1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135/8T pot

87 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 875,57 KB

Nội dung

Đề tài Nâng cấp hệ thống đo lường điều khiển máy nén khí UK135/8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn 1 Với đề tài "Nâng cấp hệ thống đo lường điều khiển máy nén khí UK135/8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn" Phần I: TÌM HIỂU HỆ ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN MÁY NÉN KHÍ UK135/8T CHƯƠNG 1 Tìm hiểu tổng quan về máy nén khí 1.1. Vai trò chức năng của máy nén khí trong nhà máy Nhiệm vụ của máy nénnâng áp suất cho một chất khí nào đó cấp đủ lưu lượng cho các quá trình công nghệ khác, tạo ra sự tuần hoàn của lưu thể trong chu trình hoặc duy trì áp suất chân không ( cô chân không, sấy thăng hoa) cho các thiết bị khác. Trong nhà máy xi măng nó có nhiệm vụ cụ thể là: -Ổn định dòng chuyển động của liệu. -Xử lý trường hợp liệu bị ùn tắc trong các ống dẫn. -Trộ n hay đồng nhất liệu trong quá trình cuối giữa Clanhke các phụ gia. 1.2. Phân loại máy nén khí Máy nén có thể phân loại như sau: 9 Máy nén làm việc theo nguyên lý thể tích gồm có máy nén pitông, máy nén rôto cánh trượt, máy nén trục vít… 9 Máy nén ly tâm. 2 9 Máy nén làm việc theo nguyên lý cánh nâng. 9 Máy nén tuye. 9 Máy nén một hoặc nhiều cấp. 9 Theo đối tượng nén: máy nén không khí, máy nén khí CO 2 , máy nén hơi NH 3 , máy nén hơi Freon… Theo đặc điểm cấu tạo: máy nén kín, nửa kín nưa hở (đối với động cơ ). 1.3. Tổng quan về nguyên lý hoạt động của máy nén khí Nguyên lý hoạt động: Máy nén là nhóm máy công tác trong các loại máy thuỷ lực.Khi đi qua máy công tác, lưu thể thu nhận năng lượng. Ngược lại khi đi qua máy động lực thì lưu thể cho năng lượng. Trong quá trình nhận hay cho năng lượng của lưu thể đều tuân theo định lu ật Becnuli. Các máy công tác làm việc theo nguyên lý chính sau đây : 9 Nguyên lý thể tích. 9 Nguyên lý cánh nâng. 9 Nguyên lý ly tâm. 9 Nguyên lý phun tia. 1.3.1 Nguyên lý thể tích Nguyên lý thể tích được ứng dụng thiết kế để chế tạo máy nén. Ở các máy nén thì lưu thể là các chất khí hay hơi. Nguyên lý chính của máy là tạo ra một dung tích thay đổi từ nhỏ đến lớn ngược lại, khi dung tích của máy tăng từ giá trị bằng không đến giá trị lớn nhất được gọi là quá trình hút lưu thể, khi dung tích giảm về không được gọi là quá trình nén đẩy lưu thể. Cứ mỗi lần hút đẩ y máy vận chuyển một lượng lưu thể nhất định, 3 dung tích này phụ thuộc vào cấu tạo vòng quay của máy cũng như tính chất áp lực của lưu thể. Trong quá trình máy hoạt động sự thay đổi trạng thái của lưu thể luôn tuân theo định luật sau đây: PV = const PV K = const. Trong đó: P-là áp suất lưu thể; V-là thể tích lưu thể; k- hệ số ; k = 1,4; Khi máy làm việc với lưu thể không co dãn ( V = const ) cần tránh tăng hay giảm quá nhanh thể tích làm việc của máy để không làm hư hỏng máy hoặc cháy động cơ do quá tải. Muốn thế cần chú ý: - Trước khi cho máy chạy cần mở van phía cửa đẩy. - Lắp van an toàn để xả nhanh lưu thể từ không gian nén sang không gian hút của máy. 1.3.2 Nguyên lý ly tâm Nguyên lý này giúp ta ngiên cứu chuyển động của chất lỏng chứa đầy trong kênh. 1.3.3 Nguyên lý cánh nâng Đây là nguyên lý thể hiện chiều chuyển động của lưu thể cùng các lực tác dụng lên cánh, nguyên lý này được ứng dụng trong các máy nén hướng trục. 1.3.4 Nguyên lý phun tia Nguyên lý này dựa trên định luật bảo toàn năng lượng của dòng lưu thể, khi áp suất tăng lên thì vận tốc giảm đi hoặc ngược lại, năng suất áp suất của máy tuỳ thuộc vào v ận tốc chất lưu. 4 1.4. Vai trò chức năng của hệ thống đo lường, điều khiển máy nén Để đảm bảo hoạt động của máy nén cũng như năng suất hoạt động của máy cần phải có hệ thống đo giám sát các thông số chất lưu, các thông số đó là: nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, từ các thông số đo được gửi về người vận hành sẽ dựa vào đ ó để điều chỉnh sao cho máy luôn hoạt động ở chế độ an toàn, đúng các thông số kỹ thuật cho phép, hoặc các thông số đo sẽ được chuyển thành các tín hiệu điện áp hoặc dòng điện bằng các bộ chuyển đổi để đưa vào các đầu vào của PLC. Hệ thống điều khiển máy nén khí nhằm thay đổi các thông số chất lưu ở giới hạn cho phép, ổn định hoạ t động của máy, giúp cho việc khởi động dừng máy. Mạch điều khiển là các mạch điện gồm các rơle, rơle thời gian, các công tắc tơ, áptômát, khởi động từ, các khoá điều khiển tạo thành các mạch dừng, mạch khởi động, mạch bảo vệ lắp trên các tủ điều khiển. 5 CHƯƠNG 2 Tìm hiểu cấu tạo vận hành của máy nén khí UK135/8T do Nga chế tạo 2.1. Cấu tạo của máy nén khí UK135/8T -Gồm các động cơ bơm dầu phụ, bơm hút, đẩy, nguồn cung cấp cho động cơ là nguồn 380/220v, tần số công nghiệp f = 50hz. -Hệ thống bao gồm các ống hút ống xả, các tuabin. -Hệ thống van bao gồm: 9 Van tiết lưu. 9 Van nhánh. 9 Van dầu đẩy. 9 Van cấp nước. 9 Van thoát nước. Xét cấu tạo của các van: Van có ảnh hưởng r ất lớn đến hệ số cấp của máy nén khí. Nhiệm vụ của chúng là phải đóng mở đúng lúc, khi đóng phải kín, khi mở phải ít gây tổn thất trở lực, tuổi thọ cao, dễ chế tạo, dễ thay thế, không tạo ra nhiều không gian chết. Các bộ phận chính trong mỗi van là: đĩa van, lá van, lò xo, chụp dẫn hướng. 6 Đĩa van được khoan tạo ra các lỗ van. Kích thước đĩa van, kích thước lỗ van phụ thuộc vào độ lớn máy nén khí. Vật liệu chế tạo đĩa van là: gang thép 45 hay thép 40X. Lợi tì cho lá van phải có độ bóng ▼9 hoặc ▼10, các bề mặt còn lại của đĩa van chỉ cần có độ bóng ▼7 là được. Lá van làm việc ở chế độ nặng tải, tần số chu kỳ của nó đúng bằng số vòng quay của trục máy. Vì v ậy vật liệu chế tạo lá van phải là thép lò xo như 70C 2 XA, hoặc Y10A, hoặc 30XГCA. Độ cứng của lá van là HRC48-54. Lá van hình tròn hoặc vành khăn có chiều dày từ 1,5÷2mm. -Thùng dầu. -Máy lọc không khí. -Cơ cấu truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ. -Hệ thống bảo vệ bao gồm: 9 Các đèn báo khi xảy ra sự cố. 9 Các chuông báo tín hiệu âm thanh khi có sự cố. -Hệ thống đo giám sát các thông số bao gồm: nhiệt độ, áp suất, lưu l ượng các thông số trên được đo kiểm tra bằng các thiết bị đo Dòng điện trong các động cơ máy nén được đo bằng Ampemet. -Hệ thống khởi động dừng động cơ được điều khiển tại tủ điều khiển bao gồm các công tắc tơ, rơle, aptomat, khởi động từ các khoá điều khiển tạo thành các mạch dừng các mạch khởi động. 2.2. Đặc tính kỹ thuật của máy nén khí UK135/8T -Nguồn năng lượng cấp cho hệ thống tự động là nguồn 380/220v,tần số f=50hz. - Công suất định mức của mạng điều khiển va dòng không quá 4kw. - Điều chỉnh áp suất được thực hiện bằng cách thay đổi năng suất của máy nén khí từ 100% đến 0%. 7 Giới hạn điều chỉnh áp suất tuyệt đối : UK-100/6,5 2.5 – 6.5 Kg/cm 2 UK- 135/8 3.0 – 7.8 Kg/cm 2 - Dừng sự cố máy nén khí đồng thời phát ra tín hiệu âm thanh, ánh sáng theo các thông số sau đây : 9 Khi nhiệt độđỡ nhiệt độ dầu ra khỏi ổ đỡ lên đến 80 0 C 9 Khi nhiệt độ khí trên đường ống chính lên đến 40 0 C . 9 Khi áp suất dầu trong ống chính giảm đến 0,5 Kg/cm 2 . 9 Khi lưu lượng nước giảm đến 60 m 3 / h. Kiểm tra trực quan : 9 Áp suất khí trên đường ống xả. 9 Áp suất khí trên đường ống hút. 9 Áp suất dầu trong ống góp. 9 Lưu lượng khí cần thiết so với nguồn cấp. 9 Dòng điện của động cơ điện của máy nén khí. - Bộ phận điều chỉnh có thể thực hiện điều khiển tự động từ xa hoặ c bằng tay. - Kích thước tủ điều khiển 2.200 x 1.200 x 600 mm. Tủ phân phối 1.920 x 900 x 435 mm. 2.3. Sơ đồ nguyên lý điện 2.3.1. Sơ đồ nguyên lý điện đo lường điều khiển, bảo vệ máy nén khí UK135/8T (hệ thống điều khiển) 8 2.3.2. Hệ thống rơle mạch điều khiển • 1P 2P là cặp rơle trung gian tự duy trì cùng với công tắc cuối KBO-III: sẵn sàng, chuẩn bị khởi động ở chế độ tự động. • 3P: là rơle trung gian cho phép khởi động. • 4P: báo hiệu động cơ đã được đóng điện qua cặp tiếp điểm БKC. • 6P: rơle đ iều khiển bơm dầu khởi động. • 7P: rơle bảo vệ áp lực dầu. • 8P: rơle chuẩn bị khởi động van nhánh. • 9P: rơle chuẩn bị khởi động van tiết lưu. • 10P: rơle bảo vệ áp lực nước qua cặp tiếp điểm PKC. • 11P: rơle bảo vệ lưu lượng khí. Tác động khi lưu lượng khí giảm dưới 60 m 3 /p. • 12P: rơle bảo vệ nhiệt độ dầu. • 13P: rơle bảo vệ nhiệt độ khí. • 14P: rơle trung gian. • 15P: rơle sự cố máy nén khí. • 16P: rơle kiểm tra tín hiệu đèn. • 20P: rơle bảo vệ nhiệt độ gối đỡ. • PB: rơle thời gian, • TC1: đèn báo tủ đã được đóng điện. 9 • TC2: đèn báo cho phép khởi động. • TC3: đèn báo động cơ đã đóng điện. • TC4: đèn báo áp lực dầu thấp hơn định mức. • TC5: đèn báo áp lực nước thấp hơn định mức. • TC6: đèn báo bơm dầu phụ đã được đóng điện. • TC7: đèn báo nhiệt độ dầu tăng quá định mức. • TC8: đèn báo nhiệt độ khí tăng quá định mức. • TC12: đèn báo nhiệt độ gối đỡ tăng quá định mức. • TC13: đèn báo rơle bảo vệ động cơ điện tác động, • K1: nút ấn đưa máy làm việc ở chế độ tự động. • K2: nút ấn dừng sự cố. • K3: nút ấn thử tín hiệu đèn. • A1: aptomat đóng điệ n van tiết lưu. • A2: aptomat đóng điện van nhánh. • A3: aptomat đóng điện van đẩy. • A4: aptomat đóng điện van nước vào. • A5: aptomat đóng điện van nước ra. • A6: aptomat đóng điện bơm dầu khởi động. • A7: aptomat tổng. • A8: aptomat tủ điều khiển. • MП1: khởi động từ van tiết lưu. • MП2: khở i động từ van nhánh. • MП3: khởi động từ van dầu đẩy. • MП4: khởi động từ van nước vào. • MП5: khởi động từ van nước ra. • MП6: khởi động từ bơm dầu khởi động. [...]... hệ thống đo chưa được số hoá, các đầu ra của thiết bị đo là các tín hiệu chưa được chuẩn hoá để đưa đi điều khiển chỉ dừng lại ở mức độ đo để kiểm tra các thông số sau đó điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí, chưa tự động hoá được quá trình đo điều khiển hệ thống 4.2 Ý tưởng nâng cấp hệ thống các phuơng án nâng cấp 4.2.1 Các phương án nâng cấp hệ thống Dựa vào yêu cầu điều khiển của bài toán và. .. với trọng lượng hệ thống phao thì phao ngừng chuyển động lõi ferit sẽ có một vị trí xác định trong biến áp vi sai Điện áp Ur là đại lượng biểu thị lưu lượng của dòng chảy trong đường ống Cấp chính xác của Rôtamét là 1,5 2,5 26 27 CHƯƠNG 4 Những hạn chế trong đo lường điều khiển máy nén khí UK135/8T phương hướng nâng cấp hệ thống 4.1 Những hạn chế Về mặt điều khiển toàn bộ hệ thống hoạt động... chương trình điều khiển -Hoạt động của hệ thống chưa được tối ưu hoá -Không thể tiến hành điều khiển trực tiếp trên một màn hình máy tính vì không có phần mềm tích hợp các chương trình điều khiển giám sát hệ thống 2.Phương án 2: Sử dụng PLCS7-200 để viết chương trình và điều khiển hệ thống theo đúng yêu cầu đặt ra vì số đầu vào đầu ra của hệ thống không quá lớn chương trình điều khiển cũng không... theo dõi hoạt động của máy đồng thời có thể điều khiển máy tại một trung tâm điều khiển xa hiện trường ,bao quát toàn bộ hoạt động của máy tại một máy tính trung tâm 31 Phần II NÂNG CẤP HỆ THỐNG DÙNG PLCS7-300 CHƯƠNG 1 1.1 Xây dựng mô hình hệ thống Mô hình hệ thống Hoạt động của hệ thống được mô tả như sau: Tín hiệu đầu vào của PLC được lấy từ thiết bị hiện trường là máy nén khí: bao gồm tín hiệu của... điểm của phương án: -Giá thành nâng cấp khá rẻ -Chương trình điều khiển linh hoạt khắc phục được các lỗi điều khiển các sự cố được khắc phục cảnh báo hoàn toàn -Có phần mềm theo dõi giám sát hoạt động hệ thống trực tiếp được trên một máy tính trung tâm +)Nhược điểm của hệ thống: -Chỉ ứng dụng được trong các hệ thống điều khiển nhỏ không đáp ứng được cho các hệ thống lớn 3.Phương án 3: Sử dụng... thuật đặt ra, dựa vào số đầu vào điều khiển số đầu ra điều khiển em xin đưa ra các phương án có thể thực hiện nhiệm vụ đặt ra như sau: 1.Phương án 1: Sử dụng LOGO230RLC để viết chương trình điều khiển máy nén khí đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, sử dụng một Screen để theo dõi hoạt động hệ thống bằng chương trình riêng 28 +)Ưu điểm của phương án : -Giá thành nâng cấp rẻ -Ngôn ngữ lập... các bộ phận kiểm soát điều chỉnh được điều khiển bằng các nút bấm của điều khiển từ xa, khởi động bơm dầu được đóng khi quay khoá sang vị trí điều khiển tù xa 2.4.2 Khởi động máy nén khí Khi khởi động máy nén khí cần phải quay khóa KY sang bên phải,sau đó : - Đóng điện động cơ máy nén khí đèn “động cơ đã đóng điện” sáng lên - Vì cùng đồng thời làm việc nên áp suất dầu của máy bơm dầu cơ học (bơm... chương trình điều khiển cho máy nén, toàn bộ quá trình giám sát điều khiển có thể được tiến hành trên máy tính trung tâm bằng phần mềm công nghiệp tích hợp cho hệ thống PCS7 29 +)Ưu điểm của phương án: -Thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của bài toán -Linh hoạt trong điều khiển -Có thể ứng dụng cho một hệ thống lớn cho nhiều máy nén -PLCS7-300 được ứng dụng rộng rãi phổ biến trong các nhà máy hiện nay... học tập sử dụng nó cho người điều khiển dễ dàng +)Nhược điểm hệ thống: -Giá thành đắt hơn các phương án trên 4.2.2 Lựa chọn phương án nâng cấp Dựa vào các phân tích yêu cầu đặt ra em chọn phương án 3 để nâng cấp hệ thống bởi các lý do sau: -Bài toán được giải quyết một cách tối ưu -Tiện lợi trong sử dụng vì các lệnh lập trình không phức tạp, hệ thống đơn giản -Sử dụng cho một máy nén khí thì... một máy nén khí thì giá thành nâng cấp đắt nhưng cho nhiều máy nén thì giá thành lại rẻ -Để giúp cho việc nghiên cứu sử dụng nó trong điều khiển bởi nó rất phổ biến hiện nay -Và mục đích chính là cho việc học tập tìm hiểu nó trong đề tài tốt nghiệp của em 4.3 Tổng hợp lại yêu cầu bài toán các công việc nâng cấp Số đầu vào điều khiển là 22 đầu vào, số đầu ra điều khiển là 31 đầu ra, các công . Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135/8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn 1 Với đề tài " ;Nâng cấp hệ thống đo. thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135/8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn" Phần I: TÌM HIỂU HỆ ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN MÁY NÉN KHÍ UK135/8T

Ngày đăng: 19/03/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w