NGUYÊN TẮCTRUYỀNTHÔNG VỚI CON
Chúng ta sinh con ra nhưng không hẳn là hiểu hết con, biết cách trò
chuyện, truyềnthôngvới con. Nếu không "bắt chuyện" được với trẻ,
khoảng cách giữa con và cha mẹ sẽ ngày càng lớn và đến một lúc nào đó,
khi gặp chuyện, chúng sẽ không tìm cha mẹ để giãi bày. Bạn có chắc rằng
đáp án con mình nhận được từ người khác là chính xác, hợp lý và hướng
đến điều tốt đẹp? Làm thế nào để trẻ thấu hiểu tâm tư, tình cảm, suy nghĩ,
khúc mắc của con? Lời khuyên rất đơn giản: Hãy là người truyềnthông tốt
đối với trẻ! Để làm được điều này, cha mẹ cần nắm vững các nguyên tắc
truyền thông với con cái
Bình đẳng trao đổi để có được sự đồng ý và hợp tác
Trong xã hội ngày nay, ở tất cả mọi nơi, người ta luôn khuyến khích đàm
phán, tránh xung đột, tranh chấp khi giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa
đôi bên. Thế nhưng điều cha mẹ ít nhận ra là trong gia đình, chúng ta luôn
là người phán xét, khuyên bảo hoặc can dự khi nói chuyện với con. Cha
mẹ ít khi nào trao đổi bình đẳng vớicon khi đưa ra một quyết định nào đó.
Trẻ thường hiếu động, chúng luôn muốn chạy nhảy, la hét, phá phách
nhất là khi có bạn cùng chơi. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, về tới nhà
mà còn bị "tra tấn" bởi những trò "siêu nhân bắt cướp", trốn tìm, bắn
nhau của lũ trẻ chắn chắn bạn sẽ điên đầu rồi bắt chúng ngừng chơi, lấy
sách vở ra học hoặc phạt ngồi im Điều này khiến trẻ tức thời sợ bạn
nhưng chỉ cần bạn quay đi làm việc gì đó, chúng lại tiếp tục "cuộc chiến"!
Trong trường hợp này cha mẹ nên cùng con "ngồi vào bàn đàm phán",
bạn đưa ra quy định "con được phép chơi vào lúc nào trong ngày, chơi
bao lâu, sau đó học những gì, làm những gì". Hãy tham khảo ý kiến của
trẻ để tìm được sự đồng thuận, tránh áp đặt lên con. Một khi trẻ thấy ý
kiến của chúng được tôn trọng, chúng sẽ tự giác tuân theo các quy định.
Và để thực thi quy định này không chỉ cần sự tự giác của con mà luôn cần
sự giám sát của cha mẹ.
Phạt và thưởng phải luôn song hành. Nếu trẻ vi phạm lần đầu, hãy nhắc
nhở. Các lần vi phạm sau mức độ phạt sẽ tăng lên, có thể là viết kiểm
điểm, không được chơi món đồ chúng thích Nếu trẻ thực hiện tốt, chúng
sẽ được khen, được tặng món đồ chơi nho nhỏ, được dẫn đi chơi công
viên cuối tuần
Quyết định của cha mẹ nên trước sau như một, hãy giữ lời hứa với
trẻ
Cháu gái 3 tuổi lên chơi, tôi hứa mua cho bé những trái bóng bay (để thổi)
nhưng một, rồi hai ngày, tôi quên mất. Ngày thứ ba, khi sắp ra về, bé vẫn
nhắc "Dì chưa mua bong bóng cho con". Bé tuy nhỏ nhưng sẽ rất nhớ điều
chúng ta hứa mà không làm! Vì thế đừng vì lý do này hay lý do khác mà
quên đi điều chúng ta đã nói với chúng. Nếu quên hoặc chưa làm được,
hãy xin lỗi và cố gắng thực hiện lời hứa của mình, đừng khiến trẻ mất đi
niềm tin ở những người làm cha, làm mẹ
Giữ lời hứa với trẻ là điều rất khó, vì thế hãy cân nhắc trước khi hứa, đừng
hứa bừa! Nếu đã nói "sẽ dẫn con đi chơi Sở Thú" thì hãy cố gắng sắp xếp
thời gian để cho trẻ đi chơi. Hãy chơi hết mình, dành thời gian trọn vẹn khi
được bên con, đừng để bất kỳ cuộc hẹn, công việc nào xem vào giữa cha
mẹ và con. Nếu là việc "chẳng thể đừng" hãy xin lỗi con và dời lịch tới một
ngày cụ thể nào đó và dẫn con đi, đừng nói "để cuối tuần" mà không thể
chắc chắn đó là cuối tuần nào. Những giây phút cùng mẹ đi xe lửa, cùng
cha thả diều trên cánh đồng sẽ là những ký ức rất đẹp bạn cần nuôi
dưỡng cho con bằng cách giữ đúng lời hứa của mình
Đừng ngần ngại trả lời câu hỏi của trẻ để qua đó dạy trẻ cách hỏi
Một em học sinh lớp 4 cạnh nhà hỏi tôi "Cô ơi, hành kinh là gì vậy cô?".
Tôi hơi bất ngờ với câu hỏi đó! Thế hệ tôi, lớp 10 mới được cô giáo giảng
giải thế nào là chu kỳ kinh nguyệt một cách rất khái quát, vậy mà em mới
học lớp 4 thôi đã thắc mắc chuyện này rồi! Tôi giảng giải tỉ mỉ cho em vì
sao có hiện tượng đó, cách giữ vệ sinh thế nào và khuyên em nên hỏi
thêm mẹ. Hôm sau tôi nhận được câu trả lời "Cô ơi, mẹ con kêu là hỏi chi
ba chuyện linh tinh đó!".
Có những chuyện người lớn chúng ta cho là linh tinh, là không đáng quan
tâm, tầm phào, là không nên biết, là thế nọ, thế kia. Điều đó hoàn toàn
phản tác dụng bởi điều gì "bí mật" sẽ càng khiến con người tò mò muốn
biết hơn hết. Trẻ ngày nay phát triển sớm hơn, dậy thì sớm hơn các thế
hệ trước là điều đương nhiên. Nếu cha mẹ trốn tránh trả lời các câu hỏi
kiểu "Làm sao có con ở trong bụng mẹ" thì trẻ sẽ tự đi tìm cho mình câu
trả lời. Và ai biết trước được chuyện gì sẽ xảy ra
Có những câu hỏi cha mẹ không trả lời được, hãy hứa vớicon sẽ tìm hiểu
hoặc đưa con đến gặp người có chuyên môn trong lĩnh vực đó để tìm lời
giải đáp. Đừng trốn tránh trả lời những câu hỏi có vẻ "tế nhị" đó, trẻ rất cần
những kiến thức cơ bản phát sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày của
chúng. Và khi trả lời câu hỏi của trẻ, hãy khuyến khích "Con cứ hỏi nếu
thấy chưa hiểu hay còn thắc mắc, cha/mẹ sẽ cố gắng giải đáp". Điều này
tạo nên sự tin tưởng cần thiết để trẻ mạnh dạn nói ra những suy nghĩ của
mình
. NGUYÊN TẮC TRUYỀN THÔNG VỚI CON
Chúng ta sinh con ra nhưng không hẳn là hiểu hết con, biết cách trò
chuyện, truyền thông với con. Nếu không. của con? Lời khuyên rất đơn giản: Hãy là người truyền thông tốt
đối với trẻ! Để làm được điều này, cha mẹ cần nắm vững các nguyên tắc
truyền thông với con