Khám BệnhHữuHiệu
BS Nguyễn Văn Đức , Kiều bào Mỹ
Bạn thấy nhiều lúc bác sĩ bận tíu tít. Bạn vào khám, thấy bác sĩ, ngoài chuyện hỏi
và khámbệnh kỹ cho bạn, còn soát lại hồ sơ xem những thử máu nào đến kỳ phải
làm lại cho bạn, trên 50, bạn đã đi soi ruột già chưa, khám nhiếp hộ tuyến chưa ;
nếu là phụ nữ, đã đến lúc nhắc bạn khám và chụp lại phim vú, khám phụ khoa
chưa.
Những bác sĩ đàng hoàng không phát thuốc ào ào theo ý người bệnh muốn, song
làm đúng sách vở, đúng chức năng của người bác sĩ, vừa chữa trị, vừa thi hành y
khoa phòng ngừa. Thấy tội nghiệp bác sĩ, bạn có thể giúp bác sĩ bằng nhiều cách.
Mang thuốc theo
Bạn đem theo tất cả các thuốc đang dùng, kể cả những thuốc mua không cần toa.
Trong lúc chờ bác sĩ, bạn bày sẵn thuốc trên bàn, để khi vào, liếc mắt qua, bác sĩ
đã nắm vững ngay một số vấn đề của bạn. Thuốc là ngôn ngữ không lời vô cùng
hữu ích cho bác sĩ.
Bạn mới đến khám bác sĩ lần đầu, bác sĩ muốn biết bạn đang dùng những thuốc gì,
cho ngày nào, liều lượng của thuốc, số lượng, cách dùng, tên người bác sĩ cho
thuốc đề trên chai thuốc, những điều hết sức quí báu giúp vào sự định bệnh. Biết
bạn đang dùng thuốc gì, bác sĩ nào cho, bác sĩ có thể đoán biết bạn đang có những
vấn đề nào. Thuốc là những đại diện quan trọng của chúng ta, nhất là trong trường
hợp khẩn cấp. Nhìn thuốc dùng, bác sĩ hiểu vấn đề của chúng ta nhanh hơn, sâu xa
hơn.
Dù đi khám đã lâu, chúng ta đã quen biết nhau nhiều, nhưng mỗi lần đến khám,
bạn cũng nên đem theo các lọ đựng thuốc bạn đang dùng. (Xin đừng để lẫn lộn
thuốc nọ vào lọ kia, và nên mang theo những lọ thuốc mới nhất, thay vì những lọ
đã cũ từ năm xửa năm xưa.) Thuốc men nguy hiểm, trường hợp có sự sai lầm. Mà
lầm lẫn trong y khoa xảy ra hoài: bận rộn quá, bác sĩ ghi tên thuốc, phân lượng
thuốc trong hồ sơ sai, hoặc người giúp bác sĩ chép thuốc, phân lượng thuốc vào toa
sai, hoặc dược sĩ đọc sai tên thuốc, phân lượng, hoặc bạn về nhà uống thuốc sai,
không đúng chỉ dẫn (nên thuốc trong chai còn nhiều quá, hoặc ngược lại, hết trước
kỳ hạn), nếu bạn không đem chai, lọ thuốc đến, bác sĩ không thể biết có sự lầm lẫn
hay không, và lầm lẫn nếu có, xảy ra trong khâu nào. Nhìn thuốc trong chai, bác sĩ
cũng biết bạn còn nhiều hay sắp hết thuốc, không phải luôn miệng hỏi: “Thuốc này
anh còn hay sắp hết, còn được bao lâu, thuốc này, thuốc này, thuốc này ”.
Rồi mỗi bảo hiểm, mỗi chương trình thuốc của Medicare (Medicare Part D Drug
Plan) lại có một tủ thuốc riêng, cho thuốc này song không cho thuốc nọ, bác sĩ
không tài nào biết hết được. Bác sĩ biên một thuốc, nhà thuốc có thể đổi thuốc khác
tương đương trong tủ thuốc của bảo hiểm, chương trình thuốc, nếu bạn không đem
lọ thuốc đến, bác sĩ chẳng biết, cứ tiếp tục biên một thuốc không phải thuốc bạn
đang dùng. (Tên thuốc biên trong hồ sơ khác với thuốc bạn thực sự đang uống, có
chuyện gì xảy ra, bác sĩ mệt với luật sư lắm.) Rồi bảo hiểm, chương trình thuốc
này chỉ cho thuốc tháng một, bảo hiểm, chương trình kia cho thuốc mỗi 2 tháng,
mỗi 3 tháng, cứ loạn cả lên, không biết đâu mà lần, xin bạn vui lòng giúp bác sĩ đỡ
điên đầu bằng cách đem theo các chai, lọ thuốc mỗi khi đến khám bệnh, bác sĩ nhìn
chai thuốc nhà thuốc đưa bạn lần trước, rồi cứ thế mà làm, nhanh lắm.
Xin nhớ, mắt thấy tai nghe, nhìn bằng mắt nhanh hơn nghe bằng tai, với các lọ
thuốc bạn mang theo, nhìn chúng, bác sĩ suy nghĩ mau lẹ hơn.
Y phục, cell phone
Trong lúc chờ bác sĩ, bạn cởi bớt áo ngoài, sửa soạn sẵn, để khi bác sĩ vào, có thể
nhanh nhẹn bắt tay ngay vào việc thăm khám.
Nếu có thể, bạn ăn mặc giản dị, rộng rãi, tay áo, ống quần có thể xắn lên dễ dàng.
Quần jeans tuy tiện cho bạn thật đấy, lại hợp thời trang, nhưng không tiện cho bác
sĩ tí nào, khi bác sĩ phải khám một vết thương ở đầu gối của bạn chẳng hạn. Loại y
phục quần áo nối nhau liền một mảnh lại càng gây khó khăn.
Mang theo điện thoại cầm tay, bạn nhớ tắt điện thoại, kẻo có lúc điện thoại reo
vang, cản trở việc thăm khám, vì bác sĩ phải ngừng lại chờ bạn trả lời điện thoại.
Kể bệnh mạch lạc
Việc kể bệnh mạch lạc rất quan trọng, giúp bác sĩ định bệnh mau chóng.
Bạn đi khám có thể vì nhiều triệu chứng hay mục đích cùng lúc. Ai cũng mong bác
sĩ giúp giải quyết hết mọi vấn đề của mình, song, vì thời giờ dành cho mỗi người
bệnh có hạn, nên chỉ có thể giải quyết được cùng lắm 2, 3 vấn đề trong một buổi
thăm khám.
“Hôm nay tôi đến khám bác sĩ vì 3 chuyện, chuyện thứ 1 là tôi sắp sửa hết các
thuốc uống (đây tôi để sẵn các lọ thuốc trên bàn cho bác sĩ xem cho nhanh),
chuyện thứ 2 là nhờ bác sĩ coi lại cái nốt ruồi này xem nó có lớn hơn 6 tháng trước
không, và chuyện thứ 3 là 1 tuần qua, tôi bị ho dữ quá, nó thế này, thế này ”.
Khi kể bệnh, bạn nên kể tất cả các vấn đề trước khi bác sĩ bắt tay vào việc thăm
khám cho bạn như trên, đừng chờ bác sĩ khám xong xuôi rồi, mới kể vấn đề khác,
rồi chờ bác sĩ khám xong lần này, lại vấn đề khác nữa. Làm vậy, bác sĩ phải khám
lại bạn cho vấn đề thứ 2, rồi lại khám nữa cho vấn đề thứ 3, thay vì nắm vững tất
cả các vấn đề bạn kể ngay từ đầu, và nhanh chóng thăm khám bạn một lúc cho tất
cả các vấn đề bạn quan tâm.
Khi kể bệnh, bạn theo thứ tự thời gian: bệnh bắt đầu khi nào, các triệu chứng ra
sao, định bệnh của các bác sĩ trước, các cách điều trị từ trước đến giờ, cách điều trị
nào cho hiệu quả tốt, cách nào không, Nền y khoa Hoa Kỳ là một nền y khoa
định lượng, dựa trên nền tảng các con số để suy luận. Bạn nên cố gắng diễn tả
chính xác bằng con số. Thí dụ, thay vì kể “đau lâu rồi, đau từ hồi còn ở Việt Nam”,
bạn nên kể “đau 3 ngày, đau từ 4 tháng trước, hay đau đã 6 năm ” Hoặc khi được
hỏi “bao lâu đau một lần?”, thay vì trả lời “đau hoài à, lâu lâu mới đau một lần”,
bạn nên trả lời “đau khoảng 1, 2, 3, lần mỗi tuần, mỗi tháng hay mỗi năm”. Nếu
bạn có thể viết đầy đủ các triệu chứng ra trên giấy, và vào những lúc nhàn rỗi, lẩm
nhẩm thực tập kể bệnh trước ở nhà, lại càng quí.
Lấy hẹn
Ði hớt tóc, chúng ta cần gọi lấy hẹn, thì đi khám bác sĩ, chúng ta cũng nên gọi lấy
hẹn để đến và vào khám đúng giờ đúng giấc ( và nếu không giữ được hẹn đến
khám, cũng xin gọi cho văn phòng biết để bỏ cái hẹn, văn phòng dành khoảng thời
gian này cho người khác ). Ở Mỹ, làm việc kiểu Mỹ, lớp lang thứ tự, không nên
khám bệnh kiểu ngồi chờ, đến trước vào trước, đến sau vào sau coi kỳ lắm (khiến
nhiều người bận đi làm cũng phải ngồi chờ dài cổ).
Lấy hẹn đàng hoàng giúp bác sĩ dành trọn vẹn 10-15 phút để hỏi, khám cho bạn,
ghi chép hồ sơ, biên toa, giải thích cách dùng thuốc, trả lời các câu hỏi của bạn,
xem xét lại các kết quả thử máu, chụp phim của bạn, đồng thời xem bạn đã đến hạn
kỳ phải soi lại ruột già, chụp phim vú, khám phụ khoa, v.v. chưa để còn nhắc bạn.
Tất cả những việc này làm sao mà thực hiện xong chỉ trong vòng vài phút. Có họa
khám bệnh kiểu muốn gì cho nấy, không hỏi, không khám, không ghi chép hồ sơ
(hoặc tối đem hồ sơ về nhà bịa chuyện sau), chỉ biên toa theo ý người bệnh muốn.
Ði khám bệnh, nên làm thế nào để buổi khámbệnh nhanh chóng và hữu hiệu, bạn
hài lòng mà bác sĩ cũng vui. Không khó: bạn lấy hẹn đi khám, mang thuốc theo,
mặc quần áo giản dị, điện thoại cầm tay thì tắt trước khi vào phòng khám, và kể
bác sĩ nghe mọi chuyện trước khi bác sĩ bắt tay vào việc thăm khám. Cám ơn bạn
nhé.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Chuyên Khoa Nội Thương
. Khám Bệnh Hữu Hiệu
BS Nguyễn Văn Đức , Kiều bào Mỹ
Bạn thấy nhiều lúc bác sĩ bận tíu tít. Bạn vào khám, thấy bác sĩ, ngoài chuyện hỏi
và khám. khám, không ghi chép hồ sơ
(hoặc tối đem hồ sơ về nhà bịa chuyện sau), chỉ biên toa theo ý người bệnh muốn.
Ði khám bệnh, nên làm thế nào để buổi khám