1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biên tập bản thảo giáo trình lưu hành nội bộ

78 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 7,71 MB

Nội dung

Trang 1

(9) THu VIỆN | DT20-XB ams BIEN | me `

20is _ ||OC VIỆN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH 80100441 HQC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO NAM 2015

BIEN TAP BAN THAO

Giáo trình lưu hành nội bộ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : PGS,TS Trần Văn Hải CƠ QUAN CHỦ TRÌ : KHOA XUẤT BẢN

HÀ NỘi - 2015

Biên tập bản thão :

Trang 3

MO DAU

1 Tên môn học: Biên tập bản thảo

2 Số đơn vị học trình: 3 ĐVHT (2 tín chị) `

3 Mục đích Trang bị cho người học những tri thức chung về công tác biên tập bản thảo: Khái niệm, vai trò, nội dung +:à quy trình biên tập bản thảo; những kỹ nărg thực hành các bước biên tập bản thảo; giúp sinh viên rèn luyện tắc phong và đạo đức người cán bộ biên tập

_4 Vêu cầu môn học: Học phần này được bồ trí ở học kỳ IV năm thứ ba chương trình đào tạo đại học xuất bán Để học tốt môn này, sinh viên đã

phải học xong môn Cơ sở lý luận xuất bản và môn Tổ chức bản thảo của

chương trình đảo tạo chuyên ngành; môn cơ sở ngôn ngữ học và biên tập ngôn ngữ văn bản của các môn cơ sở ngành

5 Trình độ học viên và phân bỗ thời gian môn học: Môn học dành cho sinh viên năm thứ ba, đã có tri thức các môn giáo đục đại Cương, các môn cơ sở ngành xuất bản Thời gian môn học là 3 ĐVHT và được phân bổ như sau: - Học lý thuyết: 20 tiết - Thực.hành biên tập: 15 tiết - Thao luận, kiểm tra: 10 tiết Tổng cộng: 45 tiết 6 Giảng viên tham gia giảng dạy: STT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành

1 | Trần Văn Hải Khoa Xuất bản Xuất bản

2 | Vũ Thùy Dương Khoa Xuất bản Xuất bản

3 |Đường VinhSường | NXB Lý luận chính trị | Xuấtbản

Trang 4

7 Noi ‘dung mon hoe: Đây là môn cơ bán bắt buộc của phần đào tạo chuyên ngành xuất bản Môn học đi sâu vào các tri thức kỹ năng nghiệp vụ biên tập, trang bị nhận thức, rèn luyện tay nghề, đạo đức, tác phong của biên tập viên xuất bản Học xong môn này, sinh viên nắm được quy trình, nội dung tri thức biên tập các loại bản thảo sách, biết thực hành biên tập một bản thảo, tiếp tục học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách biên tập viên

8 Tài liệu tham khảo bắt buộc

1 Trần Văn Hải: lý luận nghiệp vụ xuất bản, T1, NXB Văn hóa —

Thông tin, H.2007

2 lan Montagnes: Biên tập và xuất bản, Cục xuất bản, H.1998

3 Phạm Thị Thu: ?ý luận và nghiệp vụ xuất bản, NXB Thông tin và

Trang 5

Chuong I

KHÁI QUÁT VẺ BẢN THẢO VÀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP BẢN THẢO

1.1 Bản thảo

1.1.1 Khái niệm

Theo nghĩa thông thường, bản thảo là văn bản tác phẩm được tác giả

sáng tạo ra trong quá trình sáng tác Nó có thể là bản viết tay, bản đánh

may, bang các loại nình ngôn ngữ khác nhau như chữ viết, hình ảnh đỗ họa, ký hiệu âm thanh, ở các mức độ hoàn thiện khác ::hau của tác phẩm Như

vậy, bản thảo đồng nghĩa với các bản nháp, chỉ văn bản tác phẩm chưa

hoàn thiện, còn đang trong quá trình sửa chữa, nâng cao

Trong lĩnh vực xuất bản, bán thảo được hiểu là “văn bản được tác giả viết, soạn ra trong quá trình hình thành tác phẩm Bán thảo cũng là văn bản

đang trong trong quá trình biên tập, sửa chữa và hồn thiện để cơng bố” ra

xã hội Luật xuất bản Việt Nam năm 2012 quy định: “Bản thảo là bản viết

tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác

phẩm, tài liệu để xuất bản”!

Như vậy, khái niệm bản thảo ở bất kỳ dạng nào đều là các tác phẩm,

tài liệu còn đang trong quá trình sáng tạo, là kết quả của một quá trình sáng

_ tạo, còn có thể được bỗ sung, sửa chữa Bản thảo là sản phẩm lao động tinh

thần của tác giả và biên tập viên Bản thảo là sản phẩm đơn chiếc, bán mẫu

của tác phẩm Đó chưa phải là xuất bản phẩm Bản thảo mẫu phải được chế

bản, nhân bản hàng loạt để phổ biến ra công chúng mới là xuất bản phẩm

Bản thảo là khái niệm công cụ của khoa học biên tập xuất bản Đó là tư liệu quan trọng để nghiên cứu quá trình lao động sáng tạo của nhà văn,

nhà khoa học, cũng như nghiên cứu quy trình lao động biên tập trong hoạt

động xuất bản

Trang 6

1.1.2 Cúc loại hình bản thảo trong hoạt động biên tập xuất bản Bản thảo troi:g hoạt động xuất bản được phân chia thành nhiều loại theo các tiêu chí khác nhau Mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa khác nhau đối với phương điện khác nhau của nghiệp vụ xuất bản

Theo hình thức và phương thức thể hiện, ta có bản tháo viết tay, bán thảo đánh máy, bản thảo được soạn trên máy vi tính và các phương tiện

điện tử khác; bản thảo có thể là văn tự, là hình ảnh, đồ họa, ký hiệu âm

nhạc, v.v

Theo mức độ hoàn thiện, người ta chia ra: bản thảo lần 1, bản thảo

lần 2 , bản thảo thô, bản thảo tỉnh, bản mẫu đưa in, v.v

Troig hoạt động biên tập sách, cách phân chia bản thảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với xác định các phương thức, kỹ năng biên tập phù hợp,

góp phần nâng cac chất lượng, hiệu quả công tác biên tập sách Những cách phân loại sau đây trực tiếp tác động đến phương thức biên tập:

1.1.2.1 Phân loại bản thảo theo tiêu chí nguồn bản thảo đến nhà

xuất bản, ta có các loại bản thảo: |

a Bản thảo lai cảo (hay bản thảo tự đầu tu) là loại bản thảo tác giả tự động viết và gti cho nha xuất bản để xuất bản, không do nhà xuất bản đặt viết từ trước Đề tài bản thảo lai cảo không được các nhà xuất bản dự kiến, xây dựng trước

Bản thảo lai cáo có nhiều ở các nhà xuất bả: làm sách văn học, sách phổ thông về.các vn đề khoa học — kỹ thuật và đời: sống xã hội

Loại bản thảo lai cảo thường phong phú về đẻ tài, chủ đề, gần gũi đời

sống, chứa đựng nhiều tiềm năng sáng tạo mới trong hoạt động nghiên cứu, sáng tác Bản thảo lai cảo nhiều cũng thể hiện uy tín của nhà xuất bản, sự

tín nhiệm của tác giả đối với nhà xuất bán Tuy nhiên, đây là loại bản thảo

Trang 7

thao lai cảo phải được đánh giá toàn diện, thận trọng, đặc biệt đối với các tác giả mới cộng tác Nhà xuất bản luôn phai nang nin, quý trọng loại bản

thảo này, song phải tránh ý lại, trông chờ nhiều ở nguồn bản thảo lai cáo

b Bản thảo đặt viết (Bản thảo tự tổ chức của nhà xuất bản) là loại

bản thảo do nhà xuất bản dựa vào kế hoạch đề tài được xây dựng, chủ động tìm chọn, liên hệ, tổ chức các tác giả sáng tạo bản thảo Loại bản thảo này

đã được đánh giá vẽ đề tài, định hướng vẻ chủ đề Các tác giả được đặt viết

đã được chọn lọc, khẳng định về phẩm chất, năng lực Quá trình sáng tác

của tác giá đã có sự đầu tư, sự đóng góp tác động của biên tập viên và nhà

xuất bản về tri thức và tài chính Do vậy, bản thảo đặt viết thường có chất

lượng tốt, quy mô lớn, tổ chức công phu và thường là các đề tài trọng điểm,

các bộ sách quý có giá trị lâu dài Phần lớn các bản thảo đặt viết bảo đảm

được tiêu chuẩn xuất bản, các biên tập viên thường phải theo đuổi đến cùng để bảo đảm chất lượng xuất bản

Thuộc.loại bản thảo đặt viết không chỉ là các tác phẩm nghiên cứu, sáng tác hoàn toàn mới, mà còn có cả các bản thảo đặt sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn trên cơ sở các tri thức và tác phẩm đã có trong kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loa

Ban thao dat viét thé hién tập trung năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ sâu rộng của biên tệp viên trong hoạt động biên tập xuất bản

c Bản thảo được giới thiệu là loại bản thảo đo các cơ quan đồn thể,

tơ chức xã hội hoặc cá nhân nào đó giới thiệu cho các nhà xuất bản Nguồn bản thảo này hết sức đa dạng Đó có thể lä bản thảo do các cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học giới thiệu để được xã hội hóa các kết quả nghiên cứu của đơn vị Đó có thể là bản thảo của các học viên cao học,

nghiên cứu sinh được các thầy giáo hướng dẫn có uy tín giới thiệu cho nhà

xuất bản Đớ có thẻ là bản thảo của các tác giả trẻ, những người viết mới

được các tác giả có uy tín giới thiệu Nguồn bản thảo này làm tăng sức

Trang 8

các nhà xuất bản ì{ó cũng thể hiện by tín nhiệm của xã hội, của đội ngũ

sáng tác đối với nhà xuất bản |

Loại bán thảo này cũng chưa có sự đầu tư công sức của nhà xuất bản, không có trong kế hoạch đề tài được dự kiến, nêu biên tập bản thảo phải làm toàn diện, thận: trọng ở cả khâu thâm định và gia công biên tập Bản thảo loại này đã được bảo đảm chất lượng một phần bởi chính uy tín học _.- thuật, chính trị của tổ chức và cá nhân người giới thiệu nên khả năng sử

dụng thường cao hơn bản thảo lai cáo Tuy nhiên việc biên tập bản thao

không vì thế mà giảm nhẹ, bởi chất lượng bản tháo được đánh giá trực tiếp

tir ban thảo chứ không thể hiện ở nội dung và uy tín của người giới thiệu Dù là lời giới thiệu thế nào cũng chỉ coi là kênh tham khảo, là các gợi ý cho

biên tập viên và nhà xuất bản mà thôi

Trong loại bản thảo được giới thiệu còn bao gồm các bản hảo

công vụ Đây là những bản thảo do cơ quan chủ quản trực tiếp giao cho đơn vị xuất bản để nhân bản, phể biến Bản thảo công vụ thường là

những bản thảo đúi:g với chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, đã được biên soạn và thâm định chu đáo Nhiệm vụ của biên tập viên và nhà xuất bản khi biên tập loại bản thao nay chi 1a bao dar xuất bản chính xác,

thiết kế xuất bản phẩm đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu của cơ

quan chủ quản và bạn đọc

d Ban thảo do liên kết và mua bản quyên Đây là loại bản thảo do đối tác liên kết cung cấp Đó có thể là kết quả tổ chức, khai thác của đối tác Đó cũng có thẻ là bản thảo do đối tác liên kết mua bản quyền, tự tổ

chức dịch hoặc phối hợp với nhà xuất bản dịch l:ản thảo liên kết đối với

nhà xuất bản có thể ở đạng bản thảo thô, hoặc có thể là bản thảo đã được

biên tập sơ bộ Dù ở dạng nào thì giám đốc nhà xuất bản cũng cần tổ chức

Trang 9

Ban thao mua bản quyền có thể do nhà xuất bản và biên tập viên

thực hiện để giữ độc quyền xuất bản phát hành các tác phẩm có giá trị, phù

hợp với chức : năng nhiệm vụ của nhà xuất bản Những bản thảo này có thể

đã qua biên tập của các cơ quan sở hữu bản quyền Song, nhà xuất bản vẫn

phải tô chức biên tập toàn diện và hoàn chỉnh bản thảo, không được bỏ qua khâu nào trong quy trình biên tập bản thảo

Đặc điểm của các bản thảo liên kết là có thị trường tiêu thụ xác định,

nhà xuất bản không tốn công sức tổ chức nên dễ đạt hiệu quả kinh tế cao khi được xuất bản Loại bản thảo này có thể là nguồn bù đắp những thiếu

hụt về vốn, về công sức khai thác bản thảo, mua bản quyền của nhà xuất bản Song, bản thảo liên kết cũng dễ được bỏ qua nhỡng yếu kém, sai sét

về nội dung, tuyệt đối hóa mục tiêu kính tế xuất bản và đễ bị đối tac chi phối chất lượng biên tập

ä Bản thảo có ẩược do các cuộc vận động thi sáng tác (bản thảo

_ trưng cầu) cũng có vị trí quan trọng trong công tác biên tập xuất bản Bản

thảo này gắn liền với thực tiễn, với công tác tư tưởng có ở nhiều nhà xuất

bản Đây là loại bản thảo đã được định hướng về đề tài, chủ đề, đối tượng

phục vụ, đã được đánh giá về chất lượng khoa học, nghệ thuật của các hội đồng giám khảo Khả năng sử dụng cao Việc thẩm định, 81a công biên tập và phát hành dễ được xã hội hóa, có thể đạt hiệu quả cao cá về văn hóa và

kinh tế

1.1.2.2 Phân loại theo phương thức sáng tạa bản thảo

a Ban thảo sưu tẩm, tuyển chọn: Đây là loại bản thảo sưu tầm, lựa

chọn những tác phẩm đã có, đã được in hoặc chưa in, tổ hợp thành các tập

hợp tác phẩm theo các tiêu chí khác nhau, nhằm phục vụ các nhu cầu cụ thể khác nhau của xã hội Theo tiêu chí này, bản thảo được chia thành:

- Toàn tập, tuyển tập, tổng tập tác phẩm:

Trang 10

Tuyển tập là tập hợp các tác phẩm của một hoặc nhiều tác giả, được chọn lọc theo một tiêu chí cụ thể nào đó, có thể theo đề tài, chủ đề

hoặc thể loại

- Chuyên đề: Là tập hợp các tác phẩm của một hay một số tác giả, tập trung giải quyết một chủ đề xác định, nhằm phục vụ một mục tiêu

truyền thông xác định Ví dụ: “V.I.Lênin: về báo chí”, Hồ Chí Minh: “Về

- xây dựng Đản g” |

Ban thảo loại này được hình thành từ tác phẩm đã có, để hình thành các xuất bản phẩm mới theo kế hoạch đề tài biên soạn của nhà xuất bản

Đây là loại sách được “viết bằng lời của người khác”

b Bản thảo biên soạn: Là loại ‘ban thảo được tác giả soạn thảo dựa

vào các tri thức đã có, các tác phẩm đã công bó, đề tạo thành các tác phẩm

mới phục vụ cho mục tiêu truyền bá khác nhau của xã hội Các loại bản

thảo biên soạn gồm:

Các bản thảo tra cứu — từ điển: anmanach, tù điển, bách khoa thư Các bản thảo sách giáo khoa, giáo trình

Các số tay, cảm nang, bản đồ du lịch, v.v

Bản thảo chuyên thể các tác phẩm đã có thành thể loại khác: Chuyển

thể tiểu thúyết, truyện ngắn thành kịch bản, văn xuôi thành diễn ca, truyện thành kịch bản truyền thanh, v.v

Bán thảo này thể hiện rõ quan điểm sáng tạo Cách thức thể hiện và

ngôn ngữ là của tác giả biên soạn

c Bản thảo sáng tác mới: là loại bản thảo các tác phẩm hoàn toàn:

mới của các cá nhân tác giả tạo ra:

- Các công trình nghiên cứu khoa học mới thuộc mọi ngành khoa học đã được nghiệm thì, được xã hội hóa rộng rãi (dưới dạng sách, các bài báo khoa học)

Trang 11

- Các loại sách viết để tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa, cho các đối tượng khác nhau, cho bạn đọc phổ thông

d Ban thao dịch: Là loại bản thảo dựa vào các tác phẩm đã được công bố bằng một rgôn ngữ gốc của mt dân tộc nào đó dé chuyến nó sang một ngôn ngữ của dân tộc khác, phục vụ cho những bạn đọc khác mà vẫn

giữ được các giá trị cơ bản của nó

- Bản thảo dịch xuôi là bản thảo được dịch từ ngôn ngữ các dân tộc khác (tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số) ra ngôn ngữ dân tộc bản địa

(ra tiếng Việt, tiếng dân tộc Kinh)

“ Bản thảo dịch ngược là bản địch từ tiếng đán tộc bản địa (tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, tiếnz dân tộc Kinh) ra tiếng các dân tộc khác (ngoại ngữ,

tiếng các dân tộc thiểu số)

1.2.3 Ngoài ra, trong hoạt động biên tập, tản thảo còn được phân loại theo nội dung chuyên môn học thuật, chức năng xã hội mà sách truyền tải:

Khoa học phân chia thế nào thì bản thảo có thể được chia ra theo các khoa học Ấy Ví dụ: bản thảo khoa học tự nhiên và công nghệ, bản thảo khoa học xã hội, bản thảo văn học Trong khoa học tự nhiên có: toán học, hóa học, vật lý học Trong khoa học xã hội có bảu thảo triết học, tôn giáo, pháp luật, chính trị Trong văn học có bản thảo tiểu thuyết, ký, thơ trữ tình, v.v

1.2 Công tác biên tập bản thảo 1.2.1 Khải niệm

Công tác biên tập bản thảo là khái niệm của khoa học xuất bản để

chỉ một quá trình biên tập được bắt đầu khi tiếp nhận bản thảo đến nhà

xuất bản và kết thúc khi bản thảo trở thành ban mau đưa in (bản thảo

hoàn chỉnh) : |

Biên tập bản thảo là một công đoạn cơ bản (một khâu) của toàn bộ

Trang 12

tập, cũng không phải chỉ là việc sửa chữa, gia công bản tháo (tu chỉnh) theo nghĩa dùng thông thường, mà đó là một quá trình lao động sáng tạo

của biên tập viên, gồm nhiều bước, với những kỹ năng thực hành cụ thê

khác nhau |

1.2.2 Nội dung công tác biên tập bản tháo

_ Công tác biên tập bản thảo gồm nhiều nội dung được thực hiện tuần

tự theo một quy trình hoạt động như sau:

1¬ Tiếp nhận bản thảo đến nhà xuất bản;

- Thắm định: đánh giá ban thac theo các tiêu chí xuất bản dé dua ra

các quyết định xử lý;

- Tác giả sửa chữa, nếu bản thảo “đứng” được nhưng phải sửa nhiều

làm thay đổi tính to3n vẹn của tác phẩm;

- Gia công sửa chữa bản thảo (biên tập chi tiết) nếu bản thảo cơ bản đủ tiêu chuẩn xuất bản;

- Hoàn thiện bản thảo: Bảo đảm hoàn chỉnh, thống nhất, hoàn thiện

các phụ bản |

- Tham gia thiết kế tổng thé bản thảo và kiểm tra công việc sửa bai (sửa bản in thủ)

1.3 Vai trò của công tác biên tập bản thao

Công tác biên tập bản thảo quyết định việc biến một tác phẩm tỉnh thần thành một xuất bản phẩm phổ biến rộng rãi trong xã hội, biến một sản

phẩm của cá nhân thành giá trị văn hóa xã hội Biên tập bản thảo cũng là

kết quả lao động tỉnh thần của biên tập viên trực tiếp đóng góp vào giá trị

văn hóa của tác phẩm Vai trò của công tác biên tập bản thảo được thể hiện

cụ thể ở các khía cạnh khác nhau:

1.3.1 Đối với lĩnh vực xuất bân ở nhà xuất bản

- Công tác biên tập bản thảo khẳng định, nâng cao các giá trị đã đạt

được của công tác biên tập mỗi đề tài trước đó, đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi cho các khâu biên tập tiếp theo

Trang 13

bản thảo đó không thể chuyển ngay thành xuất bản phâm nếu không qua khâu biên tập bản thảo Bởi mỗi xuất bản phẩm phải chứa đựng các tác

phẩm văn hóa hoàn thiện, có giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của bạn đọc Muốn vậy, các bản thảo phải qua sự chọn lọc, nâng cao, hoàn

thiện giá trị của biêa tập viên Chức năng của xuất bản là truyền bá các giá trị văn hóa có ích cho đời sống văn hóa xã hội, chứ không thể cho phổ biến

các tác phẩm không dat giá trị phố biến Các bản thảo có nhiều (nhờ biết tổ

chức), song nêu không qua sự chọn lọc, biên tập của biên tập viên có thé sẽ có chất lượng kém, thậm chí “độc hại” Không có biên tập bản thảo chất lượng, giá trị đạt được của khâu tổ chức bản thảo sẽ giảm, thậm chí sẽ không còn giá trị

Hơn nữa, nếu chọn lọc, gia công bản thảo tốt, sẽ giúp việc trình bày minh họa, nhân bản xuất bản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả kinh tẾ cao,

khâu phát hành xuất bản phẩm cũng có điều kiện thuận lợi để thực hiện

tốt hơn

- Công tác biên tập bản thảo trực tiếp góp phần bảo đảm nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, nâng cao hiệu quả xuất bản cả về văn hóa và

kinh tế _

Chat lượng biên tập bản thảo quyết định chất lượng và số lượng phát hành mỗi cuốn sách

Sức cạnh tranh của nhà xuất ban, thương hiệu của cơ quan xuất bản

do chất lượng xuất bản phẩm, chất lượng biên tập bản thảo quyết định

1.3.2 Vai trò của công tác biên tập bản tháo trong đời sống văn

hóa xố bội |

Trong việc thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản của đời sống văn hóa xã hội

là sáng tạo, gìn giữ, phổ biến và tổ chức tiêu dùng các giá trị văn hóa, công

tác biên tập bản thảo có vai trò quan trọng |

- Biên tập bản thảo thực hiện nhiệm vụ “gác công” trong lĩnh vực văn hóa Nó chọn lọc để bảo đảm cho ra đời các tác phẩm văn hóa tỉnh thần

Trang 14

Trong cơ chế thị trường, biên tập bản thảo cũng là công cụ ngăn chặn xu hướng thương mại ióa, tuyệt đối hóa lợi nhuận, coi nhẹ các giá trị văn hóa xã hội của hoạt độag xuất bản Biên tập bản tháo thực hiện vai trò “gác công” không chỉ làm nhiệm vụ ngăn chặn các bản f'›ảo kém chất lượng, độc hại, không cho ra thị trường, mà còn là việc khuyến khích, tạo mọi thuận lợi đê các tác phâm có giá trị văn hóa cao được sớm ra mắt bạn đọc, đáp ứng kịp thời nhu câu của xã hội, nhân thêm các giá trịngoại ứng của nó —-_-

- Biên tập bán thảo cũng là quá trình phát iiện, khẳng định và bồi dưỡng nhân tài sáng tạo tác phẩm văn hóa, sớm phát hiện cái mới khoa học

và nghệ thuật ở các tác phẩm, “mài đũa” nâng cao giá trị ấy để chúng trở

thành tài sản chung của xã hội

Với ý nghĩa này, biên tập bản thảo là thực biện nhiệm vụ “bà đỡ” cho sự ra đời các tác phẩm nghệ thuật, các công trình khoa học Nó vừa “khám”, “chữa bệnh”, vừa làm đẹp cho những đứa con tỉnh thần của tác giả

- Biên tập bản thảo là khâu biến bản thảo thành “bản mẫu” của hàng loạt xuất bản phẩm, tạo phương tiện để truyền bá rộng rãi các tác phẩm văn

hóa tỉnh thần Song, xuất bản phẩm không chỉ có tác phẩm của tác giả, mà có mang theo cả các phụ bản mà người biên tập bản tháo soạn ra để có thể

truyền bá các giá trị văn hóa trong tác phẩm đó được hiệu quả hơn, rộng rãi

và nhanh chóng hơn Đó là bộ máy chỉ dẫn, là các lời đầu, lời cuối, lời giới thiệu, các thư mục tra cứu kèm theo tác phẩm chink ma bién tap tao ra khi hoàn thiện bản thác Bởi vậy, biên tập ban thao còn là sự sáng tạo bố sung,

là trực tiếp góp phân truyền bá các giá trị văn hóa hiệu quả hơn

- Giá trị sử dung của xuất bản phẩm là giá trị văn hóa tính thần được

truyền tải trong tác phẩm Giá trị ấy đo lao động biên tập, đặc biệt là biên

Trang 15

thảo trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất bản phâm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà xuất bản trong cơ chế trị trường hiện nay

Tóm lại, biên tập bản tháo chính là khâu biểu hiện tập trung nhất

chức năng nhiệm vụ của người cán bộ biên tập trong hoạt động xuất bản Nó quyết định chất lượng và hiệu quả toàn diện của xuất bản Nó thê hiện

cụ thê vai trò “người gác công”, “bà đỡ” cho sự ra đời và truyền bá các giá trị văn hóa tỉnh thần của xã hội

1.4 Yêu cầu chất lượng công tác biên tập bản thảo

Chất lượng công tác biên tập là sự tổng bợp chất lượng của từng

khâu trong quy trình biên tập xuất bản Tiêu chí đánh giá chất lượng khâu biên tập bản thảo gồm:

1.4.1 Đánh giá chính xác các giú trị từng bản thảo để lựa chon được các tác phẩm văn hóa có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu truyền bá xã hội và nhu cầu của bạn đọc

Bản thảo tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của cá nhân tác giả |

Đó là đứa con tỉnh thần kết tính lao động trí tuệ cao mang đậm tư tưởng,

tình cảm của tác giả Tác phẩm đó phải có giá trị văn hóa — xã hội đạt tới

mức độ nhất định mới có thể được xã hội hóa, được truyền bá để phục vụ

nhu cầu xãhội -

Biên tập bản thảo là bước khởi đầu của quá trình xã hội hóa để

truyền bá tác phẩm biến chúng từ sản phâm của cá nhân tác giả thành các

giá trị văn hóa xã hội Do đó biên tập ban thảo trước hết là sự đánh giá của

xã hội về giá trị đạt được của tác phẩm

Người biên tập đại diện cho lợi ích xã hội để đánh giá một cách

Trang 16

Trên cơ sở đánh giá được các giá trị văn hóa của bản thảo, công tác

biên tập còn căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm quần chúng bạn đọc, nhu cầu truyền bá xã hội để lựa chọn các bản thảo tác phẩm đáp ứng nhu cầu truyền

bá tốt nhất, để từ đó có thể gia công nâng cao hơn nữa chất lượng bản thảo cả về nội dung và hình thức

1.4.2 Biên tập bản thảo phải sửa chữa, gia cơng hồn thiện tác phẩm về nội dung và hình thức đê bảo đảm các fiÊH chuẩn xuat bản — — —

Biên tập bản thảo là thật sự bắt tay vào việc iu chỉnh, sửa chữa, gia công làm cho- bản thảo hoàn thiện Đây là công việc sáng tạo bổ sung trực

tiếp vào giá trị nội dung, hình thức của bản tháo Công việc này không chỉ

đòi hỏi người biên tập hiểu, đánh giá đúng bản thảo, mà còn có tài khéo, tính xảo trong sửa chữa bản thảo Gia công bản thảo chính là công việc “người phu chữ”, “người thợ chữ” trong hoạt động sáng tạo tác phẩm văn hóa tỉnh thần Muốn gia công bản thảo, người bièn tập phải hiểu cặn kế lao động sáng tạo zủa các tác giả trên mỗi thể loại sáng tác khác nhau,

đồng thời phải thành thạo trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ để sửa chữa

tác phẩm

1.4.3 Biên tập bản thảo còn phải biết chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để có thể chế bản, nhân bản hàng loạt tác phẩm thành

xuất bản phẩm có chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu xã hội

Sau khi gia công sửa chữa chỉ tiết bản thảo, người biên tập phải làm tiếp mọi việc hoàn thiện bản thảo để nó trở thành một bản mẫu cho ïn, nhân

bản Đó là việc chuẩn bị đầy đủ các phụ bản, chất lượng của các hình ảnh

minh hoa, ban thiết kế tổng thể xuất bản phẩm (maket), kiểm tra việc sửa

chữa ban in thủ, v.v | -

Biên tập bản thảo còn có trách nhiệm góp phần xây đựng chiến lược

marketing, quảng bá cho xuất bản phẩm, viết bài tuyên truyền giới thiệu

Trang 17

CAU HOI THAO LUAN VA BAI TAP THUC HANH

_ Câu 1: Trình bày khái niệm ban thao?

Câu 2: Phân loại bản thảo trong biên tập xuất bản?

Câu 3: Khái niệm, nội dung khái quát công tác biên tập bản thảo? Bài tập thực hành:

1 Thực hành biên tập bản thảo khoa học 1 buổi

Trang 18

Chương H

BIEN TAP BAN THAO CAP Vi MO 2.1 Tiếp nhận bản thảo

Bản thảo sách có thể đến nhà xuất bản bằng nhiều con đường khác

nhau: tác giả, người được tác giả ủy quyền trực tiếp mang đến nhà xuất ban; tác giá gửi bản thảo theo đường bưu điện; theo đường thư điện tử Bản thảo được đặt viết theo hợp đồng cũng có thể đo tac gid tự mang đến, hoặc biên tập viên :hủ động nhận từ tác giả Bản thảo công vụ thường do cấp trên chuyển đến theo đường công văn, hoặc biên tập viên trực tiếp

nhận về Dù bản thảo đến cơ quan xuất bản bằng con đường nào thì biên tập viên đều phải làm các thủ tục tiếp nhận, đăng ký và quán lý các bản thảo nhận được

Tiếp nhận bả» thảo là bước khởi đầu của công tác biên tập bản thảo

Đây là công việc nặng tính chất thủ tục, hành chính, song lại không thể

thiếu trong biên tập bản thảo Bởi, tiếp nhận bản thảo là sự xác nhận ban

đầu của nhà xuất bản đối với kết quả sáng tác của tác giả, thể hiện sự trân trọng của biên tập ¬iên, cơ quan xuất bản đối với xết quả sáng tác của tác giả Tiếp nhận, dang ky ban thao chu đáo sẽ tạo điền kiện bảo đảm quan hệ tốt đẹp với tác giả, đồng thời để các bước biên tập bản thảo tiếp theo được

thuận lợi và hiệu quả

-2.1.1 Yêu cầu chung của bước tiếp nhận bản thảo

Việc tiếp nhận bản thảo đòi hỏi: nhà xuất bản phải bố trí người tiếp

nhận, địa điểm tiếp nhận chu đáo (đối với trường hợp tác giả mang bản

thảo đến) dé tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với tác giả

Cơ quan xuất bản phải mở số đăng ký (Hồ sơ) để ghi nhận đầy đủ

Trang 19

đúng với hợp đồng đặt viết không? Bản thảo có bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật trình bày không? Đã có thê sẵn sàng đưa vào biên tập chưa?

Trường hợp pán thảo gửi tới bằng con đường thư điện tử, nhà xuất

bản phải kịp thời kiểm tra đữ liệu nhận được, in ra giấy một ban dé đăng ký

như các bản thảo khác

2.1.2 Nội dung tiếp nhận bản thảo

Tiếp nhận bản thảo thực chất là cơ quan xuất bản mở sô đăng ký để _ghi nhận đầy đủ những thông tin đầu tiên về bản thảo theo các mục sẽ liên

quan trực tiếp tới việc biên tập như sau:

- Ngày, tháng, năm nhận được bản thảo?

- Bán thảo gửi đến ban biên tập bằng con đường nào? Gửi qua đường

bưu điện thì đấu bưu điện nhận ngày nào? Tác giả tự mang đến hay gửi người khác? Quan hệ của người mang bản thảo đến với tác giả? Chu đáo, ân cần tiếp đón người mang bản thảo đến nhà xuất bản

- Bản thảo nhận được gồm bao nhiêu bản? Có kèm theo “bản mềm”

sắp chữ vi tính chưa?

- Tên thật, bút danh, địa chỉ liên hệ của tác giả?

- Tên đầy đủ của bản thảo? Bản thảo còn có tên khác không?

- T ống số trang bản thảo nhận được?

- Số hình minh họa và các phụ bản kèm theo?

_= Tác giả còn lưu giữ bản gốc không? Nếu tác giả không lưu bản nào, thì lập tức, người tiếp nhận phải chụp ngay một bản: gửi lại tác giả

Cùng với việc đăng ký đầy đú các mục trên, người tiếp nhận cần lưu y xử lý các trường hợp cụ thể Sau:

Trang 20

- Đối với bản thảo lai cao, người tiếp nhận phải lưu ý thời gian nhận để có ý kiến xử lý trả lời sớm cho tác giả và đề tránh tình trạng “quên” quá

lâu bản thảo

bản theo từng đợt, cần tiếp nhận theo từng tập, từng chương bản thảo

Người tiếp nhận phải bám sát hợp đồng, để cương đặt viết, luôn có bản chụp chương đã nhận (tập đã nhận) để lưu lại tác giả Nếu nhà xuất bản có

sự điều chỉnh so với đề cương, người tiếp nhận phải báo ngay cho tác giả

để họ làm các chương còn lại theo sự chỉ đạo mới

- Nếu bản thảo gửi kèm theo bản mềm, người tiếp nhận có thể copy

ngay vào máy của cơ quan để lưu trữ và tiện cho việc biên tập

- Nếu trường hợp chỉ nhận được duy nhất một bản của bản thảo viết tay, người tiếp nhận cần cho chế bản vi tính ngay, gửi lại tác giả bản thảo đã đánh máy

2.2 Tham định bản thảo

2.2.1 Phương pháp đọc bản tháo của người biên tập

Người biên tập đọc bản thảo khác với người đọc bình thường và cũng khác với kỹ răng đọc của nhiều chuyên môn khác Kỹ năng đọc biên tập do mục tiêu cụ thể của công tác biên tập bản thảo quy định Ở khâu thâm định bản thảo, mục tiêu đó là đánh giá chính xác được các giá trị bản thảo, so sánh chúng với yêu cầu truyền bá để lựa ::họn đúng các tác phẩm đạt tiêu chuẩn xuất bản Đồng thời, thâm định bä+ thảo cũng phải chỉ ra được những hạn chế, phương hướng khắc phục hạn chế để nâng cao chất

lượng bản thảo, hoàn thiện bản thảo khi xuất bản

Để đạt mục tiêu đó, đọc biên tập bản thảo thường có các phương pháp đọc cụ thể sau:

a Phương pÌ áp đọc bản thảo phải xuất phát và phù hợp với phường thiec tu duy sảng tạo của tác phẩm

Mỗi bản thảo đều chứa đựng những thông tin tri thức của một khoa

Trang 21

phương thức tư duy khác nhau va cũng có những đặc điểm khác nhau khi

phản ánh thành tác ohẳm

Tư duy con người có thể khái quát bằng hai phương thức cơ bản là

phương thức tư duy khoa học và phương thức tư duy nghệ thuật Hai phương thức này có con đường nhận thức và phản ánh thế giới khác nhau Tư duy khoa học đi theo con đường khái quát hóa, trừu tượng hóa dé đi sâu vào các thuộc tính bản chất, các quy luật phát triển của mọi sự vật và hiện tượng, nhằm nhận th:ức đúng và tác động hiệu quả vào thế giới khách quan

Trong khi đó, tư duy nghệ thuật — tư duy hình tượng — theo con đường

nhận thức hình tượng: giữ lại những hình ảnh toản vẹn, sinh động, cảm tính của sự vật hiện tượng, khái quát và phản ánh ::ó bằng các “bức tranh” sinh động theo coa đường điển hình hóa nghệ tuật Tư duy khoa học

nhận thức thế giới bằng các khái niệm, phạm trù, các phán đoán logic, còn

tư duy nghệ thuật nhận thức phản ánh bằng hình tượng Tư duy khoa học buộc người đọc thừa nhận các chân lý bằng các lập luận, chứng minh khoa học, còn tư duy nghệ thuật để người đọc chủ động lựa chọn bằng cả lý trí và tình cảm qua các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm Tác phẩm khoa học tác động trước hết và chủ yếu vào lý tri ban đọc, còn tác phẩm nghệ thuật tác động trước hết đến tình cảm và tác động tổng hợp cả vào lý trí và tình cảm bạn đọc

Người biên tập thẩm định bản thảo phải có tư duy phù hợp với

phương thức tư duy mỗi bản tháo Biên tập bản thảo khoa học nào còn phải chú ý các đặc điểm phản ánh của khoa học ấy: khoa học tự nhiên khác với

khoa học xã hội Các khoa học cụ thể như toán học, sinh vật học, công nghệ cơ khí, lý luận chính trị, triết học, xã hội học cũng có những đặc trưng khác nhau trong phương thức nhận thức, phản ánh, xây dựng tác

phẩm Người biên tập không có phương thức tư duy đọc bản thảo phù hợp

sẽ không hiểu đúng tác phẩm và cũng không thể phân tích, đánh giá chính

Trang 22

b Người biên tập cần đọc, phân tích bản thảo bằng nhiễu “con mắt”, ở các góc độ khác nhau, liên quan đến việc phổ biến tác phẩm

Để hiểu đúng bản thảo, tránh được các thiếu sót khi phổ biến tác

phẩm, để giúp tác giả sửa chữa nâng cao chất lượng bản thảo, người biên tập phải đọc bản thảo theo các “góc đọc” chú yếu sau:

- Đọc bản thảo bằng “con mắt” của tác giả: Biên tập viên phải “giữ

_— vai” người sáng tác để đọc bản thảo của mình nhằn: đánh giá xem bản thảo

đã đạt được hình thức tối ưu để truyền tải ý tưởng sáng tạo không? Những

khía cạnh nào còn khiếm khuyết, còn hạn chế cần phải sửa chữa Muốn

vậy, biên tập viên nhải nắm vững chủ đề bản thảo, việc giải quyết chủ đề

qua các lý giải, các lập luận và các chỉ tiết trong nội dung trực tiếp của tác phẩm Biên tập viên phải tìm hiểu nắm được ý tưởng sáng tạo, tư tưởng, cam hứng chủ đạo vủa sáng tác mới có thể hiểu được mọi giá trị của sáng tác Trường hợp Thế Lữ sửa thơ Xuân Diệu cho ta một điển hình của việc

hiểu tư duy tác giả của biên tập viên:

Bài “Tương tư” trong bản thảo của Xuân Diệu có câu: “Sương nương theo trăng ngừng giữa trời

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi”

Thế Lữ đã sửa từ “giữa trời” thành “lưng trời” và Xuân Diệu đã “tâm phục, khẩu phục”, coi người biên tập là bậc thầy

Đối với bản thảo sách khoa học xã hội, việc đánh giá đúng giá trị

khoa học của bản thảo là yêu cầu hàng đầu đối với biên tập Điều đó đòi hỏi cán bộ biên tập vừa phải có phương pháp đọc khoa học vừa phải có

trình độ khoa học bằng hoặc cao hơn tác giả Rất hiếm biên tập viên có được trình độ đó Do vậy, biên tập viên phải biết tự nâng cao trình độ, hoặc phải biết sử dụng vị thế của người biên tập, dùng trí tuệ tập thể của cộng

tác viên để bù đắp rhững hạn chế về chuyên môn học thuật của mình

Trang 23

Biên tập là người truyền bá văn hóa Việc truyền bá bao giờ cũng

phải hướng tới một lớp đối tượng cụ thể, để đáp ứng một nhu cầu cụ thể

nào đó của đối tượng Đồng thời, hình thức tác phẩm phải phù hợp với đặc

điểm về trình trình độ, tâm lý, thị hiểu của bạn đọc thì việc truyền bá mới đạt hiệu quả cao

Biên tập viên là bạn đọc đầu tiên của xuất bản phẩm, được đọc tác phẩm ngay từ khi nó chưa được ra mắt công chúng Họ sẽ là người thay mặt cho lớp bạn đọc của xuất bản phẩm tương lai để đánh giá bản thao Dé

làm việc đó, người biên tập phải trang bị trước cho mình những hiểu biết về

bạn đọc Họ phải hiểu rõ được: Độc gia cuốn sách này là ai? Và tìm hiểu cảng kỹ càng tốt về nhu cầu, sở thích, trình độ hợc vấn của độc giả Biên tập viên phải hình dung được độc giả sẽ sử dụng cuốn sách ấy như thế nào

(dé tra cứu, để thu nhận thông tin hay giải tri) Ho thường đọc sách trong

điều kiện nào (ở nhà, ở thư viện, hoặc ở nơi làm việc)

Đọc với con tắt của độc giả chủ yếu để đánh giá về cách trình bày

nội dung thông tin trong bản thảo có rõ ràng, phù hợp và tiện lợi với bạn

đọc không? Hình thức bản thảo có gây cho bạn đọc sự hứng thú không?

Ngôn ngữ có phù hợp với “tời ăn, tiếng nói” của bạn đọc không?

- Đọc bằng “con mắt” của người làm công tác tư tưởng văn hóa Biên tập viên là người “gác cổng” cho sự nghiệp truyền bá văn hóa Biến các giá trị sáng tạo cá nhân của tác giả thành các giá trị văn hóa xã hội, làm

chuẩn mực cho sự tỏn tại phát triển của xã hội |

Bằng con mắt của nhà tư tưởng, người biên tập thẩm định kiểm tra toàn điện các tác phẩm văn hóa trước khi nó trở thành “vật phẩm” được lưu

hành rộng rãi, phát huy tác động tới công chúng

Chức năng này đòi hỏi người biên tập phát hiện được mọi giá trị văn

hóa độc hại, truyền bá cái giả, ác, xấu, các quan điểm thù địch, sai trái với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước để :igăn chặn, loại bỏ trước

Trang 24

hiện, tạo mọi điều kiện để các tác phẩm có giá trị văn hóa cao sớm được ra mắt để phục vụ kịp thời bạn đọc và nhu cầu phát triển xã hội

Biên tập viên: có rèn luyện cách đọc bản thảo của nhà tư tưởng mới có thể sớm phát hiện được các chỉ tiết về nội dung, hình thức bản thảo chứa đựng “sự nhạy cảm chính trị” cần phải hóa giải Những chỉ tiết “nhạy cảm”

khi biên tập và cả những chỉ tiết có thể trở nên “nhạy cảm” khi xuất bản

¬ phẩm được phát hành Do vậy, cách đọc này đòi hỏi biên tập viên phải luôn rèn luyện lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trau đi tri thức chính trị đầy đủ và tính “nhạy cảm” chính trị cần thiết trưe những biến động, sự kiện chính trị trong nước và quốc 6

C Đọc biên sập bản thảo phải thực hiện nhiều lần với mục tiêu và

cách thức đọc cụ thể khác nhau nhằm đánh giá t.àn điện bản thảo ở các bình điện và cấp đệ khác nhau

- Lần đầu là đọc vỡ (đọc lướt) toàn bộ bản thảo để làm quen với nó và hiểu được nội dung, mục đích của nó Đọc vỡ bản thảo theo cách đọc

của người đọc bình thường Đọc toàn bộ bản thảo dé có phán đoán ban đầu

ở cấp độ tổng thể về những vấn đề chung của bản thảo có phù hợp với yêu

cầu của nhà xuất bản không? Những vấn đề chung cần đánh giá là: đề tài, ý

nghĩa của dé tai; chủ đề của bản thảo — giá trị lý lúận và thực tiễn của chủ

đề; việc giải quyết chủ đề qua nội dung bản thảo — giá trị khoa học và tư

tưởng của bản thảo |

- Doc di đọc lại có tính chất nghiên cứu đối với từng chương, phần

của bản thảo để khẳng định lại các đánh giá ban đầu, để đánh giá chính xác

mọi yếu tố bản thảo

Phương pháp đọc đánh giá bản thảo lúc này là phân tích, so sánh,

đánh giá bản thảo từ nhiều góc độ (mắt đọc) để phát hiện những ưu, khuyết

điểm của bản thảo và phương hướng cách thức hoàn thiện nó

- Thông qua so sánh, phân tích và tổng hợp các nhận định, biên tập

Trang 25

dụng bản thảo; trả lại để tác giả sửa chữa; không dùng Đó chính là biên tập

bản thảo ở cấp

độ vĩ mô Sau khi có kết luận ở cấp độ biên tập này, biên tập viên

mới bắt tay vào biên tập chỉ tiết bản thảo (gia công biên tập — biên tập vi

mô) để bảo đảm mọi nội dung, chỉ tiết của bản thảo đều chính xác, chuẩn

mực Một người biên tập có thể thực hiện cả hai cấp độ biên tập, tuy nhiên

không phải ở cùng một lúc và ở mỗi bản thảo cũng diễn ra khác nhau

d Người biên tập đọc bản thảo luôn phải kết hợp với ghi chú bên lễ Ngay từ khi đọc vỡ bản thảo, người biên tập đã phải ghi chú bên lê

Ghi chú bên lề là thao tác nghiệp vụ của biên tập viên để đánh dấu, ghi

chú các thiếu sót, các nghỉ ngờ còn thiếu sót, những chỉ tiết cần lưu ý của người biên tập trong từng trang bản thảo khi đọc Những ghi chú này có thể bằng bút chì ở bên lề trang bản thảo, hoặc có thể ghi ra tờ giấy riêng

của biên tập viên

Ghi chú bên lề là cơ sở dữ liệu ban đầu giúp biên tập viên: đánh giá

chính xác, toàn diện bản thảo; giúp biên tập viên vừa có đánh giá khái quát vừa không bổ sót các đánh giá chỉ tiết trong nội dung bản thảo; có cơ sở

vững vàng (dẫn chúng) khi làm việc với tác giả giúp tác giả sửa bản thảo được nhanh và chính xác

Những đánh dấu và ghi chú bên lề của biên tập viên thường hướng

vào các phương diện sau:

- Các quan điểm tư tưởng chính trị cần xem xét đối chiếu

Trang 26

- Có nhất quán trong các vấn đề về phiên âm, đơn vị đo lường, các

từ, cụm từ và các dòng nhấn mạnh? |

- Các thuật ngữ, phương ngữ nào mà bạn đọc có thể không hiểu được

cần phải giải thích (chú thích)?

Các ghi chú bên lề phải thực hiện đầy đủ từ đầu đến cuối bản thảo,

cần ghi chú theo đối toàn bộ kết cấu nội dung bản thảo theo mục lục để có

.cơ sở đánh giá về kšt cấu chung, kết cấu từng phần của bản thảo, đồng thời

để việc đánh giá khái quát toàn bản thảo được chính xác

2.2.2:.Phân tích, đánh giá những yếu tỖ chưng của bản thảo

a Phân tích, đánh giá đề tài, chủ đề của bản thảo

- Đánh giá đề tài thể hiện ở tên gọi bản thảo Đó là một lĩnh vực, một

khía cạnh của hiện thực, một loại người (lớp người) nào đó được phản ánh

trong tác phẩm Đề tải là phương diện khách quan của tác phẩm Nó thực

chất là lĩnh vực hiện thực được các tác giả lựa chọn để nghiên cứu, phản

ánh

Đề tài là hiệt thực khách quan được bao quat trong con mắt của tác giả Đề tài là hiện thực trực tiếp tác động vào tác giả (thơng tin bước Ì),

thơi thúc tác giả nghiên cứu, sáng tác Kết quả nghiên cứu, sáng tác là các

tác phẩm khoa học, văn học đưa vào xuất bản thành sách Đề tài thể hiện súc tích ở tên gọi của các tác phẩm, thành tên gọi của bản thảo Tuy nhiên, trong văn học, tên tác phẩm chưa chắc đã nói về dé tài hiện thực mà nó phản ánh Nhiều khi tên tác phẩm chỉ là hình ảnh tượng trưng, gợi mở về

dé tai tác phẩm

s Đề tài bản thảo có thể chưa có trong kế hoạch đề tài của nhà xuất bản (đề tài của các loại bản thao lai cao, được giới thiệu, hoặc liên kết ) Đề

tài bản thảo cũng có thể khơng đúng hồn tồn với tên trong kế hoạch đề tài

đã xây dựng Do vậy, khi đánh giá bản thảo thường vẫn phải đánh giá ngay từ khâu lựa chọn đề tài của người viết

Trang 27

+ Tinh cấp bach của đề tài về mặt thực tiễn: Thực tiễn đất nước đang đòi hỏi phải nhận thức rõ, phải cải tạo, thúc đây sự phát triển các lĩnh vực, các khía cạnh cuộc sống đó Đó là những van dé “nóng” trên tất cả các phương diện của hiện thực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Đề tài bản thảo có phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của đất nước mà Đảng ta đã đề ra trên lĩnh vực cụ thể đó không? Đề tài có đúng với nhu cầu thực tiễn mà bạn đọc trong lĩnh vực đó đang cần không? {Tính thực dụng với họ

trong đời sống thực tế)

+ Tính cấp bách của đề tài về lý luận: Đề tài của bản thảo có phải là

khía cạnh nóng, loại vẫn đề nóng mà khoa học chuyên ngành loại sách đề cập không? Tính mới mẻ của đề tài so với công trình nghiên cứu đã có, đã được công bố? Góc độ tiếp cận đề tài của bản thảo có đúng với yêu cầu, phương pháp, nội dung nghiên cứu của khoa học c?-uyên ngành hay không?

Đánh giá đề :ài bản thảo là yêu cầu bắt buộc đối với bản thảo lai cáo,

bản thảo được giới thiệu và bản thảo liên kết bởi chúng chưa có trong kế

hoạch dé tai đã xây dựng của nhà xuất bản, bởi chúng được lựa chọn để nghiên cứu, sáng tác từ “sự thôi thúc nội tâm” của tác giả Sự lựa chọn đó có thể không đúng hoặc chưa phù hợp với nhu cầu truyền bá của xã hội trong thời điểm hiện tại

Đánh giá để tài bản thảo cũng rất quan trọng đối với bản thảo các

loại sách khoa học sự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ Bởi lẽ, nội

dung các khoa học này, các phạm trù quy luật mà nó phát hiện không mang

tính giai cấp, không phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, nên không mang tính chính trị trực tiếp Tính chính trị của biên tập xuất bản loại sách này

thể hiện chủ yếu ở việc lựa chọn đề tài các tác phẩm đó để xuất bản phục

_ vụ cho nhiệm vụ chính trị của đất nước, đáp ứng yêu câu tổn tại, phát triển

của đất nước dân tộc

Trang 28

là thể hiện quan điểm, thái độ, sở trường của tác giả Do đó, đánh giá đề tài

bản thảo cũng là đánh giá được một phần giá trị tư tưởng, tính chính trị và giá trị khoa học của bản thảo

- Đánh giá chủ đề bản thảo là chủ đề của tác phẩm văn hóa mà bản

thảo đó chứa đựng Đó có thể là chủ đề của một tác phẩm và có thể là tổng

hợp chủ đề của một tập hợp các tác phẩm Đánh giá chủ đề chung của bản

thảo phải đánh giá từ chủ đề của từng tác phẩm

+ Chủ đề là vẫn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả đặt ra để giải quyết, phản ánh qua nội dung cụ thể của mỗi tác phẩm Mỗi tác phẩm

khoa học thường tập trung giải quyết một chủ đề Mỗi cuốn sách là một

chỉnh thé thông tin độc lập, có kết cấu chặt chế, logic theo một chủ đề nhất định, nhằm thực hiện một mục tiêu truyền bá xác định

Đối với các tập sách lớn, các bộ sách, chủ đề có nhiều cấp độ, có cả

hệ thống các vấn đề được đặt ra và giải quyết trorig các tác phẩm Chúng

được liên kết với nhau theo một logic nhất định, tạo nên một chỉnh thể

thống nhất Khi đánh giá bản thảo loại sách này, biên tập viên có thể phân

biệt chủ đề chính xuyên suốt bản thảo và các chủ đề phụ, cục bộ thể hiện

của các phan, các tiết riêng lé, các tuyến nhân vật, x.v

+ Chủ đề thường giải quyết câu hỏi: van dé ce ban của tác phẩm là gì? Chủ đề hình thành từ trong ý đồ nghiên cứu, sáng tác của tác giả (mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, lý tưởng thầm mỹ mà hình ảnh nghệ thuật truyền tải);

biểu hiện dẫn ra trong sáng tác; xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm (từ mở

đầu tới kết luận; từ nhân vật đến cốt truyện và chỉ tiết, hình tượng nghệ thuật)

M.Gorky (nhà văn Xô Viết) đã nhấn mạnh: “Chủ đề là cái tư tưởng manh nha

trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tố trong kho An tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho no”

Trang 29

Cũng như đề tài, chủ đề thuộc phương điện khách quan của tác

phẩm, tức nó là vấn đề bức xúc của hiện thực, nó có sẵn và được gợi ra từ cuộc sống Do vậy, chủ đề thường là kết quả của sự lựa chọn Nó thể hiện

ban sắc tư duy, chiẻu sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào đời sống của

tác giả Chủ đề biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất giá trị chính trị, tư tưởng

của tác phẩm

+ Đánh giá chủ đề bản thảo là trước hết đánh giá sự lựa chọn, đánh giá tầm nhìn, sự sắc sảo, quan điểm của tác giả khi lựa chọn các vấn đề để

giải quyết trong mỗi lĩnh vực cuộc sống Mỗi đề tài hoặc các đề tài gần

nhau, có thể có nhiều vấn đề đặt ra, nhiều chủ đề được giải quyết và phản

ánh tan

Đánh giá chủ đề tác phẩm trước hết là đánh giá về sự cần thiết cấp

bách của nó đối với hiện thực cuộc sống, với hoạt động thực tiễn và với việc giáo dục, hoàn thiện nhân cách con người Chú đề đó có phải là van dé bức xúc mà hoạt động thực tiễn của nhân loại hoặc mỗi dân tộc đặt ra cần

được soi sáng bằng tri thức lý luận hay không? Mọ: hoạt động thực tiễn của

con người trên các !ĩnh vực chính trị, kinh tế, vin hoa đều đặt ra những nhu

cầu này Ở mỗi loại sách, máng sách khác nhau sự cấp thiết đó cũng khác

nhau, biểu hiện các giá trị chính trị, khoa học, kinh tế và nhân văn khác

nhau của bản thảo Đánh giá chủ đề tác phẩm (hay bản thảo) còn là sự đánh

giá về tầm vóc (ý nghĩa văn hóa xã hội) của các vấn đề đặt ra, phạm vi và

chiều sâu ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội và của đời sống

văn hóa nhân loại, dân tộc, giai cấp, các tầng lớp xã hội cụ thể

Chủ để tác phẩm đóng vai trò to lớn trong việc làm cho tác phẩm trở

nên quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng Có chủ đề của tác phẩm lớn,

mang tính thời đại, vượt ra ngồi khn khổ của đẻ tài cụ thẻ

Hình ảnh Hiệp sĩ Đônkihôtê trong tác phẩm Đônkihôtê của Xecvantec

Trang 30

đông hiệp sĩ lỗi thời Đó là điển hình của một lối sống của nhiều thời đại: những con người tốt mà thoát ly thực tế, chỉ sống bằng ảo tưởng

.Hình tượng AQ trong tác phẩm AQ Chính truyện của Lỗ Tấn với chủ

đề không chị phản ánh di sản tỉnh thần của hệ tư tưởng phong kiến suy tàn — phép thắng lợi tỉnh thần, mà còn nói về tất cá những con người mất khả

năng nhìn thăng vào thực tê, tìm mọi cách lừa dôi bản thân, kiêu căng,

khinhn gười, trong khi thực chất thì hèn hạ, kém cỏi

| Phương pháp luận khoa học của bộ Tư ban của C.Mác không chỉ có

ý nghĩa trong việc nghiên cứu xã hội tư bản mà còn là cơ sở lý luận,

phương pháp ý luận, phương pháp luận cho mọi khoa học khi nghiên cứu

lịch sử ra đời và phái triển của mọi hình thái kinh tễ - xã hội — Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

+ Chủ đề tác phẩm mặc dù được hình thành đầu tiên trong ý tưởng,

mục đích sáng tạo của tác giả, song đó phải là vấn đề xuyên suốt tác phẩm, hiện lên từ nội dunz trực tiếp của tác phẩm Chủ đẻ được thể hiện rõ ở tên tác phẩm, phan mở đầu (thường ở mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu), phần kết

luận mỗi phan và kết luận chung của tác phẩm khoa học Chủ đề tác phẩm

văn nghệ thể hiện qua hình tượng nghệ thuật Nó được toát ra từ nhân vật

điển hình trong hoàn cảnh điển hình, qua hình tượng thơ, cảm xúc điển hình của nhà thơ Xác định đúng chủ đề một tác phẩm là yêu cầu hàng đầu đối với các biên tập viên khi phân tích đánh giả bản thảo

Tên tác phẩm: trong bản thảo có thể bộc lộ trực tiếp chủ đề tác phẩm,

song cũng có thể chỉ là một hình ảnh, gợi ý, một khía cạnh của chủ đề (ví

dụ: “Phất? của Bùi Huy Phổn, “Tắt đèn” của Ngô Tắt Tố, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chủ Tịch, “Người con gái

Việt Nam”, “Dáng đứng Việt Nam”, v.v

Các nhà văn, nhà khoa học luôn mong muốn vươn lên giải quyết

những chủ đề lớn gan với vận mệnh của đất nước, dân tộc, của con người,

Trang 31

cũng được thực hiện đầy đủ, nội dung tác phẩm không phải lúc nào cũng ăn khớp với ý tưởng, mục tiêu đặt ra Vì thế, tên tác phẩm cũng có khi khơng

đúng với chủ đề tốt ra từ nội dung trực tiếp của tác phẩm Người biên tập

khi xác định chủ đề, đánh giá chủ đề tác phẩm phải thấy rõ điều đó để đưa

ra hướng sửa chữa đúng đắn |

b Phân tích, đánh giá việc thực hiện chú đề gua nội dung cu thé cha

tác phẩm

Chủ đề thực của tác phẩm không chỉ biểu hiện ở tiêu đề, ở lời tuyên

bố trực tiếp của tác ziá mà được bộc lộ trong từng chương phần, từng khía

cạnh cơ bản trong nội dung trực tiếp của tác phẩm, nó xuyên thấm từ đầu

đến cuối tác phẩm Giá trị tác phẩm không thể hiện chủ yếu ở việc lựa chọn

đề tài, chủ đề phản ánh mà ở việc giải quyết, phả:: ánh chú đề đó như thế

nào trong nội dung tác phẩm?

Phân tích việc giải quyết chủ đề phải thực hiện qua từng chương,

từng phan; qua cách lý giải, lập luận; qua hình tugng nghé thuat (nhan vat, - cốt truyện, sự kiện, cảm xúc) qua các kết luận được rút ra của tác giả

Phân tích toàn bộ bản thảo có tập trung giải quyết, có làm nỗi bật chủ đề không? Người biên tập cần phát hiện ngay các chỉ tiết nội đung không gắn với chủ để, không tập trung giải quyết chủ đề, “thoát ly” khỏi chủ đề

Trong tác phẩm văt: học, mọi chỉ tiết nội dung phải góp phan khắc họa tính cách điển hình, xây dựng hình tượng nghệ thuật tác phẩm

Phân tích các phần trong nội dung bản thảo đã giải quyết đầy đủ các

khía cạnh của chủ đề chưa? Vấn để có được giải quyết một cách toàn diện

theo yêu cầu logic cia vấn đề không? Các khía cạnh của vấn đề được giải

quyết có sâu sắc không? Đối với các bản thảo sách khoa học, việc giải

Trang 32

quyết sâu sắc các khía cạnh của vấn đề đặt ra, giá trị khoa học của bản thảo càng cao -

Đánh giá việc giải quyết chủ đề bản thảo sách khoa học còn phải chỉ

ra được các giá trị mới khoa học của tác phẩm Điều đó đòi hỏi phải so sánh giá trị khoa học của bản thảo với các tác phẩm đã công bố, các tác giả cùng hướng nghiên cứu xem bản thảo đã có được điều gì mới? Có chứa

đựng những phát minh, những khía cạnh lý luận mới? Có phương pháp tiếp a

cận, cách giải quyết vấn đề mới, cách trình bày lý luận mới, hoặc đưa ra

được các giải pháp “hực hiện mới so với những người đi trước không? Chủ đề các tác phẩm văn học bộc lộ qua toàn bộ giá trị hình tượng

nghệ thuật của tác phẩm: hệ thống nhân vật, cốt truyện, sự kiện tình tiết, cảm xúc thẩm mỹ trong nội dung tác phẩm Chủ đề tác phẩm là cái mà nhà

văn muốn gửi gắm, chia sẻ với bạn đọc thông qua hình tượng Do đó, đánh

giá việc giải quyết chủ đề chính là đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm

văn học Hình tượng nghệ thuật vừa toát lên ý nghĩa khái quát, thể hiện lý

tưởng thâm mỹ của nhà văn, vừa cụ thể sinh động độc đáo, truyền cảm, hấp

dẫn với bạn đọc Chủ đề của tác phẩm văn học giải đáp cho các câu hỏi

cuộc đời, đưa con :'gười tới các giá trị chân, thiện, mỹ thông qua các “bức

tranh” sinh động của cuộc sống và hấp dẫn như cuộc sống

c Phân tích đánh giá tư tưởng tác phẩm trong bản thảo

Tư tưởng là phương diện chủ quan của tác phẩm Nó thể hiện tình cảm chủ quan của tác giả trước hiện thực Tư tưởng tác phẩm là cái chủ quan, là đấu ấn của tác giả trong tác phẩm Tư tưởng tác phẩm bộc lộc

thông qua toàn bộ các yếu tố trong tác phẩm, trong bản thảo |

- Tư tưởng tác phẩm biểu hiện khái quát ở nền tảng tư tưởng của tác phẩm, ở thé giới quan, phương pháp luận của tác giả trong nghiên cứu,

sang tic -

Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, sáng tác có thể dựa

Trang 33

hau, phan dong Hé tu twong Mac Lénin 1a nén tang thé gidi quan, phuong pháp luận khoa học nhất của mọi hoạt động sáng tao van hoa tinh thần của

nước ta hiện nay Nên tảng đó đã được Đảng và các nhà khoa học nước ta khẳng định

Phân tích giá trị tư tưởng của các tác phẩm hiện đại chúng ta phải đánh giá trước hết ở nền tảng tư tưởng, đánh giá cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của các bản thảo tác phẩm đó

- Tư tưởng tác phẩm khoa học xã hội còn được biểu hiện ở việc phân tích tính giai cấp, tính đáng của tác phẩm

Tính đảng của tác phẩm yêu cầu mọi vẫn đề được đặt ra, giải quyết

trong tác phẩm phải phục vụ cho lợi ích giai cấp cho nhiệm vụ chính trị của đảng và phải đúng với lập trường, quan điểm chính trị của giai cấp, của đảng

Tính đảng còn yêu cầu các tác phẩm phải mang tính chiến đầu, phải

thể hiện như là công cụ sắc bén của Đảng để giáo duc tư tưởng cách mạng

cho quần chúng cách mạng và đấu tranh chống iai, phê phán những tư

tưởng phản động, sai trái |

Giá trị tư tưởng của tác phẩm còn biểu hiện ở cảm xúc chủ đạo thể

hiện thái độ: của tác giả trước các vấn để được giải quyết, phản ánh Đó là

sự khẳng định hay phủ định, khen ngợi hay phê phán, bảo vệ hay phá

hoại Tình cảm đó phải là tình cảm cách mạng của đáng, của giai cấp tiến bộ, là các giá trị nhân văn, tiến bộ của thời đại

Đối với bản ¿iảo văn hoá văn nghệ quá khử, đánh giá tư tưởng tác

phẩm phải có quan điểm lịch sử cụ thể Phải so sánh tư tưởng tác giả với

quan điểm, tư tưởng của các tác giá cùng thời, đánh giá được các tư tưởng

Trang 34

Giá trị tư tưởng trong bản thảo các tác phẩm khoa học tự nhiên và kỹ thuật lại biểu hiện không phải ở chủ đề, ở giá trị khoa học của tác phẩm mà lai & ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp,

của đảng trong các thời điểm cụ thể Ngoài ra, quan điểm tư tướng được ân

chứa trong các văn bán phụ để giới thiệu, minh họa giải thích cho các tác

phẩm chính văn trong bản thảo

— đ Đánh giá kết cấu của bản thảo

Kết cấu bản thảo không đơn thuần chỉ là phương diện hình thức của

bản thảo, mà nó gắn bó mật thiết với việc giải quyết chủ đề, tạo ra các giá

trị chính trị, tư tưởng và khoa học chung của bản thảo

Kết cấu bản thảo thể hiện chủ đề bản thảo có được giải quyết một cách hợp lý, chặt cẽ và khoa học không? Logic bản thảo thể hiện đầy đủ

các giá trị về phương pháp nghiên cứu, thể hiện củ2 tác phẩm Các kết luận khoa học được khá? quát có đúng quy luật tư duy thông? Các lập luận, lý giải tác phẩm có sâu sắc và mạch lạc hay không? Các lý do, các chứng

minh để rút ra kết luận có đầy đủ khôiig? |

Kết cấu bản thảo còn thể hiện giá trị truyền bá, phổ biến của xuất bản phẩm Bởi lẽ, kết cấu tác phẩm thể hiện phương thức truyền tải nội

dung tác phẩm của tác giả tới bạn đọc Cách thức đó phải phù hợp với trình độ, đặc điểm tư duy của lớp bạn đọc mà cuön sách sẽ phục vụ Nội đung khoa học của tác phẩm phải giúp bạn đọc dễ dàng tiếp thu tác phẩm, và tốt hơn nữa là kích thích được sự hứng thú, tích cực của bạn đọc khi

đọc xuất bản phẩm |

Kết cấu tác phẩm văn học phải góp phần khắc họa hình tượng nghệ

thuật của tác phẩm, là kết cấu của cốt truyện, của tứ thơ, của các mâu thuẫn _ giữa các tuyến nhân vật, là việc giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc

sống của nhân vật, v.v Đánh giá kết cấu tác phẩm văn học cũng chính là

Trang 35

Tác phẩm khoa học thê hiện kết quá nhận thức, phản ánh theo con đường tư duy logic Kết cấu bản thảo phải tuân theo các nguyên tắc, quy

luật của logic hình thức Các quy luật logic thể hiện ngay từ nội dung và cách trình bày các khái niệm, phạm trù cơ bản của vấn đề khoa học Nó

cũng biểu hiện trong kết cấu các chương, mục, các lập luận, cách phân

đoạn, cách sử dụng thuật ngữ Các quy luật logic hình thức cơ bản như:

Quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý

do đầy đủ phải được vận dụng để đánh giá kết cấu nội dung các bản thảo

khoa học, kế cả những lập luận, kết luận của bản thảo Kết cấu chung của

các bản thảo khoa !.ọc thường có tính khuôn mẫu Các công trình khoa học

luận văn, luận án thường gồm phần mở đầu, kết luận, phần nội dung chính với các chương hướng vào các nội dung: cơ sở bk’ luận của vấn đề; thực

trạng vấn đề đã, đang được giải quyết trong thực tiễn và các mâu thuẫn

đặt ra cho khoa học; các phương hướng giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, v.v Tùy nội dung, tính chất và cấp độ của công trình khoa

học mà nội dung chính của nó có các chương, phần cụ thể khác nhau

Song, kết cầu chính cũng không vượt khỏi những nội dụng mang tính chất khuôn mẫu ở trên

2.2.3 Những nguyên tắc thẩm định bản thảo

Thâm định bản thảo phải tuân thủ các nguyên tắc để bảo đảm đánh giá chính xác và lựa chọn đúng các bản thảo đầy đủ tiêu chuẩn xuất bản

a Đối với người thâm định cần bảo đảm nguyên tắc

- Đánh giá bản thảo phải thận trọng, tỷ mởỷ, khách quan, tôn trọng

tác giả

Thẩm định bản thảo nhằm đưa ra các quyết định quan trọng về “số

phận” bản thảo, quyết định sinh mạng chính trị, sự thăng tiến về học thuật, chuyên môn của tác giả, và sâu xa hơn là quyết định các giá trị văn hóa xã

Trang 36

vi vay, danh gia ban thao phai than trong, ty my đến từng chỉ tiết, từng dau

ngat cau, ngat doan

Trong tập truyện “Bông hồng vàng” Pautốpxki đã kế về câu chuyện một biên tập viên kiêm người sửa bài của tờ “Người lính thủy” là Blagốp

đã cứu được một truyện ngắn bậc thầy của A Xô Bôn (Nhà văn Xô Viết) chỉ nhờ kiểm tra và sắp xếp lại cho hợp lý các dấu ngắt câu mà tác giả đã “quảng” ra một cách tùy tiện trong bản thảo truyên ngắn của mình

Thâm định bản thảo là làm việc “bới lông tìm vết”, nhiều người xem nó là “bới móc” để tìm những khiếm khuyết của bản thảo Điều đó không

chính xác, bởi thậm định bản thảo đòi hỏi phải đánh giá chính xác và toàn diện bản thảo cả những ưu điểm và hạn chế của nó Đọc bản thảo trong

biên tập đòi hỏi người biên tập phải xuất phát từ chính bản thảo, phát hiện đầy đủ các giá trị mà tác giả đã đạt được, nâng niu quý trọng đó, mặc dù có

thê không hợp với tình cảm hoặc sở thích của cá nhân mình Biên tập viên

không được lựa chọn bản thảo theo sở thích cá nhân, cũng như không được

chạy theo “mốt”, theo thị hiếu của một nhóm người nào đó đang là “điểm nóng” trong xã hội

- Để làm tốt trách nhiệm trước xã hội, người biên tập phải kiên trì

các tiêu chuẩn bản thảo xuất bán về giá trị toàn diện của nó như: giá trị chính trị, tư tưởng, giá trị khoa học và cách thể hiện Tuy nhiên, tùy loại

sách mà có thể xếp tiêu chí nào là hàng đầu phải thâm định kỹ càng hơn, song đứt khốt khơng được bỏ qua các tiêu chí khác

Lua chon ban thảo xuất bản phải căn cứ vào các giá trị văn hóa, khoa

học, giá trị xã hội mà bản thảo đạt được Giá trị đó cảng cao càng phải được ưu tiên, tạo mọi điều kiện cho nó sớm được xuất bản Song yêu cầu

của đời sống văn hóa tư tưởng có những khi yêu cầu chất lượng văn hóa —

xã hội cao, nhưng việc sáng tác còn chưa đáp ứng Biên tập viên khi thâm

định phải thấy rõ những khiếm khuyết, hạn chế của bản thảo để giúp tác giả

Trang 37

quyết không được vì lý do cá nhân, lý do lợi nhuận kinh tế mà hạ thấp tiêu chuẩn lựa chọn bản: thảo xuất bản Có làm được điều đó, người biên tập mới giữ đứng vai trò “gác cổng” cho việc truyền bá các giá trị văn hóa

- Moi ý kiến thẩm định phải có căn cứ đầy đủ, không được suy đoán

chủ quan Người biên tập phải luôn có sự tra cứu, đối chiếu cân thận bản

tháo với các sách công cụ và tài liệu chuyên ngành

Người biên tập thắm định bản thảo phải luôn có trên bàn đầy đủ các loại từ điển chuyên ngành, sách tra cứu, cắm nang nghè nghiệp để có thé tra cứu ngay các từ, các số liệu, các cách viết còn nghi ngờ Phải rèn luyện

kỹ năng đừng lại để tra cứu những chỗ nghỉ ngờ, kiểm soát kỹ những lỗi

thiếu sót khó phát hiện Có như vậy, biên tập viên mới không để sót lỗi khi

thẩm định bản thảo |

Những chi tiết, sự kiện liên quan đến các nhân vật, cá nhân nổi

tiếng nếu có nghi ngờ tốt nhất nên hỏi trực tiếp r5ân vật, cá nhân đó nếu

có thể Họ có thể giải đáp nhanh và chính xác nEất những nghỉ ngờ của biên tập viên

- Người thâm định bản thảo phải viết báo cáo thấm định (bản nhận xét tổng hợp, phiếu nhận xét) về bản thảo đã làm

Bản báo cáo phải có đầy đủ nội dung theo quy định của nhà xuất bản Mỗi cấp thâm định đều phải có báo cáo Nội dung báo cáo thường

bao gồm:

+ Tỉnh hình cơ bản về bản thảo được thâm định: Tên bản thảo, nguồn nhận được bản thảo, ngày tháng nhận bản thảo, khối lượng bản thảo, thời

gian bắt đầu và kết thúc đọc thâm định, phương pháp đọc và duyệt, tóm tắt

về tác giả nếu biết rõ

+ Nội dung và ưu khuyết điểm chính của bản tháo: Đề tài và chủ đề

bản thảo có tính chính trị, khoa học và thực tiễn như thế nào? Việc giải

Trang 38

của bản thảo? Nội dung, tính chất, cấu trúc bản thảo có gì mới so với tác

phẩm cùng loại?

+ Tính chất, cấu trúc, cách thể hiện bản thảo có phù hợp với đối

tượng và yêu cầu đặt hàng của nhà xuất bản không?

Khi phân tích ưu, khuyết điểm của bản thảo phải đưa ra được đầy đủ

căn cứ, “nói có sách, mách có chứng”, nói rõ vị trí những thiêu sót trong

—_— bản thảo đề tiện cho việc đọc kiêm tra, đọc duyệt của câp trên và sửa chữa

của tác giả và việc gia công biên tập

+ Những chỗ còn nghỉ ngờ, khó xử lý khi đọc thâm định phải xin ý

kiến của người đọc duyệt tiếp theo, hoặc cấp có thâm quyền cao hơn Nói rõ những lý do nghi ngờ, lý đo cần ý kiến phê duyệt của cấp trên

+ Đưa ra ý kiến xử lý bản thảo: Nếu bản thảo cơ bản phù hợp với yêu cầu xuất bản thì đưa vào gia cơng hồn thiện; nếu phải sửa chữa nhiều

làm mắt tính “toàn vẹn” của tác phẩm phải trả lại tác giả sửa chữa, nêu rõ phương hướng sửa chữa Bản thảo không dùng được phải nói rõ lý do

Báo cáo thâm định được viết bằng phong cách ngôn ngữ khoa học, chính xác, rõ ràng, súc tích Không qua loa, đại khái, nhận xét chung chung, không quá chỉ tiết đến vụn vặt, nhưng cũng không được sơ sải, bỏ sót những chỉ tiết quan trọng Tất cả các thiếu sót của bản thảo đù ở tầm khái quát hoặc

chỉ tiết đều không phải là nhỏ, đều làm tốn hại chất lượng xuất bán phẩm, uy

tín của biên tập viên, nhà xuất bản và tác giả Do vậy, báo cáo thâm định phải thật sự cầu thị, khách quan, công bằng, chu đáo toàn diện

Báo cáo đánh giá của người đọc duyệt lần 2, !ần 3 chủ yếu là bổ sung

ưu, khuyết điểm mà người đọc trước chưa phát hiện được Đồng thời, họ

phải trả lời các câu hỏi của người đọc trước, đọc duyệt lần 2, lần 3 chủ yếu

là bổ sung ưu, khuyết điểm mà người đọc trước chưa phát hiện được Đồng

thời, họ phải trả lời các câu hỏi của người đọc trước, đưa ra ý kiến xử lý

Trang 39

đốc, tổng biên tập) phải đưa ra quyết định cuối cùng về sử đụng hay không sử dụng bản thảo một cách rõ ràng, cụ thể

b Đối với nhà xuất bản

Thâm định chính xác bản thảo không chỉ là tách nhiệm của mỗi biên tập viên mà còn là trách nhiệm của toàn bộ Ban biên tập và lãnh đạo nhà xuất bản Nhà xuất bản phải tuân thec các nguyên tắc chung, xây dựng chế

độ thâm định bản thảo nhằm huy động cao nhất trí tuệ tập thể của nhà xuất

bản vào việc thâm định

- Thực hiện chế độ thẩm định nhiều cấp: Có ba cấp thấm định cơ bản trong nhà xuất bản là: người biên tập chính, trưởng phó ban (phòng) biên tập, Tổng biên tập, giám đốc hoặc các phó giám đốc, phó tổng biên tập nhà xuất bản Lý luận biên tập học Trung Quốc gọi là chế độ tam thâm trong

biên tập sách báo

+ Đọc thẩm định lần 1 — Sơ thâm: Đây là cấp đọc thẩm định đầu tiên đánh giá toàn diện, đầy đủ nhất về bán thảo Lần đọc này thường do biên

tập viên phụ trách bản thảo đảm nhiệm Người biên tập phải đọc kỹ, đọc

nhiều lần bản thảo để đánh giá nó trên nhiều phương diện Trước hết là

đánh giá về giá trị xã hội (chính trị, tư tưởng), giá trị về học thuật, văn hóa

(khoa học, nghệ thuật) từ góc độ của nhà khoa học chuyên ngành, người

phê bình văn hóa; đánh giá kết cấu bản thảo; về trình độ sử đụng ngôn ngữ Đưa ra đánh giá chung về hiệu quả văn hóa — xã hội, hiệu quả kinh tế của bản thảo nếu được xuất bản Nêu kiến nghị cụ thể về xử lý bản thảo

Viết bản nhận xét tổng hợp về bản tháo Đọc sơ thẩm là khâu then chốt

trong thâm định bản thảo vì nó sẽ là cơ sở của đọc duyệt ở cấp cao hơn

Đọc sơ thẩm là đọc kỹ nhất, tỷ mỷ nhất toàn bộ bản thảo

+ Đó¿ thẩm dịnh lần 2 — Phúc thâm: Đây thục chất là cấp đọc duyệt,

đọc kiểm tra của cấp lãnh đạo ban (phòng) biên :ập Cấp này thường do

trưởng hoặc phó ban (phòng) biên tập đảm nhiệ°¡ Nội dung phúc thâm

Trang 40

người sơ thẩm, đánh giá việc sơ thâm của biên tập viên; 2) Kiểm tra trọng điểm về tính chính trị, những quan điểm cơ bản, những luận điểm chủ yếu, quan trọng trong nội dung bản thảo; 3) Duyệt những van dé có tính nguyên

tắc, xử lý những nghỉ ngờ mà sơ thẩm đề xuất; 4) Đánh giá việc làm sơ

thâm có đúng chuẩn mực, chu toàn, ý kiến xử lý đưa ra có hợp lý, khả thi không? Nếu thấy thiên lệch, thiếu khách quan thì naười phúc thẩm dựa vào

thực tế bản thảo (qua đọc kiểm tra) để điều chỉnh lại Nếu có những vấn đ_ —

khó không giải quyết được, hoặc là vấn đề quá lớn, quá quan trọng thì phải

chuyển ý kiến lên cắp trên để giải quyết Nếu thấy người sơ thấm làm việc không chuẩn, sơ sài, không bảo đảm yêu cầu có thể trả lại để biên tập viên

thẩm định lại —

+ Đọc thẩm định lần 3 ~ Chung thẩm: Đây thực chất là đọc duyệt lần

cuối của Tổng biên tập để đưa ra những quyết định chính thức của nhà xuất

bản về bản thảo có tiếp tục đưa vào gia công để xuất bản không? Nội dung chung thẩm thường là: 1) Dựa vào ý kiến sơ thẩm và phúc thâm để đánh giá tổng thể bán thảo về chính trị - tư tưởng, chất lượng học thuật, hiệu quả

văn hóa - xã hội, hiệu quả kinh tế của bản thảo; 2) Đọc kiểm tra những van đề trong bản thảo có liên quan đến an ninh quốc gia, những vấn đề “nhạy cảm” và phức tạp, những vấn đề ngoại giao dé quyết định xử lý hoặc xin

ý kiến lãnh đạo cấp trên có liên quan; 3) Những chỗ sơ thâm và phúc thâm có ý kiến không thống nhất, tống biên tập phải đọc kiểm tra, thậm chí phải

đọc lại toàn bộ bản tháo để đưa ra quyết định cuối cùng; 4) Ở tầm vĩ mô đưa ra ý kiến về việc bản thảo có xa rời chức năng nhiệm vụ của nhà xuất

bản không? Có nhà-xuất bán nào đang tranh chấp bản thảo với mình, hoặc

đang chuẩn bị xuất bản cuốn sách tương tự không để cân nhắc đưa ra cách

xử lý cụ thể về bản thảo cho phù hợp, đạt hiệu quả cao khi xuất bản

Thẩm định bản thảo theo chế độ nhiều cấp có ý nghĩa rất lớn trong

công tác biên tập sách Bởi lẽ, theo chế độ này, mỗi cấp thâm định có trách

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN