1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu vấn đề và cách tiếp cận sách tham khảo

344 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 344
Dung lượng 7,94 MB

Nội dung

Trang 1

CHỦ NCHIA KHUNG BO TOAN CAU

VAN DE VA CACH TIEP CẬN

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIEN THONG TIN KHOA HOC XÃ HỘI

Chu nia Kung bo roiw Ci

VAN dE VA cAcH Tiép CAN

SACH THAM KHAO

Trang 3

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN LẠI VĂN TOÀN (Chủ biên)

PHAM NGUYEN LONG

Trang 4

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU LẠI VĂN TOÀN

Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu: Vấn đề và cách tiếp cận MICHEL CHOSSUDOVSKY Tình trạng nghèo đói toàn cầu vào cuối thế ký XX WANG HEXING

Trang 5

CLAES G RUN

Hệ tư tưởng của đế quốc Mỹ

ROB |

Chu nghia khung bé va

chính sách đối ngoại của Hoa Ky ‘STANLEY HOFFMANN

| Tại sao người ta

Trang 6

Lời: nói đầu

N” bài tổng quan của người chủ biên, tập

sách “Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu: Vấn dé

uà cách tiếp cận” còn gồm 10 bài viết của các tac giả

Nga, Trung Quốc, Mỹ và châu Âu Cho dù những bài viết này với những nội dung khác nhau được thực hiện theo những mục đích riêng, nhưng khi được nhóm hợp trong một tập sách lại cung cấp cho người đọc những

hiểu biết cần thiết về chủ nghĩa khủng bố trên một số

nét cốt yếu đang được quan tâm hiện nay

Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn để toàn

cầu mà loài người phải tập trung giải quyết Nhưng chủ nghĩa khủng bố không chỉ là bạo lực và tội phạm đơn giản phải ngăn chặn, loại bỏ Vấn đề là ngăn chặn và loại bỏ nó như thế nào và bằng cách nào? Sẽ không thể giải quyết có hiệu quả vấn đề phức tạp này, nếu không `

nhận rõ nguyên nhân và cội nguồn xác thực dẫn đến chủ nghĩa khủng bố, không thấy rõ bối cảnh và các điều kiện kinh tế và xã hội, chính trị và tư tưởng khiến nó lan truyền, thịnh hành và trở thành thảm hoa hiện nay Chủ nghĩa khủng bố có mối liên hệ cội nguồn trước hết với “mặt trái” phát triển của thế giới toàn cầu hoá

Trang 7

nghĩa, những nghịch cảnh và mâu thuẫn Bắc - Nam, sự bùng phát trở lại các cuộc sung đột sắc tộc tôn giáo cực đoan thời kỳ sau chiến tranh lạnh Qua các bài viết, chẳng hạn của các tác giả Michel Chosssudovsky (1998), Wang Hexing (2003), Hao Shiyuan (2003) có trong tập sách, bạn đọc hiểu được vì sao chủ nghĩa khủng bố lại bùng phát, thịnh hành vào những năm giao thời giữa hai thế kỷ

_- “Tại sao Mỹ lại trở thành mục tiêu số một của-chủ nghĩa khủng bố? là một vấn đề được từng trở di trở lại trong nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố Các bài viết của Claes G Ryn (2003), Rob (2001) , trong khi giải đáp vấn đề mục tiêu gây thảm hoạ của chủ nghĩa khủng bố, cũng đồng thời khẳng định chính sách can thiệp

bạo lực của Mỹ đang thốt lên ngọn lửa thù hận đối với Mỹ

và làm lan truyền nạn khủng bố toàn cầu trong thế giới hiện đại với vai trò dẫn đầu hiện: nay của Mỹ

Kết thúc tập sách là bài viết của học giả Kortunov 5 (2002) trong đó “Sự hình thành trật tự thế giới mới” được đặt trong mối quan hệ với việc loại bỏ trên thực tế “cơ chế tự tái tạo” các nguyên nhân gây khủng bố

Tập sách có trong tay bạn đọc được chuẩn bị và triển khai trên tỉnh thần của cách tiếp cận như vậy đối với một vấn dé hé trong thời sự hiện nay là Chủ nghĩa khủng bố toàn cầu

Trang 8

CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ TOÀN CÂU:

VẤN ĐỀ, CÁCH TIẾP CẬN

LAI VAN TOAN(*) S: kién “ngày 11 tháng 9” như một thảm hoạ quốc gia đang lùi dần vào lịch sử nhưng sách

báo thế giới vẫn còn tiếp tục viết và viết nhiều về sự

kiện hiếm thấy này Không hẳn vì nó quá bất ngờ ở phương thức và qui mô gây thảm hoạ, mà chính là vì “thảm hoạ quốc gia” này đã xảy ra ngay tại trung tâm quyền lực Mỹ, cũng vì nó mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến chống khủng bố mà ngay cả các nước lớn

cũng không tránh khỏi bị động trước những đảo lộn

trong quan hệ quốc tế và các nguyên tắc ứng xử quốc

tế do cuộc chiến “không rõ hạn định” này đưa lại

_— Đề cập đến tác động nhiều mặt của sự kiện ngày

11/9/2001, có người viết: “Ngày 11/9/2001 là một trong

những biểu hiện chuyển vị tâm địa chấn khiến cả hành

Trang 9

tỉnh phải rụng rời và đã đảo trục quay của nó Những kẻ lái máy bay từ địa ngục đến để tiêu diệt Trung tâm Thương mại thế giới và một phần Lầu Năm góc đã khiến người ta cảm nhận được vạch phân chia giữa hai thời đại: trước và sơu khi xây ra tham hoa” (Foreign Affairs,

_ jJanuary-February 2002, p 22 - dẫn theo XXV, tr 4);

có người thậm chí còn khẳng định rằng nó “đã hoàn tất bước quá độ từ cái thế giới đã định hình bằng sự kết

thúc ”chiến tranh lạnh" sang thế giới của thế kỷ mới -

thế kỷ XXI" (XXV, tr 2)

Có thể nhận xét thêm rằng sự kiện “động trời” này

không những gia tăng và làm sâu sắc thêm nhận thức chung của xã hội về chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, mà còn kích thích những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về

thực chất và mục đích những hành động bạo lực mà Mỹ ấn định cho cuộc chiến chống khủng bố Trên nền

nhận thức xã hội chung đó, câu hỏi về sức mạnh Mỹ cũng đã được đặt ra cần tìm lời giải đáp: Tại sao sức

mạnh Mỹ đã không che chắn nổi người Mỹ, khơng giải

thốt được họ khỏi thứ cảm giác bứt rứt rằng họ dễ bị

tổn thương nhất với những cuộc tấn cơng từ bên ngồi; tại sao chính giới Mỹ khẳng định người Mỹ là “những người mạnh nhất và được trang bị nhiều nhất trên thế giới”, nhưng lại cho rằng họ “vẫn quá yếu để tự vệ” (XXXI, tr 128) Đây là lời xác nhận của siêu cường duy

Trang 10

nhiên và cả “những thôi thúc đòi báo thù”? Đối với

những câu hỏi loại tương tự như vậy, người Mỹ có ít nhất hai hướng suy nghĩ và - một cách tương ứng - hai kiểu nhìn nhận và kiến giải khác nhau về chủ nghĩa

khủng bế toàn cầu và về những khía cạnh, những vấn

đề có liên quan: Một của giới chức chính quyền Mỹ và một của các học giả

Bất chấp động cơ gây tội ác của chủ nghĩa khủng

bố toàn cầu là gì, mức độ huỷ diệt do nó gây ra nhiều

hay ít, đối với ai, bao giờ và ở đâu - chủ nghĩa khủng

bố là không thé dung tha và không gì có thể biện minh

Và một khi nó đã xuất hiện như một hiện tượng phân văn minh lan truyền trong đời sống nhân loại như một hiểm hoạ toàn cầu, chủ nghĩa khủng bố nhất thiết phải bị ngăn chặn, triệt bỏ khỏi đời sống cộng đồng quốc tế Vấn đề là ngăn chặn và triệt bỏ nó như thế nào và bằng

cách nào cho có hiệu quả Thực tế cho hay, vấn đề không

đơn giản này gắn liền mật thiết với “mặt trái” phát

triển của thế giới tồn cầu hố, địi phải được nhận biết

nghiêm túc, sâu sắc không những về cội nguồn, nguyên

nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố toàn cầu; mà cả về

những điều kiện xã hội chính trị tư tưởng khiến nó trở nên thịnh hành, lan truyền và gây thảm hoạ Mọi sự

giải thích, mọi giải pháp khắc phục chủ nghĩa khủng

bố trên thực tế nhất thiết phải xuất phát và truy tìm

từ ngay trong sự phát triển hiện thực của đời sống cộng

đồng thế giới thời đại toàn cầu hoá ngày nay Bài viết

Trang 11

mở đầu sưu tập này cũng như toàn bộ sưu tập nói chung,

được chuẩn bị và thực hiện trên tỉnh thần của cách tiếp cận như vậy đối với vấn đề đặt ra - Chủ nghĩa khủng

bố toàn cầu

1 Bi kịch hay là mặt trái phát triển của thế giới

toàn cầu hoá: Nghèo đói; bất bình đẳng xã hội, nợ nần, xung đột, nội chiến và nạn khủng bố toàn cầu

Thế giới đầu thế kỷ XXI được nhìn nhận từ rất nhiều góc độ khác nhau Phần đông các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định rằng thế giới giờ đây đang bị cơn lốc toàn cầu hoá cuốn hút theo trật tự mà Mỹ ra stic tao lap va gianh cho được độc quyển lãnh đạo thế giới; đó cũng đồng thời là thế giới toàn cầu hoá sự bất

bình đẳng xã hội dẫn đến nghèo đói, nợ nần chồng chất, n nghịch cảnh và mâu thuẫn, xung đột và nội chiến rồi tình trạng khủng bố bạo lực cực đoan cùng với cuộc › chiến chống khủng bế quốc tế kiểu Mỹ cũng không kém cực đoan nhằm thực hiện những toan tính chiến lược đã dự liệu từ lâu đang chờ dịp bùng phắt

Báo cáo phat t triển thế giới của Ngân hàng Thế giới (WB) nam 2003 “Phát triển bền vững trong một

Trang 12

33-34) Một số nghiên cứu (XXVI; các trang 52 - 55 tap sách này) cho rằng, kết quả tính toán này còn thấp xa so với thực trạng nghèo đói của thế giới vào lúc thế ky XX kết thúc Bởi lẽ ngưỡng nghèo đói 1 USD/ ngay, nhu

nghiên cứu này đã chỉ ra, được xác định một cách tuỳ

tiện, không có một cơ sở hợp lý nào cả: Trong điều kiện tự do hoá thị trường, các nhóm dân cư ở những nước đang phát triển với thu nhập tính theo đầu người là 2 hay 3 thậm chí 5 USD/ ngày vẫn lâm vào cảnh nghèo

đói (XIX, tr 7) Đó là chưa kể đến tình hình là tiêu

chuẩn 1 USD/ ngày chỉ áp dụng cho số các nước đang

phát triển; và hơn thế, nó lại mâu thuẫn với những

phương pháp mà chính phủ các nước phương Tây sử

dụng để xác định và đánh giá mức nghèo đói (ở các

nước phát triển) - những phương pháp này dựa vào mức

chi tiêu tối thiểu của các hộ gia đình về thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và giáo dục Theo cách tính toán

này, ở một nước phát triển như nước Mỹ năm 1996 chẳng hạn, “ngưỡng nghèo” đối với một gia đình 4 nhân _ khẩu là 16.036 USD, tương đương với thu nhập tính theo đầu người là 11 USD/ một ngày và nước Mỹ năm

1996 có đến 13,1% dân số thuộc diện nghèo Còn kết

quả tính toán mới đây cho biết, ở Mỹ “ngưỡng nghèo” năm 2001 tính cho một gia đình 4 người là 18.104 DSD và số người nghèo là vào khoảng 32,9 triệu người

- Nhưng dù tính toán theo cách nào, thì các kết quả thu được cũng xác nhận tình trạng nghèo đói nghiêm

Trang 13

trọng của phần lớn dân cư thế giới Theo số liệu thống kê do Liên Hiệp Quốc công bố, tổng sản phẩm toàn thế giới trong nửa thế ký qua đã tăng lên gấp 10 lần (từ 3.000 tỷ tăng lên đến 30.000 tỷ USD) Mặc dù vậy, trong

điều kiện mà bất bình đẳng xã hội diễn ra ngay trong nền kinh tế tồn cầu hố tư bản chủ nghĩa, sự gia tăng

đó đã không đưa lại cho đại bộ phận dân cư của hành

tinh một cuộc sống phồn vinh hơn, có mức sống no đủ

hơn mà ngược lại, còn làm họ nghèo đói thêm!, Chẳng

hạn, nước Mỹ là nơi thành tựu của “nền kinh tế mới” được khẳng định, nhưng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ, theo nghiên cứu cua Daniel Cohen và Michelle Debonneuil, lại có nghĩa là “những bất công mới” Người ta ngày càng có thêm nhiều căn cứ thực tiễn để coi tình trạng

bất công trong xã hội Mỹ là một “thuộc tính” của “nền

kinh tế mới” dẫn đến những phân cực xã hội giàu nghèo trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại cũng như trong xã hội tư bản chủ nghĩa truyền thống Những bất công

ấy đang có nguy cơ gia tăng do sự tác động của không ít các nhân tố mới trong thời đại toàn cầu hoá tư bản

chủ nghĩa Đáng lưu ý là sự tăng trưởng kinh tế của

Mỹ trong hai mươi năm qua lại gắn liền với sự gia tang ©

rõ rệt những bất công thể hiện ở sự tụt giảm mức tiền

1 Ngân hàng Thế giới thừa nhận rằng số người nghèo đới trên thế giới ngày nay tập trung chủ yếu ở các nước đang và kém phát triển thuộc

Trang 14

công của những công nhân dễ bị tổn thương nhất và sự tăng thêm thu nhập của những người giàu nhất (XVD

Các học giả phương Tây đã nhiều lần cảnh báo sự khác

biệt ngày càng thêm nghiêm trọng về phân phối thu nhập, về mức sống chẳng hạn, giữa các nước thành viên

của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) -

đại diện cho các nước công nghiệp phát triển phương

"Bắc giàu có - chiếm chưa đầy 10% dân cư thế giới, với

hơn 90% dân cư sống trong tình trạng nghèo đói Báo cáo về dân số và phát triển của Liên Hợp Quốc (công bố ngày 15/7/1999) cho biết, hiện nay 20% dân cư thế giới sống ở các nước phát triển giầu có chiếm 86% tổng

sản phẩm quốc nội của thế giới, 82% thị phần xuất khẩu toàn cầu, 64% đầu tư trực tiếp của nước ngoài và

74% điện thoại; trong khi 20% dân số trên thế giới sống

tại các nước nghèo nhất chỉ chiếm 1% trong các hạng

mục kể trên Các cơ quan chuyên trách của Liên Hợp Quốc còn nhấn mạnh sự gia tăng chênh lệch về thu

nhập giữa hai loại tỷ lệ dân cư kể trên: Năm 1960, 20%

số dân cư thế giới sống ở các nước giàu nhất có thu

nhập lớn gấp 30 lần thu nhập của 20% số dân cư (thế

giới) ở các nước nghèo nhất, nhưng đến cuối thế kỷ XX tương quan so sánh này đã lên đến 74 lần Sự bất bình đẳng xã hội về phân phối thu nhập trên thế giới đã được Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc minh hoạ bằng hình tượng “Cốc rượu sâm banh” đầy ấn tượng

Trang 15

Sự phân phối thủ nhập trên thế giới Đân số thế giới (theo trật tự giảm dần thu nhập) Phân phối thu nhập a ` Mỗi phần này tượng trưng một phần năm (20%) dân số thế giới ' ỶỲ ' Số người nghèo nhất , : 20% số người nghèo nhất chỉ có 1,4% thu nhập ˆ tủa thế giới

Vậy là thế giới đầu thế kỷ XXI nghèo hơn và bất công hơn nhiều so với nửa thế kỷ trước đây Động thái gia tăng này là mối bận tâm lớn đối với loài người tiến

-bộ khi bước vào thế ký XXI

Cũng không có gì sáng sủa để hy vọng rằng trong

Trang 16

với các nước giầu Đó là vì nền kinh tế toàn cầu hoá hiện đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước giầu

và các công ty xuyên quốc gia thuộc “bộ ba” Mỹ - EU - Nhat Ban Theo Michel Beaud (XVII), “bộ ba” Mỹ - EU

- Nhật Bản này hiện đang kiểm soát phần lớn nhất của sản xuất hàng hoá thế giới (70%), phần chủ yếu các phương tiện tài chính (80% tư bản chứng khoán), các

thành quả nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như

khả năng đổi mới Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2001 “Công

nghệ mới vì sự phát triển con người” cũng cho biết, các

nước phát triển thuộc Tổ chức OECD chiếm tới 86% của tổng số 836.000 các đăng ký phát minh năm 1998; 85%

của tổng số 437.000 các luận văn được công bổ trên các

tạp chí khoa học kỹ thuật năm 1998 (I, tr 47) Trong khi đó, các nước đang và kém phát triển vẫn đang ngụp

nặn trong những khoản nợ chồng chất không sao trả nổi Năm 1965 số nợ của các nước này là 40 tỷ USD, năm 1970 tăng lên đến 70 tỷ; năm 1977 là 260 ty (XVII, tr 262); đến năm 1997 tức là sau 20 năm, đã tăng lên đến 32.000 tỷ USD (XIV, tr.179) Việc trả nợ thường ngốn hết khoảng từ 1/4 đến 1/3 các khoản thu của nhà

nước vốn đã rất hạn chế của các nước đang và kém phát triển (XIX, tr 24), nói gì đến đầu tư cho phát triển,

nhất là cho phát triển con người cho dù đây là khoản đầu tư cấp thiết Trong bối cảnh như vậy, có thể hiểu

được vì sao tồn cầu hố đôi khi lại bị đồng nhất với

Trang 17

phương Tây hoá và Mỹ hoá, vì sao phong trào chống toàn cầu hoá những năm gần đây thu hút được sự tham

gia mạnh mẽ và ngày càng đông đảo của nhiều tầng

lớp xã hội khác nhau trên thế giới -

Cố nhiên bản thân sự nghèo đói, dù có mang tính toàn cầu, cũng vẫn chưa đủ và chưa thể lý giải được sự

bùng phát của chủ nghĩa khủng bố đầu thế kỷ XXI Nhưng, như thực tiễn mách bảo, không thể bỏ qua mối

liên hệ giữa nghèo đói và chủ nghĩa khủng bố, (cuộc chiến chống khủng bố cũng do vậy, không thể tách rời khỏi cuộc chiến loại bỏ nghèo đói) Bởi lẽ, bạo lực là con đẻ của sự nghèo đói và tuyệt vọng Sống trong tình

trạng nghèo đói kéo dài, tuyệt vọng mất hết lòng tin

vào xã hội, các thế hệ trẻ không nhìn thấy tương lại

chỉ còn cách lựa chọn: hoặc là , hoặc là tham gia các

tổ chức tội phạm, các nhóm phái khủng bố bạo lực,

nghĩa là tạo thêm điều kiện và cơ hội để chủ nghĩa

khủng bố phát triển qui mô bạo lực, mở rộng địa bàn hoạt động xuyên quốc gia gây tội ác ngay cả ở các nước giầu có phát triển, làm cho cả cộng đồng quốc tế phải lo ngại Kiến giải sau đây của thái tử Hassan (Jordan) đáng để ta suy nghĩ: “Nếu người ta cảm thấy tuyệt vọng,

người ta đến với Chúa để tìm kiếm bản thể của bản

thân vä người ta thường thể hiện mình bằng bạo lực.”

(Dẫn theo XXIII, tr 23)

Ngay cả giới nghiên cứu phương Tây gần đây cũng

Trang 18

nghèo trước tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày một

gia tăng Warner D viết: “Bất bình đẳng tăng lên trong

phân phối của cải và không được tham gia nghị bàn để thông qua các giải pháp chính trị cuối cùng, đang dẫn đến xâm lược, bạo lực và khủng bố Mức độ tước đoạt

càng cao thì mức độ bạo lực càng lớn Mức độ đàn ap

càng cao thì phản ứng càng mạnh” (dẫn theo XXV, tr.10)

Warner D đã khái quát đúng cái lôgic cuộc sống mà

sức mạnh tự mở đường đi của nó thể hiện khá đẩy đủ

và thực sinh động trong suốt cả quá trình phì thực dân hoá kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến tận những năm 1970 và gid đây, tiếp tục khẳng định tác

dụng trong trận chiến chống lại mặt trái tồn cầu hố kiểu phương Tây tư bản chủ nghĩa Trong bối cảnh như vậy, ta hiểu tại sao Kaufman 8 - người thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ, lại dự báo: “Một trong những

kịch bản dễ xảy ra nhất có thể sẽ là một cuộc chiến với những tổn thất hàng loạt bắt nguồn từ sự bất bình đẳng

về kinh tế” (Dẫn theo XXV) Điều cần lưu ý trong kịch

bản mà Kaufman 8 dự báo là tình trạng bất bình đẳng

xã hội hiện đang dién ra ngay trong nền kinh tế toàn _ cầu và là vốn có trong xã hội tư bản chủ nghĩa cả dưới

hình thức hiện đại của nó, cố nhiên là ở mức độ khủng khiếp và ác liệt hơn nhiều Cả khả năng “tước đoạt” và

“đàn áp” lẫn khả năng “phản ứng” và “bạo lực” chống

trả cũng tăng lên gấp bội, do tận dụng được sự “trợ

Trang 19

giúp” của công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại thời toàn

cầu hoá |

Thực ra, toần cầu hoá lực lượng sản xuất đưa lại

sự tăng trưởng kinh tế cao chưa từng thấy; nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đối xuyên quốc gia về nhiều mặt, từ hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, tiền vốn và

kéo theo cả quá trình phổ biến và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý, sự xích lại

gần nhau giữa các quốc gia dân tộc Trên một ý nghĩa nhất định, quá trình phát triển tồn cầu hố cũng đồng

thời chuẩn bị các điều kiện vật chất - kỹ thuật, các

phương tiện khoa học kỹ thuật mà bọn khủng bố có thể tận dụng để gây “thảm hoạ quốc gia”, như đã xây ra ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, hay như

vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/3/2004 ở thủ đô Madrid

của Tây Ban Nha, một nước từng thuộc loại thân cận nhất của Mỹ trong cuộc chiến mới đây ở Iraq

Nhưng tồn cầu hố cũng tạo ra những bất công

xã hội mới về thu nhập, làm trầm trọng thêm tình trạng

nghèo đói trong mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn cầu,

làm nẩy sinh những mâu thuẫn mới cùng với những xung đột bạo lực Và như vây, toàn cầu hoá chính là

Trang 20

ngày càng tăng của toàn cầu hoá, sẽ là một thế giới ngày càng phức tạp hơn, từ suy thoái môi trường, bất

ổn định chính trị tới chủ nghĩa khủng bố” XXX, tr.7) Điều này góp phần giải thích tại sao một số người lại gắn chủ nghĩa khủng bố với sự phát triển (mặt trái) của tồn cầu hố Và cũng có người không phải không có lý khi coi thế giới tồn cầu hố sau chiến tranh lạnh

là vừa có “trật tự” vừa “lộn xộn” do chỗ trong thế giới ngày nay còn có sự gia tăng quyền lực cá nhân theo đà phát triển ngày một mạnh mẽ của tồn cầu hố - Internet hố Hai nhà tương lai hoc John Naisbitt va Patricca

Aburdene cho rang “kỷ nguyên mới này của cá nhân

đang xảy ra đồng thời với kỷ ngun của tồn cầu hố”,

rằng phần lớn lịch sử của những năm 1990 là dành cho “sự hiện thực hoá đầy đủ một nền kinh tế có tính toàn

cầu” và “nghịch lý thay, cá nhân lại trở nên quan trọng hơn, có quyền lực hơn” (II, tr 267) Sự thực, trong cái gọi là “cộng đồng ao”, con người liên kết dé dàng với nhau qua hệ thống thơng tin tồn cầu, hợp thành những nhóm nhỏ tích cóp quyền lực, và rồi trên thực tế, họ nhanh chóng trở thành các “siêu thủ lĩnh” Trong điều kiện “siêu thị trường” phát triển và phát huy sức mạnh, các “siêu thủ lĩnh” này khi trở thành các “siêu quái - nhân”, có thể tác động đến mô hình nhà nước dân tộc

Trang 21

các xã hội hiện thực trong một thế giới tồn cầu hố đang bị chi phối bởi một nhóm nước:phát triển giàu có tư bản chủ nghĩa và các tập đoàn xuyên quốc gia :

—# Chiến tranh lạnh đã kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất thế giới đã hơn một thập niên, nhưng thế giới vẫn chưa được ổn định như nhiều người

mong đợi Ngoài căn bệnh trầm kha nghèo đói gắn liền với bất bình đẳng xã hội, xung đột, khủng bố bạo lực! ,

thế giới còn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội, chính

trị, tư tưởng phức tạp khác: sự thiếu vắng sức mạnh

được khẳng định trong hiện thực của một hệ tư tưởng tiên tiến, sự khủng hoảng về mô hình phát triển, sự bùng phát trở lại của các vấn đề dân tộc tôn giáo và

trở thành điểm nhậy cảm đang được khai thác vì nhiều

mục đích khác nhau tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới; và còn phải kể cả đến chính sách can thiệp

(mới) của Mỹ được sự cổ vũ của chủ nghĩa đơn phương,

cùng với chính sách sử dụng tuỳ tiện sức mạnh của

nước siêu cường duy nhất Cách tiếp cận khoa học đối với chủ nghĩa khủng bố toàn cầu không tách rời sự phân tích loại những vấn đề như vậy

Trong điều kiện trật tự thế giới lưỡng cực thời chiến tranh lạnh, cả chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa tư bản: đều đem mô hình phát triển riêng của mình tác

1 Ngân hàng Thế giới cho biết: Trong những năm 1990 đã có tới 46 nước xây ra xung đột, chủ yếu là nội chiến, trong số này có hơn một nửa là

Trang 22

động vào các nước thuộc Thế giới thứ ba Trong tập sách khá nổi tiếng của mình “Hệ thống xã hội chủ nghĩa:

Chính trị kinh tế học phê phán Tổng quan binh tế xã

hội chủ nghĩa”, tác gia Kornai Janos cho biết: Tính đến năm 1987 trên thế giới có 26 nước xã hội chủ nghĩa,

bao gồm cả một số nước châu Phi và châu Á, nơi tuy

không do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng lại tự coi mình là xã hội chủ nghĩa và có những đặc điểm nhất định của một nước xã hội chu, nghia (VIII, tr.8 - 9)

Thế giới thứ ba ra đời là kết quả của phong trào

phi thực dân hoá diễn ra mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ II: Năm 1945 trên thế giới có 70 quốc gia độc lập, đến năm 1975 số các nhà nước độc lập đã lên

đến con số 170 Quá trình này gắn liền với sự giúp đỡ

nhiều mặt của giai cấp vô sản cách mạng triệt để ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, gắn liển 2 nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; và mặt khác, còn do

sự trưởng thành của giai cấp tư sản dân tộc và tầng

lớp trí thức quyết tâm thốt khỏi ách nơ lệ, giành độc lập dân tộc nhưng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa Cũng có một số nước đi tìm con đường thứ ba - không phải xã hội chủ nghĩa cũng không phải tư bản chủ nghĩa - như Chủ nghĩa xã hội Phật giáo Khmer của Sihanue, Chủ nghĩa xã hội Phật giáo Myanmar của Unu, hay Chủ nghĩa xã hội Arập |

Chiến tranh lạnh kết thúc đưa đến sự giải thể của

` ~ ~ as +2 oA ^ ~ ` ^ Â

Trang 23

Theo mô hình xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chỉ còn lại mấy nước đang phát

triển, nhờ tiến hành đổi mới cải cách mở cửa thành

công, nên thu được những thắng lợi khá ấn tượng trên

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế Chủ:nghĩa tư bản :

tuy thắng thế nhưng cũng đang bị lên án trên thực tế

và hơn nữa, với tư cách một hệ thống nó không tránh

khỏi: “tình trạng phân rã nội tại” như George Soros đã dự báo (XII, tr 222) Mô hình xã hội dân chủ có những tiến bộ nhất định (như hạn chế tư bản độc quyền, doi

nhân bản hoá lao động, tăng cường các chính sách xã

hội.:) nhưng đã bị sa lầy Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

Latin bắt đầu từ những năm 1930, đến những năm:

1950 đã cho phép Mỹ Latin phát triển bằng cách bảo

đảm cho các giai cấp trung gian tham gia hệ thống

chính trị nhưng bị hụt hơi từ những năm 1980

_ Trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh như vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra hiện đang đợi lời giải thực tế: Đâu là mô hình mà các nước đang và kém phát

triển sẽ lựa chọn cho sử phát triển tương lai của mình

Phản ảnh tỉnh hình khó khăn của thế giới sau khi chiến

tranh lạnh kết thúc, Edgar Morin trong cuối sách của mình “Trới đất - Tổ quốc chung Tuyên ngôn cho thiên

niên bỷ mới”, cũng đưa ra một nhận định khái quát như.sau về bước đường phát triển khó khăn này của

Trang 24

công cuộc phát triển gặp nhiều thất bại dẫn đến những chặng đường tụt hậu, trì trệ với bao cuộc nội chiến và

chiến tranh bộ lạc, tôn giáo Những phao tiêu mang

ánh sáng chỉ đường đi tới tương lại đều tắt ngấm Các nhà tương lai học đình chỉ các phát ngôn, thậm chí một

số tự quyết định ”dẹp tiệm" Con tầu Trái đất lênh đênh

trong đêm tối và sương mù dày đặc" (XXVII, tr 178-79)

Nhận định của Bdgar Morm có vẻ b¡ quan nhưng khái

quát được về cơ bản cái bối cảnh thế giới “sương mù dày đặc” mà chủ nghĩa khủng bố tận dụng để lan truyền

và gây bạo lực

Sự thực, chính cái bối cảnh của thế giới một siêu cường duy nhất, với hệ những mâu thuẫn Bắc - Nam

ngày càng gay gắt, sự phân cực giầu nghèo gia tăng

theo sự tích tụ các bất công xã hội, sự trỗi dậy của các

thế lực dân tộc tôn giáo cực đoan dẫn đến những xung

đột bạo lực và nội chiến trién miên tại nhiều nước trên

thế giới đã tạo môi trường cho sự bùng phát các nhóm

phái khủng bố bạo lực từng được cấy trồng từ thời “chiến đấu bên cạnh bin Laden ở Afghanistan” Điểm gặp gõ chung giữa chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và các thế lực

dân tộc tôn giáo cực đoan hiện nay - đó là tính quá

khích/ cực đoan của chúng, thể hiện ở phương thức hoạt động bạo lực cũng như qua các xu thế chính trị hoá và quốc tế hoá, nhằm tạo ra những bất ổn định xã hội, gây sức ép về chính trị đối với dư luận quốc tế, từ đó mặc cả về vai trò, vị thế của chúng trong điều kiện thế

Trang 25

giới toàn cầu ngày nay Nói cụ thể, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu tìm thấy ở các thế lực dân tộc tôn giáo thời

kỳ sau chiến tranh lạnh một sự cộng hưởng thuận lợi để mở rộng thêm trường: hoạt động của nó Còn đối với các thế lực dân tộc và tôn giáo cực: đoan, thì chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở thành phường thức phổ biến phục vụ cho mục đích của chúng là lật đổ bằng bạo lực các chính quyền hiện hữu, xây dựng nhà nước “dân tộc”

độc lập, thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá vấn để dân tộc tôn giáo ở nước này hay nước khác Điều này giải thích tại sao “trong vấn để dân tộc tôn giáo, Mỹ luôn theo

-_ đuổi cùng một lúc hai mục tiêu, tức là vừa kiên quyết

tấn công chủ nghĩa khủng bố lại vừa ra sức kích động những kẻ khủng bố không chống Mỹ mà Mỹ có thể lợi dụng được Cái cách mà Mỹ hành xử đối với chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa:vị kỷ của họ chắc chắn sẽ tiếp thêm sức cho chủ nghĩa khủng bố của các thế lực dân

tộc tôn giáo cực đoan” @XXI; tr.161 tập sách này)

-8 Cụ thể thêm và trực tiếp hơn đối với vấn đề đặt

ra, có thể nêu câu hỏi: Vậy các nước phát triển phương

Tây, trước hết là Mỹ, có liên đới gì không và nếu có thì

chịu trách nhiệm đến đâu trước hoạ khủng bố toàn cầu

dang de doa cong déng thế giới ngay nay? Đã từ nhiều rằm nay, cùng với đà lan’ rong va gia’ tăng tdi Ac ma chủ nghĩa khủng bố gây ra, các vu tấn công bạo lực

nhằm chủ yếu vào các công dân và lợi ích của thế giới

Trang 26

nhiều hơn và thảm khốc hơn Báo cáo “Các loại hình bhủng bố trên thế giới năm 2001” của Bộ Ngoại giao

Hoa Kỳ ngày 21/5/2002 đã thừa nhận: Có đến ngót 90%

số vụ tấn công mà chủ nghĩa khủng bố thực hiện trong năm 2001 (191 vụự/ 219 vụ) là nhằm vào người Mỹ và lợi ích của Mỹ tại châu Mỹ Latin, trong đó có các vụ tấn công Trung tâm Thương mại thế giới tại New York

và Lầu Năm góc của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Washington

ngày 11/ 9/ 2001 (XII, tr 11) Tình hình đó cũng đồng

thời kích thích cả sự nhận thức và thúc đẩy những "nghiên cứu đi sâu làm rõ lý do tại sao phương Tây,

nhất là Mỹ, lại trở thành mục tiêu tấn công chủ yếu | của chủ nghĩa khủng bố

Có phải đó là biểu hiện của “sự đụng độ giữa các nền văn minh” như học giả người Mỹ Samuel P

Huntington dự báo, hoặc do “bọn khủng bố ghét chúng

ta (tức người Mỹ - LVT), bởi vì “chúng yêu tự do” và chúng là “những người ở xứ sở tự do”; “chúng là qủi dữ,

chúng muốn gây thương tổn và tàn phá chúng ta mà

chẳng có lý do chính đáng nào” như giới chức chính

quyền Mỹ giải thích với công chúng Mỹ?

Tất cả những gì diễn ra dai dẳng và quyết liệt trong nhiều năm tháng nay đã gợi ý và thúc đẩy người ta đi theo hướng nghiên cứu chủ lưu: Chủ nghĩa khủng

bố toàn cầu có nguyên nhân xã hội rộng rãi và nguồn

gốc sâu xa hơn là những tình cảm “không ưa thích” người Mỹ hay là tâm lý “ganh ghét? đối với Mỹ hoặc

Trang 27

thậm chí là sự “đụng độ” về văn hoá, văn minh Triển khai nghiên cứu về chủ nghĩa khủng bố đi theo hướng

này, Paul R Pillar (tác giả cuốn “Chủ nghĩa khủng bố

uờ chính sách đối ngoại của Mỹ”, VŨ với một sự mẫn cảm xác đáng đã nhận xét: “Người Mỹ ngày càng có

nhiều lý do để nghĩ chủ nghĩa khủng bố đơn giản chỉ

là một tội ác cần phải loại bỏ chứ không phải là một hiện tượng mỗi ngày một phức tạp với nhiều khía cạnh cần phải xem xét theo nhiều chiều khác nhau” (VI,

tr.12) Và chính tác giả Paul R Pillar nay đã dành cả

chương 3 “Chủ nghĩa khủng bố, Mỹ và trật tự thế giới” cuốn sách của mình để phân tích chủ nghĩa khủng bế trong bối cảnh rộng lớn của chính trường quốc tế

Cần nói thêm rằng, vấn để làm thế nào để hiểu và hiểu đúng chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, những nguyên nhân khiến hó xuất hiện, trong đó có nguyên nhân “tại sao My lại là mục tiêu số một của chủ nghĩa khủng bố

và Mỹ có thể làm gì (và không thể làm gì) để bớt bị coi

Trang 28

mà không tự hỏi xem họ “đã làm gì để gây ra cơn phẫn nộ” của bọn khủng bố, cũng không tìm cách luận giải hoặc “làm nguôi cơn giận” của bọn chúng “Phương án quân sự mặc nhiên được coi là duy nhất đúng” (XXXI, tr 39) Trên thực tế, không phải đợi đến khi sự kiện ngày 11/ 9 /2001 xảy ra mà trước đó, ngay từ mùa xuân - hè năm đó, các giới chức bộ máy quyền lực Mỹ đã lựa chọn phương án “ưu tiên sử dụng lực lượng quân sự”, phát động chiến tranh để đối phó với chủ nghĩa khủng bố (XX, tr 3)

Sự kiện 11/9 xẩy ra chỉ là cơ hội “trời cho” để người

Mỹ xúc tiến cuộc vận động đã được tiến hành từ lâu nhằm thực hiện ý đồ mở rộng mưu đồ đế quốc chủ nghĩa ngay cả trong tình hình Mỹ còn lại là siêu cường duy nhất và không có đối thủ toàn cầu Nhưng dù là nhằm tiêu diệt mạng lưới khủng bố xuyên quốc gia của AI- Qaeda hay là dưới chiêu bài ngăn chặn những hiểm hoạ của vũ khí huy diét hang loat tai Iraq nhu My dàn dựng, thì thực tiễn diễn biến của cuộc chiến chống khủng bố và cuộc khủng hoảng tại Irag cũng đã cho thấy đối với người Mỹ “ưu tiên sử dụng lực lượng quân sự” ngay _ca khi được coi là phương án “duy nhất đúng” cũng không đưa lại một kết cuộc như họ mong muốn Đã vậy, phương án chiến tranh gây chết chóc khổ đau lại đang thổi bùng thêm ngọn lửa hận thù đối với Mỹ và các

đồng minh cộng sự đắc lực của Mỹ Sự kiện 11/3 xảy

Trang 29

- Sé 1a không đúng chỗ, nếu đi sâu trình bày một hiện tượng khá rắc rối về mặt lịch sử như chủ nghĩa khủng bố, nhưng cần thiết phải phân tích các nguyên nhân cũng như động cơ gây tội ác của chủ nghĩa khủng bố Trong vấn đề không đơn giản này, giới nghiên cứu (kể cả các học giả người Mỹ) đã cố gắng mở rộng phạm

vi suy nghĩ cả đến bản thân người Mỹ, và một cách bao

quát, đến chính sách can thiệp của Mỹ cùng những hậu

quả do chính sách này gây ra đối với nhân dân và chính

phủ nhiều nước trên thế giới Đã có không ít những:

nghiên cứu trong đó phân tích các khía cạnh khác nhau của chính sách can thiệp Mỹ Nhưng đáng suy nghĩ hơn

cả và phù hợp hơn cả cho việc tìm hiểu vấn dé dat ra chính là cái quan điểm chỉ đạo của Mỹ cho rằng “nếu

nhân dân một nước nằm ngoài quỹ đạo (rogue nation)

trải qua quá nhiều đau khổ, thì họ sẽ lật đổ các nhà

cai trị hoặc buộc các nhà cal trị nước này phải có hành

vi nhạy cảm hơn” “Đáng suy nghỉ” là vì quan điểm tư tưởng chỉ đạo này được người Mỹ “sử dụng để thúc đẩy

các chính sách gây khổ đau và gieo rắc tư tưởng phản

loạn: từ Nicaragoa đến Irad”, đến các nước không chịu

qui thuan My (XXXI, tr 149)

Hội nhập vào dòng suy nghĩ chủ lưu này, một giáo

sư đại học Mỹ đã tóm tắt những tội ác mà Mỹ gây ra đối với nhân dân và chính phủ nhiều nước trong gần nửa thế kỷ qua, kể từ năm 1945 đến năm 2000:.Mỹ đã

Trang 30

đã mưu toan lật đổ (thường là thành công) hơn 40 chính phủ nước ngoài, đã nghiền nát hơn 30 phong trào đấu tranh chống độc tài, trong các bạo trình đó đã giết chết

nhiều triệu người, kìm hãm hàng triệu người trong cảnh nghèo đói; và đặc biệt, chính Mỹ đã tạo ra những tên

khủng bố chuyên tiến hành tra tấn và ám sát, phát triển

những đội hành quyết, dung dưỡng bọn khủng bố và tội

phạm chiến tranh, cung cấp các giáo trình huấn luyện ám sát, khởi loạn và phá hoại (XXXI, tr 214 - 216 và các trang tiếp theo của tập sách này) Chắc chấn điều mà vÑ giáo sư này cho biết chưa phải là tất cả, nhưng cũng đã khái quát được những nét bản chất của chính sách bạo lực mà Mỹ thực thi nhằm gây khổ đau ở nhiều

quốc gia và dân tộc trên thế giới Do vậy góp phần giúp

ta giải thích rõ hơn lý do tại sao chủ nghĩa khủng bố lại hướng mục tiêu gây thảm hoạ trước hết vào các lợi ích của Mỹ và vào các công dân Mỹ

Hẳn là khi xây dựng và thực thi chính sách can

thiệp “đầy rẫy những tiêu chuẩn kép và chỉ nuôi dưỡng những bạo luc chu ky” (XXXI, tr 151) cha mình, người Mỹ còn chưa lường đến những hậu quả “chết người” mà

chính sách của họ gây ra Gieo cấy bạo lực ắt phải hứng

chịu hậu quả các các trận cuồng phong bạo lực “Hiện

nay dường như chính sách này đã dội ngược trở lại nước Mỹ: Những người Hồi giáo cuồng tín đã kết luận rằng người Mỹ cũng nên bắt đầu nếm mùi đau khổ để thay đổi chính sách (của họ) đối với thế giới đạo Hồi” @XXI, tr 149) Nhưng thực tiễn cho bay, ngay cả khi hậu hoạ

Trang 31

của việc triển khai phương án quân sự đã khá rõ ràng, người Mỹ vẫn không chịu đi sâu tìm hiểu căn nguyên

hàng đầu khiến họ “trở thành mục tiêu sốsmột của chủ

nghĩa khủng bổ” để có được những nhận thức đúng đắn

khách quan xem “có thể làm gì (và không thể làm gì) để bớt bị coi là mục tiêu hơn”

Cũng cần phân tích cả chính sách hai mặt của người Mỹ đối với chủ nghĩa khủng bố, và những hậu

quả mà họ hoàn tồn “khơng mong muốn” nhưng vẫn

buộc phải hứng chịu Gần đây một số nhân vật chính

yếu Mỹ-đã bắt đầu tiết lộ dần dần những bí mật: được

thực tiễn xác nhận: Một trong những mục tiêu ưu tiên chiến lược của người Mỹ ở Trung Đông những năm 1980 là đánh bại “đế chế tội ác” (thuật ngữ của R Reagan ám chỉ Liên Xô, đối thủ toàn cầu của Mỹ thời chiến

tranh lạnh) bằng mọi giá (Vì là “ưu tiên chiến lược” nên đã được thực hiện bằng “mọi giá”) Nhưng những

hậu quả để lại là quá đắt và hết sức nghiêm trọng đối

.với người Mỹ và thế giới phương Tây Người Mỹ đã tiến hành một chiến dịch bí mật lớn nhất chưa từng có:

tuyển mộ, vũ trang và huấn luyện cho các Mujahidieen!

-1 Tháng 3/ 1985, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan da ký Chỉ thị số 176

._ cho phép tăng cường viện trợ quân sự bí mật cho các chiến binh Hồi

giáo; kết quả là từ 1996 đến 1998, số viện trợ này của Washington đã

Trang 32

Hàng chục nghìn quân Mujahidieen từ các nước Hồi giáo Trung Đống đã tham gia các khoá huấn luyện do người Mỹ tổ chức tại các trại được lập ra ngay trên đất Pakistan để rồi được đưa vào Afghanistan trong cuộc

chiến đánh bại quân đội Xôviết và “chế độ thân Liên Xô ở Cabun”

Khi được người Mỹ nuôi dưỡng, huấn luyện, để thực hiện một mục tiêu như thể là duy nhất và là cuối cùng mà người Mỹ đã xác định sẵn cho họ (đánh bại

“đế chế tội ác”), các Mujahidieen này thậm chí còn được

Ronald Reagan khích lệ, gọi là các “chiến binh tự do” Sau khi quân đội Liên Xô bị đánh bai tai Afghanistan,

- như một số quan chức Mỹ gần đây xác nhận - người

Mỹ đã rút đi, “để mặc họ với cuộc nội chiến tàn bạo nhất, họ nhận ra là đã bị sử dụng như những bia thịt trong một cuộc đụng độ của cuộc chiến tranh lạnh Giờ đây họ muốn báo thù” ŒXX, tr.2-3) Cộng với những ảo tưởng về vai trò giải phóng thế giới, về sức mạnh chiến thắng cả một “đế chế” hùng mạnh một thời, những “mầm bạo lực” được ươm trồng này, giống như “bầy côn trùng: túa ra khi cái cây bị chặt để”, liền trở thành những điểm qui tụ các nhóm phái khủng bố bạo lực để rồi hình

thành cả một mạng lưới đen tối toàn cầu, gây tội ác đối với cộng đồng thế giới Gánh chịu trách nhiệm này một cách trực tiếp hay là gián tiếp, là thế giới phương Tây

Trang 33

trải” thảm hoa khổ đau: Người “anh hùng” của những

năm 1980 đã trở thành “ác quỉ Satan” đối với phương

Tây vào những năm 2000, trở thành những kẻ khủng: bố của ngày hôm nay Bạo lực dẫn đến sự đáp trả và

bị tiêu diệt bằng bạo lực - cả một:chu kỳ bạo lực bị cuốn

theo Lôgic của phương án hoạt động bạo lực là như vậy, không có ngoại lệ với bất kỳ một al, “khủng bố” hay là “trả đũa” Cần nhận ra tác dụng kích thích và

mối liên hệ của chính sách hai mặt mà Mỹ và phương

Tây thực hiện trong vấn đề chủ nghĩa khủng bố đối với sự phát triển và gia tăng hoạt động của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu Mặc dù vậy, người ta vẫn cứ bám lấy một thứ tiêu chuẩn chủ quan kỳ lạ, gắn liền với “lẽ phải”

đầy tính thực dụng kiểu Mỹ mà nhà phê bình báo chí

Norman Solomon đã mỉa mai một cách chính đáng rằng,

khi bọn khủng bố tấn công, chúng là khủng bố; khi chúng ta tấn công, chúng ta chỉ là trả đũa Khi chúng đáp lại cuộc trả đũa của chúng ta, chúng lại là khủng

bố; khi chúng ta đáp lại bằng có thêm các cuộc tấn công,

chúng ta là trả đũa Thế là, tấn công hay trả đũa, ai và khi nào thì “tấn công” gọi là khủng bố, còn khi nào được coi là “trả đũa” thực là chủ quan, tuỳ tiện Nhưng

thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan: duy nhất về tính

chân thực của nhận thức, nó có tính biện thực trực tiếp và tính phổ biến Tiêu chuẩn đó đáng tin cậy ở mọi nơi

"và trong mọi hồn cảnh Khơng một sự nguy biện nào

Trang 34

Chỉ mấy ngày sau “thảm hoạ quốc gia” xảy ra Ở Mỹ, tác giả bài viết “Uốn nắn lịch sử" trên tờ “La Vanguoardid” (ngày 14/9/2001), đã viết như sau về tính chất hai mặt của chính sách Mỹ trong vấn đề về chủ nghĩa khủng bố: “Lịch sử đầy những nghịch cảnh bi a1, và giờ đây chúng ta chứng kiến một trong số những nghịch cảnh đó: Sự tấn công, thậm chí can thiệp vào Afghanistan của các đội quân quốc tế của Đức, Mỹ và

Nga , Washington buộc phải nếm trải tất cả nỗi kinh

hoàng của cuộc chiến khủng bố ở ngay trên mảnh đất của mình, để nhận biết được sai lầm nghiêm trọng mà nó đã phạm phải vì đã huấn luyện, trả lương và trợ cấp mọi mặt cho các đội quân Hồi giáo từng đánh thắng quân đội Xôviết ở Afghanistan Do nhãn quan lịch sử

đặc biệt của mình, người Mỹ cho rằng tiêu diệt đế chế

Xôviết thậm chí cả bằng cái giá - cùng với các đồng

mỉnh đến từ thế giới Ảrập - trợ giúp bọn quỉ dữ như

Taliban hay bin Laden Và giờ đây điều đó đã quay ngược trở lại chống chính người Mỹ Ngoài ra, những

người Hội giáo còn cho rằng chính bản thân họ đã đánh

bại Liên Xô 6 Afghanistan và nếu có thể thì mục đích |

kế theo của họ phải là giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại nước Mỹ” (trích theo XV, tr 90-21) _

Những điều vừa trình bày chỉ là bằng chứng về

Trang 35

cầu Nhưng cũng từ nay tư duy chiến lược Mỹ buộc phải tập trung khuyếch trương không những ưu thế của siêu cường duy nhất mà còn phải hướng cả vào việc củng cố

và duy trì bằng mọi cách ngôi-vị đã giành được

Điểm mới tròng tư duy chiến lược Mỹ thời kỳ sau

chiến tranh lạnh là tăng cường thực lực kinh tế Mỹ, “thúc đẩy đân chủ” và “thực hiện nhân quyền” trên cơ

sở an hinh được đặt lên hàng đầu và luôn đi trước một

bước Nói cụ thể, những mục tiêu cốt lõi mà chiến lược

'của siêu cường quốc duy nhất tập trung giải quyết trong thời kỳ này là:

1 Tăng cường an ninh bằng việc duy trì tiểm lực phòng thủ mạnh và thúc đẩy các biện pháp hợp tác

an ninh;

_2[ Kích thích sự thịnh vượng của nền à kinh tế My bang việc mở cửa thị trường nước ngồi, tự do hố thương

mại; | |

3/ Thúc đẩy dân chủ và thực hiện nhân quyền ở nước

ngoài

Tất cả khơng ngồi mục đích ngăn chặn sự xuất "hiện của bất kỳ đối thủ cạnh tranh cỡ toàn cầu hào trong tương lai, đảm bảo cho Mỹ cái quyển cai trị háy như Mỹ mong muốn được độc quyền cai trị thế giới “Mục tiêu thống trị thế giới” được cắt nghĩa là “sứ mạng

phi thường” của nước Mỹ nhằm “phổ biến nền dân chủ

Trang 36

nhà nghiên cứu cho rằng đây là một cuộc thập tự trinh

mới dưới cái tên gọi “diễn biến hoà bình” ở những nước không chịu qui thuận Mỹ, cũng là điểm “mấu chốt” trong chiến lược của Mỹ thời kỳ sau khi chiến trạnh

lạnh kết thúc Nhưng dù dưới hình thức nào thì mưu

đồ đế quốc của giới quân phiệt Mỹ cũng vẫn cứ lộ rõ

và ngày càng trắng trợn

_ Những nghiên cứu gần đây về siêu cường “duy nhất” và “đơn độc” cho thấy, trong hoàn cảnh lịch sử

mới khi đối thủ tồn cầu (Liên Xơ và các nước xã hội

chủ nghĩa Đông Âu) của Mỹ đã không còn nữa, giới quân phiệt ở Mỹ đã cố công “tìm kiếm một thế phẩm cho chiến tranh lạnh để biện hộ cho những mưu đề đế - quốc của mình.” Chủ nghĩa khủng bố từng được chính giới Mỹ thời Tổng thống Clinton lựa chọn và giả định làm một “thế phẩm” như vậy, dù đó là thuộc loại “ưu tiên” cuối cùng.! Do vậy, khi sự kiện ngày 11/9 xẩy ra,

cũng là dịp để giới quân phiệt Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ đường lối tiếp tục chiến tranh, “nhằm thiết lập một đế

quốc” (X, tr 172 tập sách này) trong thời kỳ lịch sử

1 Đề cập đến thực chất mưu đổ can thiệp đế quốc chủ nghĩa của Mỹ trong việc đầu cơ vấn đề này, nhà triết học và xã hội học người Nga

A Zinoviev cho rang, su kién 11/9/2001 chỉ là cái cớ để người ta tuyên bố rằng chủ nghĩa khủng bố là vấn đề cơ bản của thời đại, và là cái có để đưa những vấn đề thực sự nghiêm trọng trong trật tự thế giới xuống hàng thứ yếu: Nếu chủ nghĩa khủng bố vì lý do nào đó mà biến

mất, thì các chính trị gia và các cd quan mật vụ ở các nước phát triển

cũng sẽ tự nghĩ ra một cái gì đó kiểu như vậy, hoặc tìm cách khiêu

khích những kẻ khủng bố tiém tang (XXIV, tr.3) -

Trang 37

mới Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố được coi là “vấn đề thực sự nghiêm trọng trong trật tự thé giới”, đã ngay lập tức đi vào chương trình nghị sự của Mỹ “Chiến lược chống khủng bố ” ra đời, theo đó chống

khủng bố được xác định là “một cuộc chiến chưa từng

thấy” và “không rõ hạn định”; rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng

“mọi vũ khí chiến tranh cần thiết”, mọi biện pháp chiến

lược, mọi thủ đoạn từ quân sự, ngoại giao đến kinh tế, nghĩa là ngoài thủ đoạn quân sự còn phải thực hiện cô

lập về ngoại giao, đồng thời xoá sạch tận gốc những cơ

sở cung cấp tiền bạc cho chủ nghĩa khủng bố, tiêu diệt

ô dù bảo vệ chủ nghĩa khủng bố được xác định là một

mục tiêu then chốt trong cuộc chiến chống khủng bố,

rằng tấn công chủ nghĩa khủng bố phải kết, hợp chặt chẽ với tấn công những kẻ bao che, giấu giếm, ‘tal trợ "cho chủ nghĩa khủng bế Đáng lưu ý là tuyên bố của Tổng thống Bush: “Mọi quốc gia, ở mọi khu vực, giờ đây phải có một quyết định Hoặc các vị đứng về phía chúng tôi, hoặc các vị đứng về phía bọn khủng bố Từ ngày

hôm nay trở đi, bất cứ nước nào tiếp tục chứa chấp hoặc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố sẽ bị nước Mỹ coi là chế độ thù địch.” XI, tr 2) Có đứng về phía Mỹ hay không

không đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng

bố - đó là tiêu chuẩn duy nhất mà chính quyền Mỹ đưa

ra nhằm phân chia thế giới thành hai phe: Chống khủng

Trang 38

các nước lớn trong khối liên minh quân sự với Mỹ, cũng

không tránh khỏi lúng túng Lời tuyên bố của Tổng

thống Bush nhân danh chống khủng bố bao hàm khả năng tạo tiển lệ nguy hiểm để thực thi chính sách sử dụng tuỳ tiện sức mạnh, can thiệp vào công việc của bất cứ quốc gia nào trên thế giới Thậm chí Mỹ còn" dành cho mình cái quyền “đơn phương áp đặt những phán xét riêng của mình” cũng như dành cho mình khả

năng “sử dụng quyền tự vệ bằng cách thực hiện đòn

phủ đầu”, tấn công trước đối với những quốc gia mà Mỹ

cho là có thể gây hiểm hoạ tiểm tàng cho nước Mỹ ngay

cả khi “chưa chắc chắn về thời điểm hay địa điểm tấn

công của kẻ thù” (IV)

Dưới cái vỏ bọc “sử dụng quyển tự vệ bằng cách thực hiện đòn phủ đầu” tấn công chủ nghĩa khủng bế, My dang dua lại một sự thay đổi rất cơ bản theo chiều hướng nguy hiểm hiếm có trong hệ thống các quan hệ quốc tế Hậu quả thực khó lường Gần hai năm về trước, Thủ tướng Australia đã đề cập đến khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự “phòng ngừa” ở nước ngoài một khi Australia “có nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố tấn công” Và tiếp theo, mới đây chính quyền Israel cũng _đã có những ứng xử kiểu tương tự

Còn bọn người theo chủ nghĩa khủng bố sau chiến

tranh lạnh được kích thích bởi nhiều yếu tố, và do cả

Trang 39

thời chịu áp lực nhiều chiều của bối cảnh toàn cầu hoá,

đã tự khẳng định mình bằng phương thức bạo lực, hay

nói như thái tử Hassan, đã “đến với Chúa tìm kiếm bản

thể của bản thân” mà à thường là “thể hiện mình bằng

bạo lực”

Vay 1a, trong tat cả ' những sự đảo lộn có thể xây ra trong thế giới hiện thực đổi thay sau chiến tranh lạnh, những bất bình đẳng mới, những sự gia tăng mới nghèo đói cùng cực, sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo

dân tộc cực đoan và nhiều hệ quả phát sinh từ trong mặt trái của toàn cầu hoá, đã xuất hiện không chỉ có

siêu cường quốc duy nhất mà còn cả những cá nhân siêu thủ lĩnh chỉ huy mạng lưới khủng bố toàn cầu Phải chăng do vậy mà có người đã coi cuộc chiến do Mỹ phát động sau ngày 11 tháng chín nhằm chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu là “trận chiến trên qui mô đầy đủ nhất giữa một siêu cường và hàng loạt những cá nhân siêu thu’ lĩnh giận dữ xuất t phat từ một thế giới lộn xộn”

Một trong số những hậu hoạ không tránh khói của | chu nghia can thiép Mỹ với việc thực thi chính sách sử

dụng tuỳ tiện sức mạnh, “Mỹ hoá” về kinh tế, về công

Trang 40

khủng bố ở nhiều nới, cùng với sự gia tăng những vụ tấn công bạo lực gây tội ác nhằm vào Mỹ và các nước phương Tây Hẳn đây là kết luận rút ra theo chính thứ lôgic khách quan nghiêm ngặt của đời sống hiện thực mà D Wamer đã khẳng định trong ý kiến chúng tôi đã

trích dẫn ra trong phần đầu bài tổng quan này: “Bat

bình đẳng tăng lên trong phân phối của cải và không được tham gia nghị bàn để thông qua các giải pháp chính trị cuối cùng, đang dẫn đến xâm lược, bạo lực và khủng bế Mức độ tước đoạt càng cao thì mức độ bạo lực càng lớn Mức độ đàn áp càng cao thì phản ứng càng : mạnh”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Bao cáo phát triển con người năm 2001 Công nghệ _ mới Uì sự phát triển con người: Sách tham khảo !

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc.- H.: Chính trị quốc gia, 2001

II Báo cáo phát triển thế giới năm 2003 Phá¿ triển bên

uững trong một thế giới năng động: thay đổi thể chế, tăng trưởng uò chất lượng cuộc sống: Sách tham khảo

/ Ngân hàng Thế giới.- H.: Chính trị quốc gia, 2003 III Cae xu thế lớn của năm 2000! John Naisbitt và

Patricca Aburdene.- Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

1999 | c |

IV Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹi! Các vấn đề

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN