1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Seoul ngày không vội vã docx

11 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 806,42 KB

Nội dung

Seoul ngày không vội Đến Seoul (Hàn Quốc), người ta dễ bị cuốn vào những toa tàu điện ngầm chật ních người tới tận đêm muộn, những dòng người ngược xuôi, hối hả với công việc. Tôi tự tách mình khỏi những vội ấy để nhận ra có một Seoul thâm trầm khác. Những ngày tháng 4, tôi cùng đoàn nhà báo Việt Nam có dịp tới Seoul, tham dự Đại hội Nhà báo quốc tế theo lời mời của Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc. Seoul không khiến tôi bất ngờ về những tòa nhà chọc trời nối tiếp nhau tầng tầng lớp lớp, hay cơ sở hạ tầng phát triển bậc nhất ở châu Á, mà là những cung điện xưa nằm yên bình giữa phố thị sầm uất, đông đúc. Huyền bí Changdeokgung Một buổi tối mùa xuân se lạnh, Jinny – cô trợ lý người Hàn Quốc của đoàn thông báo chúng tôi sẽ ghé thăm cung điện Changdeokgung. Nơi đây là cung điện thứ hai của triều đại Triều Tiên (Joseon) (1392 – 1897), được xây dựng vào năm 1405, có vị trí quan trọng chỉ sau cung điện Gyeongbokgung. Sau hàng trăm năm, trong số năm cung điện của triều đại Joseon, Changdeokgung may mắn vẫn còn một vài công trình giữ được kiến trúc xưa. Cung điện này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1997. Changdeokgung về đêm Lúc đầu chúng tôi ai nấy đều ngạc nhiên: Vì sao lại tới thăm cung điện vào buổi tối khi mọi thứ đã trở nên mờ ảo? Nhưng, có lẽ chính cái mờ ảo, tĩnh mịch của không gian càng khiến cung điện Changdeokgung thêm vẻ huyền bí. Còn những du khách như chúng tôi có cảm giác như đang được dứt khỏi thế giới thực tại, hoài nhớ về triều đại Joseon khi dạo bước giữa cung điện thâm nghiêm, ngắm nhìn đại điện nơi đức vua thiết triều, cùng những khu vườn xinh xắn trong ánh đèn leo lét. Bên trong Changdeokgung Tiếng nhạc dìu dặt vẳng ra từ căn lầu gác càng khiến tâm hồn người lữ khách phiêu du. Câu chuyện của quá khứ như trở về theo lời kể của nữ hướng dẫn viên. Cùng với triều đại Joseon, cung điện Changdeokgung đã trải qua không ít những biến cố, thăng trầm của lịch sử. Trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Triều Tiên (1592 – 1598), Changdeokgung bị thiêu rụi. Một thế kỷ sau, các vua Joseon cho tu sửa lại cung điện. Năm 1623, vụ hỏa hoạn thứ hai xảy ra do nội chiến. Mãi sau khi kết thúc cuộc tấn công của nhà Thanh, Changdeokgung mới được khôi phục lại theo đúng hình dáng ban đầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng đất nước (1910 -1945), cung điện tiếp tục bị phá hủy, chỉ còn lại vài công trình. Dù vậy, đến nay cung điện vẫn là nơi còn giữ được nhiều nhất dấu tích văn hóa của triều đại Joseon, kiến trúc giao hòa với thiên nhiên, đặc biệt là khu vườn tự nhiên nơi vua và hoàng tộc trước kia thường lui tới nghỉ ngơi. Ngoại bang đã không thể tàn phá được Changdeokgung, biểu tượng cho sự tự chủ, tự tôn dân tộc của triều đại Joseon. Câu chuyện của Changdeokgung gợi lên trong tôi nhiều suy nghĩ. Cung điện còn tồn tại cho đến ngày nay là minh chứng cho sự kiên gan, không khuất phục trước kẻ thù của một dân tộc. người Hàn Quốc luôn biết trân trọng lịch sử của mình. Những tiết mục nhỏ gọn, không khoa trương, nhưng đủ để du khách cảm nhận nền nghệ thuật truyền thống độc đáo của xứ sở này. Sau một hồi lãng đãng về với quá khứ, các vị khách dừng chân trong một khoảng sân nhỏ. Trời mỗi lúc một lạnh thêm, mọi người cùng xì xụp cốc trà gừng nóng hổi, bên trên các nghệ sĩ trình diễn múa, nhạc kịch, đánh trống, chơi đàn truyền thống. Chúng tôi biết mình là những vị khách đặc biệt may mắn. Bởi cung điện Changdeokgung chỉ đón du khách vào những buổi tối trăng sáng vào hai dịp trong năm là từ tháng 4-5 từ tháng 8-10. Người Hàn Quốc rất biết cách làm du lịch, quả không sai! Gặp lại đội quân Joseon Buổi sáng trước khi rời Seoul, tôi tình cờ ghé qua cung điện Deoksugung, nằm giữa khu kinh doanh sầm uất bậc nhất của thủ đô Seoul. Khác hẳn với phía ngoài náo nhiệt, không gian phía trong thanh bình đến lạ! Deoksugung Khi tới thăm cung điện Changdeokgung sau đó là Deoksugung, tôi thấy rõ cách người Hàn bảo vệ, giữ gìn di sản. Du khách chỉ có thể đứng từ ngoài nhìn vào trong điện, quan sát ngai vàng của đức vua cùng các cột trụ trang trí theo kiến trúc cung điện xưa, tuyệt đối không được phép bước vào bên trong. Đang chìm trong những suy nghĩ, tôi như bị đánh thức bởi những tiếng trống, tiếng kèn… dội vang phía bên ngoài cổng cung điện. Những đội quân, những vị quan của triều đại Joseon từ đâu xuất hiện hùng dũng, trong những âm thanh rộn rã, cờ phướn bay ngợp trời. Tái hiện lễ thay quân gác triều đình Tôi lại gần một anh lính trò chuyện thì được biết đây là lễ thay quân gác của hoàng cung. Tìm hiểu ra tôi mới hay, buổi lễ không có trong sử sách từ triều đại Joseon. Tuy nhiên, tổ chức quân đội trong triều đình, lễ mở đóng cửa cung điện, cổng thành, lễ của những người lính gác, đội quân đi tuần tra trong thành vẫn còn được ghi lại. Dựa trên những tài liệu còn lại, lễ thay quân gác của hoàng cung được nghiên cứu tái hiện từ năm 1996. Tuy chỉ là buổi lễ nhỏ, nhưng được tổ chức trang trọng với nhiều nghi thức. Khách du lịch người dân đứng xem đông kín. Tôi khá bất ngờ khi biết, lễ thay quân gác triều đình diễn ra đều đặn ba lần trong một ngày. Một cách làm du lịch thực sự hấp dẫn du khách. Nhưng có lẽ, đây còn là cách mà người Hàn làm lịch sử sống lại, truyền cảm hứng cho người thời nay. Hàn Quốc được biết đến là nước đi đầu trong lĩnh vực công nghệ cao của thế giới. Lễ thay quân gác hoàng cung có thể tái hiện dễ dàng bằng các kỹ thuật công nghệ, không cần tốn công trưng dụng tới gần cả trăm diễn viên. Nhưng người Hàn đã không chọn cách “số hóa” lịch sử. Tôi nhớ lại hình ảnh trong sân cung điện, nhiều nhóm học sinh tham gia buổi học lịch sử thực tế, các em ngồi chăm chú, lắng nghe lời cô giáo giảng. Một người bạn Hàn Quốc đã nói với tôi, những người con của đất nước này được dạy những bài học lịch sử luôn khát ước mong hòa bình từ tấm bé. [...]...Tôi nhìn ra xa, bên trên những mái cung điện xưa là những ngôi nhà chọc trời của Seoul Giá trị lịch sử đã không hề bị lãng quên, che khuất giữa những văn minh, hiện đại . Seoul ngày không vội vã Đến Seoul (Hàn Quốc), người ta dễ bị cuốn vào những toa tàu điện. tách mình khỏi những vội vã ấy để nhận ra có một Seoul thâm trầm khác. Những ngày tháng 4, tôi cùng đoàn nhà báo Việt Nam có dịp tới Seoul, tham dự Đại

Ngày đăng: 19/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN