1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đáp án đề thi lí thuyết tốt nghiệp khóa 3 - điện tử dân dụng - mã đề thi đtdd - lt (30)

4 302 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA ĐTDD – LT30 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Thông thường mạch đa hài phi ổn là mạch đối xứng nên 2 transistor cùng loại và các linh kiện điện trở, tụ điện phải có cùng trị số. Tuy là cùng loại, các linh kiện có trùng trị số nhưng không thể giống nhau một cách tuyệt đối. Điều này sẽ làm cho 2 transistor trong mạch dẫn điện không đều nhau. Khi được cấp điện thì sẽ có một transistor dẫn điện mạnh hơn và một transistor dẫn điện yếu hơn. Nhờ có tác dụng hồi tiếp dương từ cực C/Q2 về cực B/Q1 và từ cực C/Q1 về cực B/Q2 sẽ làm cho transistor dẫn mạnh hơn tiến dần đến bão hoà, transistor dẫn yếu hơn tiến dần đến ngưng dẫn.Giả thiết Q1 dẫn mạnh hơn, tụ C 1 nạp điện qua R C2 làm cho dòng I B1 tăng cao nên Q1 dẫn bão hoà. Khi Q1 dẫn bão hoà, dòng I C1 tăng và V C1 = V CEsat = 0,2V, tụ C 2 xả điện qua R B2 và Q1. Khi tụ C 2 xả điện, điện áp âm trên tụ C 2 đưa vào cực B/Q2 làm Q2 ngưng dẫn. Thời gian ngưng dẫn của Q2 chính là thời gian tụ C 2 xả điện qua R B2 . Sau khi tụ C 2 xả xong, cực B/Q2 lại được phân cực nhờ R B2 nên Q2 dẫn bão hoà làm V C2 = V CEsat = 0,2V. Điều này làm tụ C 1 xả điện qua R B1 và điện áp âm trên tụ C 1 đưa vào cực B/Q1 làm Q1 ngưng dẫn. Lúc đó, tụ C 2 lại nạp điện qua R C1 làm dòng I B2 tăng cao và Q2 bão hoà nhanh.Thời gian ngưng dẫn của Q1 chính là thời gian tụ C 1 xả điện qua R B1 . Sau khi tụ C 1 xả điện xong, cực B/Q1 lại được phân cực nhờ R B1 nên Q1 trở lại trạng thái dẫn bão hoà. Hiện tượng này được lặp đi lặp lại tuần hoàn. 0.5 đ 1 đ 0.5 đ 2 Khi ta sửa chữa bệnh mất ánh sáng trên màn hình, mặc dù máy đã có đèn báo nguồn, khi đó ta cần phải dựa vào các điều kiện cần thiết để cho màn hình sáng được để kiểm tra: các điều kiện đó là:  Có điện áp HV cung cấp cho Anôt  Có điện áp G2 cung cấp cho lưới G2  Có điện áp Heater cung cấp cho sợi đốt.  Điện áp trên 3 Katôt < 150V , nếu áp trên 3 katôt > 150V thì phải tăng cao G2. Trong 3 điều kiện đầu gắn liền với sự hoạt động của cao áp vì vậy đa số hiện tượng mất ánh sáng là do cao áp không hoạt động. Nếu như các yếu tố trên đã thoả mãn màn hình vẫn không sáng thì kết luận => Hỏng đèn hình. 1 đ 1 đ 3 Sơ đồ khối máy VCD Chức năng các khối 1. Hệ cơ: Bao gồm hệ thống thu nhận đĩa (open/close), quay đĩa, điều chỉnh mắt đọc (laser-pickup), nâng đĩa, các switch nhận dạng vị trí của đĩa. 2. Khối laser-pickup Bao gồm các photodiode phát tia laser lên đĩa và nhận tia phản xạ. 3. Mạch RF.Amp Khuếch đại các tín hiệu nhận được từ khối laser-pickup 1 đ 2 đ Laser pickup Power Supply 4. Khối DSP (Digital Signal Process): Khối này dùng để xử lý tín hiệu số nhận được từ đĩa sau khi đã được mạch RF.amp khuếch đại. 5. Khối DAC (Digital – Analog Converter): Mạch chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự. 6. Khối âm tần: Khuếch đại tín hiệu âm tần sau khi đã được giải để xuất ra ngõ output audio 7. Khối điều khiển và hiển thị: Xuất các dữ liệu báo chế độ ra màn hình hiển thị LCD 8. Khối servo: Dùng để điều chỉnh độ hội tụ, độ nghiêng của tia laser. Điều chỉnh tốc độ quay của đĩa, sự dịch chuyển của laser-pickup 9. Khối MDA (manufacturing defect analysis): Phân tích sai số của các mạch servor để điều khiển. Đối với tín hiệu loại nào (Foucus, Tracking) thì nó sẽ cho ra tín hiệu điều khiển loại đó. 10. Mạch giải nén tín hiệu hình (MPEG-VIDEO DECORE): Sử dụng các chương trình giải được lưu trữ sẵn trong ROM, kết hợp với IC vi xử lý để chuyển đổi các tín hiệu số nhận được từ mạch RF.Amp thành tín hiệu tương tự của hình ảnh. 11. Mạch giải tín hiệu RGB và video.Amp: Từ tín hiệu tương tự của hình ảnh đã được giải mã, khối này lại tiếp tục giải để tái tạo lại các tín hiệu R, G, B và đường chói Y trước khi chuyển đến ngõ ra. Đồng thời có thể gởi vào đây tín hiệu sóng mang cao tần dùng làm tín hiệu RF, để chuyển đến máy thu theo đường Anten. 12. Mạch giải nén tín hiệu tiếng (MPEG-AUDIO DECORE): Mạch này làm việc tương tự mạch MPEG-Video decode, nhưng tín hiệu ở ngõ ra là tín hiệu tiếng đã được khuếch đại và phân thành 2 kênh (trái, phải) riêng biệt. 13. Bộ nhớ RAM, ROM: Các bộ nhớ lưu trữ dữ liệu trong quá trình máy hoạt động. Tuỳ theo từng chức năng, nhiệm vụ của mạch sử dụng loại bộ nhớ thích hợp. 14. Mạch vi xử lý chủ (Host P µ ): Đây là khối xử lý toàn bộ các hoạt động của VCD. 15. Khối nguồn cung cấp (Power Supply): Biến đổi điện áp xoay chiều 220VAC thành điện áp 1 chiều để nuôi các mạch trong máy. Có 2 loại nguồn: - Nguồn tuyến tính - Nguồn ngắt mở. Cộng (I) 7 đ II. Phần tự chọn, do trường biên soạn ……………ngày ……tháng …….năm DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI . do-Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012) NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA ĐTDD – LT3 0 Câu. chữa bệnh mất ánh sáng trên màn hình, mặc dù máy đã có đèn báo nguồn, khi đó ta cần phải dựa vào các điều kiện cần thi t để cho màn hình sáng được để kiểm

Ngày đăng: 17/03/2014, 19:53

w