1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình giáo dục học

151 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Trang 1

| 370/371 |

Ị GIAO |

2018 |

20135062

TT N (Biên soạn theo moduie)

Trang 2

-_ PHAN THỊ HỒNG VINH (Chủ biên)

DƯƠNG ANH TUÂN - NGUYÊN GIANG NAM

GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC

(Biên soạn theo module)

Trang 3

MUC LUC

LOD OL MIU eccccccccccccccscssscsccsscssesecsscsuseseereessesessusssesssavessesutsesseesssessesseesssessreaseseesseescaneses 5 Hướng dẫn tự học môn Giáo dục học biên soạn theo Module - 6

Chương 1: Những vấn đề chung về Giáo dục học cciierrie 8 Chủ đề 1: Giáo dục học là một khoa học -:+ccccscccccsccerrrei 8

Chủ đề 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách 233

Chủ đề 3: Mục đích, nguyên lí giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dan ` 49: Chủ đề 4: Người thầy giáo ở trường THPT -cccrsercee 56 Chương 2: Lí luận dạy học cọ 100101210000 mg HH nrhgtgHrreirrrrrirrriid 59 Chủ đề 1: Quá trình dạy học c chênh 59° Chủ đề 2: Tính quy luật và nguyên tắc dạy học - 67: Chủ đề 3: Nội dung dạy học soeeeseasnnnnssassantionansnsnessonnannanmnnmsesenen 72 Chủ đề 4: Phương pháp và phương tiện dạy học 77,

Chi dé 5: Hinh thite t8 chic day MOC scccsssscssssssesessescensssecesssseeesessenn 96

Chương 3: Lí luận giáo dục - nhe 101:

Trang 4

LOI NOI DAU

Giáo trình Giáo dục học, được biên soạn theo module trên cơ sở chương trình Giáo dục học cho sinh viên các khoa không chuyên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nội dung giáo trình được cấu trúc làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn để chung về giáo dục học

_ Chương 2: Lí luận dạy học

Chương 3: Lí luận giáo dục |

Ngoài ra giáo trình còn có phần hướng dẫn học tập môn Giáo dục học,

đáp án và chỉ dẫn nhằm giúp sinh viên có thể tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình

Giáo trình có thể sử dụng như tài liệu giảng dạy cho giảng viên môn Giáo dục học ở các khoa không chuyên trong các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm

Giáo trình là kết quả nghiên cứu lí luận và nghiên cứu ứng dụng thiết kế

chương trình theo module nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ trong

các trường cao đẳng và đại học

Lần đầu tiên được biên soạn theo module, giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhóm tác giả mong được sự góp ý của đồng nghiệp

và bạn đọc

Xin chân thành cám dn!

Trang 5

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC, BIÊN SOẠN THEO MODULE

Môn Giáo dục học được biên soạn theo module bao gồm ba chương: -

Chương 1: Những vấn đề chung về Giáo chục học, bao gồm bốn chủ đề:

Chủ đề 1: Giáo dục học là một khoa học |

Chủ đề 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Chủ đề 3: Mục đích, nguyên lí giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân

Chủ đề 4: Người thầy giáo trung học phổ thông

Chương 2: Lí luận dạy học, bao gôm năm chủ đề:

Chủ đề 1: Quá trình dạy học

Chủ đề 2: Tính quy luật và nguyên tắc dạy học Chủ đề 3: Nội dung dạy học

Chủ đề 4: Phương pháp và phương tiện dạy học _ Chủ đề 5: Hình thức tổ chức dạy học Chương 3: Lí luận giáo dục, bao gôm năm chỉ đề: Chủ đề 1: Quá trình giáo dục Chủ đề 2: Nguyên tắc giáo dục Chủ đề 3: Nội dung giáo dục Chủ đề 4: Phương pháp giáo dục Chủ đề 5: Môi trường giáo dục

Từng chủ đề được cấu tạo bởi các module, hệ vào của module bao gồm:

mục tiêu của module và bài kiểm tra đầu vào Sinh viên sẽ nghiên cứu mục tiêu của từng module để nắm vững sau khi học xong module phải đạt được kết quả học tập như thế nào?

Việc tham gia test đầu vào là điều kiện để học module, nếu sinh viên khơng hồn thành test đầu vào, cần xem lại các module trước, sau đó làm lại bài kiểm

Trang 6

Mỗi module bao gồm các tiểu module Mỗi tiểu module gồm mục tiêu, nội

dung và phương pháp học tập Thực hiện các nhiệm vụ học tập khác nhau sinh viên sẽ lĩnh hội nội dung học tập

Hệ ra của module bao gồm test kết thúc và chỉ dẫn sau khi làm xong test

(bao gồm hướng dẫn học tập để hoàn thành test, đáp án, chỉ dẫn nếu sinh viên không hoàn thành test)

Tài liệu được biên soạn giúp sinh viên có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập môn Giáo dục học Nó cũng có thể là tài liệu học tập cho học viên cao học và nghiên cứu sinh Các giảng viên giảng dạy giáo dục học trong các trường cao

đẳng và đại học có thể sử dụng tài liệu này như tài liệu tham khảo cho công tác

Trang 7

Chương | NHUNG VAN DE CHUNG VE GIAO DUC HOC _ Chủ để | GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC Module 1: Đối tượng và nhiệm vụ của Giáo dục học > Hệ vào: 1 Mục tiêu của module 1.1 Mục tiêu kiến thức

Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Nhắc lại chính xác đối tượng của Giáo dục học

— Giải thích được các nhiệm vụ mà khoa học giáo dục cần thực hiện — Mô tả được cấu trúc quá trình giáo dục

1.2 Mục tiêu kĩ năng

Sau khi học xong module sinh viên sẽ có kĩ năng phân tích, tổng hợp 1.3 Mục tiêu thái độ

Sau khi học xong module sinh viên sẽ đánh giá đúng sự cần thiết của môn

học trong nhà trường sư phạm 2 Các tiểu module

Module nay bao gồm các tiéu module:

— TMI.1 Đối tượng của Giáo dục học

Trang 8

3 Test vao

3.1 Gido duc hoe la:

a Khoa học nghiên cứu về con người

b Khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người

c Khoa học nghiên cứu về các quy luật của dạy học và giáo dục d Khoa học nghiên cứu về các quy luật và con đường giáo dục trẻ

3.2 Nhiệm vụ mà Giáo dục học cần giải quyết là:

a Giải thích nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục

b Nghiên cứu xu thế và dự báo tương lai của giáo dục

c Tìm tòi các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục d Cả a, b, c

> Than module:

TM1.1 Đối tượng của Giáo dục học

q Mục tiêu của tiểu moduie: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ: — Nhắc lại chính xác đối tượng của Giáo dục học

~ Giải thích được cấu trúc quá trình giáo dục

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp

— Đánh giá đúng sự cần thiết của môn học trong nhà trường sư phạm

äa_ Nội dung và phương pháp học tập:

- GV: Đặt vấn để “Bất kì một khoa học nào cũng có đối tượng để nghiên cứu, vậy đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học là gì?”

— SV thảo luận trả lời — GV nhận xét, kết luận:

Đối tượng nghiên cứu của Giáo đục học chính là quá trình giáo đục con người, với trí cách là một quá trình hình thành nhân cách một cách có ý thức, có mục đích, có tổ chức quản lí một cách khoa học, là một dạng hoạt động nằm trong sự vận động và phái triển của xã hội

— GV nêu câu hỏi: Nêu các thành tố của quá trình dạy học

Trang 9

Với tư cách là một hệ thống quá trình giáo dục bao gồm các thành tố: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, người giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục

Bài tập: Phân tích cấu trúc của quá trình giáo dục theo sơ đồ trang 20 giáo trình Những vấn đề chung của Giáo dục học (Thái Duy Tuyên, NXB Đại học

Sư phạm, năm 2003)

TMI1.2 Nhiệm vụ của Giáo dục học

a_ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ: — Hiểu được các nhiệm vụ mà khoa học giáo dục cần thực hiện

— Có Kĩ năng phân tích, tổng hợp

— Đánh giá đúng sự cần thiết của môn học trong nhà trường sư phạm

ñ_ Nội dung và phương pháp học tập

— GV dat van dé: Bat cứ rnột khoa học nào cũng bao gồm một hệ thống các nhiệm vụ cần giải quyết Giáo dục học là một khoa học, bởi vậy nó cũng có các

nhiệm vụ cần giải quyết Vậy nhiệm vụ của Giáo dục học là gì? — SV thảo luân, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

e Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng giáo

dục Tìm ra quy luật chỉ phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng đạt hiệu quả

tối tu

e Nghiên cứu các xu thế phát triển của giáo dục, từ đó dự báo tương lai gần

và tương lai xa của giáo dục

e Nghiên cứu xây dựng các lí thuyết giáo dục mới, hồn thiện các mơ hình giáo dục

e Nghiên cứu tìm tòi các phương pháp và phương tiện giáo dục mới nhằm

nâng cao hiệu quả giáo dục > Test kết thúc

1 Trong các thành tố sau, thành tố nào là chủ thể của quá trình giáo dục:

a Người giáo dục b Người được giáo dục '

c Cả người giáo dục và người được giáo dục đ Nhà trường và xã hội

Trang 10

2 Mục đích của quá trình giáo dục là giúp người được giáo duc: a Chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội

b Hoàn thiện hệ thống kinh nghiệm xã hội | c Chiếm lĩnh hệ thống kinh nghiệm xã hội, hình thành nhân cách d Hoàn thiện hệ thống kinh nghiệm xã hội, hình thành nhân cách

3 Nhiệm vụ mà Giáo dục học cần giải quyết là:

a Giải thích nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục b Nghiên cứu xu thế và dự báo tương lai của giáo dục

c Tìm tòi các phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục d Cả a, b, c

Module 2: Những khái niệm cơ bản của Giáo dục học

_> Hệ vào:

1 Mục tiêu của module

1.1 Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Diễn đạt lại được một số khái niệm cơ bản của Giáo dục học

— So sánh được quá trình dạy học với quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) 1.2 Mục tiêu kĩ năng: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Có kĩ năng phân tích, so sánh

— Có kĩ năng giải quyết tình huống dạy học 1.3 Mục tiêu thái độ

— Có thái độ đúng dắn với việc học tập môn học — Bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên 2 Các tiểu module

Moodule này bao gồm các tiểu module sau: — TM2.I Quá trình giáo dục (ngh1a rộng) — TM2.2 Quá trình dạy học

Trang 11

3 Test vao 3.1 Phạm vi diễn ra quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là: a Gia đình b Nhà trường c Gia đình và nhà trường

d Gia đình, nhà trường và xã hội

3.2 Trong các hiện tượng sau, theo bạn hiện tượng nào là dạy học:

a Hồ mẹ luyện cho hổ con cách vồ mồi

b Cha mẹ rèn cho con cái cách nói năng, ứng xử

c Giáo viên tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức d Anh chị hướng dẫn em giải bài tập

> Than module

TM2.1 Qua trinh giao dục (nghĩa rộng)

Q Muc tiéu cia tiéu module: Sau khi hoc xong tiéu module sinh viên sẽ:

— Dién đạt lại được khái niệm quá trình giáo dục theo nghĩa rộng — Có kĩ năng phân tích, so sánh

— Có kĩ năng giải quyết tình huống dạy học — Có thái độ đúng đắn với việc học tập môn học — Bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên

jủ Nội dưng và phương pháp học tập

— GV nêu tình huống sau: “Hôm nay trên đường đi học về Hoa say sưa kể cho Lan nghe câu chuyện Báo gấm giáo dục con

— Lan à! hoá ra ra các loài động vật cũng biết giáo dục, dạy dỗ con đấy Tối

qua trên VTV2 chương trình "Thế giới động vật", tớ thấy con báo mẹ bắt được một con sơn dương, nó không ăn thịt mà cắn què chân cho con sơn đương chạy

tập ténh dé dan con dudi theo tap von, tap v6, con Bao me thi nam im ve vay đuổi theo dõi

Hoa và Lan đều đồng tình với nhau rằng ở các loài động vật có sự giáo dục.” Hỏi: Bạn có đồng ý với quan điểm của Hoa và Lan không? Tại sao? — SV thảo luận, trả lời

Trang 12

— GV nhan xét, két luận:

Quá trình giáo đục (theo nghĩa rộng) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục với người được giáo dục nhằm phát triển sức mạnh vật chất và tính thần của thế hệ trẻ trên cơ sở giúp họ

chiém lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người

Bài tập: Phân biệt quá trình giáo dục (theo nghĩa rộng) và quá trình xã hội hoá con người?

TM2.2 Quá trình dạy học

a Muc tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ: — Hiểu được khái niệm quá trình dạy học

— Có kĩ năng phân tích

— Có thái độ đúng dắn với việc học tập môn học

— Bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên

a_ Nội dung và phương pháp học tập:

- GV nêu các câu hỏi sau:

Bằng con đường nào những kinh nghiệm của xã hội loài người có thể được

khái quát và truyền lại cho thế hệ trẻ?

Trong điều kiện nào những kinh nghiệm của xã hội loài người có thể được

truyền lại cho thế hệ trẻ một cách có hệ thống trong một thời gian ngắn?

— SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Quá trình dạy học là một bộ phan của quá trình giáo duc (theo nghĩa

rộng), là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ

và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người, qua đó phát triển những năng lực và phẩm chất của người học theo mục đích giáo dục

— GV nêu câu hỏi:

Với khái niệm quá trình dạy học như trên, theo bạn chức năng trội của quá trình dạy học là gì?

— SV thảo luận, trả lời

Trang 13

Chức năng trội của quá trình dạy học là giúp học sinh hình thành những tri thức khoa học có hệ thống và phát triển năng lực nhận thức, thực hành

TM2.3 Quá trình giáo đục (nghĩa hẹp)

a_ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được khái niệm quá trình giáo dục (nghĩa hẹp)

— C6 ki nang phan tích, so sánh

- Có thái độ đúng đắn với việc học tập môn học - Bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên

n Nội dung và phương pháp học tập

— GV hỏi: Quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là gì?

— Sinh viên nghiên cứu khái niệm quá trình quá trình giáo dục (nghĩa hẹp), thảo luận

— GV kết luận: Quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của

quá trình giáo dục tổng thể trong đó chủ yếu nhằm hình thành cho con người lí tưởng, niêm tin, động cơ trong sáng, trên cơ sở ấy hình thành thái độ, tình cẩm,

những nét tính cách phù hợp với hệ thống giá trị xã hội, góp phân hình thành nhân cách, đạo đức của con người

Bài tập:

So sánh quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) |

Phân tích công thức: Quá trình giáo dục (nghĩa rộng) = Quá trình dạy học +

- Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) > Test kết thức

1 Quá trình dạy học hiện nay được hiểu là:

a Quá trình giáo viên truyền thụ tri thức cho học sinh

b Quá trình giáo viên truyền thụ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh c Quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

d Quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh chủ động, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, Kĩ xảo

2 Quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) là:

a Quá trình tác động có định hướng của nhà trường tới thế hệ trẻ

Trang 14

c Quá trình tác động có định hướng của giáo viên tới thế hệ trẻ

d Cả a, b, c đều đúng |

3 Diém co ban dé phan biét giita day hoc va giáo duc theo nghĩa hẹp là: a Không gian tiến hành

b Thời gian dài hay ngắn

c Chức năng trội của từng quá trình d Vai trò của tính chủ thể Module 3: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt > Hệ vào p 1 Mục tiêu của module 1.1 Mục tiêu kiến thức -

Sau khi học xong modulẻ sinh viên sẽ:

— So sánh được hiện tượng giáo dục với các hiện tượng xã hội khác

— Vận dụng những hiểu biết về giáo dục để lí giải rhững vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục ở nhà trường trung học phổ thông

1.2 Mục tiêu kĩ năng

Sau khi học xong module sinh viên sẽ có ki năng phân tích, tổng hợp, so sánh , 1.3 Mục tiêu thái độ

Sau khi học xong n¡odule sinh viên sẽ nhận thức đúng tầm quan trọng của

giáo dục đối với sự phát triển cá nhân và tiến bộ xã hội 2 Các tiểu module

Module này bao gồm một tiểu module duy nhất * Thân module

a_ Mục riêu: Thực hiện các mục tiêu của module

n_ Nội dung và phương pháp học tập: — GV nêu tình huống sau:

Trang 15

nguyên thuỷ quá khổ vì họ chẳng có sự giáo dục nào cả, quanh năm suốt tháng

chỉ ở trong hang ăn sống nuốt tươi, hái lượm quả cây làm thức ăn

Hải phản đối, cho rằng Sơn nói thế không đúng vì nếu không có giáo dục thì họ sẽ không biết săn bắn, không biết bảo nhau đẽo đá nhọn làm dụng cụ lao động, không biết cùng nhau biết tìm ra lửa để nấu thức ăn nữa

Sơn vẫn bảo vệ ý kiến của minh: “Tất cả những gì cậu nói đều không phải là giáo dục, vì việc hái lượm và biết dùng đá nhọn để làm công cụ lao động chẳng qua là để sinh tồn mà thôi, không cần ai dạy bảo cũng biết”

Hải vẫn phản đối: “Cậu nói thế mà cũng nghe được à, nếu họ không dạy

bảo, giáo dục nhau thì làm sao họ biết cách săn bắt, biết tránh thú dữ, biết

nướng chín thức ăn” po

Thấy hai bạn càng ngày to tiếng, Đào đi cạnh liền bảo: “Thôi hai bạn cậu đờng cãi nhau nữa, ngày mai có giờ lịch sử gặp thầy Thanh hỏi xem người nguyên thuỷ có sự giáo dục hay không là biết ngay”

Hỏi: Nếu bạn là thầy Thanh, bạn sẽ phân tích như thế nào để Hải và Sơn

hiểu rõ được vấn đề trên? — SV thảo luận, trả lời

— GV nêu guồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dục, sau đó kết luận vấn đề: e Giáo dục nảy sinh từ lao động sản xuất và gắn với lao động sản xuất, mà - lao động là đặc thì của xã hội loài người, là một hiện tượng xã hội

e Bất kì xã hội nào muốn duy trì và phát triển đêu phải thực hiện việc giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người

e XZ hội nguyên thuỷ cũng đã có hiện tượng giáo dục

— GV yêu cầu sinh viên so sánh hiện tượng giáo dục với một vài hiện tượng

xã hội khác

— SV suy nghĩa, trao đổi, trả lời

— GV nhận xét, nêu đặc tính của hiện tượng giáo dục:

e Giáo dục là một nhu cầu đặc biệt của xã hội loài người và chỉ có ở xã hội loài người

e Cơ chế điển hình của giáo dục là việc thế hệ đi rước truyện thụ lại hệ thống những kinh nghiệm về khoa học, kĩ thuật

Trang 16

e Giáo dục thực hiện chức năng tái sản xuất mở rộng sức lao động cho xã hội, tạo nên các nguồn lực cơ bản để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội trong một đoạn lịch sử nhất định

Bài tập: Giải thích chức năng tái sản xuất sức lao động cho xã hội của giáo dục?

> Test kết thúc

1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội xuất hiện: a Cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người b Cùng với sự xuất hiện của nhà trường

._ e Khi nền văn hoá xã hội đã phát triển

' đ Cùng với sự xuất hiện của khoa học giáo dục

2 Hiện tượng: Con mèo tha chuột về luyện cho mèo con tập vờn, tập vô môi là: a Hiện tượng giáo dục ở loài vật b Một hành vi có ý thức c Một hành vi bản năng d Cả a, b, c đều sai 3 Cơ chế điển hình của giáo dục là: a Tiếp thu có chọn lọc b Bắt chước c Tập nhiễm d Truyền đạt và lĩnh hội Module 4: Chức năng, nhiệm vụ của giáo dục » Hệ vào

1 Mục tiêu của module

1.1 Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module sinh viên sẽ Hiểu được các chức năng, nhiệm vụ của giáo dục

1.2 Mục tiêu Kĩ năng: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng những hiểu biết về Giáo dục

học để lí giải các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học và quá trình giáo dục

Trang 17

— Có kĩ năng giải quyết các tình huống dạy học - vận dụng những hiểu biết

về Giáo dục học để lí giải các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình dạy học

và giáo dục

1.3 Mục tiêu thái độ: Sau khi học xong module sinh viên sẽ đánh giá đúng vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển các mặt của đời sống xã hội 2 Các tiểu module

Module này bao gồm các tiểu module sau: ~ TM4.1 Chức năng kinh tế — sản xuất

~'TM4.2 Chức năng chính trị - xã hội | Pam |

~ TM4.3 Chức năng văn hoá — tu tuéng

3 Test vào

18

3.1 Chức năng kinh tế — sẵn xuất của giáo dục thể hiện ở: | a Giáo dục trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất

b Giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất

c Giáo dục luôn phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế — sản xuất

đd Kinh tế — sản xuất luôn phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục 3.2 Chức năng chính trị - xã hội của giáo dục thể hiện ở:

a Giáo dục luôn mang tính gia! cấp

b Giáo dục góp phần tạo ra sự bình đẳng xã hội

c Giáo dục tạo nên hệ thống chính trị — xã hội

d Cả a, b, c

3.3 Chức năng tư tưởng — văn hoá của giáo dục là:

a, Xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội

b Xây đựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội c Xây dựng và giữ gìn các truyền thống dân tộc

Trang 18

> Than module

TM4.1 Chức năng kinh tế — sản xuất

q_ Mục tiêu của tiểu modle: Sau khi học xong tiểu modle sinh viên sẽ: — Phân tích được chức năng kinh tế — sản xuất của giáo dục

— Có kĩ năng phân tích

— Đánh giá đúng vai trò to lớn của giáo dục đối với kinh tế — sản xuất của

xã hội

Q Ndi dung và phương pháp học tập

— GV nêu các câu hỏi sau: Tại sao giáo dục lại mang tính kinh tế sản xuất? Tính kinh tế sản xuất trong giáo dục được biểu hiện như thế nào?

— SV thảo luận theo nhóm, lần lượt các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét

— GV bổ sung, kết luận:

Giáo dục không trực tiếp thực hiện chức năng kinh tế— sản xuất mà thông

qua con người — nguồn nhân lực mà giáo dục đào tạo Giáo dục giúp đào tạo sức lao động mới khéo léo hơn, hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ bị mất đi bằng cách phát triển những năng lực chung và những năng lực chuyên biệt của con người Giáo dục tạo ra một năng xuất lao động cao hơn, có tác dụng

đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế

— GV hỏi: Để thực hiện tốt chức năng kinh tế — sản xuất giáo dục phải thoả mãn những yêu cầu nào?

— SV trả lời, các SV khác nhận xét

— GV bổ sung, kết luận:

e Giáo dục phải gắn bó với sự phát triển kinh tế— sản xuất

e Giáo dục phải góp phân xây dựng một hệ thống ngành nghề cân đối đa dạng

e Sản phẩm của giáo dục phải đáp ứng được yêu cầu của nên sản xuất hiện đại

Bài tập: Hiện nay người ta đã và đang nói tới một nên "Kinh tế tri thức”, theo bạn giáo dục có vai trò như thế nào trong nền kinh tế này?

TM4.2 Chúc năng chính trị - xã hội

Trang 19

— Đánh giá đúng vai trò to lớn của giáo dục trong việc thúc đẩy sự phát triển Và tạo ra công bằng xã hội

an Nội dung và phương pháp học tập:

— GV dẫn dắt vấn đề: Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội làm cho các

tâng lớp xã hội xích lại gần nhau bằng cách nâng cao trình độ văn hố cho

tồn dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp và việc thay đổi vị trí xã hội

Sau đó GV nêu câu hỏi: Để làm được điều này theo bạn chức năng chính trị —

xã hội của giáo dục bao gồm những nội dung gì?

— SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

e Trang bị cho thế hệ trể và toàn xã hội thế giới quan khoa học, lí tưởng sống và đạo đức cách mạng

® Qua việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, giáo dục góp phần xoá đói

giảm nghèo, thay đổi cấu trúc lao động và tạo ra sự bình đẳng trong xã hội

e Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí "vừa hồng vừa chuyên"

TM4.3 Chức năng văn hod — tu tưởng a Muc tiéu cia tiéu module

Sau khi hoc xong tiéu module sinh vién sé:

— Phân tích được chức năng văn hoá — tư tưởng của giáo dục

- Đánh giá đúng vai trò to lớn của giáo dục trong việc giữ gìn và phát triển

văn hoá truyền thống qua đó hình thành ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc

ñ Nội dung và phương pháp học tập GV hoi: Giáo dục có vai trò như thế nào? — SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ thống tư tưởng chỉ

phối toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội, xây dựng

một trình độ văn hoá toàn xã hội

Trang 20

Cụ thể:

e Hình thành và phát triển ở trẻ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc

như: Tình thân yêu nước, đoàn kết, nhân ái, hiếu học

e Hình thành hệ thống giá trị, lối sống đạo đức, ý thức hệ > Test kết thúc

1 Ý nghĩa cơ bản, trực tiếp khi thực hiện tốt các chức năng của giáo duc là: a Đem lại sự công bằng, dân chủ trong xã hội

b Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi đưỡng nhân tài

c Tái sản xuất sức lao động và làm giàu cho xã hội

d Làm cho toàn xã hội quan tâm đến giáo dục

2 Thực hiện tốt các chức năng của mình, giáo dục đã:

a Chi phối sự vận động và phát triển của các hiện tượng xã hội khác

b Quy định sự phát triển của xã hội

c Trở thành động lực của sự phát triển xã hội d Trở thành điều kiện của sự phát triển xã hội

Module 5 Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục > Hệ vào

1 Mục tiêu của module

1.1 Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module sinh viên sẽ hiểu được

những nội dung cơ bản của các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

1.2 Mục tiêu kĩ năng: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá

— Sử dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

— Bước đầu có kĩ năng nghiên cứu khoa học (Xác định tên đề tài, xây dựng đề cương, chế biến tài liệu, thu thập và sử lí số liệu)

Trang 21

1.3 Mục Hêu thái độ: Sau khi học xong module sinh viên sẽ: — Nghiêm túc trong khoa học và nghiên cứu khoa học

— Rèn luyện tác phong khoa học trong học tập và nghiên cứu 2 Các tiểu module:

Module nay bao gém các tiểu module sau

— TM 5.1 Phuong phap quan sat

— TM 5.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

— TM §.3 Phương pháp điều tra bằng anket

— TM 5.4 Phương pháp thực nghiệm

—'TM 5.5 Phương pháp đàm thoại

— TM 5.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm — TM 6.7 Phương pháp thống kê toán học

3 Test vao

3.1 Théng thường trong một đề tài nghiên cứu khoa học người ta sử dụng các phương pháp nghiên cứu làm:

a Điều kiện nghiên cứu khoa học

b Công cụ nghiên cứu khoa học c Nội dung nghiên cứu khoa học đd Hình thức nghiên cứu khoa học

3.2 Khi nghiên cứu một đề tài khoa học, việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu căn cứ vào: a Mục đích nghiên cứu b Vấn đề nghiên cứu c Irình độ người nghiên cứu d Cả a, b, c > Than module TMS.1 Phương pháp quan sát

a_ Mục tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Trình bày lại được những nội dung cơ bản của phương pháp quan sát

(Khái niệm, các loại quan sát, ưu nhược điểm của phương pháp quan sát, yêu

cầu khi quan sát)

Trang 22

— Có ki năng quan sát va thu thập thông tin về một hiện tượng hay hoạt động giáo dục

— Nghiêm túc và khách quan khi quan sát äa_ Nội dung và phương pháp học tập: 1 Khái niệm phương pháp quan sát

— GV nêu các câu hỏi sau: Hãy cho biết quan sat 1a gi? — SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng

nghiên cứu bằng cách trì giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng trong lĩnh vực giáo dục

2 Mục đích của quan sát

— GV hỏi: Mục đích của quan sát? — SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận: Quan sát nhằm:

e Phát hiện, thu thập các thông tin về vấn đê nghiên cứu e Phát hiện bản chất vấn đề và xác định giả thuyết nghiên cứu

e Kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứm 3 Các loại quan sát GV hướng dẫn sinh viên nghiên cứu các loại quan sát theo các cơ sở phân chia: Xét theo mức độ chuẩn bị: — Quan sát có sự bố trí trước

— Quan sát không có sự bố trí trước hoặc tác động trước vào đối tượng Xét theo quan hệ giữa người quan sát và đối tượng quan sát:

— Quan sát không tham dự — Quan sát có tham dự

Xót theo thời gian: — Quan sát dài hạn

Trang 23

Xét theo pham vi: — Quan sat khia canh — Quan sat toan dién

Xót theo tính bí mật hay công khai: ¬ Quan sát bí mật

— Quan sát công khai

3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sat:

* Ưu điểm: Giúp cho việc thu thập hình ảnh thực, sinh động của sự vật hiện

tượng cần nghiên cứu

* Hạn chế:

- Kết quả quan sát phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát

— Khối lượng quan sát không được lớn — Mang tính bị động cao

4 Yêu cầu khi quan sát

— Giáo viên nêu câu hỏi: Để khắc phục bớt những hạn chế của phương pháp quan sát, theo bạn khi tiến hành quan sát cần tuân thủ những yêu cầu nào?

- SV thảo luận, trả lời: |

- GV nhận xết, kết luận:

e Xúc định ré muc dich, noi dung, trinh tu quan sát, phương tiện sử dụng để quan sát

e Nắm được lí luận có liên quan đến vấn đề quan sát e Sơ bộ nắm được đặc điểm của đối tượng quan sát

e Nên có từ 2 đến 3 người trở nên cùng quan sát một đốt tượng để nâng cao

tính khách quan của đối tượng

e Số lượng quan sát phải nhiều, đa dang, ti mi kết quả quan sát được phản ánh đây đủ trong mơn học

se Ngồi phương pháp quan sát, cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp

khác nhau

Bài tập: Quan sát một tiết học của học sinh trung học phổ thông và ghi lại

kết quả quan sát về: biểu hiện tính tích cực của học sinh, các biểu hiện của chú ý, các biểu hiện của thái độ

Trang 24

TMS.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Q Mục tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp tổng kết kinh nghiệm (Khái niệm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp tổng kết kinh nghiệm, yêu cầu khi sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm)

— Có kí năng quan sát và thu thập phân tích, đánh giá, khái quát hóa thực

tiễn giáo dục

— Nghiêm túc và trung thực khi thu thập và đánh giá thực tiễn giáo dục än Nội dung và phương pháp học tập:

1 Khái niệm |

Là việc vận dụng lí luận về khoa học giáo dục để thu thập phân tích, đánh giá, khái quát hóa thực tiễn giáo dục từ đó rút ra kết luận khoa học 2 Ưu điểm và hạn chế - Ưu điểm: e Có khả năng ứng dụng cao, người nghiên cứu chủ động trong việc lựa chọn kinh nghiệm để tổng kết e Tài liệu thu được phong phú, những kinh nghiệm tổng kết thường là những kinh nghiệm sống — Hạn chế:

e Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn, phẩm chất

và trình độ lí luận của người được nghiên cứu

3 Yêu cầu khi sử dụng

e Người nghiên cứu cần được trang bị chu đáo về cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

e Những kết luận rút ra từ tổng kết kinh nghiệm nên coi là những giả định

Trang 25

TM5.3 Phuong phap diéu tra bang anket

Q Muc tiéu: Sau khi hoc xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Trình bày lại được những nội dung cơ bản của phương pháp điêu tra bằng anket (Khái niệm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp điều tra bằng anket, yêu cầu và các loại câu hỏi trong phiếu điều tra)

— Có k1 năng và thu thập phân tích, đánh giá thông tin thu được _N ghiêm túc và trung thực khi thu thập và đánh giá thông tin n Nội dung và phương pháp học tập:

1 Khái niệm

Giáo viên trình bày và phân tích khái niệm:

Là phương pháp sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn với một hệ thống

câu hỏi đặt ra cho nhiều người nhằm thu thập ý kiến của họ về vấn đề cần nghiên cứu 2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp điêu tra bằng anket — GV hoi: Qua phan tich khai niém ta thay phuong pháp điều tra bằng anket có những ưu điểm gì? — SV thảo luận, trả lời: — GV nhận xét, kết luận: Uu điểm:

e Có thể thu thập thông tin trên một số lớn đối tượng nghiên cứu trong một thời gian ngắn với địa bàn rộng

® Khơng cần nhiều thời gian, nhiều người nghiên cứu và phương tiện phức tạp, chỉ động khai thác thông tin cho các vấn đề nghiên cứu qua nội dung câu hỏi — GV hỏi: Phương pháp điều tra bằng anket có hạn chế không, nếu có là những hạn chế nào? — SV thảo luận, trả lời —GV nhận xét, kết luận:

Hạn chế Chất lượng thông tin thu được phụ thuộc vàö chất lượng của các câu hỏi điều tra điều tra và phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của người điều tra

Trang 26

3 Các loại câu hỏi

— GV hỏi: Trong một bảng câu hỏi soạn sắn có hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

Theo bạn thế nào là câu hỏi mở?

~ SV thảo luận, trả lời — GV nhận xét, kết luận:

Câu hỏi mở: Là câu hỏi không chứa sẵn câu trả lời mà người trả lời tự bộc

lộ ý kiến trả lời của mình theo vấn đề đặt ra

— GV hỏi: Thế nào là câu hỏi đóng? — SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi mang tính chất lựa chọn, trong đó đã có sẵn phương án trả lời, người trả lời chỉ việc lựa chọn phương án phù hợp với ý kiến

của bản thân

~ GV hỏi: Để thu được những thông tin có giá trị, cần thiết kế các câu hỏi

trong phiếu điều tra theo những yêu cầu gì? — SV thảo luận, trả lời

~ GV nhận xét, kết luận:

4 Yêu cầu chung đối với câu hỏi trong phiếu điều tra GV nêu các yêu cầu:

e Diễn đạt câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu tránh hiểu lầm hoặc các cách hiểu khác nhau

e Nôn thiết kế những câu hỏi có khía cạnh ràng buộc lẫn nhau để đánh giá

tính trung thực, chính xác của câu trả lời

e Các câu hỏi trong bảng hỏi phải phù hợp với đề tài mục tiêu nghiên cứu ø Các câu hỏi không đặt ở mức độ thái quá mà luôn ở mức độ trung lập

e Nên có các câu hỏi kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo độ chân thực, khách quan

Bài tập 1: So sánh hai loại câu hỏi (Câu hỏi đóng và câu hỏi mở) về tính ưu

việt của mỗi loại câu hỏi?

Trang 27

TMS.4 Phuong phap thuc nghiém

Q Muc tiéu: Sau khi hoc xong tiéu module sinh vién sẽ:

— Hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp điều tra bằng anket (Khái niệm, ưu điểm và hạn chế của phương pháp điều tra bằng anket, yêu cầu và các loại câu hỏi trong phiếu điều tra)

— Có kĩ năng và thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thu được — Nghiêm túc và trung thực khi thu thập và đánh giá thông tin

a_ Nội dung và phương pháp học tập 1 Khái niệm

GV trình bày và phân tích khái niệm:

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về sự thay đổi số

lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vì của các đối tượng giáo dục do

nhà khoa học tác động lên chúng bằng một số tác nhân điều khiển và đã được

kiểm tra

2 Các loại thực nghiệm

— GV cho HS thảo luận về hai loại thực nghiệm — SV trao đổi, thảo luận

— GV kết luận:

e Thực nghiệm tự nhiên: Diễn ra trong hoạt động tự nhiên của đối tượng

được thực nghiệm, đảm bảo tình huống thực nghiệm diễn ra một cách tự nhiên Ở mức tốt đa, các yếu tố nhiều được hạn chế ở mức tối thiểu

e Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Diễn ra trong phòng thí nghiệm có sử dụng các phương tiện kĩ thuật thực nghiệm Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm

là dạng thực nghiệm trong môi trường giả tạo Phương pháp này đòi hỏi có sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện thiết bị từ đơn giản đến phức tạp

3 Uu điểm và hạn chế của phương pháp thực nghiệm

- GV hỏi, nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp thực nghiệm — SV thảo luận, trả lời,

— GV kết luận: + Ưu điểm:

e Người nghiên cứu có thể chủ động tạo ra các tình huống, có thể thay đổi tình huống để nghiên cứu cho phù hợp với vấn đề

Trang 28

e Cho phép đi sâu vào bản chất, quy luật, phát hiện ra các thành phần, cấu

trúc, cơ chế của hiện tượng giáo dục

e Những kết luận rút ra có cơ sở khoa học và thực tế, có độ tin cậy cao + Hạn chế:

e Hoàn cảnh thực nghiệm là sự mô phỏng hoặc chịu nhiều điều kiện ràng buộc e Những kết luận rút ra phản ánh kết quả nghiên cứu ở phạm vi hẹp

e Đòi hỏi sự chuẩn bị công phu cả về sức lực và thời gian, về trang thiết bị

cho thực nghiệm

4 Yêu cầu khi sử dụng thực nghiệm

GV nhấn mạnh các yêu cầu:

— Cần lựa chọn được vấn đề then chốt nhất, cần thiết nhất để nghiên cứu

— Kết hợp phương pháp thực nghiệm với các phương pháp khác

Bài tập: Để tiến hành thực nghiệm theo bạn cần tuân thủ theo những

bước nào?

TM5.5 Phương pháp đàm thoại

a_ Mục tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp đàm thoại (Khái niệm,

ưu điểm và hạn chế của phương pháp đàm thoại, yêu cầu của phương pháp)

— Có Kĩ năng thu thập thông tin qua giao tiếp, trao đổi với người khác — Nghiêm túc và trung thực khi thu thập và đánh gid thong tin

a_ Nội dung và phương pháp học tập:

1 Khái niệm

~GV hỏi: Phương pháp đàm thoại là gì?

— SV trả lời;

— GV nhận xét, kết luận: `

Đàm thoại trong nghiên cứu giáo dục là phương pháp được tiến hành thông qua việc tác động trực tiếp giữa người hỏi và người được hỏi, nhằm thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nghiên cứ

2 Ưu điểm và hạn chế

Trang 29

— SV thảo luận, trả lời — GV nhận xét, kết luận:

+ Ưu điểm:

e Thu thập được nhiều thông tin đa dạng từ những vấn đề liên quan đến cá nhân _ © Không đòi hỏi nhiều phương tiện kĩ thuật phức tạp

e Hiểu thêm về nội tâm và ý thức chủ quan của người được nghiên cứu mà

ởphương pháp khác khó có thể khai thác được

+ Hạn chế: Tính chân thực thấp vì đôi khi người được phỏng vấn không trả

lời thực

3 Yêu cầu khi đàm thoại GV nêu các yêu cầu:

s Địa điểm phỏng vấn phù hợp với nội dung và đặc điểm của đối tượng được nghiên Cứu

e Thời lượng phỏng vấn: không nên kéo đài

s Thời điểm phỏng vấn phải phh hợp

e Cân tìm hiển sơ bộ về đối tượng phỏng vấn

s Tạo hứng thú cho người trả lời

® Người phỏng vấn luôn giữ tính trung lập

e Nhịp độ cuộc phỏng vấn tìy thuộc vào mục đích, nội (dùng, địa điểm, thời

gian phỏng vấn

— Cần ghi chép lại trong khi phỏng vấn

Bài tập: Hãy chuẩn bị những câu hỏi và những tình huống có thể xảy khi bạn tới đàm thoại để thu thập thông tin về thực tiễn đổi mới phương pháp đạy

học bộ môn với các giáo viên một trường trung học phổ thông? TM5.6 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Q Muc tiéu: Sau khi hoc xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu sản phẩm

— Có kĩ năng thu thập thông tin qua sản phẩm

— Nghiêm túc và trung thực khi thu thập và đánh giá thông tin n1 Nội dưng và phương pháp học tập:

Trang 30

— GV hỏi: Thế nào là phương pháp nghiên cứu sản phẩm?

— HS trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Là phương pháp nhà giáo dục thông qua các sản phẩm sư phạm để tìm hiểu tính chất, đặc điểm, tâm lí của con người và của cả hoạt động đã lạo ra sản phẩm ấy

Lưu ý: Đây là phương pháp bổ sung cần được dùng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác

Bài tập: Hãy thu thập kết quả học tập bộ môn (môn Toán) trong một năm

học của học sinh một lớp trung học phổ thông _ TM5.7 Phương pháp thống kê toán học

a_ Mục tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp thống kê toán học — Có Kĩ năng sử lí thông tin đã thu thập

— Nghiêm túc và trung thực khi sử lí và đánh giá số liệu n_ Nội dưng và phương pháp học tập:

GV hỏi: Trình bày ý nghĩa của phương pháp thống kê toán học? _—§V thảo luận, trả lời:

— GV nhận xét, kết luận:

Trong nghiên cứu khoa học, nhiều khi phải tiến hành điều tra thực trang trên một phạm vi rộng đối với các giáo viên và học sinh Mặt khác lại phải so

sánh kết quả của nhiều đơn vị với nhau để rúi ra những kết luận cần thiết Chính vì thế cần nắm được phương pháp thống kê toán học để vận dụng vào các đề tài nghiên cứu của mình vì thống kê toán học là một bộ phận của lí thuyết xác suất

có đối tượng nghiên cứu là thu thập, đúc kết các số liệt: quan sát, thí nghiệm, phân tích để rút ra những kết luận tin cậy từ những số liệu đó

BAI TAP THUC HANH

Bai tap 1 : Tim hiéu phương pháp toán thống kê trong nghiên cứu khoa học

trang 201 sách Rèn luyện nghiêp vụ sư phạm thường xuyên (NXB Đại học Sư

Trang 31

— Van dé diic kéts6 liéu

— Việc vẽ đồ thị biểu diễn kết quả

— Những tham số đặc trưng để đánh giá kết quả

Bài tập 2: Tính tham số trung bình để so sánh kết quả học tập môn Tiếng

Việt của học sinh 2 lớp 4A và 4B biết rằng:

Lớp 4A có 38 học sinh, kết quả kiểm tra như sau:

Điểm I: Không có em nào

Điểm 2: Không có em nào Điểm 3: Có 1 em Điểm 4: Có 2 em Điểm5: - Có 6 em Điểm 6: C6 18 em Điểm7: - Có 7 em Điểm 8: Có 2 em Điểm 9: Có 1 em -Điểm 10: Có 1 em

Lớp 4B có 40 học sinh, kết quả kiểm tra như sau:

Trang 32

Chi dé 2

GIAO DUC VA SU PHAT TRIEN NHAN CACH

Module 1: Một số khái niệm cơ bản > Hệ vào

1, Mục tiêu của module

1.1 Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

- Hiểu được khái niệm nhân cách

— Hiểu được khái niệm sự phát triển nhân cách

1.2 Mục Hêu kĩ năng: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá — Có Kĩ năng giải quyết các tình huống day hoc

_1.3 Mục tiêu thái độ: Sau khi học xong module sinh viên sẽ:

— Thừa nhận mỗi thành viên là một nhân cách — Có ý thức rèn luyện, trau đồi nhân cách bản thân 2 Các tiểu module

Module này bao gồm các tiểu module sau:

— TMI.I1 Khái niệm nhân cách

— TMI.2 Sự phát triển nhân cách

3 Test vao

3.1 N6i đến nhân cách là ta nói đến:

a Yếu tố tâm lí của mỗi cá nhân b Yếu tố thể chất của mỗi cá nhân c Yếu tố xã hội của mỗi cá nhân d Cả 3 yếu tố trên

3.2 Nhân cách của mỗi cá nhân:

a Xuất hiện và mất đi cùng với sự ra đời và mất đi của cá nhân đó

Trang 33

b Xuất hiện cùng với sự ra đời của cá nhân và tồn tại mãi mãi

c Hình thành trong cuộc sống và không mất đi cùng cái chết sinh học của

cá nhân đó

d Hình thành trong cuộc sống và mất đi cùng cái chết sinh học của cá nhân đó

> Than module

TMI.1 Khát niêm nhân cách

q_ Mực tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

- Hiểu được khái niệm nhân cách dưới góc độ giáo dục

— Có Kĩ năng phân tích những đặc điểm của nhân cách — Thừa nhận mỗi cá nhân là một nhân cách

äq Nội dung và phương pháp học tập: GV nêu tình huống vào bài:

"Ông nội mới mất được 4 hôm, không khí trong nhà thật buồn, bé Hiển cũng buồn lắm Nhưng bé Hiển thấy ngạc nhiên quá vì cả con Vàng của ông cũng buồn Nó chẳng chịu ăn uống gì cả Hiền thương con Vàng lắm, bé hỏi bà: "Bà ơi! Con Vàng nó cũng thương ông giống như cháu phải không bà?”

Bà gật đầu, con Vàng nó cũng có nhân cách như con người cháu ạ” Hỏi: Quan niệm trên của bà bé Hiền đúng hay sai? Tại sao? — SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện ở bản sắc

và giá trị xã hội của con người Như vậy, bà của Hiền quan niệm chưa đúng Bài tập: Phân tích khái niệm nhân cách để làm sáng tỏ các ý sau:

— Tổ hợp các thuộc tính tâm lí

- Biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội?

Câu hỏi định hướng nêu vấn đề: Nhân cách của con người được hình thành và phát triển như thế nào?

34

TM2.2 Sự phát triển nhân cách

Q Muc tiéu cia tiéu module: Sau khi hoc xong tiểu module sinh viên sẽ: — Phân tích được sự phát triển nhân cách

— Có Kĩ năng phân tích

Trang 34

a N6i dung và phương pháp học tập

GV nêu câu hỏi (3.2) của test đầu vào, SV thảo luận, GV nhận xét, kết luận: Có thể nói: Con người mới sinh ra chưa có nhân cách, Nhân cách chỉ được

hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoại động Sự phát triển nhân cách là sự tích luỹ về lượng dẫn đến sự biến đối về chất của mỗi cá nhân

Sự phát triển nhân cách là sự trưởng thành của cá nhân về mặt thể chất,

tâm lí và xã hội

Bài tập: Hãy cho biết biểu hiện của sự trưởng thành về các mặt: thể chất,

tâm lí, xã hội của cá nhân? > Test kết thúc 1 Mặt cốt lõi của nhân cách là: a Thể chất b Sự phát triển các quan hệ xã hội c Các giá trị đạo đức d Ca a, b, c 2 Sự phát triển về mặt xã hội của mỗi cá nhân biểu hiện ở: a Sự phát triển về nhận thức b Sự phát triển về ngôn ngữ

c Sự hoàn thiện của các giác quan

d Sự biến đổi trong quá trình giao tiếp

Trang 35

1.2 Mục Hêu kĩ năng

— Phân tích được vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách

- Cho và phân tích được ví dụ về vai trò của yếu tổ di truyền với sự phát triển nhân cách

1.3 Mục tiêu thái độ

Đánh giá đúng vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách từ đó có ý thức chú trọng đến yếu tố di truyền cũng như năng khiếu của học sinh trong công tác dạy học, giáo dục

2 Các tiểu module

Module này bao gồm các tiểu module: — TM 2.1 Khái niệm di truyền

— TM 2.2 Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách

3 Test vào

3.1 Theo bạn, yếu tố nào dưới đây được di truyền từ cha mẹ sang con cái:

a Năng lực b Tính cách

c Vóc dáng đd Trí tuệ

3.2 Có những gia đình có 5 đời đều là những nhạc sĩ giỏi, điều đó nói lên

yếu tố di truyền có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nhân cách:

a Quyết định b Định hướng

c Điều kiện vật chất d Quy định giới hạn > Than module

TM2.1 Khdi niém di truyén

Q Mục tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sé:

— Phát biểu lại được các khái niệm di truyền

— Phân biệt được khái niệm di truyền với các khái niệm tư chất, bẩm sinh

- Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá |

—Dénh gid diing vai trd cia yéu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách ä_ Nội dung và phương pháp học tập:

— GV yéu cầu SV trả lời cầu hỏi:

Bạn được di truyền những đặc điểm nào từ cha mẹ? Từ đó phát biểu khái niệm di truyền?

Trang 36

— SV thao luận trả lời

— GV nhận xét, kết luận: Di truyền là sự tái tạo ở con cái những đặc điểm sinh học giống với bố mẹ

Bài tập: Trong các (yếu tố) dưới đây, yếu tố nào thuộc về tư chất, yếu tố nào thuộc về bẩm sinh, yếu tố nào thuộc về di truyền?

— Thông minh — Thé trang

— Di tat — Chăm chỉ

Từ đó hãy phân biệt các khái niệm di truyền, tư chất và bẩm sinh? TM 2.2 Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách

n_ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Hiểu được vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách

— Cho va phân tích được ví dụ về vai trò của yếu tổ di truyền với sự phát triển nhân cách

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá

— Có Kĩ năng giải quyết tình huống day hoc

— Đánh giá đúng vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách

từ đó có ý thức chú trọng đến yếu tố di truyền cũng như năng khiếu của học sinh trong công tác dạy học, giáo dục

ña_ Nội dung và phương pháp học tập:

— GV néu van đề: Thực tế cho thấy có những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng có

nghĩa yếu tố di truyền ở chúng là như nhau nhưng chúng lại có những nét nhân cách khác nhau thậm chí trái ngược nhau Điều đó cho ta nhận định gì về vai trò của yếu tố đi truyền đối với sự phát triển nhân cách?

_ =§V thảo luận, trả lời

—GV nhận xét, kết luận:

Di truyền là tiên đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách —GV hỏi: Vai trò là tiền dê vật chất được thể hiện như thế nào?

— §V thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, kết luận:

e Di truyền tạo nên sức sống trong bản chất tự nhiên của mỗi người

Trang 37

~ GV hoi:

Có thể rút ra kết luận su phạm gì khi nghiên cứu vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách?

— SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, nêu kết luận sư phạm:

Phải đánh giá đúng vai trò của yếu tố di truyền đối với sự phát triển nhân cách Phải chú trọng đến yếu tố di truyền cũng như năng khiếu của học sinh

trong công tác dạy học, giáo dục

Bài táp: Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về vai trò của yếu tố di

truyền tới sự phát triển nhân cách? > Test kết thúc

1 Di truyền sẽ tái tạo ở trẻ:

a Những năng lực giống với cha mẹ b Những nét tính cách giống với cha mẹ

c Những đặc điểm sinh học giống với cha mẹ d Những đặc điểm sinh học mới khác với cha mẹ

2 Theo bạn một đứa trẻ sinh ra có năng khiếu về hội hoạ, điều đó có ý nghĩa:

a Đứa trẻ nhất định trở thành hoa si

b Trong điều kiện thuận lợi, đứa trẻ sẽ trở thành hoa sĩ

c Đứa trẻ sẽ hoạt động có hiệu quả hơn trong lĩnh vực hội hoa d Không có ý nghĩa gì

3 Qua câu ca dao dưới đây hãy chỉ ra vai trò của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Trang 38

1.2 Mục Hêu kĩ năng

— Phân tích được vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách

- Cho và phân tích được ví dụ về vai trò của yếu tố môi trường với sự phát

triển nhân cách

1.3 Mục tiêu thái độ

Đánh giá đúng vai trò của yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách từ đó có ý thức chú trọng tạo dựng và giữ gìn yếu tố môi trường thuận lợi cho công tác dạy học, giáo dục

2 Các tiểu module

Module này bao gồm các tiểu module:

TM2.1 Khái niệm môi trường

TM2.2 Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách

3 Test vào

3.1 Câu nói "Rau nào sâu ấy" muốn nói vai trò của yếu tố môi trường đối - với sự phát triển nhân cách là:

a Quyết định b Định hướng

c Nguồn gốc d Cả a, b, c đều sai

3.2 Môi trường nào sau đây tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự hình

thành và phát triển nhân cách trẻ:

a Kinh tế b Văn hoa

c Gia đình d Chính trị

> Than module

T2421 Khai niém moi truéng

Q Muc tiêu: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

- Hiểu được các khái niệm môi trường

— Phân biệt được các loại môi trường

— Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh

Trang 39

n Nội dung và phương pháp học tập:

— GV nêu vấn đề: Từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định môi trường có ảnh

hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người chẳng hạn ông cha

ta quan niệm: ,

"Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"

Vậy môi trường ở đây được hiểu như thế nào?

— SV thảo luận, trả lời

—GV bổ sung, kết luận:

Môi trường là hệ thống phức tạp các điêu kiện hoàn cảnh xung quanh con người

Khi nói đến vai trò của yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân cách chủ yếu muốn nói tới môi trường xế hội

Môi trường xã hội được phân thành môi trường lớn và môi trường nhỏ:

® Mơi trường lớn: được đặc trưng chủ yếu bởi các yếu tố như: Chính trị, kinh tế, các quan hệ sản xuất

® Mơi trường nhỏ: là một bộ phận của môi trường lớn, trực tiếp bao quanh trẻ như: gia đình, họ hàng, làng xóm, nhà trường, bạn bè

Môi trường lớn ảnh hưởng tới trể thông qua môi trường nhỏ

Trang 40

TM2.2 Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách

ä_ Mực tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

— Phân tích được vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách — Cho và phân tích được ví dụ về vai trò của yếu tổ môi trường với sự phát

triển nhân cách

— Có Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá

— Có kĩ năng giải quyết tình huống dạy học

— Đánh giá đúng vai trò của yếu tố môi trường đối với sự phát triển nhân

cách từ đó có ý thức chú trọng đến yếu tố môi trường cũng như xây dựng môi

trường thuận lợi cho công tác dạy học, giáo dục

Q Ndi dung và phương pháp học tập-

— GV néu tình huống sau: -

Mạnh Tử (372 — 289 TCN) là một trong những học trò xuất sắc nhất của

Khổng Tử Thưở nhỏ nhà rất nghèo, lại mồ côi cha, ông được người mẹ hiển

thục nuôi dưỡng rất chu đáo và nghiêm khắc Bà đã phải dời nhà rất nhiều lần để giáo dục Mạnh Tử trở thành một người hiển tài Á Thánh của Nho giáo Lúc -

đầu nhà Mạnh Tử ở gần chợ, thấy kẻ buôn người bán tranh giành cãi vã nhau

suốt ngày, về nhà thấy con hay bắt chước kẻ chợ cũng ganh tị cãi vã suốt ngày

Mẹ Mạnh Tử cho rằng con mình ở đây lâu sẽ tập nhiễm thói xấu, bà liền dời nhà đến gần một khu nghĩa địa, nhưng ở đây thỉnh thoảng lại có người chết chôn

cất, người nhà khóc lóc thảm thiết, Mạnh Tử đi xem về nhà cũng rủ bạn bất

chước khóc lóc Bà Mạnh thấy vậy cho rằng chỗ này không hợp với tính nết con ta, lại dọn nhà đến gần một trường học Hằng ngày Mạnh Tử chơi với lũ trẻ cũng

học đọc, học viết, ra vào lễ phép, nói năng cung kính bấy giờ bà mới cho rằng “đây là chỗ hợp với con ta” Và quyết định không dời nhà đi đâu nữa

| Hỏi: Môi trường có phải là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhân cách của Mạnh Tử không?

— SV thảo luận, trả lời

— GV nhận xét, phân tích hình trang 40 và kết luận:

Môi trường là nguồn gốc, là điêu kiện của sự phát triển nhân cách

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:48

w