Bé uốngánhmặttrời
Chỉ lo lắng cho chuyện ăn uống mà quên cho bé "uống" ánhmặt
trời nghĩa là bạn đã bỏ qua nguồn dinh dưỡng tự nhiên, tuyệt vời
cho bé.
Các bà mẹ thương lo lắng cho chiều cao và cân nặng của trẻ. Họ thúc
ép cho con uống thật nhiều sữa, ăn thật nhiều sữa chua, phô-mai, váng
sữa và ngạc nhiên khi biết con vẫn bị còi xương. Tiếp đến là hành
trình uống vitamin D và canxi để bổ sung chất cho con. Thế nhưng, họ
quên cho con "uống" ánhmặt trời.
Bé như nụ hoa
Một lời ví von cho rằng, bé như nụ hoa, phải có ánh nắng mặttrời
chiếu vào mới nở. Quả thực, ánh nắng có rất nhiều tác dụng đối với
trẻ, và tác dụng to lớn nhất là giúp cơ thể bé tổng hợp được vitamin D.
Cần nói thêm, vitamin D là chất thiết yếu trong việc xây dựng va duy
trì một khung xương mạnh khỏe. Có vitamin D, cơ thể mới hấp thụ
được canxi.
Khổ nỗi, cơ thể không tự tổng hợp được vitamin D qua đường ăn
uống mà phải có ánh nắng hỗ trợ. Dưới tác dụng của tia tử ngoại trong
nắng, chất 7-Dehy-drocholesterol trên da sẽ được chuyển hoá thành
viatmin D. Tiếp theo tại gan và thận, vitamin D3 được chuyển thành
1-25 Hydroxycholecalcierol có tác dụng tăng hấp thụ canxi ở ruột và
tăng chuyển canxi từ máu vào xương. Đó là lý do bé có thể dùng thật
nhiều sữa mà vẫn thiếu canxi, bởi được giữ trong "tháp ngà" quá kỹ,
mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, lấy đâu ra tia tử ngoại để
tổng hợp vitamin D cho bé hấp thụ canxi.
Ở trẻ sơ sinh, nắng còn giúp bé giảm nhanh tình trạng vàng da sinh lý.
Hơn nữa, chắc chắn rằng việc quan sát bé dưới ánh nắng rạng rỡ ban
ngày sẽ giúp bạn phát hiện tốt nhất những biểu hiện vàng da bệnh lý
của bé, nếu có. Còn nếu chỉ khư khư giữ bé trong phòng kín với ánh
sáng không đủ của đèn huỳnh quang, bạn khó mà nhận biết được màu
sắc chính xác của làn da bé. Đến khi bé bỏ bú, quấy quá, đem đến
bệnh viện thì đôi khi đã muộn.
Việc phơi nắng còn giúp bé đề phòng tình trạng rối loạn tiêu hóa và
còn tăng sức đề kháng để trẻ chống lại bệnh tật. Vì thế, trẻ em thôn
quê suốt ngày lăn lóc với nắng lại luôn "chắc nụi", cũng không lấy gì
làm khó hiểu.
Ở một đất nước chan hòa ánh nắng như Việt Nam, có thể nói, việc bổ
sung vitamin D theo đường uống là cả một sự lãng phí. Những em bé,
nhất là bé sơ sinh, mong manh đến thế, có vẻ yếu ớt thế nên các bà mẹ
thường ngần ngại, sợ con ốm khi phơi dưới nắng mặt trời. Bạn yên
tâm, vì nếu tắm nắng đúng cách, không những bé không ốm mà còn
ăn tốt, bú khoẻ, ngủ ngon, phát triển lành mạnh cả cơ thể lẫn tinh
thần.
Hứng ánhmặttrời
Thời điểm bắt đầu tắm nắng cho trẻ sớm hơn người ta tưởng nhiều. Ở
nhiều bệnh viện, các sản phụ được khuyên bế con đi tắm nắng gần
như ngay sau khi sanh. Nhờ đó, mẹ con cùng được tắm nắng, mẹ cũng
khoẻ hơn và con mau hết tình trạng vàng da sau sanh. Tuy nhiên, thời
gian đầu, chỉ nên tắm nắng cho bé chừng 5-10 phút. Ngày đầu tiên chỉ
cởi vớ và phơi chân bé dưới ánh nắng nhẹ. Dần dà mới cho bé phơi
nắng toàn thân.
Nhưng cho dù phơi nắng toàn thân vẫn phải luôn đội nón, cho bé và
tránh ánh nắng ngược, chiếu trực tiếp vào mắt bé. Có thể quấn cho bé
một chiếc tã mỏng, và đặc biệt tránh gió, giữ ấm vùng ngực của bé
nếu trời còn sương. Nên xoay vần để toàn thân bé, phía trước, phía
sau đều được tắm trong ánh nắng. Giữ cho lưng bé hứng trực tiếp ánh
mặt trời ít nhất 5 phút mỗi lần tắm nắng.
Thời gian thích hợp để tắm nắng thay đổi theo mùa. Vào mùa đông,
trời thường u ám, có khi đến tận 8-9 giờ mới có nắng. Khi đó, bạn chỉ
cần nhớ nguyên tắc 10-4, tức không phơi nắng sau 10 giờ sáng và
trước 4 giờ chiều. Còn với những ngày mùa hè nắng gắt như hiện nay,
tầm 6-7 giờ sáng nắng đã chiếu tỏa muôn nơi thì đến 8-9 giờ, nắng đã
quá gắt.
Nên dời thời gian tắm nắng cho bé sớm hơn một chút vào buổi sáng
và muộn hơn một ít vào buổi chiều. Nên nhớ, thời gian tắm nắng tốt
nhất cho bé vẫn là vào buổi sáng. Tốt hơn hết, nên cho bé tắm dưới
ánh nắng nhẹ, phơi mình trong bóng râm của những tàn cây.
Về thời lượng tắm nắng, có thể tăng dần từ khi bé mới sinh chỉ tầm 5-
10 phút cho đến khi bé lớn và dừng lại ở mức tối đa là 30 phút, nếu
phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Việc phơi nắng phải diễn ra hàng ngày,
bởi có bà mẹ chỉ rảnh vào ngày cuối tuần nên "gộp" luôn thời gian
phơi nắng cả tuần lại và cho bé tắm đến cả tiếng đồng hồ, mồ hôi mồ
kê nhễ nhại. Bé "uống" nắng đến "quá liều", dĩ nhiên điều này không
tốt chút nào.
Cũng nên lau khô mồ hôi cho bé, nếu có, và cho béuống chút nước
ngay sau khi tắm nắng. Tiếp đến, cho bé nghỉ chừng 20 phút đến nửa
tiếng, rồi tắm cho bé. Thế là bé đã khởi đầu một ngày mới.
Một ngày mới bắt đầu với những đốm nắng lung linh qua kẽ lá, với
tiếng các anh chị lớn nô đùa, với tiếng chim hót véo von trong tàn
cây
.
Bé uống ánh mặt trời
Chỉ lo lắng cho chuyện ăn uống mà quên cho bé " ;uống& quot; ánh mặt
trời nghĩa là bạn đã bỏ qua. cho bé và
tránh ánh nắng ngược, chiếu trực tiếp vào mắt bé. Có thể quấn cho bé
một chiếc tã mỏng, và đặc biệt tránh gió, giữ ấm vùng ngực của bé
nếu trời