7cách làm bạncùngcon
1. 15 phút kể chuyện mỗi ngày
Hầu hết các bé đều thích nghe kể chuyện. Không nhất thiết phải là trước
khi đi ngủ, có thể là lúc bé buồn hay bé đang khóc, những câu chuyện từ
mẹ bao giờ cũng là nguồn an ủi lớn đối với bé!
2. Lắng nghe những câu chuyện của con
Bé đi học, bạn đi làm, một ngày dồn lại còn có bao nhiêu thời gian bên
con? Khi đó, bé có bao nhiêu chuyện để kể: chuyện bạn Bi ở lớp, chuyện
cô dạy bài con cò và vì thế, dù bé còn nói lắp, các câu chuyện chưa thật
gãy gọn, thì cũng hãy lắng nghe thật nghiêm túc.
3. Trò chuyện với con
Quá dễ dàng để nói bé phải làm gì và không được làm gì. Thế nhưng đó
không phải là giao tiếp! Đó là mệnh lệnh. Thay vì nói "Mau vào cất cặp đi,
hãy hỏi: "Ở trường hôm nay có gì vui không?"
4. Chơi cùng bé
Chơi cùngconcũng là cách để mẹ con - bố con gần nhau. Với các em bé
gái, được cùng mẹ chơi búp bê hay đồ hàng là một niềm vui, còn với bé
trai, đá bóng với bố là niềm hãnh diện!"
5. Giữ lời hứa
Khi đã hứa: "Tối nay chúng ta sẽ cùng đi chơi", bạn phải thực hiện điều
đó! Giữ lời hứa là rất quan trọng với con trẻ, nếu hứa mà không làm, bé sẽ
rất buồn và nếu việc này liên tục diễn ra, bạn đã vô tình cho bé thấy, lời
hứa cũng chẳng là gì.
6. Tặng bé sự ngạc nhiên
Thỉnh thoảng khi đi chợ, còn lại chút tiền thừa, sao không thử mua tặng bé
một món quà bất ngờ như một chiếc kem, một cục tẩy hay chiếc gọt bút
chì. Trẻ con sẽ thấy thật tuyệt vời khi bạnlàm chúng ngạc nhiên và vì bé
biết bạn yêu bé.
7. Ngày của bé
Ít nhất hai hoặc ba tuần bạncũng nên dành cho bé một ngày đặc biệt -
Ngày của bé. Ngày bạn sẽ cùng bé nấu ăn, chơi đồ hàng, đạp xe, hay đi
chơi công viên. Hãy cùng với bé làm cho Ngày của bé thật đặc biệt, để bé
luôn háo hức chờ đón!
Bước đầu tiên là hãy cho bé thấy chơi một mình có thể vui thế nào. Quá
trình này có thể bắt đầu từ khi bé chưa biết đi. "Trong một chừng mực
nhất định, tự xoay xở là một kỹ năng cần phải học mới có được, và nếu
lúc nào bạncũng ở bên cạnh thì có thể bé sẽ không bao giờ học được kỹ
năng này," Tiến sĩ Cynthia Chandler, chuyên ngành Giáo dục mầm non,
cho biết. Bạn có thể cho bé vào cũi, hay một khoảng không gian giới hạn
với vài món đồ chơi phù hợp độ tuổi trong khi bạnlàm việc, đọc sách ở
ngay bên cạnh, hay thậm chí là ra khỏi phòng, điều đó sẽ giúp bé phát
triển khả năng tập trung và tự làm mình vui vẻ. Những chiếc trống, lục lạc
và những hình khối đơn giản, nhiều màu sắc, dễ cầm nắm có thể giữ cho
một em bé 6 tháng tự chơi một mình trong vòng 20 phút - vừa đủ thời gian
để bạn nhâm nhi một tách cà phê.
Khi bé đã chập chững biết đi rồi, khoảng không gian và thời gian "chơi
riêng" của bé có thể rộng hơn, nhưng vẫn cần bố mẹ để mắt đến. Bé thấy
thế giới xung quanh thật nhiều điều hấp dẫn và sẽ rất thích thú chơi một
mình với những món đồ chơi yêu thích trong khoảng 15 phút hoặc nhiều
hơn. Khi bé được khoảng 2 tuổi, dần khám phá ra thú vui và niềm đam mê
của bé, bạncũng hãy chia sẻ những đam mê của bạn, những điều bạn
muốn làm một mình và vì sao. Trẻ con thường chịu ảnh hưởng lớn từ
những sở thích của bố mẹ. Chẳng hạn khi thấy bạn khiêu vũ, bé cũng sẽ
nhún nhảy và xoay tròn; khi thấy bạn thường xuyên đọc sách, bé sẽ thấy
điều này thật thú vị và muốn học theo như vậy.
Bạn nên hiểu trong khi nhiều đứa trẻ thường chơi một mình hết sức tự
nhiên, thì cũng có nhiều bé khác cần sự hướng dẫn của bố mẹ. Đừng so
sánh mà hãy giúp đỡ con, dần dần tăng thời gian conbạn tự chơi một
mình. Bạncũng có thể dùng một chiếc đồng hồ hoặc một bộ đếm thời gian
để giải thích với bé rằng bé sẽ chơi một mình trong phòng cho đến khi
chuông báo thức reng reng. Hãy tỏ ra khuyến khích, ủng hộ các trò chơi
hoặc sản phẩm mà con tự hoàn thành, chẳng hạn như "Bé tự xếp được cả
một tòa nhà cơ à, bé giỏi ghê!" để bé tự tin hơn.
. có gì vui không?"
4. Chơi cùng bé
Chơi cùng con cũng là cách để mẹ con - bố con gần nhau. Với các em bé
gái, được cùng mẹ chơi búp bê hay đồ hàng. 7 cách làm bạn cùng con
1. 15 phút kể chuyện mỗi ngày
Hầu hết các bé đều thích nghe