NGUYẺN ĐỨC LỢI - Chủ biên LƯU VĂN AN - Đồng chủ biên 20131146
THÔNG TINg
Trang 3THÔNG TIN BÁO CHÍ
Trang 4tiên mục trên xuất bán phẩm của Thư viện Quắc gia Việt Nam Nguyen Bite Lei
Thang tin báo chí với công tic tanh dgo, quan Ij /Ch.b.: Nguyén Dite Li, Laru ăn An ~ #,+ Thông tắm, 2017 - 400, ¿ 24cm
1, Thông tin 2 Báo chỉ 3, Lành đạo 4 Quản lí 5, tiệt Nam 65Ä.4092 - de23
Trang 5NGUYÊN ĐÚC LỢI - Chủ biên
LUU VĂN AN - Đằng chủ biên
THÔNG TIN BÁO CHÍ
với CONG TAC LANH DAO, QUAN LY
HỌC VIÊN BẢO CHÍ & TUYEN TRUYE?
| THƯ V
Trang 71 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 CHỦ BIÊN
Nguyễn Đức Lợi, Thông tân xã Việt Nam
PONG CHU BIEN
PGS,TS Lưu Văn An, Học viện Báo chỉ và Tuyên truyền
NHÚM BIÊN SDẠN
PGS,TS Dinh Thj Thu Hang, Hoc viện Báo chí và Tuyên truyền
TS Nhạc Phan Linh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
ŒS, T§ Dương Xuân Ngọc, Học viện Bao chi và Tuyên truyền
PGS,TS Đã Thị Thu Hằng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Phạm Quang Ngãi, Thông tân xã Việt Nam
Ề Nguyễn Mạnh Cường, Thông tân xã Việt Nam b Nguyễn Hồng Giang, Thông tấn xã Việt Nam
Đỗ Huy Bình, Thông tấn xã Việt Nam
l Nguyễn Văn Cảnh, Thông tấn xã Việt Nam Trần Tiển Duẩn Thông tân xã Việt Nam
Nguyễn Hoàng Giang, Thông tân xã Việt Nam
- Phạm Bích Hà, Thông tấn xã Việt Nam Lê Huy Hải, Thông tắn xã Việt Nam Nguyễn Việt Hải, Thông tân xã Việt Nam - Phan Trọng Hải, Thông tân xã Việt Nam - Hồng Minh INga, Thơng tan xã Việt Nam
Nguyễn Thị Sự, Thông tán xã Việt Nam Bùi Hữu Thang, Thông tắn xã Việt Nam
- Hà Tường Thu, Thông tan xa Việt Nam
Trang 8THONG TIN BÁ0 CHÍ với CÔNG TÁC LANH DAO, QUAN LY 6
21 Ngô Anh Văn, Thông tân xã Việt Nam
22 TS Nguyễn Đức Hạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 23 PGS,TS Ngõ Đình Xây, Ban Tuyên giáo Trung ương
24 Thể Lưu Đình Phúc, Bộ Thông tin - Truyền thông
25 ThS Lieu Van Thang, Hoe vién Bao chi va Tuyén truyền
26 Lê Bình, Đài Tiếng nói Việt Nam
27 PGS,TS Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền
28 TS Vã Thị Thu Quyên, Học viện Báo chi và Tuyên truyền
29 PGS,TS Nguyễn Xuân Phong, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
30 PGS,TS Hà Huy Phượng, Học viện Bao chí và Tuyên truyền 31 ThS Va Thay Dwong, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
32 ThS Phạm Thị Hoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
33 ThS Vương Đoàn Đức, Học viện Báo chi và Tuyên truyền 34 ThS Tô Thị Oanh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
35 ThS Trần Thị Hoa Lê, Học viện Báo chi và Tuyên truyền 36 ThS Đăng Thanh Phương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 37 ThS Lê Công Minh, Học viện Chính trị khu vực HH,
Tp Hỗ Chí Minh
38 TS Lương Ngọc Vĩnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 39 TS Pham Hai Chung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
40 PGS,TS Pham Hương Trả, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4I TS Lê Thu Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 42 ThS Ngô Bích Ngọc, Học viện Báo chỉ và Tuyên truyền
43 The Nguyễn Thị Minh Hiển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 9MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐÀU:
CHƯƠNG I:
THÔNG TIN BÁO CHÍ VỚI CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO,
QUAN LY - MOTSO VAN DE LY LUAN VA KINH NGHIEM THE GIOT wesccccccssssonsssvsssesssssssscecegnsnsnsansunsessecerececssousunnsssssnessesete 19 MOT SO VAN DE LY LUAN VE THONG TIN BAO CHI VA
CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ cai 21
I Mét sé van dé ly ludn vé théng tin, báo chí và thông tin
21 55
II Một số van dé lý luận về công tác lãnh đạo, quản lý
THÔNG TIN BẢO CHÍ VỚI CƠNG TÁC LÃNH DAO, QUAN LÝ TRONG TIEN TRINH DO] MOI VA HOI NHAP QUOC TE
- VAI TRO, NOI DUNG, PHƯƠNG THỨC
I Đặc điểm tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tễ T1
II Vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo,
Trang 10THONG TIN BAO CHi voi CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 8
KINH NGHIEM TANG CUGNG VAI TRO CUA THONG TIN BAO CHÍ ĐÓI VỚI CONG TÁC LANH DAO, QUAN LY G MOT SO NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI
I Kinh nghiệm Trung Quốc
II Kinh nghiệm Mỹ -
III Kinh nghiệm Nhật Bản -ecscseeeee ,.L2B
1V Kinh nghiệm Singapore V: Kinh nghiệm Pháp
CHƯƠNG II:
'THỤC TRẠNG THƠNG TIN BẢO CHÍ VỚI CÔNG TÁC LANH DAO, QUAN LY G VIET NAM TRONG TIEN TRINH DOI MOI VA HOI NHAP QUOC TE VA NHUNG VAN DE NHUNG YEU TO TAC DONG DEN THONG TIN BAO CHI VOI CONG TAC LANH DAO, QUAN LY G VIET NAM TRONG TIEN TRINH DOI MGI VA HOI NHAP QUOC TE
I Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc t
1 Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ 15] II Tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa .155
1V Tác động của thành tựu đôi mới hệ thông chính trị và xu thể dân
chủ hóa ở Việt Nam sere LSD
V Tác động từ nhu cầu của công chúng và sự phát triển mạng „194
xã hội
THUC TRANG VAI TRO CUA THONG TIN BAO CHi ĐÓI VỚI CONG TAC LANH DAO, QUAN LY VA NHUNG VAN
BE DAT RA ccscccsosssscscrssseneososnesecosnenesccasniveceansvercessnnarecannererecnnnnrateessnen 170
I Thực trạng vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo,
Trang 11
9 II Những vấn đề đặt ra về vai trò của thông tin báo chí đối với công IGOA|HHHID1 0C) HN) E9 77 //0/77/.4//2:22027)7 7 7717012 727 VY VY 0/003 xn 250 II, Nghiên cứu trường hợp cơ quan báo chí - Thơng tắn xã
Willli ĐÏ£Wiì sussossøssseasoosdes 00080098" 269
THUC TRANG VAI TRO CUA CAC CO QUAN LANH DAO, QUAN LY BOI VG1 THONG TIN BAO CHi VA NHUNG VAN DE 1 Thực trang vai trò của công tác lãnh đạo, quan lý đổi với thông tin báo chí 281 11 Những vân đê (ai E19 Gi0te-. ==s====== mẽ 305 CHUONG II:
QUAN DIEM, GIAI PHAP VA KIEN NGHI NHAM PHAT HUY VAI TRO CUA THONG TIN BAO CHi DOI VOI CONG TAC LANH ĐẠO, QUẦN LÝ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI 315
MOT SO QUAN DIEM CƠ BẠN 317
| Bao dam cung cấp thông tin báo chí đôi với công tác lãnh đạo,
quán lý vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của các cơ quan báo chí và
của đội ngũ nhà báo
II Bảo đảm sự thống nhất giữa chức năng phục vụ và chức năng giám sát, phản biện của thông tin bảo chí đối với công tác lãnh đạo,
quản lý
III Đám báo tính chính xác, kịp thời, phát huy vai trò tham mưu tư vẫn của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý, đồng thời có điều kiện phát trien kinh tế của cơ quan báo chí
IV Xây dựng và mở rộng môi trường xã hội dân chủ bào đảm
Trang 12THONG TIN BAO CHi vi CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 10
V Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đổi với thông tin báo chí, nhưng phải đảm bảo quyên tự do thông tín của báo Chí v12 TY HH ng 1 TH T11441101 111 110146 217Xe 324
CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN BẢO CHÍ ĐĨI VỚI CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM, DAP UNG YEU CAU CUA THOI KY DO! MG! TOAN DIỆN VA DAY MANH HO! NHAP QUOC TE 327 327 II Nhóm giải pháp về đổi mới, hoàn thiện thể chế, cơ chế, I Nhóm giải pháp về nhận thức chính sách
III Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của thông tin báo chí trong phản ánh, giám sát công tác lãnh đạo, quản ly 35 I
1V Nhóm giải pháp về tổ chức, nguồn lực -.- 361
MOT SO KIEN NGHI ooescscccccscceccceseseseeteeetsereetetetetetttenreerstenvnene 374 1 Đối với các cơ quan Đảng và Nhà nước Trung ương 374
II Đối với Hội Nhà báo Việt Nam
II Đôi với các cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí
1V Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí
V Xây dựng Thông tấn xã Việt Nam thành một tập đồn truyền
thơng mạnh, phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý 386
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNXH CNH, HDH HĐND HTCT KTTT LĐQL Nxb TTBC TTXVN UBND XHCN Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hội đồng nhân dân
Hệ thống chính trị
Kinh tế thị trường
Lãnh đạo, quản lý
Nhà xuất bản
Thông tin báo chí
Thông tắn xã Việt Nam
Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa
Trang 15
LOI MG DAU
C™ cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta đang
chuyên sang giai đoạn mới- đơi mới tồn diện, đông bộ tât cả các lĩnh vực, nhất là chính trị và kinh tế; đây mạnh hội nhập theo bề rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa, đông thời chú trọng chiêu sâu, tỉnh hiệu quả
Mặt khác, công cuộc đôi mới và hội nhập cũng chịu tác động mạnh mẽ
của diễn biên tình hình thê giới, đặc biệt là sự phát triên như vũ bão của xu thé toàn cầu hóa, cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; biên đơi khí hậu tồn câu, tình hình chính trị- an ninh thê
giới thay đôi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia tranh chấp lành thả và tài nguyên, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, can thiệp lật đô, khủng bô, chiên tranh cục bộ, chiên tranh
mạng tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiêu khu vực' Bôi cảnh mới đòi hỏi Đảng ta phải tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu đưa
đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hướng tới mục tiêu CNH,
HĐH; Nhà nước ta phải đây mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả quản ly,
xứng đáng là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Hơn 30 năm đổi mới, đội
ngũ cán bộ LĐQL nước ta đã và đang có nhiều biển đổi cả về số lượng và
chất lượng, ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn, đã phát huy tai nang,
trí tuệ, đạo đức, luôn gương mẫu đi đầu trong xây dựng và bao vệ Tỏ quốc, đảm nhiệm tốt trọng trách LĐQL đất nước, xứng đáng là lực lượng
hạt nhân, tỉnh hoa của xã hội Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
1 Văn phòng Trung ương Đảng: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẫn thứ XII, Hà Nội,
Trang 16THONG TiN BAO CHi với CÔNG TÁC LANH DAO, QUAN LY 14
đang diễn ra mạnh mẽ, một loạt công nghệ mới sẽ xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, sẽ làm thay đổi cơ bản lỗi sống,
phong cách làm việc và cách thức giao tiếp xã hội Vì vậy, để thực hiện
tắt chức năng, nhiệm vụ của mình, các nhà LĐQL phải thường xuyên mở
rộng và cập nhật thông tin, kịp thời xử lý, giải quyết các vần để nảy sinh, bảo đảm én định chính trị, phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội,
nâng cao đời sông vật chât và tính thân của nhân dân Trong các nguôn
thông tin phục vụ công tác LĐQL, TTBC có vai trò đặc biệt quan trọng
Trải qua gần một thế kỷ hình thành và phát triển, báo chí cách
mạng Việt Nam góp phần xứng đáng vào công cuộc giải phóng dân tộc
và xây dựng CNXH Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí nước ta thực sự là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, các
tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân
Là một phương tiện chủ chốt trong công tác tư tưởng của Đảng, báo chí
đã phục vụ đắc lực công tác LĐQL: tích cực tuyên truyền, giải thích chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, tập
hợp đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đã phản ánh những
mặt hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách, những van dé nay sinh trong cuộc sống để các cơ quan LĐQL kịp
thời nắm bắt, xử lý và điều chỉnh chinh sách; đã tích cực tham gia giám
sát và phản biện xã hội, nhất là giám sát các cơ quan LĐQI., đội ngũ cán hộ có chức có quyền, phản ánh những hiện tượng quan liêu, tham
nhũng, suy thoái, biến chất của “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên”, đồng thời biểu dương những tâm gương LĐQL giỏi, những tập
thể, cá nhân LĐQL điển hình tiên tiến, những tắm gương cán bộ LĐQL
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đã đấu tranh có hiệu quả chống các quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa
bình” của các thế lực thù địch Báo chí đã thông tín, phản ánh toản diện
và kịp thời về các sự kiện quan trọng, chủ động khai thác, tuyên truyền, phan anh dậm nét các chủ trương mới của Đảng, các giải pháp điều hành
kính tế - xã hội của Chính phủ; các hoạt động triển khai thực hiện của
Trang 1715
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Những nhiệm vụ cấp bách
mà Đảng, Nhà nước đang chỉ đạo (như xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống suy thoái về tư tướng, đạo đức, lỗi sống trong đội ngũ cán bộ
LĐQL) được TTBC phản ánh khách quan, thận trọng, tạo sự thống nhất
trong nhận thức và hành động của HTCT Báo chỉ cũng đã đăng tải ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà chuyên môn đánh giá, dự báo trên tỉnh thần khách quan, xây dựng, góp phân xử lý những khó khăn, vướng mặc trong
quá trình LĐQL đất nước
Trong tiến trình đôi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã kịp thời
cung cắp thông tin về các lĩnh vực của đời sông xã hội, giúp Đảng và Nhà
nước ban hành những chủ trương, chính sách đúng đắn, chuyển đổi mô
hình kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang mô hình KTTT định hướng XHCN, xây dựng nên dân chủ XHCN, trụ cột là Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dan, vì dân; đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước có đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức
để LĐQL đất nước, hội nhập quốc tế thành công, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bang, văn minh Nhin chung, bao chí nước ta đã phát huy được vai trò, vị thế trong thông tin, tuyên truyền,
định hướng dư luận xã hội trước những sự kiện quan trọng, phức tạp và
nhạy cảm trong nước và trên thể giới, xử lý tốt mối quan hệ giữa tính định hướng chính trị, tư tưởng với việc đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân
dân Trong giai đoạn hiện nay, TTBC là nhu cầu không thể thiếu của mỗi
cá nhân trong xã hội, nhất là đối với các cơ quan, cá nhân LĐQL Những người LĐQL rất càn những TTBC trung thực, những bài báo phân tích tình hình, giúp hiệu được ban chat văn đề, logic các sự kiện đang diễn ra hang ngay trên thế giới và trong nước, những bai bao mang tính chuyên
nghiệp, nghĩa là phai xuất phát từ lợi ích dân tộc, cộng đồng, không vì
thiểu kinh nghiệm mà vội vàng hoặc vô tình phản ánh những thông tỉn
gây tôn hại cho đất nước, đến danh dự của người LĐQL; những bài báo
mang tính chiến đầu dũng cảm bảo vệ cái tốt, cái tiền bộ, đầu tranh chong cái xấu, các hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ LĐQL Thường xuyên bám
Trang 18THONG TIN BAO CHi với CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LY ¡ l6
định hướng tư tướng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, báo chí đã đồng hành
cùng Đảng vả Nhà nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, làm tốt công
tác tư tưởng, phục vụ nhu câu thông tin ngày càng tăng của đội ngũ cán
bộ LĐQL và nhân dân
Tuy nhiên, TTBC nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế, như Đảng ta chi rõ: "Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt
chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục dích, thông tin không trung
thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyên các điên hình tiên tiên, gương người tôt, việc tôt, cô vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo chí ngày cảng tăng Các cơ quan
báo chí quan trọng của Đảng, Nhà nước chậm đôi mới, nội dung và hình
thức chưa hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa
chí phối, làm chủ thông tin và định hướng được dư luận xã hội Công
tác chỉ đạo, quản lý báo chí còn nhiều hạn chế Hệ thống đài phát thanh,
truyền hình phát triển thiếu quy hoạch, gây lăng phí, tốn kém lớn”!, Một
số cơ quan báo chí chưa chứ trọng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa kịp thời cung cấp thông
tin cho các cơ quan LĐQL hoặc thông tin thiểu chính xác; việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan cá nhân LĐQL còn nhiều bat cập; việc phán ánh dư luận về các vẫn để trong đời sống
xã hội còn mang tính một chiều, chủ yếu mang tính tiêu cực, Ít có giá trị
tham khảo trong xây dựng, điều chinh chính sách; còn ít bài báo có tỉnh
trí tuệ, sắc bén phản bác các quan điểm thù địch, sai trái để bảo vệ chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hỗ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; trong nhiều trường hợp, nhát là khi xảy ra các vụ
việc, hiện tượng tiêu cực, không kịp thời định hướng dư luận xã hội, bị
thông tin trên mạng xã hội lấn lướt, gây hoang mang lo lăng trong các
Trang 19| 17
tâng lớp nhân dân, ảnh hưởng xâu đên công tác LĐQL Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, quản lý TTBC đôi lúc còn chưa chủ động, chưa theo kịp tính thời sự của sự việc, nhất là bối cảnh mạng xã hội phát triển như hiện nay Trình độ nghiệp vụ một bộ phận cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản
lý báo chí các câp vân còn hạn chê chưa theo kịp sự phát triên của báo
chí và công nghệ thông tin hiện nay Vai trò cua cơ quan chu quản chưa được phát huy đầy đủ Còn có hiện tượng né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền; thiếu quan tâm công tác đảo tạo, bỗi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị cho các phóng viên, biên tập viên Vân còn tình trạng một sô cơ quan chủ quản (chu yêu ở các Hội xã
hội, nghề nghiệp) buông lòng quản lý đối với cơ quan báo chi, dé báo chí
thông tin không đúng quy định vê tôn chỉ mục đích trong giây phép hoạt động, vi phạm quy định của pháp luật về báo chí Có cơ quan chủ quản nễ nang và thiểu kiên quyết trong xử lý đối với sai phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền Việc bồ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí trong một
sô trường hợp còn thiêu chặt chẽ; một sô cơ quan chủ quan chưa coi trọng
việc thực hiện quy chê dân chủ ở cơ sở nên dẫn đên tình trạng cơ quan báo
chi phat sinh mâu thuẫn nội bộ, đơn thư, tổ cáo gửi nhiều nơi Việc cung
cap thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính đã có nhiêu chuyên biên nhưng vân còn những hạn chê nhât định
Trong bồi cảnh hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn Quá trình hội nhập
sâu, rộng và trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội trên
phạm vi thế giới đang đặt đội ngũ cán bộ LĐQL nước ta trước những thách thức gay gắt phức tạp hơn rất nhiều so với trước đây Yêu cầu mới
đòi hỏi các cơ quan, cá nhân LĐQL không chỉ có tài, có đức, mà phải
có năng lực tiếp nhận đây đủ và xử lý thông tin, kịp thời đưa ra những
quyết định đúng đắn TTBC là nguồn tin chính thống, độ tin cậy cao vẫn
sẽ là nguồn tin quan trọng đối với công tac LDQL Vi vay, van dé dat ra
là phải nâng cao chat lượng TTBC, định hướng TTBC không chỉ phục vụ, mà còn phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác LĐQL Nhiệm
Trang 20THONG TIN BAO CHi với CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ | 18
nỗ lực tìm tòi, đối mới mạnh mẽ hơn về nội dung và phương thức hoạt
động, đáp ứng yêu cầu thông tin của công tác LĐQL Đồng thời, các cơ
quan, cá nhân LĐQL cũng phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, giá trị của TTBC, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động với các cơ quan
báo chí, tăng cường LĐQL báo chí, đẳng thời cải tiến bộ máy tiếp nhận
và xử lý TTBC, phục vụ thiết thực cho hoạt động của mình Xuất phát từ
thực tế đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI định hướng: “Chú trọng
nâng cao tỉnh tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tín, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì
lợi ích của nhân dân và đất nước”! Nghị quyết Đại hội Đảng lần thử XII
đề ra nhiệm vụ: “Các cơ quan truyền thông phải thực hiện đúng tôn chỉ,
mục đích, đối tượng phục vụ, nâng cao tính tư tưởng, nhân văn và khoa học, để cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phan xây dựng
văn hóa và con người Việt Nam Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thông báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả”?.Đó là yêu cầu
cấp thiết đối với báo chí nói chung, TTBC nói riêng trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là đối với công tác LĐQL
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chinh trị Quốc gia, Hà Nội, 201 1, t1.225
Trang 21CHƯƠNG I
Trang 23
MOT SO VAN BE LÝ LUẬN VE THONG TIN BAO CHi
VA CONG TAC LANH DAO, QUAN LY
I Một số vấn đề lý luận về thông tin, háo chí và thông tin bao chí
1 Về thông tin
* Khải niệm thông tin
T1 từ điện Oxford, thông tin (information) là điêu được nói
đến, được đánh gi là tri thức, tin tức Thông tin là những cái
mới khác với những điều đã biết; là “những dữ liệu dưới những hình thức
khác nhau như các số liệu, hình ảnh, sự kiện đã được xử lý thành một
đạng dữ liệu thích hợp và có ý nghĩa nhất định nào đó với người sử dụng
nó”, Đó là lượng tri thức mà người (đối tượng) này muốn chuyên cho
người (đối tượng) khác Thông tin là điểm khởi đầu, gốc rễ cơ bản nhất
của quá trình truyền thông Có ý kiến cho rằng, thông tin là một khái niệm
triru tượng, tồn tại khách quan, có thể nhớ trong đối tượng, biến đổi trong
đối tượng và áp dụng đề điều khiển đối tượng Thông tin làm tăng thêm
hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức Thông tin về một
đối tượng chính là một dữ kiện về đối tượng đó, chúng giúp ta nhận biết
„
và hiểu được đối tượng”3, Liên quan đến công tác I.ĐQLL, có tác giả định
nghĩa, “thông tin là dữ liệu có ý nghĩa được ban quản trị của một thực thể
dùng để biều hiện những để mục hiểu biết nhằm giúp họ ra quyết định và
kiểm sốt các hoạt động”; “thơng tin trong hoạt động quản lý là một tập
hợp nhất định các thông báo khác nhau về sự kiện đã xảy ra trong hoạt động quản lý và trong môi trường bên ngoài có liên quan đến hoạt động
quản lý đó, về những thay đổi thuộc tính của hệ thông quản lý và môi
1 Lưu Đan Thọ: Quản trị học trong xu thê hội nhập, Nxb Tài chính, 2014, tr.346
Trang 24THONG TIN BAO CHI vai CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 22
trường xung quanh, nhằm kiến tạo các biện pháp tô chức, các yếu tô vật chất, nguồn lực, không gian và thời gian đối với các khách thể quản lý”
Hoạt động truyền đạt thông tin thực sự diễn ra như thé nào? Trong
tác phẩm “Lý thuyết toán học của giao tiếp” xuất bản năm 1949, hai tác gia Shannon va Weaver” đã chỉ ra những bước cơ bản của quá trình giao
tiếp, bao gồm: nguồn phát, mã hóa, thông điệp, kênh, nhiễu, giải mã, đối tượng tiếp nhận và phản hồi Nguồn thông tin bắt đầu bởi một thông điệp
bằng cách mã hoá nó Mạch thông tin là trung gian (lời nói, cử chỉ, chữ
viết, kênh truyền ) dé chuyển thông điệp Thông điệp đến người nhận
phải được giải mã để người nhận hiểu Thông tin phản hỏi, là thông tin
phản ánh về tinh trạng thực hiện để biết mà theo dõi, điều chỉnh Trong thực tế, thông tin thường tồn tại đưới các hình thức: Lời nói, chữ viết (văn
bản), các biểu lộ bằng cử động, cử chỉ, thái độ, vẻ mặt
Trong quá trình truyền thông tin trong tổ chức, xuất hiện các yếu tố gây trở ngại, hay còn gọi là nhiễu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông Các yếu tố gây nhiễu thông tin: 1) Thông tin truyền đi có những sai lệch về nội dung, làm cho người nhận tin không hiểu hoặc hiểu sai thông
tin, từ đó không thể ra quyết định hoặc ra quyết định dễ bị mắc sai lầm;
2) Thiếu kế hoạch đối với thông tin, để có thông tin tốt cần phải có sự
suy nghĩ, chuẩn bị trước; 3) Những giả thiết không được làm rõ, dẫn đến
người nhận và người gửi thông tin hiểu lầm nhau; 4) Cách diễn đạt thông
tin không rõ, có thể do có ý hay ngẫu nhiên; 5) Sự rơi rụng do truyền đạt và ghi nhận thông tin kém, do ít lắng nghe và đánh giá vội vàng; 6) Sự
không tin cay, de doa va so hai sẽ phá hoại thông tin liên lạc; 7) Thời gian
không đủ cho sự điều chỉnh thay đổi vì mục đích của thông tin là phản ảnh các thay đổi xảy ra
* Phân loại thông tin
Có nhiều cách phân loại thông tin từ các cách tiếp cận khác nhau
Theo lĩnh vực hoạt động, có thông tin kinh tế, thông tin chính trị, thông 1 Bùi Loan Thùy: Thông tin phục vụ lãnh dạo, quản lý, Nxb Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chỉ Minh, 2013, tr.50
Trang 25| 23
tin văn hóa, thông tin xã hội; theo phạm vi, c6 thang tin trong nước, thông tin quốc tế; theo cấp độ tác động, có thông tin nội bộ, thông tin mật, thông
tin dai chang; theo phương tiện truyền tin, có thông tin miệng, TTBC, thông tin mạng xã hội
Trong một tổ chức, có thông tin chính thức và thông tin không chính thức; thông tỉn từ cấp trên xuống (mệnh lệnh, quyết định, chỉ thị ),
thông tin từ dưới lên (báo cáo), thông tin theo chiều ngang (giữa các thành viên cùng nhóm, giữa các bộ phận ngang cấp)
Ngày nay, thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội: là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia;
là phương tiện hữu hiệu đề mở rộng giao lưu, hiểu biết giữa các quốc gia
dân tộc, là nguôn cung cập tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguôn lực phát triển kinh tế - xã hội Thiếu thông tin, sẽ gặp khó khăn trong việc
đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thé giới như hiện nay, hoạt động thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
2 Và báo chí, báo chỉ truyền thông
* Khái niệm báo chí
Theo triết học cổ Hy Lạp, chữ bao chi xuất phát từ chữ information
có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình
thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại
bằng việc lây hiện thực khách quan dé phan ánh một cách liên tục, xuyên
suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nha baa - tác phẩm - công chúng Bảo chí
giống như chiếc gương của xã hội Báo chí mang trách nhiệm phản ánh xã
hội trong sự tồn tại phức tạp với nhiều góc cạnh, quan điểm khác nhau tới
mọi tầng lớp, lứa tuôi và giới tính Vì vậy mà công chúng có quyền được biết sự thật!
Báo chí là phương tiện thông báo thông tín thời sự - về những sự
việc mới diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết; là phương tiện giao tiếp
Trang 26THONG TIN BAO CHi voi CONG TAC LÃNH DAO, QUAN LY | 24
đại chúng: là diễn đàn cung cấp, trao đồi và chia sẻ thông tin trên phạm vi
rộng rãi Theo nghĩa hẹp, báo chí là những ấn phẩm báo và tạp chí; theo
nghĩa rộng, báo chí bao gôm các loại hình: báo ¡n, phát thanh, truyên hình,
báo mạng điện tử' Theo luật Báo chỉ năm 2016, “Báo chí là sản phẩm thông tín về các sự kiện, vấn đề trang đời sống xã hội thé hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sang tao, xuất bản định kỳ và phát hành,
truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, bảo điện tử
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phâm báo chí, sản
phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin
và phản hỗi thông tín cho báo chí; cải chính thông tin trên bảo chí; xuất
bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát song bdo noi, bdo hinh’? Hoạt động báo chí phải bảo đảm tính tư tưởng, tính
chân thật, tinh nhân dân, tính chiến đầu và tính đa dạng
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam báo chí là phương
tiện thông tin thiết yêu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của
cơ quan Đáng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiện, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân)
* Các loại hình báo chi
Theo Tổ chức Báo chí Thế giới (WAN)* và Luật Báo chí Việt Nam
2016 (Điều 3), báo chí có 4 loại hình: báo in, bảo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử (trên mạng internet)
Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tap chi in, được xuất bản định kỳ, hoặc không định kỳ Trong các loại hình báo chí,
thì báo in ra đời sớm nhất Thế mạnh cua báo in là giúp công chúng tìm
1 Nguyễn Văn Dũng: Báo chí và âư luận xã hội, Nxb Lao động, 2011, tr.129
2 Luật Báo chí năm 2016, Điều 3
3 Luật Báo chí năm 2016, Điều 4
Trang 27J5 hiểu kỹ về thông tin qua cách phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc và độ tin cậy cao Hạn chế của nó là tính thời
sự chậm, do phải trình bày maket, chế bản, in và phát hành, trong khi nhu
cầu của xã hội luôn đòi hỏi thông tin phải nhanh, nhạy
Báo nói (phát thanh) là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ khác nhau Đây là kênh thông tin rẻ tiền, phát miễn phí, đại đa số người dân đều có thể mua được radio Hạn chế là người nghe dễ
quên, nêu nghe không kịp thì thông tin bị trôi qua; do đặc tính dưới dạng
sóng điện từ nên khó có thê trình bày, phân tích vân đề có tính phức tạp, nhất là số liệu chí tiết Những hạn chế nảy có thể khắc phục được khi
radio - internet ra đời Như vậy, với việc phát triển của radio - internet,
các phương tiện kỹ thuật số tích hợp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động phát
thanh phát triển tốt hơn
Báo hình là loại hình báo chỉ sử dụng hình ảnh là chủ yêu, kết
hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tâng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Thê mạnh của truyền
hình là có tính hấp dan cao, dễ hiểu dễ nhớ và để thực hiện Hạn chế là
phải mua máy thu hình Chi phi cho sản xuất, phát sóng chương trình luôn tôn kém và công kênh về nhân sự Người xem phải tập trung nhìn
vào mản hình và bị động vê thời gian Tính tư liệu của truyền hình thâp, khó lưu trữ thông tín, mặc dù các điêu kiện về băng, đĩa hình đã hiện đại, rẻ hơn và đã được cải thiện nhờ kỳ thuật và công nghệ số Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng Internet, gồm có báo điện tử và
tạp chí điện tử' Đây là loại hình báo chí đặc thù, tuy ra đời muộn nhưng
do hội tụ được nhiều ưu điểm vượt trội nên phát triển rất mạnh mẽ Thế
mạnh cua báo điện tử là có khả năng kêt nôi, tìm kiêm và truyên tải dung
lượng thông tin lớn, tốc độ truyền tải nhanh, linh hoạt, tạo ra nhiều tầng
lớp thông tin không giới hạn; tạo kha năng giao lưu trực tuyến, tương tác nhiễu chiêu giữa đông đảo công chúng mà không cân qua khâu trung gian biển tập, sửa chữa Nhờ tính đa phương tiện nên thông tin có thê truyền tải
Trang 28THONG TIN BAO CHi voi CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 26
qua nhiều hình thức khác nhau như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đỗ họa, audio, video Hạn chê là quá nhiều nguồn tin, trong đó nhiêu thông tin
chưa được kiêm định nên không đáng tin cậy, khó kiểm soát
* Chức năng của báo chí
Trong xã hội hiện đại, báo chí có các chức năng sau:
- Chức năng thông tin Đây là chức năng cơ bản, khởi nguồn của
báo chí Báo chí ra đời trước hết phục vụ nhu cầu thông tìn giao tiếp của con người và xã hội Thông tin được giải thích, phân tích và bình luận một cách khách quan và cập nhật cho công chúng' Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội càng cao Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy báo chí phát triển ngày cảng mạnh mẽ
- Chức năng tư tưởng Đây là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính
mục đích của báo chí Báo chí là phương tiện quan trọng dùng đề tuyên truyền
quan điểm, đường lỗi chính sách của các đảng nhát là cảm quyền đến các tầng lớp
xã hội Ở Việt Nam, báo chí cách mạng có chức năng tuyen truyền, phổ biến chủ
nghĩa Mác — l ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Dang đến đông đảo quần
chúng nhân dân
- Chức năng khai sáng — giải trí Báo chí là diễn đàn trao đỗi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ ân trí, đáp ứng nhu câu phát triên bên vững Báo chí là kênh quan trọng cung câp
thông tin, kiến thức khoa học, giáo dục, văn hóa ; đẳng thời phục vụ nhu
cầu giải trí đối với đông đảo công chúng, nhất là truyền hình, phát thanh,
báo mạng điện tử
- Chức năng quản Íý, giám sát và phản biện xã hội Báo chí luôn được các học giả ví là công cụ “gác cẳng” và giám sát xã hội” Báo chí
duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản
lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi, Giảm sát xã
1, Karin Wahl-Jorgensen and Thomas Hanitzsch: The handbook of Journalism Studies London: Routledge, 2009
Trang 29L2
hội của báo chí là quá trình báo chí theo đõi, kiểm tra quá trình thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích
cao nhất trong điều kiện có thể, bao gốm các bình điện kháe nhau, như
theo đõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu đương
và nhân rộng; phát hiện phê phán những cá nhân, tập thé vi phạm, làm sai
~ Chức năng kinh tế — dịch vụ Chức năng này xuất phát từ đòi hỏi
khách quan của hoạt động báo chí trong nên kinh tê thị trường Sản phâm báo chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt, được kinh doanh trong cơ chế thị
trường Đồng thời báo chí thực hiện chức năng dịch vụ: quảng cáo, giới thiệu sản phâm'
Theo Luật Báo chí 2016, báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn: thông tin
trung thực về tình hình đất nước và thé giới phù hợp với lợi ích của đất
nước, của nhân dân: tuyên truyền, phố biến, góp phần xây dựng và bảo
vệ đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự
do ngôn luận của nhân dân; phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến: đầu tranh phòng, chồng các hành vỉ vi phạm
pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội ? * Những xu hướng mới của bảo chỉ hiện đại
- Thứ nhất, toàn cầu hóa bảo chi
Toàn cầu hóa báo chí trong giai đoạn hiện nay là một hiện tượng khách quan, năm trong xu thê vận động chung cũng như sự tác động
lẫn nhau của nhiều lĩnh vực khác Đó là quá trình quy chuẩn hóa và mở
rộng quy mơ ra tồn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chủng,
phương tiện kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp nhận thông tỉn của các loại hình báo chí
Đó là sự mở rộng quy mô ảnh hưởng, thu hẹp không gian và thời gian giao tiếp Máy tính và các siêu xa lộ thông tin dữ liệu, hơn 300 vệ
tính địa tĩnh đang hoạt động, mạng cáp quang nối liễn các quốc gia trên 1 Nguyễn Văn Dũng (chủ biên): Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng có bản, Nxb Lý luận Chính trị, 2006
Trang 30THONG TIN BÁ0 CHÍ với CÔNG TÁC LÃNH DAO, QUAN LY 28
thể giới tạo ra cơ hội cho các dân tộc, cộng đồng người có thể tiếp cận với các phương tiện truyên thông Tồn bộ thơng tin, dữ liệu được lưu chuyên
qua các phương tiện truyên thông đại chúng đang trở thành nguôn tải sản
chung của nhân loại Mọi người trên khắp thé giới đầu có thể đọc báo
điện tử, truy cập dữ liệu thông tin trên mạng Internet
- Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ báo điện tử
“Sự phân loại báo chí đã trở thành quá khứ Hội tụ số là hiện tại,
đa phương tiện báo chí sẽ là tương lai”! Trước đây, các loại hình báo chí truyền thống tẳn tại độc lập và mỗi loại có những ưu thế riêng không lắn
át nhau Nhưng khi internet và các công nghệ truyền thâng mới ra đời,
các loại hình truyền thông đã bước vào một giai đoạn phát triển mới với
đặc điểm nỗi bật là hội tụ truyền thông, tích hợp phương tiện Công chúng báo chí hiện đại có thể được đọc bao in, nghe phát thanh, xem truyền hình
trong cùng một tác phâm báo chí điện tử Điều này đã mang lại cho công
chúng nhiễu sự lựa chọn trong cách thức tiếp nhận thông tin Ngôn ngữ
của hình ảnh có sức mạnh rất to lớn Một bức ảnh có giá trị bằng nghìn lời
nói, một đoạn video ngắn đã thể hiện được cả ý đỗ của bài viết Sự phát triển của các công cụ mới và các kinh nghiệm tại các tòa soạn đang tạo ra một loạt cách thức mới để sản xuất tin tức” Chính vì vậy tính đa phương
đang ngày càng được phát huy cao hơn
- Thứ ba, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự
thay đôi của văn hóa truyện thông, các cơ quan báo chí phải thay đôi mô hình, phương thức haại động
Những ứng dụng mang tính đột phá của công nghệ thông tin trên nên tảng internet đã làm thay đôi văn hóa truyện thông: từ tiêp nhận một chiều đến tham gia chủ động, tương tác, phản hải thông tin từ báo chí; và tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giành thị phần và cải tổ mạnh mẽ đối với các cơ quan bao chí Khả năng tiếp cận không giới hạn đối với internet và
sử dụng các công cụ, phân mêm, thiệt bị truyền thông hiện đại đã tạo cho
công chúng nhiều vai trò mới trong chu trình sản xuất và tiếp nhận thông
1 Tạp chí Hiệp hội Tiếp thị Báo chi, INMA
Trang 31| 29
tin' Sự phát triển đó đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động báo chí, tạo ra
nhiều thay đổi về loại hình, mô hình tổ chức, hình thức thể hiện và cách
thức tiếp nhận thông tin của độc giả Ngoài các loại hình TTBC truyền thống, nhiều loại hình thông tỉn có tính chất báo chí phát triển nhanh, như thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội: đồng thời mô hình tổ chức của
các cơ quan báo chí thay đổi theo xu hưởng hội tụ thông tin, trở thành tổ
hợp truyền thông đa phương tiện thực hiện nhiều loại hình báo chí; công chúng tiêp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi, trên nhiêu loại thiêt bị; nhu
cầu thông tin của công chúng được đáp ứng ngày cảng cao
- Thứ tư, quyên tự do bảo chỉ ngày càng được mở rộng
Tự do báo chí là “trạng thái không bị ràng buộc hay cưỡng bức, không bị hạn chê hay câm đoán trong quá trình trao đôi, giao tiếp, chia sẻ, tìm kiếm, phổ biến và truyền bá thông tin, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người một cách công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng Đó là quyền lợi chính đáng, thiêng liêng và cao cả của con
10
người, mỗi người cần được hương và vì mục đích chung” Trước hết, tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn ban nhất
của con người, được hầu hết các quốc gìa công nhận bằng văn ban luật, thậm chí Hiến pháp Đây là cơ sở pháp lý đe công dân, nhà báo, cơ quan
báo chí thực hiện quyền tự do của mình, còn người lãnh đạo sẽ có sự giảm sát đê việc tự do bao chí được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật
Chương II Luật Báo chí 2016 quy định về quyên tự do báo chí, quyên tự
do ngôn luận trên báo chí cua công dân Đó là quyển: sáng tạo tác phâm
báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phan hồi thông tin trên báo chỉ
tiếp cận TTBC, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chi,
in, phát hành báo ¡n Đông thời người dân có quyên tự do ngôn luận trên
baa chi: phát biêu ý kiến vẻ tình hình đất nước và thế giới, tham gia ý kiến
xây dựng và thực hiện đường lỗi, chu trương, chính sách của Đang, pháp
luật của Nhà nước, góp ý kiến, phe bình, kiến nghị, khiếu nại, tổ cáo trên
1 Van Der Heide, B., Parks, M& Castells, M.: The future of journalism: networked jour-
Halism, International Journal of Communication, Vol.6, 2012, tr.2923-2938
2 Nguyén Van Ditng: Báo chỉ truyền thông hiện dại (từ hàn lâm đến dời thường), Nxb Đại
Trang 32THONG TIN BAO CHi vsi CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 30
báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước
- Thứ năm, xu hướng tòa soạn hội tự
Ngay từ năm 1978, giáo sư công nghệ truyên thông nôi tiêng người
Mỹ Nicholas Negroponte đã đưa ra khải niệm hội tụ Điêu đó cho thay,
quá trình tòa soạn hội tụ trên thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay Theo mô hình tòa soạn riêng rẽ, phóng viên chủ yêu “phục vụ” cho một loại
hình báo chí, các tòa soạn báo không phát huy được sức mạnh tông thể vẻ
nguồn nhân lực cũng như ưu thế vượt trội của công nghệ đa phương tiện Chính vi vậy, mô hình tòa soạn đa phương tiện, lấy báo điện từ làm trung tâm và khái niệm tòa soạn hội tụ (newsroom convergence) ra đời! Tòa soạn hội tụ không có nghĩa là sự cộng dồn một cách máy móc các loại hình báo chí trong củng một cơ quan, mà thực chât một tòa soạn câu trúc,
sắp xếp lại để trở thành một “guồng máy” sản xuất tin tức, chế ra nhiều
“món ăn" đáp ứng các thị hiểu của công chúng hiện đại
Xu hướng tòa soạn hội tụ đã được nhiều cơ quan báo chí của Việt
Nam thực hiện Phần lớn các cơ quan báo in đã có trang thông tin điện tử hoặc song hành ra báo điện tử Đây là điều tất yếu phải xảy ra trong thời đại kỷ nguyên sô hiện nay khi mà internet đã phủ sóng rộng rãi khắp thê giới, người ta có thể dễ dàng truy cập vào bất cứ một trang web nào 6 bat
cứ nơi đâu
Không chỉ dừng lại ở việc cho ra mắt báo điện tử, có những tòa
soạn còn mạnh dạn làm các chương trình audio, các chương trình truyền hình và đãng tải lên trang điện từ của cơ quan mình Có thé thay ví dụ điển hình như: Đài Tiếng nói Việt Nam có báo in khô vuông VOV, kênh
truyền hình VOV, trang báo điện tử vov.vn, radiovietnam.vn Một sô đải phát thanh - truyền hình địa phương đều có trang thông tin điện tử vả có
tạp chí riêng Báo Whán đân bên cạnh báo ïn có kênh truyền hình, báo
điện tử, các phụ san Báo 7hanh niên có báo ¡n, báo mạng, chương trình
truyền hình Truyền hình của báo 7hanh niên tại www.media.thanhnien com.vn có khá nhiều chuyên mục hay như thời sự, thê giới, giải trí, thé
thao, phóng sự, mẹo vặt, có thé bạn cần
Trang 33| 31
* Sự phát triển của báo chí Việt Nam hiện nay
Báo chí Việt Nam về cơ bản đã làm tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân Báo chí đã đi đầu
trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công cuộc
đây mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; tang cường quốc phòng an ninh, đối ngoại; đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm
sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thể lực thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp
đổi mới
Trên lĩnh vực kinh tê, báo chí đã tuyên truyên việc thực hiện các
nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về ôn định kinh tế vĩ mô, tái
cấu trúc nền kinh tế, đây mạnh cải cách hành chính, đào tạo và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực Báo chí góp phần tổng kết các bài học của
sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, phát hiện, phân tích, đánh giá
những hạn chế, bắt cập trong quá trình xây dựng hoặc thực hiện chính sách, quyết định của các cơ quan nhà nước; phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân Báo chí đã hình thành một kênh tương tác thường xuyên giữa các cơ quan của Chính phủ và người dân, góp phần quan trọng tang cường tính công khai, minh bạch, dân chủ, tạo sự đồng
thuận xã hội
Báo chí đã đi đầu và có những đóng góp quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại, nêu bật những thành tựu xây dựng và phát triển đất
nước, các giá trị văn hóa truyền thông dân tộc, chính sách đổi ngoại của
Đảng và Nhà nước, thúc đây hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới; góp phần tăng cường tình hữu nghị và
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; nâng cao nhận thức chính trị, định
hưởng tư tưởng, văn hóa cho nhân dân; giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đưa ra những quyết sách phủ hợp
Báo chí trong nước đã phát triên cả về sô lượng, chat lượng và thời lượng theo hướng chuyên biệt hóa về nội dung, đa dạng hóa về thể
loại, tốc độ thông tín, hình thức thể hiện Báo chí vừa tiếp tục làm tốt
Trang 34THONG TIN BAO GHi vai CONG TAC LANH DAO, QUAN LY | 32
thông tin ngày càng đa dạng của công chúng Theo số liệu của Bộ Thông
tin- Truyền thông, tính đến tháng 12/2016, cả nước ta có 859 cơ quan
báo chí in (199 báo (trung ương 86; địa phương I 13); 660 tạp chí (trung ương 523; địa phương 137); 135 báo, tạp chí điện tử (112 của cơ quan
báo chí in và 23 - độc lập); 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của
các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình (2 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; I đài truyền hình kỹ
thuật số VTC; 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương; 5 đơn vị hoạt
động truyền hình không có hạ tầng phát sóng truyền hình riêng, gồm:
Đài Tiếng nói Việt Nam (Kênh Truyền hình VOV TV, kênh truyền hình
Quốc hội); Trung tâm PTTH, Điện ánh Công an nhân dân của Bộ Công
an (kênh truyền hình Công an nhân dân ANTV); Trung tâm Truyền hình thông tân- TTXVN (kênh VNews); Trung tâm PTTH Quân đội (kênh
truyền hình Quốc phòng); Báo Nhân dân (kênh truyền hình Nhân dân) 03
đơn vị có chương trình truyền hình phát sóng trên VTV, gôm: Trung tâm
Truyền hình nhân đạo (chương trình truyền hình Nhân đạo); Trung tâm Truyền thông - Truyền hình Công thương (chương trình truyền hình Công thương); Trung tâm vận động truyền thông xã hội, Cục Bảo trợ chăm sóc
trẻ em- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (chương trình truyền hình
Vì trẻ em) Tông số kênh phát thanh, truyền hinh trong nước được câp
phép là 268 kênh (77 kênh phát thanh phát quảng bá, 9 kênh phát thanh phát trên dịch vụ truyền hình trả tiền, 103 kênh truyền hình phát quảng
bá, 79 kênh truyền hình sản xuất phục vụ truyền hình trả tiền: 47 kênh chương trình nước ngoài được cấp phép biên tập, biên dịch Số lượng thuê bao đạt khoảng 12,5 triệu
Tính đến tháng 9/2016, cả nước có 18.360 nhà báo và khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại cơ quan báo chí, nhưng chưa đu điều kiện cấp thẻ nhà báo', Vẻ trình độ chuyên môn, phản lớn số người làm
việc trong lĩnh vực báo chỉ đều có trình độ cao đăng, đại học trở lên; số người có trình độ dưới đại học giảm trung bình 1%/ năm
1, Bộ Thông tin và Truyền thông: Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2016 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vu, giải pháp trong thời gian tới (Hội nghị báo chí toàn quốc),
Trang 3533
TTBC trong giai đoạn tới sẽ được định hướng phát triển theo
hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng như cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đáng, chính sách của Nhà nước nhằm đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thâm mỹ, góp phân nâng cao dân trí, văn hóa
Sá lượng người sử dụng internet ở Việt Nam là 49 triệu người (Internet statistics, 12/2016), ở mức cao trong khu vực Sự phát triển với tốc độ cao của báo điện tử cùng với tính chất tích hợp truyền thông đã mở ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin, đáp ứng nhu
cầu thông tin ngày cảng cao của công chúng Mặt khác, các cơ quan báo
chí của ta đã và đang phai đương đâu với cuộc đâu tranh ngày càng gay
gắt, quyết liệt của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trên mạng internet
Báo chí nước ta không chỉ phát triển mạnh mẽ về quy mô, loại hình,
công nghệ và có những bước tiến quan trọng về chất lượng nội dung, hình thức và hiệu quả thông tin; tạo dựng mô hình hoạt động đa phương
tiện, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại và tự chủ vẻ tài chính Phẩm chất
chỉnh trị, trình độ văn hóa nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo ngày càng được nâng cao Hầu hết các nhà báo có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghê nghiệp, hành nghê trung thực, tuân thủ pháp luật và Quy
định vê đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Kinh tế - xã hội của đất nước phát triển, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các cơ quan báo chỉ cũng có điều kiện tăng nguồn thu
từ các hoạt động quảng cáo, phát hành, dịch vụ nhiễu cơ quan bảo chỉ
hàng năm có nguôn thu hàng chục, hàng trăm tỷ đông như: Đài Truyện
hình Việt Nam (900 ty), Dai Truyền hình Thành phố Hỗ Chi Minh (600
tỷ), Đài Tiếng nói Việt Nam (122 tỷ) Nhờ đó, các cơ quan báo chí có
điều kiện nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ làm báo, đầu tư
nhiều hơn cho hoạt động nghiệp vụ, cải thiện và nâng cao đời sống cán
bộ, phóng viên, nhân viên mở rộng các hoạt động nhân đạo, từ thiện Một số cơ quan báo chỉ đang tiến dẫn tới xây dựng mơ hình Tập đồn
Trang 36THONG TIN BAO CHÍ với CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUÁN LÝ | 34
Báo chí - Truyền thông như Đài Truyền hình Việt Nam, TTXVN, các báo: Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới, Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng, Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Công an Nhân dân, Thời báo Kinh tế Việt
Nam; Đài Phát thanh - Truyén hình Hà Nội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Nhìn chung kinh tế, kính doanh, phát hành, dịch vụ quảng cáo,
PR báo chí có bước phát triên mới, sôi động và năng động trong nền
kinh tế thị trường góp phần làm cho báo chí khởi sắc và phát triển đúng
hướng, hiệu quả
Các phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật, cán bộ LĐQL và cơ quan báo chí được trang bị máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, tiên
tiễn và đồng bộ - chủ yếu là kỹ thuật số Nhờ đó việc thu - phát thông tin
của báo chí được nhanh chóng, chất lượng và hiệu quá hơn nhiều so với
trước đây Tóm lại, báo chí Việt Nam đã có bước trưởng thành và phát
triển mạnh mẽ, nhanh chóng, toàn diện, hiệu quả, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tê
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động báo chí ở nước ta
thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:
Hệ thẳng báo chí nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa tương
xứng, còn chẳng chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung, đổi tượng phục vụ Một số cơ quan báo chỉ và nhà báo thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng giáo dục tư tưởng, chính trị, văn hóa; chưa thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chinh; chưa coi trọng đúng mức việc phát hiện, tuyên truyền các nhân tế mới, điển hình tiên tiến, pương người tốt, việc tốt Xu hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí, khai
thác thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã
hội, nhiều nội dung tin hài giật gân, câu khách; tính trung thực của báo
chí bị giảm sút; có hiện tượng một số báo điện tử, kênh chương trình phát
thanh truyền hình, bị tư nhân chi phối đã làm giảm chất lượng chính
trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ báo
chí Lãnh đạo một số cơ quan báo chí buông lỏng công tác quản lý, giáo
dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Quy trinh biên tập, duyệt bài chưa cơi trọng và thực hiện nghiêm túc, cá biệt
có báo và nhà báo đưa thông tin thiếu chuẩn xác, thiêu trách nhiệm, thông
Trang 37| 35
dụng nghề nghiệp đẻ trục lợi, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật Vẫn còn sự chênh lệch lớn về sự hưởng thụ thông tin báo chí giữa các
khu vực, địa bàn, vùng, miễn Vai trò quản lý nhà nước của cơ quan chủ
quản báo chí chưa được phát huy nên hiệu lực quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp sự phát triển của các loại hình báo chí trong tình hình mới; chưa
nghiên cứu, phân loại, xác định tính chất, nhiệm vụ của báo chí để có cơ
chê, chính sách phù hợp Việc cung câp thông tin cho báo chí thiêu kịp
thời, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan bảo chí
Các cơ quan báo chí chưa chủ động dự báo, định hướng thông tin trước các sự việc phức tạp, nhạy cảm; việc xây dựng và thực hiện quy
hoạch báo chí còn chậm Xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí tuy được tăng cường nhưng nhìn chung chưa nghiêm, chưa có chế tài thích
đáng, đủ mạnh đề khắc phục dứt điểm sai phạm Mạng xã hội đã tạo nên
một loại hình truyền thông phi chính thong, tac động ngay cang manh dén
dư luận xã hội, nhưng các cơ quan bảo chí và nha báo chưa nhận rõ đây
đủ thách thức lớn này để tranh giành công chúng, hạn chế mặt trái và ảnh
hưởng tiêu cực của nó
3 Vé thong tin báo chí
* Khái niệm TTBC
Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chuyển tải trï thức, tư tưởng của nhà báo, là cầu nói giữa báo chí với công chúng Thông tin
được dùng đề ghi chép những sự kiện mới, hiện tượng mới, như tin tức,
tường thuật, phỏng ván Có các loại: thông tin sự kiện thông tin lý luận, thông tin giải thích, thông tin nghệ thuật ' Có tác giả cho rằng, trong báo chí, thông tin là phần trì thức được sử dụng đề định hướng, tác động
đến những hành động tích cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ
gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thông) Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, thông tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao
1, Dương Xuân Sơn- Đình Văn Hường - Trấn Quang: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr 56
Trang 38THONG TIN BAO CHÍ với CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ | 36
động sáng tạo của nhà báo TTBC là trị thức, tư tưởng do nhà báo phản ánh một cách sáng tạo từ đời sống hiện thực, đáp ứng nhu cầu nhận thức
của công chúng và phát triển xã hội Báo chí là phương tiện truyễn tải
thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo
công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn Bán chất của báo chí
là hoạt động thông tin ~ giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn, là công cụ và phương thức liên kết xã hội hữu hiệu nhát trong mối quan hệ với công
chúng và dư luận xã hội, với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu
vực và quốc tế' Hoạt động báo chí xét đến cùng là hoạt động thu thập,
xử lý và truyền tải thông tin TTBC còn được hiểu là các thông báo ngắn
không bình chú về các tin tức của đời sống trong nước và quốc tế; là danh
mục nhóm các thê loại tin tức (các loại hình thông tin: tin ngăn, báo cáo,
tường thuật, phỏng vần); cuối cùng thông tin đôi khi được hiểu là thể loại tin ngắn”? TTBC là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ
hiện thực cuộc sống Tat ca những vấn đẻ, sự kiện, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu,
khám phá của con người Thuật ngữ “thông tin” trong hoạt động báo chí
còn có cách hiêu rộng hơn, như một danh từ tập hợp, chăng hạn toàn bộ
tác phẩm, hay hệ thống những tin tức là thông tin
Khái quát lại, T78C là thông tin được phản ảnh, truyện tải trên các phương tiện truyền thông của cơ quan báo chí Đó là những thong tin da
được cơ quan báo chí biên tập, thâm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực (Đề phân biệt với những théng tin trên mạng xã hội hoặc các phương, tiện truyền thông khác do các cá nhân, nhóm tự lập ra và tự chịu trách nhiệm) TTBC được xử lý về nghiệp vụ và kỹ thuật truyền thông đặc thù,
bao gồm các yêu tố: công cụ, phương tiện, phương pháp, cách khai thác
thông tin, cách tô chức tìm tin và chuyền tải thông tin Thực hiện chức
năng thông tin, báo chí cung cấp cho công chúng tất cả các van dé, su kiện của đời sông xã hội, đáp ứng nhu câu khám phá, tìm hiểu thẻ giới tự
nhiền, xã hội
1 Nguyễn Văn Dững: Báo chí và dự luận xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội, 2011
Trang 3937
TTBC mang bán chât xã hội, lưu chuyên các giá trị xã hội và thực hiện các chức năng xã hội Thông tin trong báo chí là một quá trình liên
tục, xuyên suôt trong môi quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sông — nhà báo —
tác phẩm - công chúng!' Chính điều đó đã khiến cho TTBC trở thành
một loại thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhât mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được Trong hoạt động báo chí, thông tin
là mục đích chủ yếu, nó trở thành “cầu nối” giữa báo chí và công chúng Thuật ngữ “thông tin” có nhiêu dạng khác nhau: có khi chi !a tin văn, tin
ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn; có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình Bản chất cua TTBC là hướng vào đại chúng, vì đại chúng, phù hợp với nhu câu, điêu kiện và khả năng tiêp nhận của đại chúng Mục đích của TTBC là truyền tải tin tức, sự kiên, ý tưởng, thông điệp của các chu thể báo chí tới công chúng, phù hợp với chức năng của cơ quan báo chỉ; vì lợi ích cộng đông, hướng tới một xã hội đây đủ vê vật
chat, lành mạnh và phong phú về tỉnh thân, qua đó tác động vào việc giải
quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước TTBC phải đảm bảo
đễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo và có kha năng phô biến trong xã hội Chu thé của TTBC là nhà báo, cơ quan báo chí Nội dung TTBC là van đề,
sự kiện, tri thức, tư tướng do nhà báo phản ánh từ thực tiễn Đối tượng tiệp nhận TTBC là công chúng bảo chỉ, bao gồm các tầng lớp, nhóm xã
hội khác nhau Do nhu câu, thị hiêu của các đôi tượng công chúng khác nhau nên TTBC cũng phải được truyền tải với hình thức, nội dung khác
nhau, phù hợp với từng loại đối tượng
TTBC được Đang và Nhà nước ta coi trọng và đánh giá cao Đây
không chỉ là kênh thông tin về mọi mặt đời sống xã hội, là một trong những công cụ giúp cho công tác chí đạo, điều hành đất nước đạt hiệu quả
cao, mà còn là nơi đê phản hồi những ý kiến từ nhân dân đối với đường
lối, chính sách cua Đang và Nhà nước, góp phản quan trọng thực hiện dân chu hoá đời sông xã hội TTBC thực sự là phương tiện cung cập trí thức
dự báo sự phat trien, déng thời cũng là động lực thúc đây sự phái triên
1 Dương Xuân Sơn, Đình Văn Hưởng: Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông, Nxb Đại học
Trang 40THONG TIN BÁ0 CHÍ với CƠNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUÂN LÝ | 38
* Phân loại TTBC
TTBC có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau: theo đối
tượng công chúng, cô các loại thông tin: hướng đến tắt cả mọi đối tượng,
đến từng nhóm đối tượng (LĐQL, người dân, cán bộ đảng viên, thanh
niên, phụ nữ, người gia, đồng bảo dân tộc thiểu SỐ, ), theo lĩnh vực phản ảnh, có các loại thông tin: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh- quốc phòng; theo nội dung phản ánh, có các loại thông tin: kính tế, thời sự- chính trị, văn hóa- xã hội, an ninh- quốc phòng, giải trí, đổi ngoại ;
theo mức độ phản ánh, có các loại thông tin: về các sự kiện, hiện tượng diễn ra hàng ngày, kinh nghiệm, khoa học ; theo cấp độ phản ánh, có các loại thông tin: mô tả (là cập độ thông tin đầu tiên, xuất phát điểm,
sự phản ánh chân thực các sự kiện, hiện tượng, van dé về đời sống hiện
thực), phân tích (là thông tin được hình thành trên cơ sở tư duy về những
cái đang có dưới ánh sáng lý tưởng xã hội của nhà báo; những sự kiện,
vấn đề của đời sống hiện thực được mề xẻ, phân giải bởi nhà báo nhằm
tìm ra các mối quan hệ, yếu tố ảnh hưởng, phát hiện nguyên nhân và hệ
quả của chúng), khái quát (là thông tin về bản chất, giá trị của sự kiện, hiện tượng vấn đề trong đời sống; đây là kết quả của sự mô tả, phân tích
các sự kiện, vẫn đề, quá trình, tìm ra những mỗi quan hệ bản chất, xác
định các giá trị của chúng đối với công chúng), hướng dẫn (là thông tin mang lại cho câng chúng những hình dung cụ thê về phương hướng, về phương pháp hành động, về mục đích và khả năng đạt được dựa trên các
điêu kiện hiện thực); theo phương thức thê hiện, loại hình truyện thông, có thông tin trên báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử; theo phạm vi
không gian, có thông tin trong nước và thơng tin ngồi nước; theo cáp độ xit ly, có thông tin trực quan, thông tin đã được xử lý, thông tin tổng hợp; theo tính cập nhật, có thông tin ngày, tuần, tháng, quý, năm
* Đặc điêm TTBC hiện dại
Trong giai đoạn cách mạng khoa học- công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, TTBC có những đặc điểm sau: