1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phòng và trị bệnh gạo trên cá tra pdf

7 439 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 134,44 KB

Nội dung

Phòng trị bệnh gạo trên tra Từ đầu tháng 8 đến tháng 11 hàng năm lũ về ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu long sẽ cuốn trôi phèn, mang theo nhiều vật chất hữu cơ phân huỷ, cuốn theo các mầm bệnh từ thượng nguồn đổ về, cùng với độc tố thuốc bảo vệ thực vật từ nội đồng ra kênh rạch, hậu quả sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường sống của các loài thuỷ sản nuôi. Cũng vào giai đoạn này, nhiệt độ môi trường thường xuyên xuống thấp (nhất là những ngày mưa kéo dài) càng làm cho chất lượng nước có nhiều biến động tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thủy sản nuôi, thậm chí làm cho bỏ ăn, suy yếu dễ mắc các dạng bệnh ký sinh trùng vi khuẩn với mức độ cảm nhiễm cao. Ngoài bệnh gan, thận có mủ, bệnh vàng da…trong thời gian gần đây các ao nuôi tra ở ĐBSCLnói chung Vĩnh Long nói riêng đã xuất hiện phổ biến hiện tượng tra có những nang “gạo” lấmtấm trong cơ thể ở nhiều dạng khác nhau được phát hiện khi mổ để quan sát nên gọi đây là bệnh “gạo”. Bệnh này tuy mới xuất hiện nhưng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tra, khiến cho không ít người nuôi lo ngại mất ăn mất ngủ vì chúng. Khi ao bị nhiễm bệnh nặng có thể lây lan rất nhanh, tuy tỉ lệ nhiễm bệnh chết không cao, nhưng bệnh sẽ kém ăn, làm giảm năng suất chất lượng thịt, do đó các nhà máy chế biến thủy sản từ chối mua hoặc hạ phẩm cấp chất lượng để mua giá rất thấp. * Dấu hiệu bệnh lý: quan sát bệnh “gạo” không có biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy chết rải rác hàng ngày với số lượng ít, chết có dấu hiệu của bệnh gan thận mủ hay xuất huyết dễ gây nhầm lẫn cho người nuôi. Khi kiểm tra bệnh, bên ngoài thấy da lốm đốm mất màu, một số da sần, trên da có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như vùng lườn, bụng. Còn bệnh nặng có những tổn thương trên da như bị thủng lỗ nhỏ li ti, các tổn thương này không kèm vết xuất huyết. Khi mổ bệnh, nội tạng ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang “gạo” xuất hiện trong cơ thể là các vệt dài 1-3cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác “gạo” là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1-3mm xuất hiện ở cơ dọc sống lưng, trên ruột, màng ruột, màng dạ dày. * Tác nhân gây bệnh: theo kết quả nghiên cứu tác nhân gây bệnh “gạo” trên tra mới đây của TS Đặng Thị Hoàng Oanh nhóm cộng tác Bộ môn sinh học bệnh thủy sản, khoa Thủy sản - trường ĐH Cần Thơ, bằng phương pháp PCR phát hiện trong cơ thể bào tử từ các bào nang bị vỡ nhiễm vào tế bào chủ mới, phát triển tạo bào nang mới. Cá tra nhiễm “gạo” là đang nhiễm 2 loài nguyên sinh động vật có khả năng hình thành bào tử là Microsporidia Myxobolus sp.Trong ao nuôi ngoài tự nhiên đều có tác nhân nội ký sinh trùng gây bệnh, cá sẽ nhiễm vi bào tử trùng này, lây từ nước qua mang, da; lây từ mẹ sang con. * Phòng trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu loại bệnh này mà chủ yếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm trong ao đang nhiễm bệnh phòng bệnh trong quá trình nuôi.Thế nhưng điều đáng quan tâm là người nuôi khi thấy bệnh nóng lòng điều trị đã hỏi mua thuốc thú y rồi “tự chế” ra nhiều cách trị bệnh khác nhau như dùng thuốc Praziquantel trị giun sán hay thuốc Ivemectin để diệt các loài giun tròn trên hoặc men rượu… Tất cả đều không hiệu quả, bệnh vẫn không hết mà còn tốn kém. Áp dụng các phương pháp tổng hợp trong việc phòng trị bệnh "gạo" được khuyến cáo mang lại hiệu quả nhất: - Quản lý sức khỏe chăm sóc nuôi: khi cải tạo ao phải khử trùng bằng vôi nung CaO liều cao, phơi đáy ao 3-7 ngày; + Khi thả giống phải kiểm tra bệnh gạo, mổ khám 30-50 con cá, nếu phát hiện có nhiễm thì không nên thả nuôi. + Xi phông đáy ao định kỳ 2 tháng/lần đối với dưới 300g/con 1 tháng/lần đối với trên 300g/con. Sau mỗi lần xi phông đáy ao cần kết hợp xử lý nước. + Mổ khám ngay khi nhận thấy có biểu hiện bất thường; khi phát hiện bệnh trong ao phải cách ly ao hoàn toàn, khử trùng toàn bộ dụng cụ nuôi xử lý triệt để xác chết trong quá trình nuôi (vớt hết bệnh, chết khỏi ao xử lý bằng cách nấu chín hay chôn hủy, không vứt xác ra nguồn nước vì bào tử sẽ phóng thích lây nhiễm sang các ao khác); tẩy cho toàn đàn bằng các hoạt chất có tác dụng trên nguyên sinh động vật gây bệnh như Toltrazuril hay các dẫn xuất của Benzimidazol, Mebendazole, Febendazol… + Vào những ngày trời se lạnh thì cần thiết giảm lượng cho ăn cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt tầng đáy (lúc trời đứng bóng về chiều). Khi hút bùn đáy ao xong, cần xử lý nền đáy xử lý cho nước ao trong trở lại mới cho ăn, bởi vì nếu cá phải sống bắt mồi ở vùng có tích tụ nhiều chất thải khí độc thì dễ xảy ra hiện tượng mất đi hứng thú bắt mồi. Bên cạnh đó, nếu bắt mồi trong vùng nước nhiễm bẩn, cũng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội tạng. + Với xu hướng hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng các hoá chất độc hại, thì việc dùng muối ăn (NaCl) vôi nông nghiệp (CaCO3) để phòng ngừa các bệnh này cho tra nuôi được khuyên người nuôi sử dụng là an toàn hiệu quả nhất. Cả 2 loại trên cho vào túi vải (mỗi loại 1 túi) treo ở 4 góc nơi cho ăn nên bắt đầu treo khi cho ăn với liều lượng: Vôi: 1-2kg/túi, muối: 5-10kg/túi.Tuỳ theo qui mô nuôi, diện tích nuôi thể tích nước của đàn nuôi mà thay đổi liều lượng. Định kỳ 10-15 ngày thực hiện 1 lần. + Nếu phát hiện có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội, trên da mang có nhiều nhớt, chết với số lượng ít tăng không đáng kể thì thực hiện treo vôi muối liên tục trong 3 ngày. Đối với mô hình nuôi ao hầm thì mỗi ngày còn phải thay 10-15% thể tích nước trong ao. + Ngoài ra, nên sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực đập dập rồi bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng 5-10kg/mỗi lần treo sẽ nâng cao hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trên trong mùa mưa lũ. Quản lý dịch bệnh - Phải tuân thủ nguyên tắc " Phòng bệnh hơn trị bệnh", định kỳ diệt mầm bệnh trong ao tẩy giun sán cho cá. Cần bổ sung Sorbitol Vitamin C thường xuyên vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá khi môi trường thay đổi. - Không nên nuôi với mật độ quá dày (tốt nhất từ 20 – 30con/m2), trong trường hợp nuôi bị bệnh, phải chẩn đoán đúng tác nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp, không được tùy tiện sử dụng kháng sinh các hoá chất, nhất là những loại nằm trong danh mục cấm hoặc hạn chế sử dụng mà Nhà nước đã qui định. - Định kỳ 10-15 ngày, để phòng bệnh cho khử trùng nước ao, dùng vôi nông nghiệp hòa nước tạt đều khắp ao với liều lượng 1,5- 2kg/100m3 nước ao.Có thể dùng các loại chế phẩm sinh học hoặc Chlorin, thuốc tím…để xử lý khử trùng nước ao nuôi. - Thực hiện lắng, lọc xử lý nước cấp để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi - Định kỳ 1 lần/tháng lấy mẫu thẩm tra các chỉ tiêu thuỷ lý, thuỷ hoá, mầm bệnh trong ao xử lý nước cấp lấy mẫu (cá bệnh, yếu) để xét nghiệm tác nhân gây bệnh. Th.s Phạm Thị Thu Hồng – CHI CỤC THỦY SẢN Vĩnh Long . hiệu quả phòng ngừa các bệnh ngoại ký sinh trên cá trong mùa mưa lũ. Quản lý dịch bệnh - Phải tuân thủ nguyên tắc " Phòng bệnh hơn trị bệnh& quot;,. tượng cá tra có những nang gạo lấmtấm trong cơ thể cá ở nhiều dạng khác nhau và được phát hiện khi mổ cá để quan sát nên gọi đây là bệnh gạo . Bệnh

Ngày đăng: 19/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w