1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình kinh tế chính trị mác lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

248 4 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 5,32 MB

Nội dung

Trang 1

{CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

| 335.4 I CHINH QUOC GIA HO

GIAO 2013

20133433 GIAO TRINH

KINH TE CHINH TRI WIA0-LÊNIN VỀ THO! KY QUA BO LEN CHU NGHIA XA HOI O VIET NAN

Giáo trình kinh tế

Trang 3

HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍMINH VIỆN KINH TẾ

Giao trinh

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LENIN THO! KY QUA DO LEN CHU NGHIA XÃ HỘI Ứ VIỆT NAM

(Hệ cao cấp lý luận chính tri)

Tải bản lân thứ sáu

Trang 4

Chủ biên GS, TS Chu Văn Cấp PGS, TS Nguyễn Thị Như Hà Tập thể tác giả GS, TS Chu Văn Cấp GS, TS Dé Thé Ting GS, TS Nguyén Dinh Khang GS, TS Nguyễn Khắc Thân PGS, TS Nguyễn Huy Oánh TS Trần Văn Ngọc PGS, TS Nguyễn Khắc Thanh

GS, TS Hoang Ngoc Hoa

PGS, TS Nguyén Van Hau

Trang 5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cùng uới Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế Chính trị Mác-Lênn là một bộ phận cấu thành của chủ nshĩa Mac-Lénin

Kinh tế chính trị Mác-Lênin nghiên cứu cúc quan hệ xã hội

của con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi,

tiêu dùng của cải vat chất qua các siai đoạn phát triển của lịch

sử xã hội loài người, làm rõ bản chất của các quá trình va các hiện tượng kinh tế; tìm ra các quW luật uận động của nển kinh tế- xã hội Từ đó có cơ sở khoa học để uận dụng một cách đứng dan, sát hợp vio diéu kiện cụ thể của mỗi nước đang trên con đường xâu dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

Kính tế chính trị là một trong những môn học cơ bản

duoc dwa vao gidng dạy trong các trường đại học, cao đẳng va hệ thống trường đẳng trong cả nước Trong quá trình siẳng

dạu, chương trình môn học äã được bổ sung, hoàn thiện, ngà càng phù hợp uới thực Hễn

Nhằm phục oụ công tác học tập, nghiên cứu uà giảng dạ

môn học Kinh tế chính trị Mác-Lênin, tập thể giáo sư, phó

giáo sư, tiến sĩ à giảng uiên siàu kinh nghiệm của Viện Kinh tế Học uiện Chính trị - Hành chính quôc gia Hồ Chí Minh đã biên soạn Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin theo

Trang 6

trình quốc sỉa các bộ tôn khoa học Mác-Lênim, tw tưởng

Hồ Chí Minh

Giáo trình sâm hai tập:

TậpI: Kính tế chính trị Mác-Lênin oề phương thức sản xuất tư bản chủ reh1a

TậpÏI: Kính tế chính trị Mác-Lênin uề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong phạm ui tập II, giáo trình đã cỡ gắng khái quát uề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa 0à những đặc điểm kinh tế - xã hội trong thời kỳ

quá độ ở Việt Nam; đồng thời phân tích một số uấn đề lý luận

va thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Hién nay, do yêu cẩu bổ suns, cập nhật những nội dung mới, Viện Kinh tế đã chỉ dao va giao cho PGS, TS Nguyễn Thị

Như Hà tổ chức sửa chữa, chỉnh sửa va đọc duyệt Cùng

tham sia chỉnh sửa nội dung còn có GS, TS Nguyễn Đình Kháng; PGS, TS Nguyễn Văn Hậu

Mặc dù đã có những cỡ sắng trong uiệc tổ chức biên soạn, biên tập song chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhan duoc su gdp ý của quý độc giả

Xin trân trọng siới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc

Trang 7

Chuong 1

THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHÔNG QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

6 VIET NAM

Các văn kiện của Đảng ta đã khẳng định, sau khi hoàn

thành về cơ bản những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta chuyên sang thực hiện những

nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Nhưng cho đến nay vẫn còn không ít người hoài nghỉ về tính tất yếu của sự quá độ này, thậm chí có ý kiến cho rằng không cần sử dụng phạm trù thời kỳ quá độ hoặc nên lựa

chọn một con đường khác Bởi vậy, làm rõ tính tắt yếu khách quan vả nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

không qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta vẫn là một vấn

đẻ lý luận và thời sự cấp bách trong hoàn cảnh hiện nay I QUAN ĐIỂM CỦA C.MAG, V.LLENIN VÀ TƯ TƯỞNG HO | CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

4 Bản chất và tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ từ

Trang 8

Khi nói về chủ nghĩa cộng sản, C.Mác đã nhận định:

“Giai cấp công nhân biết răng nó phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giai cấp Nó biết rằng việc thay thế những điều kiện kinh tế của sự nô dịch lao

động bằng những điều kiện của lao động tự do và liên hợp, chỉ có thể là một sự nghiệp tiến triển trong thời gian (đó là

việc cải tạo kinh tế) sau một quá trình phát triển lâu đài ir Do đó, trong tác phẩm Phé phan Cuong linh Géta, C.Mac chỉ rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ

nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã

hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chỉnh cách mạng của giai cấp vô sản ””

Cái xã hội mà C.Mác nói ở đây không phải là một xã

hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thodt

thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi

phương diện kinh tế, đạo đức, tỉnh thần còn mang những

dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra Trong xã hội

này còn nhiều thiếu sót “nhưng đó là những thiếu sót không

thê tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ

' C.Mac và Ph.Ăngghen: Toàn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1994,

t.17, tr.724-725

-? C.Mac va Ph.Angghen: Todn tdp, Nxb.Chinh trị quốc gia, H.1995,

Trang 9

nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra,

sau những cơn đau đẻ dài”!

Trong tập bút ký về Chủ nghĩa Mác vê vấn đề nhà nước

bên cạnh câu trích dẫn trên, V.I.Lênin ghi chú: “Vậy là: I “những cơn đau đẻ kéo dài”, II “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chú nghĩa”, III “giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa”

Như vậy, C.Mác và V.LLênin đều nhận thức rằng từ

chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản gồm một thời kỳ

quá độ, một giai đoạn đầu mà ngày nay gọi là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản đã đứng vững trên cơ sở của chính nó

Để cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia,

C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo các quá trình của thời kỳ

quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội như: - Cải biến cách mạng trong lực lượng sản xuất

- Cải biến cách mạng trong quan hệ sản xuất

- Cải biến cách xaạng trong toàn bộ hoạt động kinh tế

và xã hội

Tắt cả đều nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm điều kiện thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết

! C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn đập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1995,

Trang 10

để giải phóng con người C.Mác viết: “Muốn biến nền sản xuất xã hội thành một hệ thống thống nhất, rộng lớn và nhịp nhàng của lao động hợp tác tự do thì cần phải có những sự

thay đổi chung của xã hội, những sự thay đối trong các cơ

sở của chế độ xã hội”" Và “ việc cải tạo kinh tế không những đòi hỏi phải thay đổi sự phân phối mà còn phải có

một tổ chức mới của sản xuất”

Như vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhằm tạo ra những tiền đề vật chat va tinh

thần cần thiết để hình thành một xã hội mới - xã hội xã hội

chủ nghĩa

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lâu dài và khó khăn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào điểm xuất phát, tại đó

địa vị thuộc về chế độ tiêu chiếm hữu ruộng đất hay thuộc

về chế độ đại chiếm hữu ruộng đất, thuộc về chế độ canh

tác quy mô nhỏ hay thuộc về chế độ canh tác quy mô lớn Sở dĩ có tính chất lâu đài và khó khăn đó là vì:

- Nhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải tạo ra một năng suất lao động cao, vì xét đến cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ

! C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn ráp, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1994, t.16, tr.264

Trang 11

yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới Chủ nghĩa tư

bản đã tạo ra một năng suất lao động chưa từng thấy dưới

chế độ nông nô, nhờ đó mà đã đánh bại chủ nghĩa phong

kiến, chủ nghĩa tư bán cũng sẽ chỉ bị đánh bại chừng nào chủ

nghĩa xã hội tạo ra được một năng suất lao động cao hơn

nhiều Đây là sự nghiệp rất khó khăn và lâu dài, chỉ được

thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân Vài ba ngày cũng đủ để giành được chính quyền

nhà nước trung ương, trong vài tuần lễ cũng có thể đập tan

được sự phản kháng quân sự (và sự phá hoại ngầm) của giai cấp bóc lột, nhưng phải mắt nhiều năm mới giải quyết được vững chắc nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động

- Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ chế độ người

bóc lột người Nhưng không thê đánh bại tức khắc giai cấp bóc lột, không thể ngay tức khắc tước quyền sở hữu của giai cấp địa chủ và giai cấp tư sản Hơn nữa, chỉ riêng việc

tước đoạt quyền sở hữu cũng chưa giải quyết được vấn đề,

mà còn phải thay thế sự quản lý của giai cấp bóc lộc bằng

sự quản lý khác do giai cấp công nhân đảm nhiệm

Xóa bỏ giai cấp là một việc lâu đài, muốn thực hiện

được việc đó phải đạt được một bước tiền khổng lồ trong sự phát triển lực lượng sản xuất, chiến thắng tàn dư của sản

xuất nhỏ, phân tán, khả năng xóa bỏ giai cấp chỉ xuất hiện

Trang 12

Hơn nữa, giai cấp bóc lột thống trị đã bị đánh dé, nhưng nó vẫn sẽ còn giữ được nhiều ưu thế thực sự và lớn

lao, vì họ còn có tiền, bất động sản, còn những mối liên hệ, những kinh nghiệm về tổ chức quản lý, trình độ học vấn cao và có cá những mối liên hệ quốc tế

- Dé xây dung được chủ nghĩa xã hội, ngoài việc nâng cao năng suất lao động, còn phải ¿hiếr lập kỷ luật lao động

tự giác và lôi cuốn nhân dân lao động vào quản lý nhà

nước, muốn vậy phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân

dân lao động và xóa bỏ các tập quán xấu của những người

sản xuất nhỏ, cá thể Người ta có thể đập tan ngay một thiết chế, nhưng không bao giờ đập tan ngay được một tập quán Bởi vậy, nâng cao trình độ văn hóa và thay đổi tập quán cữ

đòi hỏi phải có nhiều thời gian

2 Dự báo về khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Trong các dự báo của mình về thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nêu luận điểm về khả năng quá độ lên xã hội cộng sản của những nước

đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa

Trang 13

nghĩa”, có thê không cần phải trải qua những đau khô của chế độ đó, có thể rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên chủ nghĩa xã hội và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà Tây

Âu đã phải trải qua, Hai ông chỉ ra rằng: “Thắng lợi của giai cấp vô sản Tây Âu đối với giai cấp tu san va gan liền

với điều đó, việc thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng nên sản xuất do xã hội quản lý - đó là điều kiện tiên

quyết tat yếu dé nâng công xã Nga lên cùng một trình độ |

phát triển như vậy”"

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên

khả năng những nước còn đang ở trong giai đoạn phát triển

tiền tư bản chủ nghĩa có thé chuyển thắng lên hình thái xã

hội cộng sản chủ nghĩa và khả năng phát triển rút ngắn của

các nước này bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Song về nội

dung thời kỳ quá độ đó như thế nào và nó có những nhiệm vụ cụ thê gì thì các ông chưa đề cập tới

V.LLênin - người kế tục sự nghiệp của C.Mác và

Ph.Ăngghen đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở những nước kinh tế chậm phát triển

Lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không

qua chế độ tư bản chủ nghĩa của V.I.Lênin bao gồm một số

Trang 14

luận điểm cơ bán sau đây:

Thứ nhất, luận điểm về việc giành lấy chính quyền làm điều kiện tiên quyết để xây dựng tiền đề kinh tế cho chủ

nghĩa xã hội

Để phản đối cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917,

những người theo Quốc tế II cho rằng, nước Nga chưa nên

làm cách mạng xã hội chủ nghĩa vì lực lượng sản xuất của nước Nga chưa phát triển đầy đủ V.LLênin chỉ ra rằng luận điểm này trái với phép biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác Theo chủ nghĩa Mác, tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới không loại trừ, trái lại, còn bao hàm một số hình thức phát triển đặc thù ở một số quốc gia riêng biệt Như vậy, những người theo Quốc tế II không thấy được rằng, thời kỳ cách mạng mới gắn với sự gay gắt lên của những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản

thế giới; rằng, tình thế cách mạng có thể xuất hiện ở nơi này hay nơi khác khiến cho các dân tộc có thể bước vào cuộc đầu tranh để thoát khỏi chủ nghĩa tư bản và giành lấy

sự tiến bộ xã hội

-Từ đó, V.I.Lênin nêu các điều kiện:

- Ở một nước kém phát triển có thể và cần phải tạo ra

những điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội

Trang 15

- Sự ủng hộ kịp thời của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước hay một số nước tiên tiến

- Sự liên minh giữa giai cấp vô sản đang nắm chính

quyền với đại đa số nông dân Trong điều kiện chưa có sự giúp đỡ kịp thời của cách mạng vô sản thế giới thì sự liên minh giữa công nhân và nông dân càng có ý nghĩa quan trọng sống còn

Thứ hai, luận điểm về thời kỳ quá độ với “một loạt những bước quá độ”'

Luận điểm này của V.I.Lênin được rút ra sau những sai

lầm dẫn tới khủng hoảng kinh tế - chính trị ở nước Nga

Xôviết sau nội chiến Phân tích nguyên nhân khủng hoảng,

V.LLênin chỉ ra rằng, đối với một nước mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển cao như nước Nga, không thê thực hiện - quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội được mà phải trải qua

“một loạt những bước quá độ”

Từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước mà

kinh tế - xã hội chưa chín muôi, luận điểm “một loạt những

bước quá độ” của V.I.Lênin bao gồm những nội dung chủ

yếu sau đây:

- Không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà

_ phải qua con đường gián tiếp, không thể “quá vội vàng,

thẳng tuột, không được chuẩn bị”?

Trang 16

- Những bước quá độ ấy theo V.I.Lênin là chủ nghĩa tư

bản nhà nước V.LLênin nói: “Để chuẩn bị việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì cần thiết phải có một loạt

những bước quá độ như chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hoi’

- Bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản nhà nước được thê hiện trong chính sách kinh tế mới mà việc trao đối hàng hóa được coi là “đòn xeo chủ yếu”? cho nên cần thiết phải có sự nhượng bộ tạm thời và cục bộ đối với chủ nghĩa tư bản nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, từng bước xã

hội hóa sản xuất trong thực tế

Thứ ba, luận điểm về mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội theo nguyên tắc: “ai thắng ai” Kết luận của V.I.Lênin về khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước riêng lẻ, trong vòng vây của chủ nghĩa tư bản thế giới đã đưa V.I.Lênin đến kết luận về sự chống phá không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản

thế giới đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thành công ở nước nào đó Và thực tiến lịch sử đã chứng minh kết luận

_ đó là đúng đắn |

Khi bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, phân tích những điểm mạnh của chủ nghĩa tư bản trong nước - mặc dù đã bị đánh bại - đặc biệt khi phân tích tính

Trang 17

chất quá độ, nhiều thành phần của nền kinh tế; khi thực hành chính sách kinh tế mới với việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa tư bản tư nhân trong nước ở mức độ nhất

định, với việc du nhập chủ nghĩa tư bản từ bên ngoài,

V.LLênin đã chỉ ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên

là chủ nghĩa xã hội mới ra đời còn non trẻ với một bên là

các thế lực tư bản chủ nghĩa và tự phát tư bản chú nghĩa

Cuộc đấu tranh này diễn ra theo nguyên tắc “ai thắng ai”,

nghĩa là chủ nghĩa xã hội có thé thành công mà cũng có thé thất bại Mặc dù, V.I.Lênin đã nêu ra những khả năng thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, song để giành thắng lợi ‘hoan toàn và triét dé, theo V.LLénin, chủ nghĩa xã hội phải

tạo ra được cho mình một năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản

3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách

quan theo đúng quy luật tiến hóa của lịch sử Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vồ sản”' “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao

động trên thế giới khỏi ách nô lệ”Ê,

Trang 18

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định rằng, từ ngày hòa

bình lập lại, miền Bắc nước ta đã chuyến sang thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và “đặc điểm to nhất của ta trong thoi kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai

đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”!

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta là thời kỳ lịch sử mà: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây đựng nên tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình

cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây đựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta sẽ lâu

dài và gian khổ, vì một chế độ này biến đổi thành một chế

độ khác là cả một cuộc đầu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài

giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái

bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát

triển Kết quả là cái mới, cái tiến bộ nhất định thắng

Trang 19

hơn đánh giặc, vì phải đấu tranh với kẻ địch nguy hiểm

khác, đó là nghèo nàn, đói khổ và lạc hậu Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử nước ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những

nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa

hàng ngàn năm Chúng ta phải cải biến quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới Đó là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ vang nhất trong lịch sử loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó khăn

nhất Nhưng nếu nhân dân ta cố gắng phấn đấu thi đua xây

dựng thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn

II TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VA THUG CHAT CUA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI BỎ QUA CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam

Từ khi hòa bình lập lại năm 1954, miền Bắc nước ta đã

bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Từ năm 1975, sau khi nước nhà đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ đã hoàn thành thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã

.hội Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

Trang 20

lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản”' Đại hội dai

biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định:

“Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên

chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa””

Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử, thời kỳ chuyến

biến cách mạng mà bắt cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tat yếu lịch sử Bởi vì:

- Thời đại chúng ta đang sống là thời kỳ quá độ từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế

giới Thực tiễn lịch sử đã khẳng định, chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn _ cũng phải được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng

sản chủ nghĩa mà giai*đoạn đầu là giai đoạn xã hội chủ nghĩa Cho đù hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm những ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường nên nó còn có tiềm năng phát triển, song chủ nghĩa tư bản

không thể khắc phục nổi mà chỉ làm sâu sắc thêm mâu

thuẫn vốn có của nó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa

cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư

! Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb.Sự thật, H.1991, tr.8

? Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Trang 21

bản chủ nghĩa Nó nhất định sẽ bị thay thế bởi một chế độ

xã hội vượt nó, mà C.Mác gọi là chủ nghĩa cộng sản với giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiền bộ đang vươn tới luôn đại điện cho những giá trị

tiến bộ của nhân loại, đại diện cho lợi ích của người lao

động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản Nó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi

theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử

Cần nhận thức rõ rằng, chủ nghĩa xã hội tuy bị thất

bại tạm thời, song nó là một chế độ xã hội tiến bộ, là

tương lai của loài người, phù hợp với quy luật phát triển

của lịch sử Cái sup dé, thất bại là sự sụp đỗ, thất bại của một mô hình của chủ nghĩa xã hội, mô hình kinh tế kế

hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã và đang thử nghiệm qua nhiều loại mô hình

của nó Khoa học và thực tiễn của loài người sẽ tiếp tục

khẳng định, sáng tạo và phát triển các mô hình hợp quy

luật của chủ nghĩa xã hội Vì thế, Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Chủ

Trang 22

mới Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất

định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”

- Đảng ta ngay từ khi mới ra đời, trong cương lĩnh (năm

1930) đã khẳng định mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của nước ta là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhờ đi con đường

ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công,

đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống quân

xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc Ngày nay, chi cd di lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc

lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người được ấm no, tự do, hạnh phúc Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại

phù hợp với xu thế của thời đại Điều đó cũng đã thể hiện

sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa ở nước ta là một tất yêu lịch sử

2 Khả năng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư

bản chủ nghĩa ở Việt Nam

Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có những khả

năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa ngay cả trong điều kiện không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới

' Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân

Trang 23

- Về khả năng khách quan, trước hết phải kê đến nhân tô thời đại

Nhân tố thời đại đóng vai trò tích cực làm thức tỉnh các dân tộc, các quốc gia, nó như bối cảnh thuận lợi bên ngoài

cho sự quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đem lại những điều kiện, khả năng khách quan cho sự quá độ này

Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng để các nước kém phát triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước

mình những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước ổi trước để thực hiện “con đường phát triển rút ngắn”

Xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các

quốc gia trên thế giới ngày cảng tăng lên, tuy có chứa

đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả năng khách quan cho việc khắc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát triển nếu có đường lối, chính sách đúng Điều kiện đó cho _ phép và buộc chúng ta phải biết tranh thủ cơ hội, tận đụng, khai thác, sử dụng, có hiệu quả những thành tựu

mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội ở nước ta Cương lĩnh xây dựng đất

nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng

định: “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,

Trang 24

một thời cơ để phát triển” Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc sẽ là xu thế có lợi cho cách mạng của nhân dân ta

- Về những tiền đề chủ quan

+ Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực

dồi dào, tài nguyên đa dạng, đặc biệt là tiềm năng ý chí và trí tuệ của con người Việt Nam Nhân dân ta đã lập nên

chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh

tế của chủ nghĩa xã hội So sánh với Liên Xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá độ, ta tuy có mặt yếu, nhưng cũng có

những mặt thuận lợi hơn trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng Việt Nam do

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo - một Đảng giàu tỉnh

thần cách mạng, sáng tạo, khoa học và trí tuệ, có đường lỗi đúng đắn và gắn bó với quần chúng - đó là nhân tố chủ

quan có vai trò quyết định, bảo đảm cho thắng lợi của công

cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong ˆ

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã khẳng định: “Sự

lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta là nhân tỗ hàng đầu bảo ! Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời

Trang 25

đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam va

+ Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng chiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành độc lập dân tộc, mà còn vì cuộc sống ấm no, tự

do, hạnh phúc Những yêu cầu đó chỉ có chủ nghĩa xã hội -

mới đáp ứng được Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất đủ sức vượt mọi khó khăn và xây

dựng thành công chủ nghĩa xã hội

+ Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng

và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV

đến nay đã thu được những kết quả bước đầu khả quan, giữ vững én định chính trị; tạo môi trường hợp tác đầu tư; phát

triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện Điều đó đã

củng cố và khẳng định con đường lựa chọn lên chủ nghĩa

xã hội của chúng ta là đúng đắn

Nhận thức đúng nội dung của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa thực tiễn

quan trọng, giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản duy

ý chí về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước

đang phát triển

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo cách tóm tắt và mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “ trước hết nhằm làm

Trang 26

người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời

hạnh phúc” Quán triệt tư tưởng cơ bản đó của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quả

độ lên chủ nghĩa xã hội đã khăng định: xã hội xã hội chủ

nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: + Do nhân dân lao động làm chủ

+ Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu

+ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất

công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc

sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn

diện cá nhân

+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp

đỡ lẫn nhau cùng tiễn bộ

+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả

các nước trên thế giới

3 Thực chất của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Khi nói về tính chất quá độ của nền kinh tế nước Nga

vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, V.I.Lênin đã nhấn mạnh danh từ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết”, có nghĩa

Trang 27

là Chính quyền Xôviết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên

chủ nghĩa xã hội, chứ hồn tồn khơng có nghĩa là đã thừa

nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, từ một nền kinh

tế nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải khuyến khích phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa

Nhưng trong một nước tiểu nông, đương nhiên tính tự phát

tiểu tư sản chiếm ưu thế, cho nên “hễ có trao đối thì sự phát

triển của nền kinh tế nhỏ là sự phát triển tiểu tư sản, một sự

phát triển tư bản chủ nghĩa” Nếu tìm cách ngăn cấm sự

phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa thì: “Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó Dại đột, vì về phương điện kinh tế, chính sách ấy là không

thể nảo thực hiện được; tự sát, vi những đảng nào định thi

hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản”! Nên

“chính sách cuối cùng có ¿bể áp đựng được và duy nhất hợp lý, không tìm cách ngăn cấm hay chặn đứng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà tìm cách hướng nó vào con đường

Chủ nghĩa tư bản nhà nước” Vì “từ chủ nghĩa tư bản tiểu

tư sản đi đến chủ nghĩa tư bản nhà nước với quy mô lớn

cũng như đi đến chủ nghĩa xã hội, đều trải qua cùng một con đường”

Như vậy, định hướng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế

Trang 28

độ tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là bỏ qua tất cả những gì đã có trong chủ nghĩa tư bản, mà là sử dụng chủ nghĩa tư

bản để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã

hội, là hướng kinh tế tiểu tư sản và kinh tế tư bản chủ nghĩa

vào con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước đề đi lên chủ

nghĩa xã hội Bởi vì: “Chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ

nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung

cô, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình

trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên Vì chúng ta chưa có điều kiện dé chuyến trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ

nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi, nó là sản

vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy,

chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách

hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã

hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương

thức để tăng lực lượng sản xuất lên”,

Vì thế, sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nhiều

thành phần là tất yếu Trong hoàn cảnh nước Nga thời ấy,

V.I.Lênin phân định năm thành phần kinh tế là: 1) kinh tế

nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là phần lớn có tính chất tự

nhiên; 2) sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4)

Trang 29

chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5) chủ nghĩa xã hội Trong kết cấu kinh tế - xã hội này, tính tự phát tiểu tư sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng nhau đấu tranh chống lại chủ

nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội Có thể tiến lên chủ nghĩa

xã hội được hay không sẽ tùy thuộc vào tương quan giữa

hai lực lượng ấy, tùy thuộc vào chỗ thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư bản nhà nước có

phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hay không “Đồng thời nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong nhà nước thì

cũng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”,

Bối cảnh lịch sử của Việt Nam hiện nay khác với tình

hình nước Nga trước kia, nhưng vẫn có thể vận dụng những quan điểm của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta:

Một là, cụm từ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có nghĩa là nước ta quyết tâm định hướng lên chủ nghĩa xã hội, chứ không có nghĩa là chế độ kinh tế - xã hội ở nước ta

đã là chế độ xã hội chủ nghĩa

Hai là, nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, mà thực chất của thời kỳ này là Nhà nước của giai cấp

vô sản và nhân dân lao động tự đảm đương nhiệm vụ lịch sử phát triển sức sản xuất của lao động, tự tạo lập những điều kiện vật chất của sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng

với những điều kiện vật chất làm cơ sở hiện thực cho chủ

nghĩa xã hội - một nhiệm vụ mà đáng lẽ giai cấp tư sản phải

Trang 30

đảm đương nếu đất nước trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa Do

đó, “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”, là chọn con đường “rút ngắn” lên chủ nghĩa

xã hội V chính trị, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua

việc xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc

thượng tầng tư bản chủ nghĩa Vẻ kính té, bo qua chế độ tư

bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư

bản chủ nghĩa, nhưng phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bán chủ nghĩa, đặc

biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

Chủ nghĩa tư bản có vai trò lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hóa lao động dựa trên nên táng chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Quá trình này diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dai hang thế kỷ cùng với những đau khổ đối với con người Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường phát

triển rút ngắn, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Sự rút ngắn này chỉ có thể thực hiện thành công với điều kiện chính quyền thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, cần nhận thức đầy đủ

rằng sự rút ngắn ở đây không phải là công việc có thể làm nhanh chóng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tiến lên chủ

nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều Đó là cả một

công tác tổ chức và giáo dục; chủ nghĩa xã hội không thể

Trang 31

Ba là, chúng ta không thể nóng vội tiến ngay lên chủ

nghĩa xã hội, mà còn phải duy trì và phát triển nền kinh tế

hàng hóa nhiều thành phần trong một thời gian tương đối dài Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

của Đảng Cộng sản Việt Nam thì hiện nay ở nước ta đang tồn tại năm thành phần kinh tế sau đây: 1) kinh tế nhà nước;

2) kinh tế tập thể; 3) kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản

tư nhân); 4) kinh tế tư bản nhà nước; 5) kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài Trong kết cấu kinh tế - xã hội này không đề cập kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng nhắn mạnh kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể cùng với kinh tế

nhà nước sẽ trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Từ đó, có thể suy luận rằng, nếu kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả trong

điều kiện nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì hai thành phần này sẽ tiêu biểu cho kinh tế xã hội

chủ nghĩa Do đó, có giữ vững được định hướng xã hội chủ

nghĩa hay không còn tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước

và tùy thuộc vào kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế

tư bản nhà nước có phát huy được ưu thế so với kinh tế tư

bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ hay không

II NHỮNG NHIỆM VỤ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trang 32

nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình

trạng kinh tế - xã hội kém phát triển, phải xây đựng một nên kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiễn Và “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến nam 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

theo hướng hiện đại” Muôn vậy, trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ

kinh tế cơ bản đưới đây:

1 Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện dai

hóa đất nước

Đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ

nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã

hội, để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi

căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng

sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phố

biến sức lao động với khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ có

tính quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

những nước kính tế lạc hậu, chủ nghĩa tư bản chưa phát

t Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Trang 33

triển Tuy nhiên, chiến lược, nội dung, hình thức, bước đi,

tốc độ, biện pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải được định ra xuất

phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và từ bối cảnh quốc tế trong mỗi thời kỳ

Chỉ có hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước mới có thể xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ

thuật cho xã hội mới, nâng cao năng suất lao động xã hội dé làm cho tình trạng đồi đào sản phẩm trở thành phổ biến

Vì người lao động là lực lượng sản xuất cơ bản, cho

nên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải xây dựng đội ngũ lao động có khả năng sử dụng và quản lý

nền sản xuất xã hội hóa cao với kỹ thuật và công nghệ tiên

tiến nhất Bởi lẽ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa ”' Cùng với

khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách

hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài nhằm phát huy nguồn lực con người làm

yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bèn vững

2 Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 34

sản xuất mới Nhưng việc xây dựng quan hệ sản xuất mới không thể thực hiện theo ý muốn chủ quan duy ý chí mà

phải tuân theo những quy luật khách quan về mối quan hệ

giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Xuất phát từ

quan điểm “ bất cứ một sự cái biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực

lượng sản xuất mới”

xuất mới ở nước ta phải được phát triển từng bước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Vì vậy, việc xây dựng quan hệ sản

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,

chế độ sở hữu tất yếu phải đa đạng, cơ cấu kinh tế tất yếu

phải gồm nhiều thành phần: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đường lối phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu đài, có tác

động to lớn trong việc động viên mọi nguồn lực trong nhân dân ta xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất Chỉ có thể cải tạo quan hệ sở hữu hiện nay một cách dan dan,

bởi không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên

ngay lập tức đến mức cần thiết để sớm xây dựng một nền

kinh tế công hữu thuần nhất

Vì ảnh hưởng sở hữu, thành phần kinh tế đa dạng cho

Trang 35

nên phải có nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ chức quản lý hợp lý, đồng thời việc xác lập địa vị làm chủ

của người lao động trong toàn bộ nền kinh tế quốc đân cũng

diễn ra từng bước, dưới nhiều hình thức và đi từ thấp đến cao

3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

Đứng trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và chịu sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nên kinh

tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín mà phải

tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Đó là xu thé tat

yếu của thời đại, là sự đòi hỏi khách quan trong thời đại

ngày nay Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện đa

dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm

thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy

lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về công

nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm Mở rộng phân công lao động quốc tế, tắng cường liên doanh, liên kết, hợp tác là cơ

sở để tạo điều kiện và kích thích sản xuất trong nước phát

triển, vươn lên bắt kịp trình độ thế giới Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có

lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Muốn vậy, phải từng bước nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tích cực khai thác các lợi ích từ thị trường thé gidi,

tối ưu hóa cơ cầu xuất - nhập khẩu, tích cực tham gia hợp

Trang 36

kinh tế đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia

4 Đỗi mới cơ chế quản lý kinh tế

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tạo lập đồng bộ

các yếu tố của thị trường, phát triển mạnh thị trường hàng

hóa và dịch vụ, tổ chức quản lý và hướng dẫn tốt việc thuê

mướn và sử dụng lao động, xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành thị trường chứng khốn Hồn chỉnh hệ

thống pháp luật về kinh tế Tiếp tục đổi mới công tác kế

hoạch hóa Đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ và giá

Trang 37

Chương 2

SỞ HỮU VỀ TƯ LIỆU SẲN XUẤT VÀ KINH TẾ

NHIEU THANH PHAN TRONG THOI KY

QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I SỞ HỮU TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Quan hé san xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất là quy luật kinh tế khách quan Đối với nước ta, mối quan hệ tương tác giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ đặt ra nhiều

vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng Việc giải

quyết đúng, sai vấn đề sở hữu có ảnh hưởng đến sự phát

triển kinh tế - xã hội

Quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất

được gọi là quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất thể hiện trên ba mặt chủ yếu: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lý; quan hệ phân phối và lưu thông sản phẩm xã hội Trong đó, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất

quy định mục đích của sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất, phương thức quản lý, phân phối sản phẩm; và cơ cấu giai

Trang 38

sản xuất thì nắm quyền phân phối sản phẩm xã hội Giai cấp nào nắm quyên chỉ phối lĩnh vực sản xuất các giá trị vật chất thì giai cấp đó cũng nắm quyền thống trị đời sống tỉnh thần của xã hội

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá trình tiến tới một

chế độ xã hội mới với nền kinh tế phát triển có lực lượng sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu Chế độ công hữu là cơ sở

của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, hình thành từng bước chế độ

sở hữu công cộng (công hữu) là nhiệm vụ tất yếu của suốt thời kỳ quá độ

Trong quá trình đổi mới, nhận thức sở hữu về tư liệu sản xuất ở Việt Nam đã có những bước phát triển lớn Dưới đây xin nêu những nhận thức mới về sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

1 Những luận điểm cơ bản đề nhận thức vấn đề sở hữu a Muốn nhận biết và phân biệt sự giỗng và khác nhau của các giai đoạn lịch sử xã hội thì không thể không nhận

thức về sở hữu, phải truy nguyên mọi hiện tượng kinh tế -

xã hội về cái gốc là quan hệ sở hữu

Trang 39

t

chúng còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và cũng không thể tùy tiện dựng lên, hoặc thủ tiêu

chúng khi lực lượng sản xuất chưa đòi hỏi Do đó, khi định

hướng quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải tính đến sự biến đổi phức tạp từ quan hệ sản xuất, trong đó trực tiếp là chế độ sở hữu Khi nói thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói văn tắt nhất, tống quát nhất về việc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội,

việc cải tạo này là kết quả tất yếu của sự phát triển lực

lượng sản xuất Cho nên, những người cộng sản hoàn toàn

đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu thành yêu cầu

chủ yếu của mình để hướng tới xây dựng chế độ mới, tiến

bộ trong tương lai của nhân loại

Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chê độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chê độ sở hữu tư

bản, xóa bỏ “tính chất bi thảm của các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng

thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà lợi ích của

giai cấp thống trị đòi hỏi” “Chủ nghĩa cộng sản không tước

bỏ của ai cái quyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy đề nô dịch lao động của người khác” Sở hữu của người tiểu sản xuất, của người tiểu nông do chính sự tiến bộ của

công nghiệp trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã xóa bỏ và

hàng ngày vẫn tiếp tục xóa bỏ cái đó

b Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin là muốn thay

Trang 40

liên hiệp chung của tất cả mọi thành viên trong xã hội nhằm

mục đích cùng nhau khai thác lực lượng sản xuất một cách

có kế hoạch, phát triển lực lượng sản xuất tới mức có thê thỏa mãn nhu cầu của mọi người Song để có được điều đó

phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp của nền sản xuất xã hội

Chính Ph.Ăngghen đã nói tới sự cần thiết phải xóa bỏ

tư hữu một cách từ từ Đối với tư hữu nhỏ lại càng hết sức thận trọng

Sự phát triển của lực lượng sản xuất là “tiền để thực

tiễn tuyệt đối cần thiết” để cải biến chế độ tư hữu, vì không

có nó thì tắt cả sẽ chỉ là một sự nghèo nàn đã trở thành phô biến, mà với sự thiếu thốn thì cũng bắt đẫu trở lại một cuộc

đấu tranh để giành những cái cân thiết, thể là người ta lại

không tránh khỏi rơi vào sự tỉ tiện trước đây

Vì vậy, không thê thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức

được, cũng như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện

có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng nền kinh tế công hữu Chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần cho việc cải tạo đó khi Ay mới

thủ tiêu được chế độ tư hữu

Ngay cả quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa cũng không

ngừng biến đổi, trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc đã

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w