1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề thi thực hành nghề hàn tốt nghiệp cao đẳng khóa 2 năm ( 2008 - 2011) -mã đề thi h - th (2)

5 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 02 Hình thức thi: Tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI PHẦN 1: PHẦN BẮT BUỘC Câu 1 (02 điểm): Nêu thực chất, đặc điểm và công dụng của phương pháp hàn TIG? Câu 2 (02 điểm): Trình bày các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay? Thế nào là đường đặc tính ngoài của máy hàn? Câu 3 (03 điểm): Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn khi hàn hồ quang tay? Nguyên nhân và cách phòng ngừa? PHẦN 2: PHẦN TỰ CHỌN (03 điểm) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc o0o ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 02 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (02 điểm) * Thực chất: Hàn TIG (tungsten inert gas) là quá trình hàn bằng điện cực không nóng chảy, trong môi trường khí bảo vệ là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp của Ar + He) có tác dụng ngăn cản những tác động có hại của ôxy và nitơ trong không khí và ổn định hồ quang. 0.2 0.4 * Đặc điểm : - Tạo ra mối hàn có chất lượng cao đối với hầu hết kim loại và hợp kim 0.2 - Nhiệt tập trung cao cho phép tăng tốc độ hàn, giảm biến dạng. 0.2 - Có thể tự động hóa khi hàn. 0.2 - Mối hàn không phải làm sạch sau khi hàn vì không có xỉ và không có kim loại bắn tãe 0.2 - Dễ quan sát bể hàn. 0.2 - Hàn được mọi vị trí trong không gian. 0.2 * Công dụng : Hàn TIG được áp dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt rất thích hợp trong hàn thép hợp kim cao, kim loại màu và hợp kim của chúng. 0.2 Câu 2 (02 điểm) * Các yêu cầu đối với máy hàn điện hồ quang tay: - Điện áp không tải (U 0 ) của máy hàn phải đủ để gây và duy trì hồ quang cháy ổn định nhưng không được quá cao ( tối đa U 0 ≤ 80V) để không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cụ thể: + Đối với nguồn điện hàn xoay chiều: U 0 = (55 ÷ 80)v; U h = (25 ÷ 45)v. + Đối với nguồn điện hàn một chiều: U0 = (30 ÷ 55)v; U h = (16 ÷ 35)v. 0.4 - Máy hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài là đường cong dốc liên tục, khi điện áp có sự biến thiên theo sự thay đổi của chiều dài hồ quang thì cường độ dòng điện hàn thay đổi ít. 0.4 - Khi hàn hồ quang tay hiện tượng ngắn mạch xảy ra làm cho cường độ dòng điện hàn lớn có thể gây cháy máy. Do vậy máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch: I 0 ≤ ( 1,3 ÷ 1,4)I đm . 0.4 - Máy hàn hồ quang tay phải điều chỉnh được nhiều chế độ hàn khác nhau. - Máy hàn hồ quang tay phải có kích thước và khối lượng càng nhỏ càng tốt, hệ số công suất hiệu dụng cao. 0.4 * Đường đặc tính ngoài của máy hàn là đường thể hiện mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế của máy hàn (vẽ đường đặc ngoài của máy hàn hồ quang tay) 0.4 Câu 3 (03 điểm) 1. Nứt. Nứt là sự phá hủy cục bộ liện kết hàn ở trạng thái rắn, được xem là khuyết tật nguy hiểm nhất. Chúng suất hiện trong kim loại cơ bản và kim loại mối hàn. 0.2 a. Nguyên nhân: - Hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho trong kim loại vật hàn hoặc trong kim loại que hàn quá nhiều. 0.2 - Co ngót và sự biến đổi tổ chức hay thay đổi thể tích khi kim loại chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. - Nhiệt độ phân bố không đều khi nung nóng và làm nguội vật hàn. b. Biện pháp phòng ngừa: - Chọn vật liệu hàn có hàm lượng lưu huỳnh và phốt pho thấp, đồng thời chọn que hàn có tính chống nứt tốt. - Chọn quy trình hàn thích hợp. 0.2 2. Rỗ hơi. Là khoảng không gian tồn tại trong phần kim loại mối hàn. Chúng xuất hiện trong kim loại mối hàn. 0.2 a. Nguyên nhân - Hàm lượng cácbon trong kim loại vật hàn hoặc trong lõi thép que hàn quá cao, khả năng đẩy ôxy của que hàn kém. - Dùng que hàn bị ẩm, trên mặt của đầu nối có nước dầu bẩn, gỉ sắt - Tốc độ hàn lớn, bể hàn nguội nhanh. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Dùng que hàn có hàm lượng cácbon thấp, khả năng đẩy ôxy tốt. - Trước khi hàn, que hàn phải sấy khô và bề mặt vật hàn phải làm sạch triệt để. - Chọn tốc độ hàn thích hợp. 0.2 3. Lẫn xỉ: Là các tạp chất phi kim loại không kịp nổi lên bề mặt mối hàn khi đông đặc. 0.2 a. Nguyên nhân - Dòng điện hàn quá nhỏ nên không đủ nhiệt lượng làm cho tính lưu động của bể hàn bị hạn chế. - Bề mặt vật hàn chưa được làm sạch triệt để. - Làm nguội mối hàn quá nhanh. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Tăng dòng điện hàn cho thích hợp. 0.2 - Triệt để chấp hành công tác làm sạch bề mặt vật hàn. - Hạn chế tốc độ nguội của mối hàn. 4. Hàn không ngấu là những bất liên tục do không có sự liên kết cấu trúc tại giao diện giữa kim loại cơ bản và kim loại mối hàn hoặc giữa các lớp hàn. 0.2 a. Nguyên nhân - Khe hở đầu nối và góc vát quá nhỏ nên kim loại cơ bản khó nóng chảy. - Nhiệt lượng hồ quang không đủ. - Góc độ que hàn hoặc cách dao động que hàn không hợp lý. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Lắp ráp liên kết hàn đúng kỹ thuật. - Tăng cường độ dòng điện hàn và giảm chiều dài hồ quang. - Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp. 0.2 5. Khuyết cạnh là chỗ kim loại cơ bản bị lõm xuống thành rãnh không đều nằm dọc theo mép đường hàn. 0.2 a. Nguyên nhân: - Dòng điện hàn lớn, hồ quang quá dài. - Góc độ que hàn và cách dao động que hàn không hợp lý. 0.2 b. Biện pháp phòng ngừa: - Chọn chế độ hàn hợp lý. - Điều chỉnh góc độ và cách dao động que hàn thích hợp. 0.2 . - Hạnh phúc o0o ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: HLT 02 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu. do - Hạnh phúc o0o ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II NGHỀ HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ MÃ ĐỀ: H - LT 02 Hình thức thi: Tự luận Thời gian:

Ngày đăng: 17/03/2014, 19:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w