Những lưuýkhibé yêu
thay răng
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng? Trong thời điểm béthay
răng nên vệ sinh răng miệng như thế nào? Lưuý gì trong chế độ
ăn uống với bé yêu? Đó là những thắc mắc băn khoăn của
không ít bậc cha mẹ khi con trẻ bước vào độ tuổi thay răng.
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng?
Thường thì thời điểm bé bắt đầu thayrăng là khi bước vào độ tuổi từ 6
– 7 tuổi, cùng thời điểm này thì kích cỡ hàm cũng phát triển mạnh mẽ,
đủ chỗ cho những chiếc răng có kích cỡ lớn hơn mọc lên thay thế.
Chiếc răng đầu tiên bị thay thế thường là hai chiếc răng cửa ở hàm
dưới, tiếp đó sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên và kế tiếp đó là những
chiếc răng bên cạnh.
Cũng có không ít trường hợp béthayrăng sớm hơn thời điểm trên có
thể nguyên nhân là do bé bị sâu, sún răng hoặc do gặp phải rắc rối nào
đó về răng miệng.
Bạn nên đưa bé đi thăm khám răng nếu trong trường hợp răngbéthay
sớm hơn bình thường, bạn sẽ nhận được những lời khuyên và tư vấn
hữu ích trong trường hợp này.
Vệ sinh răng miệng thế nào trong thời điểm này?
Hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng rất quan trọng giúp
cho trẻ có ý thức vệ sinh và loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên
quan đến răng miệng.
Trước hết là việc dạy trẻ cách đánh răng đúng cách, bạn hãy thực hiện
cùng bé để trẻ cảm thấy vui thích hứng thú với thói quen này. Một
ngày nên đánh răng 2 lần hoặc thậm chí là sau mỗi bữa ăn.
Chọn mua kem đánh răng cho bé cũng là vấn đề không ít các bậc cha
mẹ băn khoăn. Theo lời khuyên của nha sĩ bạn nên chọn loại kem
đánh răng có chứa thành phần florua để giúp răng chắc khỏe và ngừa
sâu răng.
Hạn chế việc thu nạp quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá
lạnh đều gây tổn hại cho men răng.
Hướng dẫn trẻ dùng chỉ tơ nha khoa nếu thấy cần thiết.
Cần thay đổi chế độ ăn uống trong giai đoạn thay răng?
Điều này rất cần thiết bởi nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất nói
chung cho cơ thể và đặc biệt hàm lượng canxi thì quá trình mọc răng
của bé sẽ nhanh hơn.
Ngoài ra, việc lựa chọn thực phẩm có vai trò quan trọng với bé trong
giai đoạn này, giúp bé dễ nhai và ăn ngon miệng hơn, các bác sĩ nha
khoa khuyên bạn nên cho bé ăn các thực phẩm mềm thay vì những đồ
ăn cứng. Hạn chế những loại thực phẩm giàu axit vì men răng của bé
là một lớp mỏng, phủ bên ngoài hàm răng. Thực phẩm chứa axit đã
được chứng minh răng có ảnh hưởng không tốt tới men răng.
Lưu ý: Hãy nhắc nhở bé không nên chạm tay hoặc đẩy lưỡi vào vị trí
thay răng sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và kéo dài thời gian mọc răng
mới.
Một số trẻ khithayrăng thường có cảm giác đau đớn và chảy máu lợi.
Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau.
Một số loại thuốc giảm đau nên được khuyên dùng là các loại có
Ibuprofen, Acetaminophen.
Cuối cùng đừng quên đưa bé đến thăm khám răng miệng trong vòng 6
tháng/lần.
.
Những lưu ý khi bé yêu
thay răng
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng? Trong thời điểm bé thay
răng nên vệ sinh răng miệng như thế nào? Lưu ý gì. uống với bé yêu? Đó là những thắc mắc băn khoăn của
không ít bậc cha mẹ khi con trẻ bước vào độ tuổi thay răng.
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng?