Khimọisuynghĩvàtínhtoánđềubế
tắc?
Photo: Ewitsoe
Cậu học sinh mà tôi đã từng làm gia sư khi tôi còn đang là sinh viên, nay đỗ đại học và trở thành
sinh viên chính thức của một trường đại học danh tiếng, đã viết cho tôi một bức thư dài tâm sự.
Cậu kể về những lựa chọn của mình, rằng em đỗ hai trường đại học và đã rất lúng túng khi phải lựa
chọn giữa hai trường, trường kinh tế hay trường kỹ thuật; và sau cùng em lựa chọn trường khối
kinh tế. Chuyện nữa rằng em có hai cô bạn gái rất dễ thương mà em rất thích, một cô thì trắng trẻo
nhỏ bé nhìn như búp bê mà tínhtình lại dịu dàng đàm thắm, còn một cô thì cao ráo, nhanh nhẹn và
vô cùng cá tính. Em băn khoăn lắm vì cô nào em cũng thích cả, và sau “nhiều hồi suy nghĩ”, em đã
“chọn yêu” cô thứ nhất. Lại chuyện khác, rằng em phải lựa chọn giữa việc thuê nhà ở khu trọ riêng
hay ở trọ thuê với chủ nhà, rằng chuyện em băn khoăn giữa ở cùng người bạn hiền lành nhưng nhà
nghèo hay ở cùng cậu trai cá tính nghĩa hiệp nhưng có vẻ hơi lười học ham chơi vv.v. Những lựa
chọn đến với em dồn dập khi em còn rất trẻ, mới bước vào đời, và những lựa chọn đối với em đều
thật khó để có thể “đong đếm”, “tính toán” thiệt hơn cho trọn vẹn, nên em biết, em toàn chọn bừa
theo “cảm tính”.
Cậu bé viết thư hỏi tôi, rằng em làm vậy có đúng không? Rằng những lựa chọn được quyết định
bằng “cảm tính” liệu có đảm bảo sự an toàn cần thiết không? Và làm sao để tôi biết là tôi đã có
những lựa chọn đúng đắn trong cuộc đời mình?
Tôi đã mìm cười sau khi đọc bức thư dài đầy câu hỏi háo hức của em – Tôi nhìn thấy tuổi trẻ của
mình trong đó. Có thể trong mắt em tôi là một người đi trước, đã trưởng thành hơn và có nhiều va
vấp trong cuộc đời hơn, nên có chăng em đang hy vọng tôi sẽ hiểu được “những lựa chọn”, hay là
một người thông thái hơn.
Nhưng sự thật là chẳng bao giờ tôi đủ thông thái để có thể lường trước được mọi lựa chọn trong
cuộc đời mình. Và dù chưa một lần kể với em, nhưng em hãy tin là khi ở tuổi của em bây giờ, tôi
cũng đã có những suynghĩ giống hệt như em, có những “đong đếm” nông cạn giống hệt như em, và
những “quyết định” của tôi khi ấy cũng đầy cảm tính như em. Nhưng, em à, “cảm tính” thực sự là
một người bạn đồng hành không thể thiếu của tất cả mọi người trong cuộc đời, và sẽ là một người
đồng hành hữu ích nếu ta biết chăm chút cho tâm hồn và độ nhạy cảm của mình mỗi ngày.
Và vì em hãy nhớ, chúng ta dẫu là một loài động vật cao cấp và thông minh hơn hẳn nhiều loài
động vật khác trên thế giới, như rất nhiều các nhà khoa học đã tự hào khẳng định, thì thật ra chúng
ta vẫn là một con người, một loài động vật được xướng tên như rất nhiều các loại động vật khác.
Chúng ta hơn chúng cái này nhưng lại kém chúng muôn vàn điều tuân theo “cảm tính” khác. Em
không tin ư? Cứ thử mở bản tin buổi sáng và hãy xem con người đang làm gì với đồng loại của
mình khi trong đầu có quá nhiều toantínhvà sự thông minh nhé! Để rồi em thấy, bên trong cái lớp
vỏ “loài động vật cao cấp bậc nhất” ấy, ta vẫn cần lắm sự tinh nhạy của những “cảm tính” rất thuần
tự nhiên.
Vậy sao không thử để cho cảm xúc, và cảm tính của mình lên tiếng khi mà mọisuynghĩvàtính toán
đều bế tắc? Rồi hãy xem, cuộc sống sẽ trả lại em những gì.
Si Pi
. Khi mọi suy nghĩ và tính toán đều bế
tắc?
Photo: Ewitsoe
Cậu học sinh mà tôi đã từng làm gia sư khi tôi còn đang là sinh viên, nay đỗ đại học và. nhiên.
Vậy sao không thử để cho cảm xúc, và cảm tính của mình lên tiếng khi mà mọi suy nghĩ và tính toán
đều bế tắc? Rồi hãy xem, cuộc sống sẽ trả lại em