xảy ra và nhấn chìm hầu hết diện tích đại lục. Riêng đảo
Phục Sinh, một góc nhỏ nhoi ở vòng ngoài lục địa, đã may mắn còn sót lại vài trăm cư
dân và cả ngàn pho tượngđá mặt người.
Tuy nhiên, những bức tượngđá đồ sộ như vậy đã được tạo dựng như thế nào vẫn còn là
một bí ẩn. Với cả ngàn pho tượng, ít nhất cũng phải tập trung hàng nghìn người trên
công trường, đòi hỏi công tác hậu cần, tổ chức, chỉ huy… rất chặt chẽ. Các nhà khoa
học một lần nữa đứng trước câu hỏi lớn, tương tự như khi người ta khảo sát kỹ thuật xây
dựng của người Ai Cập cổ trong các Kim tự tháp.
Khi xác định niên đại nền văn hóa khắc đátrênđảoPhục Sinh, giới khảo cổ học rất chú
ý tới ý kiến của nhà khảo cổ học Tua Haiati (Mỹ). Ông đã dùng phương pháp carbon
phóng xạ xác định được tuổi của các đống than củi còn sót lại trênđảo 4.000 năm trước
Công nguyên. Như vậy, các tượngđá mặt người trênđảoPhụcSinh tính đến nay đã
6.000 tuổi.
Một số nhà khoa học đưa ra ý kiến rằng nền văn hóa khắc đá kỳ lạ tồn tại ở đây không
có mối liên quan nào với nền văn minh của cư dân quần đảo Polynesia. Bởi vì "đảo
Phục Sinh mới có người cư trú của loài người từ trên dưới 1.000 năm nay", nên họ
[...]... tượngđá mặt người Đôi mắt sâu, chiếc mũi lớn, đôi môi mím chặt Nhóm khoa học trên đưa ra giả thuyết khá thuyết phục sau: Khoảng 6.000 năm trước, đoàn thám hiểm của người hành tinh lạ đã dùng phi thuyền bay đến trái đất, và nơi hạ cánh đầu tiên của họ là đảoPhụcSinh Để đánh dấu chuyến viếng thăm này, họ đã dựng lại hàng loạt tượngđá với công nghệ rất cao Bằng ngôn ngữ là các pho tượng, họ muốn đánh... 6.000 năm trước, đảoPhụcSinh có người nguyên thủy sinh sống, thì những công trình kỳ vĩ trên đảo đã vượt xa khả năng của họ, như thiết bị xây dựng siêu nặng, công nghệ chế tác dụng cụ vận chuyển hết sức tinh vi - Theo truyền thuyết của thổ dân vùng nam Thái Bình Dương, ở đây từng có người bay từ trên trời xuống đảoTướng mạo của giống người bay này hoàn toàn giống với các tượngđá “người ếch xanh”... đánh dấu tọa độ đổ bộ và muốn thông tin với người trái đất về sức mạnh của họ Nhưng đã 6.000 năm trôi qua, tại sao chủ nhân của những pho tượng này không một lần quay lại? Bí ẩn của 1.000 pho tượngđá trên đảo Phục Sinh vẫn chưa có lời giải Bí mật còn che dầy đặc hòn đảo thật nhỏ, thật cô lập, lẻ loi giữa một biển rộng mênh mông ... giả của các pho tượngđáđãtrên 6.000 năm tuổi Vậy nên, nhà điêu khắc đích thực của chúng phải là “người ngoài hành tinh” Nhóm khoa học này đã đưa ra các lý lẽ sau: - Có một số pho tượngđá có hình đầu con ếch, miệng ếch bẹt nhô ra ngoài, mặt tròn nhìn lên bầu trời Đây có thể là chân dung của người ngoài hành tinh Trong các thư tịch cổ cũng miêu tả người ngoài hành tinh rất giống loại tượng này - Giả . Tượng đá trên đ
ảo Phục Sinh: Bí ẩn
chưa có lời giải Tượng đá trên đảo
Phục Sinh
Nằm trơ trọi, cô lập giữa biển cả mênh mông, đảo Phục Sinh cách. dựng những bức tượng khổng lồ này.
Tượng trên đảo Phục Sinh dễ nhận biết vì hình dáng và kiểu cách đặc biệt. Tượng chỉ có
phần đầu và thân trên, đến một