THƯ VIỆN PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2019 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 One Commune One Product Lạng Sơn (OCOP Lạng Sơn) LẠN[.]
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
ĐỀ ÁN
CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨMTỈNH LẠNG SƠN, GIAI ĐOẠN 2019-2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030One Commune One Product Lạng Sơn (OCOP-Lạng Sơn)
Trang 2LẠNG SƠN, NĂM 2019
Trang 3MỤC LỤC
CÁC THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ ÁN
1 Tên Đề án: 1
2 Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn 1
3 Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 1
4 Một số khái niệm về chương trình: “Mỗi xã một sản phẩm” 1
MỞ ĐẦU1 Bối cảnh chung 2
2 Căn cứ pháp lý xây dựng đề án 2
2.1 Văn bản của Trung ương: 2
2.2 Văn bản của tỉnh 3
3 Phương pháp nghên cứu lập Đề án 4
3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin: 4
3.2 Phương pháp phân tích thống kê 4
3.3 Phương pháp chuyên gia 4
3.4 Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL 4
3.5 Phương pháp lập bản đồ chuyên ngành nông nghiệp 4
PHẦN THỨ NHẤTSỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” 5
I THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH LẠNG SƠN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁCSẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG 5
1 Thông tin chung tỉnh Lạng Sơn 5
1.1 Vị trí địa lý 5
1.2 Điều kiện tự nhiên 5
1.3 Tài nguyên thiên nhiên 5
1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 6
1.5 Tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh Lạng Sơn 6
1.6 Khái quát về làng nghề, ngành nghề nông thôn, các sản vật, sản phẩm truyền thống, sảnphẩm có lợi thế và tiềm năng phát triển, cạnh tranh thị trường 7
II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN PHẨM NÔNG, LÂM,THỦY SẢN, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH 8
1 Phân tích hiện trạng các HTX, SMEs, hộ gia đình kinh doanh trên cơ sở lựa chọn những sảnphẩm chủ lực, triển vọng phát triển OCOP 8
2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 9
2.1 Phương thức và hình thức tiêu thụ sản phẩm 9
2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 9
2.3 Tình hình đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ, thương hiệu sản phẩm 10
3 Phân tích chuỗi giá trị của một số sản phẩm tiềm năng, sản phẩm có doanh thu lớn 10
4 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thời cơ/thách thức (SWOT) trong việc pháttriển và thương mại hóa các sản phẩm OCOP tại tỉnh 12
4.1 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, thách thức trong triển khai Chương trìnhOCOP 12
4.2 Chiến lược triển khai Chương trình OCOP dựa trên phân tích SWOT 13
Trang 41 Tổng hợp những vấn đề cơ bản về khu vực nông thôn Lạng Sơn 15
2 Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 vàgiai đoạn 2016-2018 17
2.1 Giai đoạn 2011-2015 17
2.2 Giai đoạn 2016-2018 17
3 Yêu cầu nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 17
PHẦN THỨ HAIKINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾKHU VỰC NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VỀ TRIỂNKHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM 19
I KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC NÔNG THÔNTHÔNG QUA PHONG TRÀO “MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM” 19
1 Phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản 19
2 Chương trình OTOP của Thái Lan 19
II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI OCOP TẠI VIỆT NAM 20
1 Kết quả thực hiện đề án mỗi làng một nghề 20
2 Tình hình triển khai OCOP ở Việt Nam 20
3 Kết quả và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm từtỉnh Quảng Ninh 21
III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO LẠNG SƠN 21
1 Tổ chức thực hiện Chương trình OCOP là một Chương trình phát triển kinh tế 21
1.1 Tạo ra sản phẩm có giá trị cao 21
1.2 Thúc đẩy sự sáng tạo 21
1.3 Bài học kinh nghiệm 22
2 Tuân thủ các nguyên tắc của OCOP 22
IV THÔNG TIN DỰ BÁO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢNPHẨM TỈNH LẠNG SƠN 22
PHẦN THỨ BANỘI DUNG ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” 24
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 24
I MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN CHƯƠNGTRÌNH 24
1 Mục tiêu của Chương trình 24
1.1 Mục tiêu tổng quát 24
1.2 Mục tiêu cụ thể 24
2 Phạm vi đối tượng, nguyên tắc thực hiện Đề án OCOP 26
Trang 52.1 Phạm vi thực hiện 26
2.2 Đối tượng thực hiện, bao gồm 26
2.3 Nguyên tắc thực hiện 26
II TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHU TRÌNH OCOP 27
1 Bước 1: Tuyên truyền, hướng dẫn về Chương trình OCOP 27
2 Bước 2: Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm 27
3 Bước 3: Xây dựng kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh 27
4 Bước 4: Triển khai kế hoạch dự án sản xuất kinh doanh 28
5 Bước 5: Đánh giá và xếp hạng sản phẩm 28
6 Bước 6: Xúc tiến thương mại 28
III XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNGĐẾN NĂM 2030 28
1 Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 05/06 nhóm 28
2 Phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP 28
IV CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA ĐỀ ÁN 29
1 Nhiệm vụ xây dựng Bộ công cụ quản lý OCOP 29
2 Nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm theo phân ngành/nhóm sản phẩm 29
3 Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP 30
7 Các Đề tài/dự án ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm 32
8 Hoạt động hợp tác quốc tế OCOP 32
9 Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm 32
10 Hoạt động thông tin truyền thông OCOP 33
V NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 33
1 Tổng kinh phí thực hiện 33
2 Nguồn vốn thực hiện 37
VI HIỆU QUẢ, Ý NGHĨA TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ, PHƯỜNGMỘT SẢN PHẨM TỈNH LẠNG SƠN 37
1 Hiệu quả của Chương trình OCOP 37
1.1 Hiệu quả kinh tế 37
1.2 Hiệu quả văn hóa, xã hội, môi trường 38
2 Ý nghĩa, tác động của OCOP 38
PHẦN THỨ TƯNHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘTSẢN PHẨM LẠNG SƠN 39
I CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC 39
1 Các cấp ủy, chính quyền các cấp 39
2 Cộng đồng 39
Trang 6II XÂY DỰNG HỆ THỐNG VẬN HÀNH OCOP 39
IV PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC KINH TẾ OCOP 42
1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh 42
2 Quản trị và quản lý chất lượng 43
V CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN 43
VI HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN 43
1 Nguồn lực từ cộng đồng 43
2 Nguồn kinh phí thực hiện 44
VII GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 44
PHẦN THỨ NĂMTỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM LẠNG SƠN 45
I TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 45
1 Tổ chức hội nghị quán triệt các cấp 45
2 Xây dựng bộ máy quản lý điều hành Đề án các cấp 45
3 Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giai đoạn và theo từng năm 45
II PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 45
1 Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh 45
2 Các sở, ngành, đơn vị 45
2.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 45
2.2 Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh 46
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư 46
2.9 Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch 47
2.10 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 47
2.11 Sở Thông tin và Truyền thông 48
2.12 Liên minh HTX tỉnh 48
2.13 Hội Nông dân 48
2.14 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn 48
2.15 Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 48
Trang 72.16 Các tổ chức tín dụng 48
2.17 Các Sở, ngành liên quan 48
2.18 Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội khác 49
2.19 Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh 49
2.20 UBND các huyện, thành phố 49
2.21 UBND xã 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊI KẾT LUẬN 50
II ĐỀ NGHỊ 50
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEO : Chief Executive Officer (Giám đốc)
Chương trình NTM & GN
: Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo
OCOP : One Commune One Product (Mỗi xã, phường Một sản phẩm)OTOP : One Tambon One Product (Mỗi làng/cộng đồng một sản phẩm)OVOP : One Village One Product (Mỗi làng xã Một sản phẩm)
OCOP tỉnh : Ban điều hành OCOP tỉnh Lạng Sơn
OCOP huyện : Thường trực Chương trình OCOP cấp huyệnOCOP-LS : Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn
PPP : Public Private Partnership (Hợp tác công - tư)PTNT : Phát triển nông thôn
PTTH : Phát thanh truyền hìnhR&D : Nghiên cứu và Phát triển
SMEs : Small and Medium Enterprises (Các doanh nghiệp vừa và nhỏ)SWOT :Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats (Điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ/ thách thức)
TNHH : (Công ty) Trách nhiệm hữu hạn
TOT : Training of Trainers (Đào tạo tiểu giảng viên)UBND : Ủy ban nhân dân
YHCT : Y học cổ truyền
Trang 9CÁC THÔNG TIN CHUNG CỦA ĐỀ ÁN1 Tên Đề án:
Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2020,định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là OCOP-Lạng Sơn).
Tên tiếng Anh “One commune one product”, viết tắt là OCOP
2 Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn.3 Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
4 Một số khái niệm về chương trình: “Mỗi xã một sản phẩm”
- Xã: Là một khái niệm mang tính ước lệ chỉ một cộng đồng dân cư cụ thểnào đó, không phân biệt theo địa giới hành chính, cũng như về quy mô Có thể mộtxã, hoặc nhiều xã, liên xã, liên huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm
- Một sản phẩm: Là một khái niệm mang tính ước lệ dùng để chỉ sản phẩmđặc trưng của một cộng đồng dân cư nào đó tạo ra Sản phẩm có thể là hàng hoáhoặc sản phẩm dịch vụ, nó mang những đặc điểm rất riêng biệt của nơi sản xuất ranó, khiến cho mọi người có thể dễ dàng nhận ra nơi sản xuất giữa những sản phẩmcùng loại Đồng thời, sản phẩm cũng phải mang đầy đủ các yếu tố cấu thành củanó bao gồm phần cốt lõi, bao bì, nhãn mác, tiêu chuẩn, chất lượng, chứng nhận,hướng dẫn sử dụng, chăm sóc khách hàng,
Khái niệm một sản phẩm: Được sử dụng ở đây hết sức mềm dẻo và khả thi.Một làng/xã/phường, một cộng đồng dân cư có thể phát triển một hoặc nhiều sản
phẩm của mình, nhưng có khi hai hay nhiều làng/xã/phường có thể kết hợp với
nhau theo kiểu sản xuất dây chuyền (có làng chỉ sản xuất bán thành phẩm, làmnguyên liệu cho “làng” khác hoàn chỉnh sản phẩm) để tạo ra một loại sản phẩm,hàng hoá nào đó (Nguồn:Từ tài liệu chương trình tập huấn OCOP của Bộ Nôngnghiệp)
Khái niệm sản phẩm: đối với Chương trình OCOP được hiểu trên phạm vi06 nhóm ngành/hàng, tạo ra các sản phẩm cụ thể đã qua chế biến, bao gói và đảmbảo các tiêu chuẩn theo quy định, các nhóm ngành/hàng trong Chương trìnhOCOP, cụ thể:
(1) Nhóm thực phẩm: Tạo ra các sản phẩm trong chế biến đồ ăn (ví dụ: từrau, thịt, trứng, )
(2) Nhóm đồ uống: Tạo ra các sản phẩm đồ uống có cồn (ví dụ: rượu, bia, )hoặc không cồn (ví dụ: nước khoáng, nước ép hoa quả, )
(3) Nhóm dược liệu: Tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu dược(ví dụ: cao dược liệu, nước tắm, các loại trà thảo mộc, )
(4) Nhóm vải và may mặc: Tạo ra các sản phẩm từ bông, sợi sử dụng may, dệt(5) Nhóm Lưu niệm - Nội thất - trang trí: Tạo ra các dòng sản phẩm đồtrang sức, lưu niệm, đồ gia dụng, hoa văn trang trí,
(6) Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bàn hàng: Tạo ra các sản phẩm du lịch,khám phá (ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống, )
(Nguồn: tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018)
Trang 10Mở đầu1 Bối cảnh xây dựng Đề án
Tỉnh Lạng Sơn có vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa, có địa hình phức tạp,chia cắt mạnh tạo nên nhiều điểm khác biệt so với nhiều tỉnh thành trong cả nước,nhiệt độ trung bình thấp dao động 21 – 220C; một số vùng có biên độ nhiệt ngàyđêm lớn đây là yếu tố thuận lợi phát triển các sản phẩm cây trồng, vật nuôi ôn đới(cây ăn quả, rau trái vụ, cây dược liệu, cá nước lạnh ) Tỉnh có nhiều danh lamthắng cảnh nổi bật thu hút khách du lịch trong và ngoài nước (Động Tam Thanh,động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn…,) Lạng Sơn còn là nơinổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như: Ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thànhnhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiếntrình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng BắcSơn Lạng Sơn cũng là nơi hội tụ những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộcvới những tập quán sinh hoạt, phong tục hội hè, những món ăn truyền thống, đặcbiệt là những làn điệu dân ca độc đáo như hát then (Tày, Nùng), hát sli sloong hàu,sình làng (Nùng), hát lượn slương (Tày), cỏ lẩu, đồng dao, hát quan lang…
Những đặc điểm nổi bật nêu trên là yếu tố thuận lợi để Lạng Sơn phát triểncác sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lễ hội truyền thống thông quadịch vụ du lịch gắn với phát triển cộng đồng.
Tuy nhiên, khả năng tận dụng và phát triển lợi thế chưa tương xứng với tiềmnăng: Hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu ổn định; việc áp dụng các tiến bộ kỹthuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa mạnh; các hình thức liên kết trongsản xuất chưa rõ ràng, thiếu tính ràng buộc; quy mô, phạm vi liên kết còn nhỏ Môhình tăng trưởng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn chủ yếuvẫn theo chiều rộng thông qua tăng quy mô (diện tích, lao động,…), tăng vụ, dựatrên các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (vốn, vật tư,…) và nguồn lực tựnhiên Do đó sản phẩm chỉ tạo ra được khối lượng nhiều, giá thành rẻ, ít hấp dẫndẫn đến giá trị thu nhập thấp; hiệu quả sử dụng tài nguyên chưa cao (đất, nước,cảnh quan, văn hóa truyền thống,…), phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất, tận dụngđiều kiện sẵn có chưa tạo sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm
Nhằm khai thác các lợi thế và tiềm năng của tỉnh, cũng như khắc phục cáctồn tại và góp phần thực hiện thành công Chương trình quốc gia Xây dựng nông
thôn mới, cần thiết phải xây dựng Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của
2 Căn cứ pháp lý xây dựng đề án2.1 Văn bản của Trung ương:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ươngvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hànhChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 củaBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Trang 11- Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững;
- Quyết định 1600/QĐ-TTg ,ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg, ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủĐiều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW, ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trungương các Chương MTQG giai đoạn 2016-2020 về ban hành Kế hoạch triển khaiChương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020
- Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 5/6/2017 của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt đề cương đề án “Chương trình quốc giamỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2030;
- Quyết định số 920/QĐ-BCT, ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương về việcban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã mộtsản phẩm giai đoạn 2019-2020.
2.2 Văn bản của tỉnh
- Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 24/12/2015 của Ban chấphành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVInhiệm kỳ 2015-2020;
- Quyết định số 1030/QĐ-UBND, ngày 02/7/2014 về việc Phê duyệt Quyhoạch phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến và xuất khẩu đến năm2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 2671/QĐ-UBND, ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh LạngSơn phê duyệt Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnhLạng Sơn thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2025;
- Chương trình hành động số 30/CTr-UBND, ngày 10/11/2014 của UBNDtỉnh Lạng Sơn về việc thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên ñịa bàn tỉnh Lạng Sơn;
- Chương trình hành động số 22/CTr-UBND, ngày 15/7/2016 của UBNDtỉnh Lạng Sơn về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mớitỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1815/QĐ-UBND, ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơnvề việc Phê duyệt Đề cương, dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Đề ánChương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2020, địnhhướng đến năm 2030.
Trang 123 Phương pháp nghiên cứu lập Đề án
3.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập thông tin:
Thông qua khảo sát trực tiếp và gián tiếp, thu thập các thông tin, tài liệu, sốliệu có liên quan đến nội dung lập đề án mỗi xã một sản phẩm như:
- Cơ sở doanh nghiệp, HTX, hộ (có đăng ký kinh doanh) thuộc lĩnh vựcnông lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp;
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA): Phục vụ điều tra khảo sáttrực tiếp những trường hợp điển hình, mô hình mẫu (case study): Thực trạng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, lao động của cơ sở, doanh nghiệp; những sản phẩm chủlực có tiềm năng phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
3.2 Phương pháp phân tích thống kê: So sánh, đánh giá diễn biến phát triển
cơ sở doanh nghiệp, HTX, hộ, tình hình sản xuất, kết quả sản xuất 4 năm (2015 2018).
-3.3 Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những chuyên gia về
những lĩnh vực có liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP
3.4 Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL
3.5 Phương pháp lập bản đồ chuyên ngành nông nghiệp: Về phát triển
sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ 1/100.000
Trang 13Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM”I THÔNG TIN CHUNG VỀ TỈNH LẠNG SƠN VÀ TIỀM NĂNGPHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM ĐẶC SẢN ĐỊA PHƯƠNG
1 Thông tin chung tỉnh Lạng Sơn 1.1 Vị trí địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Việt Nam; phía Bắcgiáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp tỉnhQuảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên,phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn Đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 231,74km, có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, đường sắt Đồng Đăng),01 cửa khẩu chính (Chi Ma) và 9 cửa khẩu phụ.
1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252m so với mực nướcbiển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè (Mẫu Sơn) 1.541m Địa hìnhđược chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đá chia cắtphức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánhcung Bắc Sơn–Văn Quan–Chi Lăng-Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứngvà nhiều đỉnh cao trên 550m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồmhệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 100–250.
Khí hậu tỉnh Lạng Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhưng có nétđặc thù của khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tương đốidài và khá lạnh Nhiệt độ trung bình từ 21 - 220C, lượng mưa từ 90 - 132 mm, độẩm từ 83 - 85%; số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.
1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 831.009 ha Toàn
tỉnh có 3 loại đất chính, đất feralit của các miền đồi và núi thấp (dưới 700), chiếmtrên 90% diện tích tự nhiên, đất feralit mùn trên núi cao (700 – 1.500 m), đất phùsa chiếm 1,13% diện tích tự nhiên; ngoài ra là các loại đất than bùn, đất nôngnghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu, cây lâm nghiệp chiếm 8,87% diện tích tự nhiên.
- Tài nguyên nước: Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá phong phú Lạng
Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam,sông Tiên Yên - Ba Chẽ (hay Nậm Luổi - Đồng Quy) và sông Nà Lang.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 681.151 ha,
trong đó diện tích trong quy hoạch là 634.925 ha (rừng đặc dụng là 13.485 ha, rừngphòng hộ là 128.103 ha, rừng sản xuất 493.337 ha) Diện tích đất lâm nghiệp córừng là 518.770 ha, chiếm 62,43% diện tích đất tự nhiên, trong đó, diện tích trong3 loại rừng (đặc dụng 11.800 ha, rừng sản xuất 369.207,6 ha, rừng phòng hộ93.371 ha); diện tích ngoài 3 loại rừng 44.391 ha
Trang 141.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4.1 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống
- Dân số, dân tộc
Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh Lạng Sơn là 790,460 nghìn người,trong đó dân số thành thị là 160,186 nghìn người, chiếm 20,26% tổng dân số; dânsố khu vực nông thôn là 630,27 nghìn người, chiếm 79,73%
Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh gồm 07 dân tộc anh em, bao gồm Dân tộc Nùngchiếm 43,8%, Tày chiếm 35,9%, Kinh chiếm 15,2%, Dao chiếm 3,5%, Sán Chaychiếm 0,57%, Hoa chiếm 0,4%, Mông chiếm 0,2%
- Lao động- việc làm
Toàn tỉnh có 521.705 lao động (chiếm khoảng 66% dân số), lao động trongđộ tuổi lao động có 518.700 (chiếm 53% dân số), lao động có khả năng lao độngcó việc làm đạt 98% Hàng năm tổ chức đào tạo nghề bình quân cho khoảng trên11.000 người (lao động nông thôn trên 7.500 người) nâng tỷ lệ qua đào tạo trên50%, hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 14.000 người.
-1.4.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Có các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 và tuyến đường sắt liênvận quốc tế chạy qua Đến nay, tỷ lệ cứng hóa về giao thông nông thôn trên địabàn toàn tỉnh là 37,9%, tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã là 76,15%.
- Thủy lợi: Có 156/207 xã đạt tiêu chí về thủy lợi, chiếm tỷ lệ 75,36%
- Điện: Tính đến ngày 30/12/2018, lưới trung áp có tổng chiều dài 2.718 Km;
lưới hạ áp là 5.212 Km; tỷ lệ số thôn có điện 98,31% (còn 36 thôn chưa có điện).- Nước: Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%; tỷ lệ dâncư thành thị sử dụng nước sạch 99%;
1.5 Tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh Lạng Sơn
1.5.1 Tiềm năng tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Trên địa bàn tỉnh có một số sản phẩm chế biến đặc thù đã trở thành hàng hóacó giá trị (chè, rượu đặc sản, cao khô, tinh dầu hồi, ); về chế biến gỗ, trên địa bàntỉnh có 01 HTX, 08 doanh nghiệp và 85 cơ sở chế biến gỗ; ngoài ra là các cơ sở
Trang 15chế biến nhỏ ẩm thực nhỏ lẻ khác Trên cơ sở nguồn nguyên liệu của tỉnh và thựctrạng chế biến tiểu thủ công nghiệp hiện có, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đìnhcó thể phát triển các sản phẩm đặc hữu có lợi thế của địa phương
1.5.2 Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp
Địa hình phong phú, đa dạng, phân tầng rõ rệt tạo ra tiểu vùng khí hậu đặctrưng: Vùng cao, nhiệt độ trung bình từ 210C – 220C, kiểu khí hậu á nhiệt đới, mátmẻ về mùa hè, lạnh giá về mùa đông.Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đốiđều trong năm Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đadạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới Đặc biệt là cácloại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, chè, dược liệu, nấmhương nuôi cá nước lạnh như cá hồi (Mẫu Sơn), Các sản phẩm của vùng nàyđều mang tính đặc trưng mà các tỉnh vùng thấp không có được, đây chính là mộttiềm năng, thế mạnh riêng của tỉnh Lạng Sơn
1.5.3 Tiềm năng du lịch
Là tỉnh có truyền thống lịch sử gắn bó cùng cả nước trong quá trình dựngnước, giữ nước hàng ngàn năm qua; Lạng Sơn từng được coi là “phên dậu” của đấtnước bởi nơi đây từng là chiến trường lớn của dân tộc ta chống lại sự xâm lăng củacác triều đại phong kiến phương Bắc Lạng Sơn vẫn còn lưu giữ được cả “kho tàngtài nguyên lịch sử văn hóa” vô cùng sống động, ghi lại dấu ấn một thời kỳ lịch sửvẻ vang của cả dân tộc Việt Nam.
Lạng Sơn có 7 dân tộc chính: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chayvà một số dân tộc ít người khác Mỗi dân tộc đều chứa đựng nhiều nét văn hoá,phong tục tập quán mang những đặc trưng riêng lễ hội truyền thống lớn nhỏ khácnhau cùng những làn điệu dân ca, dân vũ, trò vui đặc sắc trong lễ hội như: hát thenđàn tính; hát SLi, hát Cò Lẩu (dân tộc Nùng); hát Lượn, hát Quan Làng (dân tộcTày); hát Xắng Cọ (dân tộc Sán Chỉ); múa sư tử, múa võ dân tộc, thi nấu món ăndân tộc; nghề nhuộm chàm, thêu, dệt thổ cẩm và nhiều loại hình di sản văn hóa phi
vật thể khác Với sự tích hợp, hội tụ các yếu tố “Thiên nhiên - Văn hóa - Tâm linh’’
là cơ sở cho Lạng Sơn phát triển du lịch bền vững, với nhiều loại hình du lịch, trongđó phát triển các loại hình du lịch gắn với phát triển ngành nghề nông thôn
1.6 Khái quát về làng nghề, ngành nghề nông thôn, các sản vật, sản phẩmtruyền thống, sản phẩm có lợi thế và tiềm năng phát triển, cạnh tranh thị trường
1.6.1 Làng nghề
Tuy không nhiều làng nghề truyền thống nhưng Lạng Sơn cũng có nhữnglàng nghề mang đậm nét đặc trưng văn hóa, trong đó tiêu biểu như nghề làm caokhô Vạn Linh (Chi Lăng), Yên Phúc (Văn Quan); nghề thổ cẩm ở xã Hòa Cư, nghềnấu rượu ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình; nghề làm ngói (âm dương) ở xã QuỳnhSơn (Bắc Sơn),…
1.6.2 Các sản vật và sản phẩm truyền thống của tỉnh
- Sản phẩm nông, lâm nhiệp: Quế, Hồi (Văn Quan, Bắc Sơn, Tràng Định,Cao Lộc), trám đen (Văn Quan), Quýt (Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan); Ba kích
Trang 16tím (Đình Lập); chanh rừng Mẫu Sơn; đào rừng Mẫu Sơn, na Chi Lăng, Hồng BảoLâm, Hồng Vành Khuyên, thạch đen,…
- Các sản phẩm ẩm thực: Nói đến văn hóa không thể không nhắc đến ẩm
thực, một nét văn hoá đã được nâng lên thành nghệ thuật với nhiều món ăn nhưkhau nhục, vịt quay Tràng Định, lợn quay, vịt quay Lạng Sơn, bánh cuốn LạngSơn, phở chua, bánh ngải, bánh khảo, bánh phồng và một số món ăn dân tộc Tày,Nùng khác…
Ngoài các sản phẩm nêu trên, Lạng Sơn có thể có rất nhiều sản phẩm địaphương truyền thống khác thuộc các nhóm: Đồ ăn - lương thực - thực phẩm, đồuống,thuốc từ dược liệu – hương liệu đang tồn tại trong các cộng đồng, chưa đượcthương mại hoá hoặc đã được thương mại hoá ở mức độ hẹp có thể hỗ trợ cộngđồng phát triển chúng thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đặc điểm chung của các sản phẩm này là sử dụng nguyên liệu, công nghệđịa phương, nhiều trong số chúng là đặc sản đặc trưng gắn liền với văn hoá vùngmiền Nếu được phát triển trên cơ sở giữ nguyên hoặc một phần các yếu tố này cóthể tạo ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn, được đưa vàocác kênh phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch từ đó có thể xây dựng thươnghiệu, chỉ dẫn địa lý cho từng sản phẩm
1.6.3 Các vấn đề tồn tại
Các sản phẩm truyền thống tại các cộng đồng là chưa thương mại hoá đượcdẫn đến khó tiêu thụ do người dân chưa biết cách tổ chức sản xuất, phát triển sảnphẩm và tiếp thị (mẫu mã, mạng lưới, thương hiệu); khả năng sáng tạo còn thấp,chất lượng sản phẩm không ổn định, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng; chưa có sự hỗ trợ một cách có hệ thống trong khi phần lớncác cộng đồng từ nông thôn, đến thành thị của tỉnh chưa quen với nền kinh tế thịtrường và hội nhập
II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT SẢN PHẨMNÔNG, LÂM, THỦY SẢN, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
1 Phân tích hiện trạng các HTX, SMEs, hộ gia đình kinh doanh trên cơsở lựa chọn những sản phẩm chủ lực, triển vọng phát triển OCOP (cơ cấu tổchức, nhân lực, vốn, tài sản, công nghệ, sản phẩm, bán hàng và tiếp thị, )
Tiến hành điều tra 68 phiếu, trong đó các đối tượng là Doanh nghiệp tư nhân;Hiệp hội; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Hộ gia đình; Hộ kinh doanh cá thể, Trang trại vềtình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và tiểu thủ côngnghiệp trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của tỉnh Lạng Sơn, cho thấy: Vốn đầu tưsản xuất kinh doanh của các đối tượng được điều tra trên địa bàn tỉnh chủ yếu lànguồn lực tại chỗ, chiếm trên 80% đối với tất các sản phẩm, tuy nhiên lượng vốn ítlại đầu tư dàn trải nên hiệu quả không cao Vốn chủ yếu phục vụ mua vật tư nôngnghiệp (như phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, giống), máy móc, thiết bị, nôngcụ, đầu tư hệ thống thủy nông với vườn cây lâu năm…
Trang 17Nguồn lao động tỉnh Lạng Sơn tương đối dồi dào, từ 3-4 lao động đối vớiđối tượng sản xuất là hộ gia đình, từ 8-10 lao động đối với Hợp tác xã và từ 11-20lao động đối với doanh nghiệp
(Thực trạng SX, KD của các DN, HTX, hộ gia đình, chi tiết tại phụ lục số 03)
2 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất các sản phẩm trên địabàn tỉnh Lạng Sơn
Bảng 3 Phương thức và hình thức tiêu thụ sản phẩm của tỉnh
IPhương thức tiêu thụ
Nhóm 1, có sản phẩm xuất khẩu: Theo kết quả điều tra, trong 68 phiếu, chỉ
có 13 phiếu điều tra có sản phẩm xuất khẩu, chiếm 19,12%
Bảng 4 Phương thức và hình thức tiêu thụ sản phẩm của tỉnh
Nguồn: Số liệu tính toán khảo sát, điều tra
Một số sản phẩm xuất khẩu điển hình: Na Chi Lăng, thạch đen Tràng Định,hồi và tinh dầu hồi.
Nhóm 2, sản phẩm cung cấp ngoại tỉnh: Theo kết quả điều tra, trong 68
phiếu, có 35 phiếu điều tra có sản phẩm cung cấp ngoài tỉnh, chiếm 51,47% Tậptrung chủ yếu từ nông sản thực phẩm như (rau, quả tươi); thực phẩm đã qua chếbiến (cao khô, bánh phở, măng ớt, các loại thức ăn chín).
Trang 18Nhóm 3, sản phẩm cung cấp trong tỉnh: 100% số phiếu thông tin thể hiện có
sản phẩm được cung cấp trong tỉnh Như vậy, thị trường tiêu thụ chủ yếu của LạngSơn vẫn là cung cấp trên địa bàn tỉnh.
2.3 Tình hình đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ, thương hiệu sản phẩm
Sản phẩm tại cộng đồng phong phú, đa dạng, song phần lớn khó tiêu thụhoặc chưa được thương mại hóa trong và ngoài tỉnh, số lượng sản phẩm đạt chứngnhận đủ tiêu chuẩn còn hạn chế Trong tổng số sản phẩm được điều tra, chỉ có 23đối tượng sản phẩm, chiếm khoảng 14% sản phẩm có lợi thế phát triển sản phẩmOCOP của tỉnh.
Tính đến nay, đã tiến hành đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho 02 chỉ dẫnđịa lý (Hồi, Hồng Bảo Lâm); 01 nhãn hiệu chứng nhận (Na Chi Lăng); 08 nhãnhiệu tập thể (rượu Mẫu Sơn); Hồng Vành Khuyên Văn Lãng; Thạch đen, Quế,Quýt (Tràng Định); Quýt vàng Bắc Sơn; Khoai lang (huyện Lộc Bình); Cao khô(xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) Hiện nay đang tiếp tục xây dựng nhãn hiệu chocác sản phẩm; rau của các xã Tân Liên-Gia Cát (huyện Cao Lộc); rau Bò khai;Chanh rừng (vùng núi Mẫu Sơn); Măng Bát Độ (huyện Hữu Lũng); Ngựa Bạch (xãHữu Kiên, huyện Chi Lăng); Cao Khô (Chợ Bãi, Yên Phúc, Văn Quan); Trám đen(huyện Văn Quan); Thanh long (huyện Bình Gia)…Việc đăng ký bảo hộ quyềnSHTT cho các sản phẩm nêu trên đã tích cực phát huy danh tiếng, uy tín của sảnphẩm, bảo hộ những người sản xuất, kinh doanh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngvà góp phần thúc đẩy trong việc nâng cao năng xuất, chất lượng và giá trị hàng hóacủa sản phẩm.
3 Phân tích chuỗi giá trị của một số sản phẩm tiềm năng, sản phẩm códoanh thu lớn
Việc đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, tiểuthủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ giúp cho hệ thống quản lý OCOPLạng Sơn có cơ sở lựa chọn ý tưởng sản xuất, đánh giá sản phẩm trong quá trìnhthực hiện chương trình và phục vụ công tác quản lý
- Lạng Sơn có 3 nhóm sản phẩm chính (đánh giá theo từng địa bàn huyện,thành phố - Chi tiết phân bố sản phẩm từng huyện tại phụ lục 02):
+ Sản phẩm chủ lực: 12 loại sản phẩm, phân bố ở tất cả các huyện.
+ Sản phẩm đặc trưng: 43 loại sản phẩm, phân bố ở các huyện với các sảnphẩm đa dạng đặc trưng theo vùng miền.
+ Sản phẩm tiềm năng: 36 loại sản phẩm, phân bố ở các huyện với các sảnphẩm có tiềm năng, lợi thế phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn.
Tình hình phát triển một số sản phẩm chủ lực, trọng tâm của các huyện củatỉnh, trong đó:
+ Na Chi Lăng: Diện tích khoảng 2.900 ha (Chi Lăng và Hữu Lũng), sảnlượng đạt khoảng 28.000 tấn, doanh thu đạt trên 900 tỷ đồng Na Chi Lăng đã cóchứng nhận nhãn hiệu sản phẩm Trong tổng diện tích trên, có 211,6 ha sản xuất
Trang 19theo tiêu chuẩn VietGAP; chuẩn GlobalGAP là 40 ha, na sản xuất theo tiêu chuẩnGlobalGAP giá bán cao hơn na thường khoảng 30%
Na Chi Lăng không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu với sốlượng khá lớn; ngoài Trung Quốc, sản phẩm na Chi Lăng đang hướng đến một sốthị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…
+ Hồi: Cây hồi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ NHTT,
hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 doanh nghiệp triển khai xây dựng hệ thống tiêuthụ sản phẩm hồi mang chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn tại các thị trường trong nước vàquốc tế như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Mỹ…
Toàn tỉnh có trên 30.000 ha, doanh thu hàng năm đạt trên 600 tỷ đồng Diệntích hồi tập trung chủ yếu tại Văn Quan, Bình Gia và Văn Lãng với diện tíchkhoảng 19.600 ha, sản lượng đạt khoảng 9.900 tấn
+ Tinh dầu hồi: (Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông sản Lạng Sơn):Hiện có 30 mẫu sản phẩm bán trên thị trường; thị trường tiêu thụ sản phẩm hồi củacông ty không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ở một số thị trường khác như: ẤnĐộ (chiếm 80%), Malayxia, Inđônêxia, Anh, Pháp…và tiến tới là thị trường Ngavà một số thị trường khác Doanh thu năm 2018 đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm
+ Quýt vàng Bắc Sơn: Quýt vàng Bắc Sơn là cây đặc sản của huyện Bắc Sơn.Hiện nay, giá trị kinh tế mà cây Quýt vàng đem lại cho nông dân địa phươngkhoảng 30 tỷ đồng/năm Năm 2017, huyện Bắc Sơn đã đón nhận nhãn hiệu tập thể(NHTT) cho sản phẩm “Quýt vàng Bắc Sơn” Tiêu thụ của sản phẩm chủ yếuthông qua tư thương đến các thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần xuất khẩusang Trung Quốc.
+ Quýt Tràng Định: Quýt Tràng Định được trồng nhiều ở các xã Kim Đồng,Tân Tiến, Chí Minh, Chi Lăng, Cao Minh, Đoàn Kết; sản lượng đạt khoảng 1.400tấn, doanh thu ước đạt 28,6 tỷ đồng…Năm 2018, huyện đã đón nhận nhãn hiệu tậpthể (NHTT) cho sản phẩm Quýt của huyện Tràng Định Tiêu thụ của sản phẩm chủyếu thông qua tư thương đến các thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần xuấtkhẩu sang Trung Quốc.
+ Quế Tràng Định: Hiện nay huyện Tràng Định trồng được trên 2.023 ha Quếtại các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Tân Yên, Vĩnh Tiến, Đoàn Kết, Cao Minh, KhánhLong, Bắc Ái, Tân Minh Với giá bán bình quân 40.000 đồng/kg vỏ Quế khô, thunhập bình quân 500 triệu đồng/ha/năm Năm 2018, huyện đã đón nhận nhãn hiệutập thể (NHTT) cho sản phẩm Quế của huyện Tràng Định Tiêu thụ sản phẩm chủyếu thông qua tư thương đến các thị trường trong và ngoài tỉnh
+ Hồng Vành Khuyên: Tổng diện tích trồng giống hồng đạt trên 660 ha, sảnlượng đạt khoảng 2.000 tấn/năm, doanh thu đạt khoảng 37,9 tỷ đồng "Hồng VànhKhuyên Văn Lãng" đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể (NHTT) vào10/2016 Thông qua tư thương, sản phẩm hồng được tiêu thụ trong và ngoài tỉnh
+ Hồng Bảo Lâm: Hồng không hạt Bảo Lâm với khoảng 240 ha, sản lượngđạt trên 1.500 tấn, doanh thu đạt khoảng 18 tỷ đồng; hồng Bảo Lâm đã có chỉ dẫn
Trang 20địa lý, được tỉnh Lạng Sơn xác định là cây ăn quả đặc sản Tiêu thụ của sản phẩmquế chủ yếu thông qua tư thương đến các thị trường trong và ngoài tỉnh
+ Thạch đen Tràng Định: Thạch đen là một trong những cây có giá trị kinh tếcao, là sản phẩm chủ lực của huyện Tràng Định, sản lượng năm 2018 đạt khoảng8.300 tấn, doanh thu đạt khoảng 166 tỷ đồng Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứngnhận đăng ký nhãn hiệu tập thể (NHTT) vào 9/2017 Thị trường tiêu thụ sản phẩmtrong và ngoài nước thông qua tư thương
+ Cao khô: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phát triển tập trung ở Chi Lăng tại phốMới, phố Cũ (Vạn Linh); Văn Quan tại Chợ Bãi (Yên Phúc) Trong đó, cao khô ởVạn Linh phát triển mạnh với sản lượng khoảng 100 nghìn tấn/năm Hiện nay, caokhô của 2 địa phương đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm làm tăng giátrị và khẳng định vị trí trên thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh.
+ Sản phẩm rượu: Rượu Mẫu Sơn mà thương hiệu danh tiếng của nó đã đượccả nước biết đến; năm 2002, thương hiệu rượu Mẫu Sơn đoạt giải thưởng Sao vàngđất Việt Đó là sản phẩm của người Dao sinh sống tại các xã Mẫu Sơn, Công Sơncủa huyện Cao Lộc, xã Mẫu Sơn thuộc huyện Lộc Bình Tiêu thụ sản phẩm chủyếu tại thị trường trong nước.
+ Ngựa bạch Hữu Kiên: Thảo nguyên Khau Sao thuộc thôn Suối Mạ A, xãHữu Kiên, huyện Chi Lăng là nơi chăn thả hơn 1.700 con ngựa trong đó có hơn700 con bạch mã thuần chủng nguồn gốc từ Việt Nam Nơi đây được coi là “vươngquốc” ngựa lớn nhất Việt Nam, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua tư thương đếnthị trường trong nước.
4 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thời cơ/thách thức(SWOT) trong việc phát triển và thương mại hóa các sản phẩm OCOP tại tỉnh
4.1 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, thách thức trong triểnkhai Chương trình OCOP
- Điểm mạnh:
+ Sự năng động và đột phá trong chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ của tỉnh.+ Sự đa dạng văn hoá; có nhiều sản vật địa phương đặc trưng, đa dạng, nổibật, được nhiều người biết đến.
+ Có thể tự cân đối được nguồn tài chính trong tỉnh.
+ Chương trình Xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực cùng vớichương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (trong đó có cơ chế hỗ trợ lãi suấttín dụng).
Trang 21+ Thị trường sản phẩm chưa ổn định, việc quảng bá hình ảnh sản phẩm củađịa phương, doanh nghiệp còn hạn chế
+Tập quán sản xuất lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào tài nguyênthiên nhiên.
+ Thiếu mạng lưới hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (đầu vào và đầu ra).+Thói quen phát triển thụ động “từ trên xuống” (theo hướng phát triển nôngthôn ngoại sinh).
- Cơ hội:
+ Có sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước
+ Chủ trương và chiến lược hỗ trợ phát triển nông thôn, tái cơ cấu nền kinhtế của Đảng và Chính phủ
+ Tâm lý e ngại các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại, của người dân ngày càng tăng lên
+ Có sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoàinước (tập huấn đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật)
+ Cơ hội việc làm, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ- Nguy cơ và thách thức:
+ Hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc bán với giá rẻ
+ Làm hàng nhái, hàng giả do sự tuân thủ pháp luật của cộng đồng và hệthống hành pháp còn kém
+ Lợi ích nhóm, địa phương, gia đình trong quá trình triển khai và đầu tư+ Bản sắc văn hoá đang dần bị mai một hoặc biến dạng
+ Khách hàng chưa tin vào chất lượng các sản phẩm đặc sản, đặc biệt là cácvấn đề về nguy cơ không đạt VSATTP (với nhóm thực phẩm, đồ uống)
4.2 Chiến lược triển khai Chương trình OCOP dựa trên phân tích SWOT
4.2.1 Tận dụng cơ hội
- Dùng điểm mạnh:
+ Gắn kết chặt chẽ các hoạt động du lịch với phát triển nông thôn như lễ hội,du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch trải nghiệm,… nhằm tối ưu hóa cáchoạt động quảng bá và bán sản phẩm địa phương
+ Hỗ trợ cộng đồng xúc tiến thương mại sản phẩm thông qua chương trìnhphát triển du lịch của tỉnh, hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tạicác trung tâm du lịch của tỉnh
+ Thông qua các chương trình, diễn đàn kết nối doanh nghiệp (như Hội nghịđối tác OCOP), tổ chức kinh tế cộng đồng gặp gỡ các nhà khoa học, đề xuất cácchuyên đề khoa học, đặt hàng các nghiên cứu.
Trang 22+ Trên nền tảng các sản phẩm sẵn có ở Lạng Sơn, tiếp tục nghiên cứu vàphát triển để đa dạng hóa, hiện đại hóa sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị sảnphẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm địa phương;
+ Xây dựng các Dự án phục vụ du lịch đặc trưng của tỉnh như trục du lịchsinh thái, trải nghiệm sản phẩm OCOP.
- Khắc phục điểm yếu:
+ Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức kinh tế cộng đồng (chủ yếu là các HTX,THT) đã được thành lập trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành và phù hợpvới cách thức vận hành, biến động của thị trường nhằm nâng cao hiểu biết và kỹnăng quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển sản phẩm truyền thống của cộng đồngtheo hướng từ dưới lên kết hợp với từ trên xuống, trong đó mấu chốt là từ dưới lên.
+ Nâng cao hiểu biết về phát triển sản phẩm, kinh tế, thị trường cho đội ngũcán bộ trong hệ thống phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các lớp tậphuấn cán bộ OCOP;
+ Hỗ trợ cộng đồng một cách có hệ thống trong việc nâng cấp sản phẩm,thiết kế mẫu mã sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm, quản trị kinh doanh.
+ Nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc, nhất là về du lịch, dịch vụ vàtruyền thông để giữ, quảng bá hình ảnh, môi trường và cảnh quan du lịch thôngqua hoạt động tuyên truyền.
+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm nôngnghiệp địa phương theo hướng tối ưu hóa, tận dụng mọi giá trị của nguyên liệu;
+ Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trên nền tảng các giá trị văn hóatruyền thống của địa phương, xây dựng và gắn câu chuyện sản phẩm từ các giá trịvăn hóa nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
- Khắc phục điểm yếu:
+ Hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, chú trọng cáchình thức cạnh tranh khó copy như thực hiện chiến lược “giá thành thấp”, chiếnlược “cạnh tranh theo chuỗi giá trị”,
+ Hỗ trợ cộng đồng xây dựng và quảng bá các thương hiệu sản phẩm gắnliền với chỉ dẫn địa lý trong tỉnh (khi có thể).
Trang 235 Phân tích cây vấn đề5.1 Những tồn tại
Sản xuất các sản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính thụ động theo thị trường,sản xuất quy mô nhỏ, manh mún tính bền vững không cao, giá trị gia tăng thấp dochưa tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Sản phẩm hầu hết sản phẩm được làm thủ công với công nghệ thô sơ, đơngiản, hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãn mác, ) chưa đi đôi với chấtlượng và quản lý chất lượng nên khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loạitrên thị trường còn yếu.
Phần lớn các sản phẩm đặc trưng của địa phương chủ yếu tiêu thụ tại thịtrường trong tỉnh, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch.
Các sản phẩm truyền thống đang phải cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập,đặc biệt từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản Những sản phẩm nhập ngoại có sốlượng lớn, mẫu mã, hình thức đẹp, giá rẻ.
5.2 Nguyên nhân của tồn tại
Thiếu những nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá,xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản.
Sự gắn kết giữa chương trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chươngtrình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để thực hiện Chương trìnhmục tiêu quốc gia về nông thôn mới (NTM) và chương trình Tái cơ cấu ngànhNông nghiệp (TCCNN) còn chưa chặt chẽ.
Các hình thức tổ chức trên địa bàn hoạt động thiếu hiệu quả, đặc biệt làHTX, THT, hộ gia đình do hạn chế về năng lực quản lý, thiếu thông tin thị trường,thiếu vốn sản xuất.
Năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm hiện vẫn còn rất nhiềuhạn chế
5.3 Giải pháp khắc phục
Để Chương trình OCOP có được những thành công trong thực tế, chínhquyền cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp, HTX đầu tư cho mở rộng, phát triển sản xuất, dịch vụ cho sản phẩm OCOP.
Xây dựng kế hoạch chi tiết từng nhóm sản phẩm, ưu tiên phát triển các sảnphẩm chủ lực (đầu tư phát triển vùng nguyên liệu), các sản phẩm đã có nhãn hiệu;ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, chế biến nguyên liệu vàquản lý chất lượng sản phẩm Đồng thời, phát triển thị trường gắn với tiêu thụ sảnphẩm, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện đề án ngay tại địa phương
III TÌNH HÌNH NÔNG THÔN LẠNG SƠN SAU 05 NĂM (2010-2015)VÀ GIAI ĐOẠN (2016 – 2018) TRIỂN KHAI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1 Tổng hợp những vấn đề cơ bản về khu vực nông thôn Lạng Sơn
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt khoảng 20 triệu đồng/người/năm
Trang 24(bình quân đầu người của tỉnh đạt 38,36 triệu đồng/người/năm)
Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tiếp tụcđược đẩy mạnh, đã hình thành một số hình thức tổ chức sản xuất mới, mô hình sảnxuất hiệu quả, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nôngnghiệp Sản xuất nông lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, cao hơn các năm2016, 2017.
Bảng 1 Hiện trạng sản phẩm dự kiến phát triển sản phẩm OCOP
(Nguồn: Số liệu tính toán điều tra, khảo sát)
Tổng doanh thu sản phẩm (sản phẩm lợi thế phát triển OCOP) trong 4 nămqua: Năm 2015 đạt 2.630.640 triệu đồng; năm 2016 đạt 2.841.762 triệu đồng/năm;năm 2017 đạt 3.232.669 triệu đồng, năm 2018 ước đạt 3.512.351 triệu đồng.
(Thực trạng sản xuất sản phẩm của tỉnh - chi tiết tại phụ biểu 01)
Ngoài các sản phẩm hiện có, xác định 22 sản phẩm mới có triển vọng pháttriển sản OCOP (trong đó có nhóm thực phẩm có 02 sản phẩm, thảo dược 01 sảnphẩm và 19 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn).
Đánh giá chung:
- Về sản xuất: (1) Phần lớn phát triển theo dạng kinh tế hộ hoặc nhóm hộ,sản xuất theo phong trào hoặc tự phát, ít hiểu biết về thị trường, đặc biệt chưa chútrọng khai thác các lợi thế ở vùng nông thôn (2) Khả năng sáng tạo trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trình độ kỹ thuật còn hạn chế (công nghệ, máy móc,thiết bị phục vụ sản xuất còn thô sơ, đơn giản ), dẫn đến sản phẩm có chất lượngthấp, cạnh tranh thị trường yếu, giá thành thấp (3) Việc phát triển, sản xuất cácsản phẩm hiện nay vẫn còn mang tính thụ động theo thị trường, quy mô nhỏ, tínhbền vững không cao, giá trị gia tăng thấp do chưa biết tận dụng triệt để nguồnnguyên liệu và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.
- Về sản phẩm: Hầu hết ở dạng vật phẩm có sẵn hoặc sản phẩm được làmvới công nghệ thô sơ, đơn giản, hoàn thiện sản phẩm (mẫu mã, bao bì, nhãnmác, ) chưa đi đôi với chất lượng và quản lý chất lượng nên khả năng cạnh tranhvới các sản phẩm cùng loại trên thị trường còn yếu
- Công tác xúc tiến thương mại: Ngành nông nghiệp và PTNT, CôngThương đã kết nối, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm như Na, Quýt, Khoai mon và cácloại rau đặc sản của tỉnh đến với hệ thống các siêu thị lớn tại Hà Nội; hỗ trợ chocác HTX giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn tại chợ trung tâm
Trang 25của tỉnh; chỉ đạo địa phương đã tổ chức các Ngày hội, Hội thi quảng bá các sảnphẩm như: Ngày hội Na Chi Lăng, Hội thi Hồng Vành Khuyên (Văn Lãng), HồngBảo Lâm (Cao Lộc), Quýt vàng Bắc Sơn
2 Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016-2018
Qua 8 năm thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới(Chương trình NTM) đã đạt được những kết quả quan trọng trong các lĩnh vực:
Số xã đạt chuẩn 48/207 xã và thành phố Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ xâydựng nông thôn mới, bình quân 01 xã đạt 10,04 tiêu chí, không còn xã dưới 5 tiêuchí, cụ thể như sau: Số xã đạt 19 tiêu chí có 48/207 xã, chiếm 23,19%; số xã đạt10-14 tiêu chí có 22/207 xã, chiếm 10,63%; số xã đạt từ 5-9 tiêu chí có 137/207 xã,chiếm 66,18%
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đào tạo nghề cho 55.410người (dạy nghề cho lao động nông thôn là 44.612 người) tăng tỷ lệ qua đào tạotheo từng năm (2011: 35% đến Năm 2015: 43,4%).
2.2 Giai đoạn 2016-2018
- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Ban Chỉ đạoChương trình xây dựng NTM các cấp tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trìnhsố 22/CTr-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Chương trình táicơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
- Giảm nghèo và an sinh xã hội: Số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm theotừng năm (năm 2016: 42.490 hộ, tỷ lệ 22,37%; năm 2017: 36.537 hộ tỷ lệ 19,07%;năm 2018: 30.583 hộ tỷ lệ 15,83%)
- Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đào tạo nghề cho 33.132người (dạy nghề cho lao động nông thôn là 25.047 người); tỷ lệ lao động qua đào tạonghề tăng từ 43,4% năm 2015 lên 50% năm 2018.
3 Yêu cầu nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựngnông thôn mới
Với tinh thần, chủ trương Quốc gia khởi nghiệp theo phát động của Thủtướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cần có sự tham gia khởi nghiệp của cả độingũ nông dân đông đảo hiện nay, nhưng cần tổ chức khoa học, bài bản Nhà nướcđóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để người dân tự đứng trong tổ chức kinh tế của chínhhọ (là các doanh nghiệp, các hợp tác xã) để nông dân thực sự làm chủ, phát huy
Trang 26tính chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế từ những lợi thế của mỗi địaphương trong tỉnh.
Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 đặt ra các mụctiêu tổng quát cần thực hiện:
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triểnhợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịchvụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống chonhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trongBộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môitrường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy sự cần thiết phải có một hình thức tổ chức,một giải pháp giúp Lạng Sơn tận dụng được tối đa những lợi thế riêng, biến nhữnggiá trị tiềm năng trở thành lợi thế, một động lực tạo sự đột phá trong phát triển kinhtế khu vực nông thôn, miền núi Đặc biệt trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cáchmạng 4.0, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Lạng Sơn chuyển mình, phá vỡcác rào cản về không gian, những giới hạn về địa lý, về trình độ để phát triển mộtcách hài hòa, bền vững, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Trang 27Phần thứ hai
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC
VỀ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM
I KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰCNÔNG THÔN THÔNG QUA PHONG TRÀO “MỖI LÀNG MỘT SẢN PHẨM”
1 Phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản
Cuối thập kỷ 70/thế kỷ 20: Nhật Bản xong CNH-HĐH: Mr HIRAMASU đắccử Tỉnh trưởng OITA (tỉnh nghèo, chủ yếu làm nông) đã đề xuất thực hiện Phong
trào “Mỗi làng, một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh và kết quả đạt được như sau: - Chủ trương: Phát triển công nghiệp công nghệ cao; khuyến khích phát
triển ngành thế mạnh vốn có: hải sản, du lịch; khởi xướng phong trào: “Mỗi làngmột sản phẩm”: Mỗi làng tự chọn ra một sản phẩm độc đáo, là đặc trưng của từngvùng nhằm nâng cao chất lượng, bán được nhiều hơn, tăng thu nhập.
- Mục đích: Khuyến khích người dân làm sống lại các giá trị tốt đẹp; tăng
thu nhập cải thiện đời sống bộ mặt nông thôn; tạo “quyến rũ” cho nông thôn; cânbằng kinh tế- xã hội nông thôn- đô thị; hạn chế di dân ra đô thị, trung tâm côngnghiệp lớn.
- Kết quả tại OITA: Giai đoạn 1979-2001: Đã hình thành được 336 loại sản
phẩm có tiếng – doanh thu 141 tỷ Yên (29.000 tỷ VNĐ); phong trào lan tỏa khắpNhật đã tạo ra thương hiệu Nhật Bản Đến nay đã có 100 nước đã học, 43 nướcthành chương trình kinh tế quốc gia.
2 Chương trình OTOP của Thái Lan
Từ năm 1999 do Thủ tướng (học từ Nhật bản) đã đề xuất và trực tiếp chỉ đạogiai đoạn đầu
- Mục tiêu: Tạo nhiều sản phẩm tốt, tạo thu nhập cho nông thôn; thúc đẩy sáng
tạo cộng đồng, phát huy trí tuệ địa phương; nâng cao dân trí và tạo hình ảnh đất nước
- Cách làm: Như Nhật Bản
- Nguyên tắc (tiêu chí OTOP):
+ Sản phẩm chọn: (Đồ ăn, uống, mặc, mỹ nghệ lưu niệm, hương liệu, du lịchvăn hóa…) phải hướng đến phát triển du lịch khu vực và toàn cầu.
+ Không chọn: Loại sản phẩm 100% nguyên liệu ngoại nhập, vật liệu trốnthuế hoặc phi pháp, gây hại môi trường.
+ Chính sách: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm (quốc gia, quốc tế)….+ Có Ban chỉ đạo và văn phòng ở 4 cấp
+ Các Bộ (có cả Bộ ngoại giao tham gia).
- Kết quả thu được từ phong trào OTOP : (Sau 10 năm đã tăng gấp 320
lần).
Trang 28Bảng 2 Các chủ đề trong 13 năm thực hiện lộ trình OTOP
(từ 2001 đến 2013) tại Thái Lan- Năm 2001: Liên kết các ngành
- Năm 2002: Tìm kiếm sản phẩm OTOP- Năm 2003: Quán quân sản phẩm OTOP
- Năm 2004: Chiến dịch về tiêu chuẩn sản phẩm OTOP- Năm 2005: Xúc tiến tiếp thị OTOP
- Năm 2006: Tìm kiếm sản phẩm OTOP xuất sắc- Năm 2007: Sản phẩm OTOP dựa trên kiến thức- Năm 2008: Xúc tiến Doanh nhân
- Năm 2009: Làng Du lịch OTOP
- Năm 2010: Xúc tiến mạng lưới OTOP
- Năm 2011: Tạo giá trị OTOP cho nền kinh tế sáng tạo- Năm 2012- nay: Thương mại OTOP đến AEC
II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI OCOP TẠI VIỆT NAM1 Kết quả thực hiện đề án mỗi làng một nghề
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT),cả nước có 5.411 làng nghề (1.864 làng nghề truyền thống, 115 nghề truyền thốngđã được công nhận) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuấthàng thủ công mỹ nghệ (2.886 làng nghề, chiếm 53,3%), thu hút khoảng 11 triệulao động phi nông nghiệp Số lượng hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng bìnhquân 8,8% - 9,8%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghềkhoảng 15%/năm Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chủ lực của làng nghề,kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng trên 12%/năm.
Quá trình triển khai Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Đề án “Mỗi làng mộtnghề” còn một số vấn đề hạn chế Đó là, các chính sách phát triển ngành nghềnông thôn chưa khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia đồng thờisự phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành và cơ quan quản lý nhà nước ở địaphương chưa rõ ràng Thêm vào đó, việc phát triển làng nghề thiếu sự quản lý tậptrung, ô nhiễm môi trường tăng cao do sự phát triển nóng của các làng nghề Đặcbiệt, mới chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tạicác làng nghề, chưa thúc đẩy trở thành phong trào có sức ảnh hưởng lan tỏa đếncộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn.
2 Tình hình triển khai OCOP ở Việt Nam
Phong trào OVOP (mỗi làng một sản phẩm) đã được nhiều tỉnh thành tiếpcận từ năm 1997, đã có nhiều hội thảo trong nước và quốc tế về OVOP nhằm đẩymạnh áp dụng OVOP tại các địa phương, góp phần tìm hướng đi phù hợp cho sựphát triển làng nghề tại các tỉnh thành trong cả nước
Trang 29Năm 2008, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hỗ trợ Việt Namtriển khai mô hình OVOP gắn với chương trình Mỗi làng một nghề, triển khai tại08 tỉnh, thành trên cả nước (Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam, Bắc Ninh, AnGiang, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh)
Năm 2012, Câu lạc bộ (CLB) OVOP Hà Nội được thành lập nhằm thúc đẩyphát triển sản phẩm thủ công - mỹ nghệ tại các làng nghề CLB đã khảo sát thựctrạng các làng nghề, cùng với Sở Công thương đề xuất giải pháp hỗ trợ cho làngnghề như: Đào tạo (thiết kế, xây dựng thương hiệu,…), xúc tiến thương mại (thamgia hội chợ, kết nối phân phối),… một số nhà sản xuất làng nghề đã tạo ra nhiềudòng sản phẩm mới (gốm, mây tre đan, sơm mài,…).
Tuy nhiên, kết quả từ chương trình OVOP tại các địa phương còn nhiều hạnchế, mới chủ yếu tập trung vào nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tạicác làng nghề, chưa thúc đẩy trở thành phong trào có sức ảnh hưởng lan tỏa đếncộng đồng dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn.
3 Kết quả và bài học kinh nghiệm thực tiễn từ chương trình mỗi xã,phường một sản phẩm từ tỉnh Quảng Ninh
Năm 2012, Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường Một sản phẩm) QuảngNinh đã được khởi xướng và chính thức triển khai từ 2013 Sau 4 năm triển khai,Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng:
(1) Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý Chương trình OCOP(2) Hình thành bộ công cụ quản lý chương trình
(3) Hình thành hệ thống tư vấn, hỗ trợ SMEs, HTX và sản phẩm OCOP(4) Phát triển tổ chức kinh tế, sản phẩm OCOP
(5) Hoạt động xúc tiến thương mại(6) Công tác truyền thông, quảng bá
Kết quả (sau 3 năm): Có 210 sản phẩm đăng ký; 180 hộ, nhóm hộ, HTXtham gia (đều liên kết với doanh nghiệp); có 131 sản phẩm đã được cấp giấy chứngnhận từ 3–5 “sao”; giá trị OCOP = 672 tỷ VND.
III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO LẠNG SƠN
1 Tổ chức thực hiện Chương trình OCOP là một Chương trình pháttriển kinh tế
1.1 Tạo ra sản phẩm có giá trị cao
Thực hiện tốt Chương trình OCOP sẽ tạo ra các sản phẩm giá trị cao từ lợithế bản địa đậm chất văn hóa của các miền quê tăng thu nhập, quảng bá hình ảnhđịa phương, đất nước.
1.2 Thúc đẩy sự sáng tạo
Thúc đẩy sáng tạo của người dân nông thôn các địa phương, thu hút đầu tư,chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng kỹ thuật, thay đổi diện mạo, tạo ra các vùng động lựcmới nông thôn hấp dẫn, hạn chế di cư ra đô thị phát triển cân bằng.