1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - lt (45)

4 935 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 163,29 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 45 Câu 1: (2 điểm) 1. Trình bày được khái niệm và đặc điểm của trái phiếu (0,5 điểm) -Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho người nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là người phát hành với tư cách là người đi vay. Người mua trái phiếu là người cho vay còn gọi là trái chủ - Trái phiếu là chứng khoán nợ, việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn. - Trái phiếu luôn có kỳ hạn thanh toán và được xác định trước. - Lợi tức trái phiếu được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Khi công ty bị thanh lý giải thể, người mua trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước người nắm giữ cổ phiếu. - Người mua trái phiếu là người cho công ty vay, họ không có quyền tham gia vào việc quản lý công ty và nói chung không phải chịu rủi ro của công ty 2. Phân tích được những điểm lợi và điểm bất lợi khi phát hành trái phiếu tại doanh nghiệp (1,5 điểm) a.Những điểm lợi cơ bản khi phát hành trái phiếu: Một là, lợi tức trái phiếu được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Ở hầu hết các nước , lợi tức trái phiếu được xem như một khoản chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này có lợi cho doanh nghiệp do giảm bớt số thuế phải nộp vào Nhà nước (tiết kiệm tiền thuế), tăng thu nhập của các chủ sở hữu. Hai là, lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định Lợi tức trái phiếu thường được xác định trước và thường thấp hơn lợi tức cổ phiếu ưu đãi. Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu lợi nhuận thì việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các trái chủ Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Trái phiếu hấp dẫn công chúng ở mức rủi ro thấp hơn cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi; vì vậy, chi phí cho việc tuyên truyền quảng cáo, phát hành và bán trái phiếu là thấp hơn. Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ Trái chủ là chủ nợ của doanh nghiệp, trái chủ không có quyền biểu quyết. Do vậy, việc phát hành trái phiếu để huy động tăng vốn không ảnh hưởng gì tới quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hiện hành. Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt Khi doanh nghiệp làm ăn thành đạt, khả năng thu lợi nhuận là chắc chắn có thể tăng huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Ngược lại, khi thị trường biến động theo hướng bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn (nếu doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể mua lại). Vì vậy, trái phiếu được doanh nghiệp sử dụng một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả b. Những điểm bất lợi khi phát hành trái phiếu Thứ nhất, buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn Sử dụng trái phiếu buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lợi tức cố định và đúng kỳ hạn cho các trái chủ. Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp không có đủ nguồn tài chính để trang trải lợi tức trái phiếu. Làm tăng hệ số nợ của DN Thứ hai, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp Phát hành trái phiếu chính là huy động thêm vốn vay qua thị trường. Do vậy việc tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu sẽ làm tăng hệ số nợ và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Điều này một mặt có thể nâng cao thu nhập của chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, cũng làm tăng nguy cơ rủi ro, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Thứ ba, phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn Phát hành trái phiếu là sử dụng nợ vay có kỳ hạn hoàn trả, do vậy doanh nghiệp buộc phải lo việc hoàn trả tiền vay đúng kỳ hạn. Nếu một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao động thất thường, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đưa doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản. Thứ tư, sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài Tác động của việc sử dụng nợ dưới hình thức trái phiếu tới doanh nghiệp mang tính hai mặt: Một mặt, nó đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; mặt khác, nó lại trở thành nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng trái phiếu có thể giúp doanh nghiệp tăng vốn thực hiện các dự án đầu tư mở rộng kinh doanh, nhưng nếu việc đầu tư của doanh nghiệp không đúng hướng hoặc trong bối cảnh của thị trường có sự biến động theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp như: Giá trị tiền tệ tăng lên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc phải hoàn trả lợi tức và một số nợ lớn trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Thứ năm, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp cũng có giới hạn nhất định Các doanh nghiệp không thể để hệ số nợ vượt quá xa mức thông thường của doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh (hệ số nợ trung bình của ngành) – đó là giới hạn an toàn về mặt tài chính các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong tổ chức nguồn vốn của mình. Do đó, hệ số chính là yếu tố đặt giới hạn cho khả năng vay nợ nói chung, cũng như việc sử dụng trái phiếu nói riêng của doanh nghiệp. Câu 2: ( 5 điểm) 1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu L và K của năm kế hoạch (3 điểm) - Nhu cầu vốn lưu động trong kỳ báo cáo (V obq ) là: Vobq = (160/2 + 130 + 120 + 150 + 160/2 )/4 = 140 (triệu) (0,25 điểm) - Mức luân chuyển vốn lưu động ở kỳ báo cáo (Mo) : M 0 = Mo = 2130 - 450 = 1680 (triệu đồng) (0,25 điểm) - Số lượng tồn kho cuối kỳ báo cáo : 5000 + 2.000 – 4.000 = 3.000 ( sản phẩm) (0,25 điểm) - Số lượng tiêu thụ trong kỳ kế hoạch là: = 3.000 + 20.000 – 20.000x10% = 21.000 (sản phẩm) (0,25 điểm) - Số lần luân chuyển vốn lưu động ở kỳ báo cáo là: (Lo): Lo = Mo/Vobq = 1680/140 = 12 (lần) (0,25 điểm) - Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong kỳ báo cáo (Ko) là: Ko = 0 360 M xVobp = Ko = (140 x 360) / 1680 = 30 (ngày) (0,25 điểm) - Mức luân chuyển vốn lưu động ở kỳ kế hoạch (M1): (0,25 điểm) M1 = 21.000 x 0.1 = 2.100 (triệu đồng) - Số ngày luân chuyển vốn lưu động trong kỳ kế hoạch là(K1) K1 = K0 -10 =20 (ngày) - Tỷ lệ tăng giảm ngày luân chuyển vốn lưu động ở kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo là: T% = (K1 – Ko)/Ko = (20 -30)/30 = - 33.33% (0,5 điểm) - Nhu cầu vốn lưu động trong kỳ kế hoạch là (V nc ) Vnc = 140 x (2100 /1680) x (1 -33,33%) = 116,67 (triệu đồng) (0,25 điểm) hoặc (V nc = (M 1 *K 1 )/360 = (2.100*20)/360 = 116,67 (triệu đồng) (0,5 điểm) - Vòng quay vốn lưu động ở năm kế hoạch là (L1): K 1 = 1 360 L vậy L 1 = 360/K 1 =360/20 = 18 (L) 2. Mức tiết kiệm tương đối do tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động: (1 điểm) M tkld = (M 1 /360) (K 1 – K 0 ) = (2.100/360)(20-30) = - 58.33( triệu) 3. Xác định tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh của doanh nghiệp.(2 điểm) - Giá thành toàn bộ tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch là: GTGB = 1500 – 150x3% = 1455 (triệu đồng) - Lợi nhuận trước thuế của kỳ kế hoạch là: = M 1 – GTGB = 2.100 – 1455 = 645 (triệu đồng) - Vốn cố định đầu kỳ kế hoạch là: = NGTSCĐ – KHLK = =1600 - 400 = 1200 (triệu đồng) - Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ kế hoạch là: =1600+600+420-200-100=2320 (triệu đồng) - Khấu hao lũy kế cuối kỳ kế hoạch là: =400+500-200*70%-100*70% = 690 (triệu đồng) - Vốn cố định cuối kỳ là: = NGTSĐ – KHLK =2320 - 690 = 1630 (triệu đồng) - Vốn cố định bình quân trong kỳ kế hoạch là: = (1200 + 1630)/2 =1415 (triệu đồng) - Nhu cầu vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch (V bp ) là: = (M 1 /L 1 ) = 2.100/18 = 116.67 (triệu đồng) - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh của kỳ kế hoạch là: =645/(1415 + 116,67) = 42,11% . Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012) NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA KTDN. điểm) -Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và

Ngày đăng: 17/03/2014, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN