1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

phê bình, có hay không cần tư cách

4 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

Phê bình, hay không cần cách? Photo by: david-plus-1 Tôi sẽ không làm một việc trẻ con là lên Google tìm định nghĩa từ “phê bình” rồi copy vào bài viết này, chỉ là chúng ta phê bình và nghe phê bình hàng ngày hàng giờ phát chán rồi, nên thiết nghĩ ta cần dừng lại đôi chút mà ngẫm về bản chất của vấn đề thường nhật này. Bản chất của phê bình, tôi nghĩ cũng đơn giản thôi-sự thật, dù đó là thứ sự thật khó nghe đến thế nào, nếu ngoài sự thật, dù hay ho to tát đến đâu cũng không bao giờ là lời phê bình đích thực. Còn để nó là lời phê bình chân chính, tôi sẽ nói với bạn sau. Nếu bạn tạm chấp nhận cái cách định nghĩa của tôi, thì thử dùng nó như một dữ kiện để giải các câu hỏi kinh điển liên quan đến phê bình xem sao nhé: Cái gì cũng hai mặt, không nhìn vào mặt tốt, cứ chăm chăm phê bình mặt xấu làm cái gì? Ừ thì hai mặt, đó là quy luật rồi, miễn bàn cãi, nhưng, đừng tùy tiện sử dụng quy luật đó, rất nguy hiểm. Tại sao? Vì nó dễ làm ta ảo tưởng, ngộ nhận. Chúng ta luôn sống trong hai mặt tốt-xấu, nhưng nếu không ai chỉ ra mặt xấu nó to và xu hướng to đến nhường nào, ta sẽ lầm tưởng mình đang ở trong cái vị thế cân bằng xấu-tốt, cái trạng thái cân bằng hoàn hảo của tạo hóa. Mà đã ở trong cái trạng thái đó rồi thì cần gì cảnh giác bài trừ cái xấu, cần gì nỗ lực triệt tiêu cái xấu, cái xấu đã cái tốt “bù lại”, cứ thế mà an phận với cái “phép thắng lợi tinh thần” tầm thường đó thôi. Tôi rất ủng hộ phong cách sống lạc quan, nhưng lạc quan mù quáng trước cái tốt thì không còn là lạc quan nữa, mà là thờ ơ, là vô trách nhiệm, là yếu đuối trước cái xấu. Lấy cách gì mà đòi phê bình kẻ khác? Này tôi hỏi, “tư cách” là gì thế, tại sao kẻ xấu, kẻ sai chỉ cần vin vào đó là thể áp đảo chính kiến của người khác, của chúng ta, để mà nhởn nhơ làm những thứ đáng phê bình mà không bị phê bình chứ? Nếu bạn biết chúng xấu, chúng sai mà chúng vẫn cứ nhe răng lởn vởn thong dong ngoài xã hội, thì là không hẳn là do chúng tài-giỏi-mạnh hết đâu, mà là do chúng ta, do tôi, do bạn, đang góp phần vào cái xấu đó. Vì chúng ta biết nhưng chúng ta hoặc phê bình chưa đúng và chưa đủ, hoặc chưa để sự phê bình đạt tới mức đúng và đủ. Còn khi sự phê bình đạt đến ngưỡng đúng và đủ đó, cái xấu đã bị đe dọa, đã mất đất sống, đã thất bại rồi. Một lý do lớn khiến việc phê bình, đặc biệt là ở nước ta, vì nước ta rất nhiều thứ đáng và cần phê bình, chưa chạm đến cái đỉnh đó chính là chúng ta đã hạn chế sự phê bình vốn đang cần yếu bằng một từ khá hay ho: “Tư cách”. Theo bạn thì ai “tư cách” phê bình kẻ khác: Anh cảnh sát phê bình thằng ăn cắp vặt? Hay một thằng cắp vặt đi phê phán thằng giết người cướp của? Hẳn ít nhiều gì thằng cắp vặt cũng bị gạt phăng vì “không cách”. Tôi thì nghĩ thằng “không cách” cũng quyền phê bình. Việc phê bình của họ thể khả ố đấy, thằng giết người cướp của sẽ bĩu môi khinh thường lời phê bình thằng cắp vặt, người bị cắp vặt lại càng nhăn mặt tặc lưỡi kị ghét hơn. Lời phê bình đó sẽ chả đến được ai, đả động ai, thay đổi ai. Nhưng quan trọng nhất và ý nghĩa nhất, lời phê bình sẽ công dụng với chính bản thân tên cướp vặt đó, thể chưa đủ để thằng cướp vặt hoàn lương nhưng sẽ đủ để làm thằng cướp vặt mãi ngừng lại là thằng cướp vặt, không phải là tên giết người. Bởi nó xấu, nhưng nó vẫn đủ tốt để nhận ra và phơi bày cái xấu của tên giết người. Chỉ cần thằng ăn cắp vặt không bon chen đi phê bình sự thiếu mẫu mực của một anh cảnh sát vốn rất mẫu mực chỉ vì anh này bắt nó-lúc này phê bình không còn đảm bảo là sự thật nữa mà mà đã bị méo mó bởi lợi-thì chẳng ai quyền phán xét thằng ăn cắp vặt đó cách để phê bình hay không. Quyền sống bình đẳng và tự do ngôn luận để làm gì? Để ghi vào bộ luật cho nó “đủ bộ” với chả đẹp mặt tiền à? Bạn là một công dân, một con người, và không ít khi bạn đã tự còng tay mình khỏi cái quyền tự do vốn có. Tạm thời cứ nhìn sự tự do dưới góc nhìn chủ quan và trong phạm vi đề tài bài viết này, bạn thấy mình đã tự do ngôn luận chưa? Tôi không nói đến sự tự do tùy tiện, tôi chỉ hướng tới những lúc bạn thấy cái xấu, cái sai, cái bất ổn, bạn khó chịu trước chúng, bạn căm ghét sự tồn tại của chúng, nhưng những gì bạn làm sau đó chỉ là im lặng mà ngó lơ qua chỗ khác (chỗ tốt hơn chẳn hạn, và tự huyễn mình mọi thứ vẫn ổn). Vì sao bạn im lặng? Vì bạn sợ hãi tầm vóc cái xấu đã vượt qua ngưỡng đấu tranh của cái tôi bé nhỏ của mình? Vì bạn quan ngại nói ra, phê bình thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới hòa bình thế giới? Vì bạn còn tệ hơn “thằng cướp vặt”, bạn cũng cái xấu riêng nên thu mình lại, sợ bị moi móc, so sánh khi phê phán cái xấu của người ta, của xã hội? Hay vì bạn đã tự giới hạn “tư cách” của chính mình và của người khác bởi những sợ hãi và quan ngại đó, để rồi trở nên thờ ơ vô cảm trước cái xấu trong im lặng, để một ngày nào đó, cũng với sự sợ hãi và quan ngại đó, bạn chấp nhận cái xấu rồi cũng hòa mình vào cái xấu (đừng quên không ít người quanh bạn cũng đã làm thế, cái xấu gắn liền cái lợi nên nó rất hấp dẫn). Đó là khi cái xấu thắng thế, cái sai lên ngôi! Tôi xin trích dẫn lại một câu nói nổi tiếng của một người cũng rất nổi tiếng: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.” - Napoleon Chỉ được cái mồm, phê bình được tích sự gì đâu? Sao lại không? Phê bình rất “được tích sự” nữa là khác, chỉ cần bạn ý thức: Phê bình để làm gì? Phê bình vô mục đích hay mục đích chưa chính đáng (phê bình để thể hiện bản thân con mắt tinh đời, để chứng minh mình là người tốt, lăng mạ hoặc bôi nhọ đối tượng mà mình không thích ) Thì chỉ bới móc cái xấu ra cũng giống như việc bới rác lên khỏi mặt đất, đôi khi khỏi thùng rác. Chỉ tổ làm môi trường thêm ô nhiễm và mũi người thêm khó chịu thôi. Theo tôi thì tự phê bình chính là cái mục đích chính đáng tối giản nhất (bới rác lên mà khó chịu trước cái mùi hôi thối đó để mà không góp thêm phần mình vào cái bãi rác) còn phê bình để hành động khắc phục (tìm ra và thực hiện biện pháp xử đẹp đống rác đó) chính là đỉnh cao của cái việc phê bình chẳng mấy “thơm tho” này. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến mục đích thứ hai, tức là gắn liền mục đích việc phê bình với một thành quả vật chất thể thấy được. Và đôi lúc ta quên rằng, mục đích của việc phê bình, dù hình thức của nó không phải là một hành động, nhưng nó luôn thôi thúc chúng ta, chính người nói và người nghe hành động. Hoặc là làm một điều tốt, hoặc không làm một điều xấu. Không làm một điều xấu thì lẽ dễ dàng hơn, vì không phải ai cũng điều kiện, khả năng, tố chất để làm được điều tốt. Vậy thì để ngăn mình không làm điều xấu, chúng ta phải phê phán cái xấu, phải phê bình để tự phê bình: mình làm điều xấu đó không, mình sẽ không làm điều xấu đó… Chỉ cần thế, phê bình đã đạt được cái mục đích cao đẹp của nó, không phải thay đổi thế giới, mà thay đổi chúng ta. Tất nhiên, chúng ta cứ thay đổi đã, thế giới nó sẽ thay đổi theo. Sao cứ phải sống gay gắt/khổ sở/mệt mỏi thế, cứ đi phê bình đủ thứ? Câu này thì tự bạn phải trả lời rồi, không câu trả lời nào sẵn cho cách sống của bạn, cho cuộc đời của bạn. Riêng tôi, tôi chỉ ngừng “gay gắt/khổ sở/mệt mỏi” vào hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là thế giới này đạt tới cái mức hoàn hảo, khi sự bất hảo là sự phê bình. Trường hợp thứ hai là tôi thỏa hiệp với cái phần bất hảo, nghĩa là tôi thua cuộc, thua bọn họ, thua cuộc đời, thua chính mình. Trường hợp thứ nhất thì vẫn chưa đến, trường hợp thứ hai thì tôi không muốn nó đến. Thế nên tôi cứ sống “gay gắt/khổ sở/mệt mỏi” và “cứ đi phê bình đủ thứ” như này thôi. Vậy thì một lời phê bình đích thực thì phải tôn trọng sự thật, còn một lời phê bình chân chính thì phải mục đích, và mục đích đó phải tích cực, tích cực cho thế giới hay cho người khác hay thậm chí chỉ cho chính bạn cái đã. Nếu bạn là người đã nhìn, đã nghe, đã hiểu và khó chịu trước cái xấu, bạn muốn phê bình nó, một lời phê bình chân chính (tất nhiên để chân chính thì phải là lời phê bình đích thực trước) mà người ta vẫn dè bĩu bạn “không cách phê bình” thì sao, xì, để ý làm gì, họ đang không cách phê bình bạn đấy. Leona . Phê bình, có hay không cần tư cách? Photo by: david-plus-1 Tôi sẽ không làm một việc trẻ con là lên Google tìm định nghĩa từ phê bình” rồi. bình vốn đang cần yếu bằng một từ khá hay ho: Tư cách . Theo bạn thì ai có tư cách phê bình kẻ khác: Anh cảnh sát phê bình thằng ăn cắp vặt? Hay một thằng

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w