LÀMGÌVỚI "SIÊU QUẬY" TUỔIMỌCRĂNG?
Mọi nỗ lực áp đặt luật lệ hay đưa ra hình phạt đều vô ích ở tuổi này;
con bạn chưa đủ phát triển hay hiểu ngôn ngữ để biết phân biệt đúng
sai. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải để mặc cho con phá
tan hoang phòng khách. Với sự dẫn dắt đầy thương yêu, bạn có thể
ngăn không cho con gây rắc rối, giữ cho nhà cửa cũng như thần kinh
của mình được nguyên vẹn.
Đừng la hét quát nạt
Nếu bắt gặp con mình đang xé toạc một trang sách, bạn sẽ bị thôi
thúc phải hét lên. Nhưng la hét chỉ làm bé sợ hãi và bối rối mà thôi.
Thay vì vậy, hãy cho bé một thứ đồ chơi phù hợp hơn để quăng quật
trong khi bạn cất sách đi. Hoặc bạn có thể ôm con vào lòng, mở bài
hát bé yêu thích để hai mẹ con cùng nhún nhảy.
Hướng sự chú ý của bé sang chỗ khác
Trẻ con rất dễ bị phân tâm, nên khi bạn thấy bé bò về phía cái điều
khiển TV, chỉ cần bế con lên và cho bé xem thứ khác thú vị không
kém: một món đồ chơi màu mè, miếng ghép hình, tô nhựa và muỗng
gỗ, hay thậm chí là một cái túi giấy nhàu nát. Nhớ là phải ôm bé vào
lòng nựng nịu và nói giọng thật hào hứng, 'Mẹ con mình đi xem trong
ngăn kéo có cái gì nào!'
Học cách lý giải những hành động của bé
Đôi khi, xử sự hung hăng có thể là dấu hiệu ám chỉ cảm xúc của con,
đặc biệt là khi bé đã mệt và buồn ngủ hay đã ngán ăn. Ví dụ như nếu
con bạn hất văng đậu tung toé khắp sàn, đó có thể là do bé đang làm
một thí nghiệm theo kiểu Galileo để xem thử chuyện gì xảy ra khi đồ
vật rơi từ trên cao xuống; nhưng đó cũng có thể là cách bé nói mình
đã no rồi. Hãy cất thức ăn đi và cho bé một thứ gì đó ít gây bừa bộn
hơn khi làm rơi, ví dụ như khăn mặt hay một chiếc ly rỗng. Bạn có
thể thử cho con ăn lại sau đó một chút.
Làm gương cho bé noi theo
Hành động có tác dụng hơn lời nói, đặc biệt là khi con bạn quá nhỏ
không hiểu bạn đang nói gì. Thay vì cứ luôn miệng 'Đừng làm thế',
hãy minh hoạ cho con bạn thấy những gì bé được làm. Ví dụ như,
nếu con kéo đuôi chó, hãy cầm tay bé vuốt ve chú chó thật nhẹ
nhàng và nói, 'Con phải chơi tử tế với Max như thế này này.'”
Hãy sử dụng từ “Không” một cách khôn ngoan.
Mặc dù con bạn có thể không hiểu được lời nói, bé hoàn toàn có thể
nhận ra được giọng điệu bạn sử dụng, và một tiếng “Không!” lớn và
dứt khoát có thể là một công cụ hữu hiệu, Nhưng nếu lần nào bé phá
phách bạn cũng dùng chữ “Không!” thì sẽ mất tác dụng. Hãy để dành
nó cho những lúc con bạn thực sự gặp nguy hiểm và có thể tự làm
mình bị thương, ví dụ như khi bé ở gần bếp lửa hay đang tìm cách
leo lên tủ, kệ trong nhà. Sau đó, hãy nhanh chóng bế bé ra khỏi chỗ
đó và làm mặt thật nghiêm. Trẻ con rất tập trung vào các biểu hiện
trên mặt; đó là cách chúng hiểu được người khác vào thuở ban đầu.
Nhưng đừng mong bé sẽ ghi nhớ bài học an toàn của bạn vào lần
sau – bạn vẫn cần phải để mắt trông chừng con mình.
Hãy thư giãn
Dĩ nhiên, cho dù bạn có thường xuyên tự nhủ rằng, “Chỉ là trẻ con thôi mà!”,
cũng có những lúc trò quậy phá của bé khiến bạn phát điên. Vấn đề quan
trọng là phải tự kiểm soát bản thân trước khi bạn mất bình tĩnh và trút hết lên
đầu con mình. Hãy nhắm mắt lại, hít thật sâu và ngồi yên cho đến khi bình
tĩnh lại. Sau đó gọi một người bạn đến trông bé trong khoảng nửa tiếng trong
khi bạn đi dạo hay ngâm mình trong bồn tắm – hoặc nếu như không có ai,
hãy cho bé vào trong cũi với một vài món đồ chơi trong lúc bạn xả hơi
khoảng 10 phút.
Khi con bạn lớn hơn một chút và sắp khóc, bạn cũng có thể nói, “Mình nghỉ
một lát nhé. Mẹ sẽ ôm con, hai mẹ con mình sẽ hít thở và thư giãn một lúc
cho đến khi cả hai cùng cảm thấy khá hơn
. LÀM GÌ VỚI "SIÊU QUẬY" TUỔI MỌC RĂNG?
Mọi nỗ lực áp đặt luật lệ hay đưa ra hình phạt đều vô ích ở tuổi này;
con bạn chưa.
không hiểu bạn đang nói gì. Thay vì cứ luôn miệng 'Đừng làm thế',
hãy minh hoạ cho con bạn thấy những gì bé được làm. Ví dụ như,
nếu con kéo