Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
294,66 KB
Nội dung
KỹthuậtnuôiBaBa
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BABA
Hiểu biết đặc điểm sinh học của baba là vấn đề cần thiết để giải
quyết về kỹthuậtnuôiba ba. Dưới đây là những đặc điểm chủ
yếu mà người nuôibaba cần biết
1. Cách phân biệt nhanh các loài baba
Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ baba
Tryonychidae. Trong họ baba có nhiều loài. Các loài thường
gặp trên thị trường baba ở nước ta có baba hoa, baba gai, lẹp
suối và cua đinh.
Ba ba hoa còn gọi là baba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt
thuộc đồng bằng sông Hồng.
Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.
Lẹp suối, còn gọi là baba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít
hơn baba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài baba trên.
Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các
tỉnh phía Bắc gọi là baba Nam bộ, baba miền Nam để phân biệt với các loài baba
ở phía Bắc.
Về tên khoa học của các loài baba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi: Baba hoa
là Trionyx sinensis, baba gai là Tryonyx steinachderi, baba Nam bộ là Trionyx
cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu về việc xác định tên khoa học cho
ba ba và cách phân loại chi tiết 4 loài baba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu cách phân
biệt nhanh nhất, giúp cho những người nuôibaba và người mua baba khỏi nhầm
lẫn.
Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.
Da bụng baba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở
lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to
và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt
dần khi baba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
Da bụng baba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng
có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ
của baba để phân biệt chúng.
2. Tập tính sinh sống của ba ba:
Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:
- Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.
- Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên
cạn. Baba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít
thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, baba có thể rút trong bùn ở
đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa
mang cá, baba lấy oxy trong nước và thải CO
2
trong máu vào nước qua cơ quan
này. Baba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng
- Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể
đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Baba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo.
Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập
tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của baba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau
rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con
bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là
vươn cổ dài ra cắn.
3. Tính ăn:
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
Ngay sau khi nở một vài giờ, baba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn
chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ)
và giun quế loại nhỏ. Khi lớn baba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến Trong
điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho baba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền
khác, đồng thời có thể huấn luyện cho baba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công
nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
4. Sinh trưởng:
Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con Baba gai và baba Nam bộ cỡ lớn
hơn. Tốc độ lớn của baba phụ thuộc vào loài, kỹthuậtnuôi và điều kiện môi
trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, baba hoa có thể
đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Baba
gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi baba hoa.
5. Sinh sản:
Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Baba
gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng baba thụ tinh trong.
Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa
mưa, baba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi
xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng
bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng.
trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại,
sau 50-60 ngày nở thành baba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp.
Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho baba đẻ thuận lợi hơn và có
nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.
Trứng baba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.
Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.
Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm,
trọng lượng 3-4g/quả. Baba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8-15 trứng, đường kính
trứng 20-23mm, trọng lượng 4-7g baba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một lứa.
Trứng baba gai lớn hơn trứng baba hoa. Baba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng
nặng từ 20-25g/quả.
Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, baba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho ăn
càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày.
Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn ba
ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3, 5 lứa, số trứng baba đẻ thu được từ 40-55 quả trên
1kg baba cái cỡ từ 1-1,5kg.
6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng:
Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu
tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng
8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.
Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết
tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 18
0
C, có khi dưới 15
0
C baba không ăn và
không lớn. Các tháng baba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.
Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm,
sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa
đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôibaba
trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24-32
o
C, ít khi dưới 22
o
C hoặc trên
33
o
C. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước
trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30
o
C.
KỸ THUẬT LÀM AO NUÔIBABA
Nuôi baba hiện nay chủ yếu là hình thức nuôi trong từng gia đình, mỗi gia đình có
từ một đến vài ao nuôi, có gia đình chuyên nuôibaba thịt, có gia đình chuyên sản
xuất baba giống, có gia đình chỉ làm một công đoạn ương baba giống. Số gia
đình, cơ sở nuôibaba có hàng chục ao các loại, xây dựng thành trại nuôibaba
hiện không nhiều.
Muốn nuôibaba có kết quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được ao
nuôi phù hợp với điều kiện sống của baba và quản lý được đàn baba nuôi.
Xây dựng ao nuôibaba cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹthuật chủ yếu sau:
1. Điều kiện về nguồn nước và chất nước:
a) Có nguồn nước cấp bảo đảm đủ nước nuôi quanh năm, có thể chủ động tháo
nước và thay nước khi cần. Ao có nguồn nước cấp dồi dào, có điều kiện thay nước
luôn có thể áp dụng kỹthuậtnuôi thả mật độ dày, cho ăn thoã mãn để đạt tốc độ
lớn và năng suất cao. Điều kiện cấp nước không chủ động, thay nước khó khăn chỉ
nuôi được mật độ thưa, năng suất thấp hoặc vừa phải.
Cần nhất là trong mùa nắng nóng, trong trường hợp nắng kéo dài, ao nuôibaba
vẫn giữ được mức nước nuôi ở độ sâu thích hợp. Thuận tiện nhất là sử dụng nguồn
nước tự chảy, nguồn nước từ sông, suối, kênh, mương, đầm hồ lớn. Nuôi quy mô
nhỏ, nhu cầu lượng nước cấp không nhiều, có thể sử dụng nước giếng khoan, giếng
xây. Ngoài ra một số nơi có điều kiện có thể sử dụng mạch ngầm hoặc nguồn nước
ấm để nuôi trong mùa đông (đối với vùng núi và miền Bắc).
b) Nguồn nước cấp cần sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc thuốc trừ sâu,
pH từ 6,5 - 8, hàm lượng oxy cao 4mg/l trở lên. Nơi không có điều kiện phân tích
nước, có thể lấy nước sinh hoạt tắm giặt bình thường để làm tiêu chuẩn. Đối với
vùng gần biển, nơi có ảnh hưởng của thuỷ triều và nước lợ, độ mặn của nguồn
nước cấp cho ao nuôibaba không quá 3-4%
o.
2. Các yêu cầu kỹthuật về xây dựng ao nuôi:
a) Nên xây dựng ao nuôi ở nơi yên tĩnh, kín đáo, không bị cớm rợp, dễ thoát nước,
không bị úng ngập, có nguồn nước cấp độc lập để bảo đảm cấp nước sạch.
b) Diện tích ao rộng hẹp vừa phải. Ao rộng nuôi dễ lớn nhanh, nhưng khó quản lý,
đầu tư lớn mới có năng suất sản lượng cao. Ao hẹp dễ quản lý, nhưng nuôi chậm
lớn hơn ao rộng. Diện tích thích hợp với từng loại ao các nơi ta lựa chọn như sau:
- Ao nuôibaba bố mẹ từ 100-200m
2
/ao, lớn nhất không nên quá 400m
2
.
- Ao nuôibaba thịt từ 100-200m
2
/ao, lớn nhất không quá 1.000m
2
.
- Bể ương baba giống từ mới nở đến 1 tháng tuổi: 1-10m
2
/bể. Nên xây nhiều bể
nhỏ ương riêng rẽ baba nở cùng thời gian 1-2 ngày vào 1 bể.
- Ao, bể ương baba giống từ 2-3 tháng tuổi: 10-50m
2
.
- Ao, bể ương baba giống lớn (4-6 tháng tuổi) từ 50-150m
2
. Giai đoạn này ương
trong ao tốt hơn ương trong bể xây.
c) Độ sâu thích hợp (tính từ đáy ao lên đỉnh bờ):
- Ao nuôibaba bố mẹ từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên từ 1,2-1,5m,
thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm.
- Ao nuôibaba thịt từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên 1-1,2m. Thời gian
nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm. Đáy ao nuôibaba thịt và baba
bố mẹ tốt nhất vừa có chỗ nông vừa có chỗ sâu, để thích hợp với điều kiện tự nhiên
của ba ba.
- Bể ương baba mới nở: từ 0,5-0,6m, chứa nước sâu từ 10cm (lúc đầu) đến 40cm
(cuối giai đoạn ương).
- Bể ương baba giống cỡ 2-3 tháng tuổi từ 0,7-1m, chứa nước sâu từ 0,4-0,6m.
- Bể ương baba giống lớn (4-6 tháng tuổi): từ 0,8-1,2m, chứa nước sâu 0,6-0,8m.
Ao ương sâu từ 1-1,5m, chứa nước sâu 0,8-1m.
- Ao quá rộng và quá sâu không thuận lợi cho công tác quản lý trong quá trình
nuôi.
d) Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên
đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên
cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm baba sợ hãi không có lợi cho
sinh trưởng.
e) Có chỗ cho baba nghĩ ngơi dưới nước và trên bờ.
- Baba ăn no xong thường tìm chỗ nghĩ ngơi thích hợp, rất hay vùi mình xuống
bùn, chỉ để hở trên bùn 2 lỗ mũi để thở. Khi yên tĩnh, nhất là vào các buổi nắng
ấm, baba còn hay bò lên bờ hoặc trèo lên vật nổi trên mặt ao để phơi nắng (có nơi
gọi là phơi lưng, tắm nắng ) cho đến khi mặt da khô hết nước dính mới xuống
nước trở lại. Baba phơi nắng như vậy có tác dụng rất tốt, có thể tự chữa khỏi các
bệnh nấm nước, bệnh lỡ loét khi vết thương còn nhẹ. Trên thực tế thì những ao
nuôi không có điều kiện cho baba phơi nắng, baba rất hay bị bệnh.
- Cách tạo chỗ cho baba rúc nằm dưới đáy ao:
+ Vét hết bùn bẩn trong ao, để đáy trơ, sau đó đổ lớp cát non (cát mịn sạch) hoặc
cát pha bùn sạch lên trên, diện tích rải cát bùn từ 20-100% diện tích đáy ao, bể, tuỳ
mật độ nuôi dày hay thưa chiều dày lớp cát bùn từ 4-15cm tuỳ theo cỡ baba lớn
nhỏ, bể ương baba mới nở chỉ cần lớp cát dày 3-4cm, ao nuôibaba bố mẹ hoặc ba
ba thịt đã lớn lớp cát cần dày 10-15cm, đủ cho baba vùi kín mình 3-5cm. Không
nên dùng cát thô (cát già), cát bẩn có lẫn nhiều mảnh cứng sắc cạnh rải đáy cho ba
ba nằm vì baba tạo lực xoáy rất mạnh, dễ bị cọ sát mất nhớt, rách da chảy máu và
từ chỗ chảy máu dễ bị nhiễm trùng sinh bệnh. Đáy đổ cát mịn dễ xử lý hơn đáy
bùn mỗi khi cần tẩy dọn ao, nhưng một số người cho rằng để đáy bùn sạch nuôiba
ba bóng đẹp hơn. Cũng không nên dùng lớp bùn cát quá dày, vừa tốn cát, vừa khó
xử ký khi bắt baba mỗi khi cần tẩy dọn ao và thay cát đáy.
+ Có nhiều cách tạo chỗ cho baba bò lên phơi nắng: Đơn giản nhất là thả một số
vật nổi như bó tre, nứa (cả cây), cây gỗ, tấm gỗ, tấm phên
+ Tạo lối cho baba bò từ ao lên bờ, có thể là một luống đất ria ao hoặc cả một
vườn cây cạnh ao. Riêng ao nuôibaba bố mẹ không làm kiểu này.
+ Đắp ụ trong ao hoặc xây bệ nổi trên mặt ao, có cầu cho baba lên xuống. Cũng có
thể lát nghiêng một đầu ao, bể, độ dốc vừa phải, phần ngập dưới nước là chỗ để
cho baba ăn, phần cao trên mặt nước là chỗ cho baba phơi mình, diện tích phần
lát từ 10-20% diện tích ao, tuỳ theo mật độ nuôi dày hay thưa.
f) Có chỗ cố định cho baba ăn để dễ theo dõi sức ăn của baba và để làm vệ sinh
khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo
ngập nước từ 0,3-0,6m cho baba ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây
một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 - 0,6m, ngập dưới nước 0,3-0,6m. Ao bể nhỏ
và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí
gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có
thể luyện cho baba quen ăn ở ngay sát mép nước.
g) Các chỗ baba hay bò leo như đáy bể, sườn ao, bể các gốc tường xây nên xây
phẳng, có điều kiện nên trát vữa nhẵn để baba khó leo và không bị xướt da bụng
dẫn đến nhiễm trùng sinh bệnh.
h) Chống được baba vượt ao ra ngoài đi mất:
- Cửa cống tháo nước và cấp nước cần bịt bằng lướt sắt.
- Ao nuôibaba bố mẹ cần xây bờ từ đáy lên, đỉnh bờ xây cao hơn mặt nước chứa
trong bể từ 0,2-0,5m (tùy bể to nhỏ). Đỉnh tường và các góc tường xây gờ chắn
rộng 5-10cm (tùy bể to nhỏ) nhô về phía lòng ao.
- Ao nuôibaba thịt không nhất thiết phải xây bờ từ đáy lên như ao nuôibaba bố
mẹ, nhưng cần xây tường hoặc rào chắn xung quanh. Ao nuôi trong vườn, có thể
dựa vào tường xây bảo vệ chung cả khu vườn. Các ao đất rộng có thể dùng tấm
tôn, tấm nhựa rào chắn xung quanh bờ.
- Bờ đất giữa 2 ao cần đắp chắc chắn, không để có lỗ rò rĩ nước, baba có thể đào
khoét rộng chui đi mất.
i) Có chỗ thích hợp cho baba đẻ trứng:
- Ao chuyên nuôibaba bố mẹ sinh sản cần xây “nhà đẻ" hoặc “phòng đẻ” cho ba
ba ở rìa ao để baba tập trung đẻ nhanh, không mất trứng, giảm tỷ lệ trứng hư hỏng.
Nhà đẻ xây ở một phía bờ ao, có cửa thông với ao rộng 0,5-0,6m có lối dốc thoai
thoải cho baba bò lên. Diện tích nhà đẻ từ 2-6m
2
, mỗi m
2
cho 15-20 con vào đẻ.
Nền nhà đẻ cao hơn mực nước ao 0,4-0,5m để không bị ngập nước. Dùng gạch xây
xung quanh, trong đổ cát sạch , ẩm (nên dùng cát mịn, để cát ướt nhão hoặc khô
rời, baba không đẻ), lớp cát dày 20-25cm để baba bới tổ đẻ trứng. Nhà đẻ cần lợp
mái che mưa nắng, tạo yên tĩnh cho baba vào đẻ. Đáy nền nhà đẻ cần có lỗ thoát
nước, không để cát bị đọng nước làm hỏng trứng.
- Các ao không làm nhà cho baba đẻ, baba phải tự tìm chỗ thích hợp xung quanh
bờ ao để đẻ trứng, trứng dễ bị thất lạc và hư hỏng nhiều.
KỸ THUẬT SẢN XUẤT BABA GIỐNG
Từng gia đình có thể tự sản xuất baba giống để nuôi hoặc để kinh doanh. Những
năm vừa qua đã có khoảng 10-15% số hộ gia đình nuôibaba chuyên sản xuất ba
ba giống để bán, có người bán loại từ mới nở đến 1 tháng tuổi là chính, có người
mua loại mới nở về ương thành con giống cỡ 15-20g hoặc từ 50-150g để bán kiếm
lời, có người mua giống nhỏ về ương thành giống lớn hoặc mua giống về nuôi
thành baba thịt. Từ năm 1996 trở về trước, giống baba khá đắt nhưng vẫn không
đủ cung cấp cho người nuôi. Sang năm 1997, giá baba giống giảm hơn các năm
trước, một phần do ảnh hưởng của giá baba thịt giảm, một phần do nhiều người
sản xuất, lượng baba giống trên thị trường nhiều hơn các năm trước, đồng thời
cũng bị ảnh hưởng ít nhiều của baba giống nhập nội thấp
Những năm tới muốn phát triển sản xuất baba giống có lãi nhiều cần đặc biệt lưu ý
áp dụng tiến bộ kỹthuật để tăng năng suất, hạ giá thành sản xuất baba giống.
Sản xuất baba giống gồm 3 khâu kỹthuật chủ yếu: nuôi vỗ baba bố mẹ sinh sản,
thu trứng và ấp trứng, ương nuôibaba giống.
Dưới đây chúng tôi xin lần lượt giới thiệu những tiến bộ kỹthuật đã được tổng kết,
nên mở rộng việc áp dụng
1. Nuôi vỗ baba bố mẹ (nuôi baba sinh sản, nuôibaba đẻ trứng)
Chỉ tiêu chính đánh giá trình độ kỹthuật của khâu này là năng suất đẻ trứng và tỷ
lệ trứng thụ tinh cao. Năng suất đẻ trứng còn nhiều người mới đạt mức trên dưới
20 trứng trên 1kg baba cái trong 1 năm, trong lúc những người nuôi có kỹthuật tốt
đã đạt 45-50 trứng. Tỷ lệ trứng thụ tinh, nhiều người mới đạt mức trên dưới50% số
trứng baba đẻ ra và thu được, trong lúc người có kỹthuật tốt đạt trên dưới 80%
vào đầu vụ và trên 90% vào chính vụ, có những người nuôi ít, đạt 95-100%. Số
người chưa đạt các mức trung bình trên cũng còn khá nhiều.
Muốn đạt các chỉ tiêu cao cần thực hiện tốt các vấn đề kỹthuật sau:
a) Xây dựng ao nuôi phù hợp với các yêu cầu sinh sản của ba ba.
b) Làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi. Ao, bể mới xây cần ngâm rữa nhiều lần, thử
nước đảm bảo độ pH thích hợp (từ 7-8) mới thả baba vào. Ao nuôi sau một vụ,
trước khi nuôi vụ mới cần tẩy dọn sạch để diệt mầm bệnh. Khi thấy cần thiết, phải
thay lớp bùn cát đã bị thối bẩn nặng.
c) Nuôi đúng thời vụ. Các tỉnh phía Bắc phải bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 8, tháng 9 để
đến khi bắt đầu rét, baba bố mẹ đã béo khoẻ, sang Xuân chuyển hoá tuyến sinh
dục nhanh, đẻ sớm. Sau khi đẻ xong lứa thứ nhất, tiếp tục nuôi vỗ để baba đẻ các
lứa thứ 2, 3, 4
Các tỉnh phía Nam có thể nuôi vỗ cho đẻ quanh năm, nhưng nên nuôi vỗ sớm để ba
ba đẻ tập trung các tháng từ tháng 1 đến tháng 2, tránh cho baba đẻ vào các tháng
có nhiệt độ cao.
d) Chọn baba bố mẹ có các tiêu chuẩn tốt về hình dạng, sức khoẻ và qui cỡ.
Không sử dụng baba đã có bệnh. Cỡ chọn nuôi nên từ 1kg trở lên với baba hoa,
2kg trở lên với baba gai. Trong phạm vi 4kg trở lại, cỡ nuôi càng lớn chất lượng
trứng càng tốt, baba con nở ra càng khoẻ và mau lớn. Baba đực cái thả chung một
ao, nhưng phải đồng cỡ, tránh thả lẫn một số con lớn gây uy hiếp đối với những
con nhỏ. Số lượng nuôi 1 ao cần thả đủ 1 lần, không thả rải rác.
e) Phối ghép tỷ lệ đực/cái thích hợp. Hiện nay nhiều người cho rằng tỷ lệ thích hợp
nhất là 1/2,5-3 (một con đực ghép với 2,5 đến 3 con cái). Tuy nhiên, có một số
người nuôi ghép tỷ lệ 1/4 đến 1/5 vẫn đạt kết quả tỷ lệ trứng thụ tinh cao. Thả
nhiều baba đực có hại vì chúng hay cắn nhau sinh bệnh, hay quấy nhiễu baba cái
làm baba cái sinh sản không bình thường, lại vừa tốn thức ăn.
f) Lựa chọn mật độ nuôi thích hợp. Những năm qua đã có người nuôi mật độ cao
tới 2-3kg/m
2
, nhưng trong điều kiện nuôi bình thường, mật độ nuôi phổ biến và
thích hợp chỉ nên từ 0,5-1kg/m
2
hoặc 0,5-1 con/m
2
. Nuôi mật độ dày hơn, điều
kiện cho ăn và thay nước không đầy đủ, baba đẻ kém , dễ sinh bệnh.
g) Chăm sóc và quản lý tốt.
2. Thu trứng và ấp trứng ba ba:
Trứng baba ấp nở tự nhiên tỷ lệ nở rất thấp, thời gian ấp nở lâu.
Muốn ấp nở nhanh, tỷ lệ nở cao cần phải có kỹ thuật.
Hiện nay, những người sản xuất giỏi có thể đạt tỷ lệ nở trên dưới 90%, có người
đạt 100% so với số trứng thụ tinh đem ấp và rút ngắn được thời gian ấp nở từ 5-10
ngày so với bình thường.
Muốn ấp nở tốt, trước hết phải biết kỹthuật thu trứng. Nên theo dõi baba đẻ, thu
trứng vào các buổi sáng, lúc baba đẻ rộ thu hàng ngày, lúc baba đẻ thưa 3-5 ngày
thu 1 lần, không nên để baba đẻ sau 15-20 ngày mới thu trứng đem ấp. Các quả
trứng nhỏ, hình dạng không bình thường và trứng không thụ tinh cần loại ngay, chỉ
giữ trứng thụ tinh để ấp. Trứng thụ tinh phần lớn tròn, vỏ trứng có màu sắc bình
thường, phần trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng
là phần phôi và noãn hoàn (lòng đỏ trứng). Trứng hỏng (không thụ tinh) màu sắc
không bình thường, hay có vết đốm loang lỗ , không phân biệt rõ 2 phần như trứng
thụ tinh. Cần ghi chép các số liệu từng ao nuôi về ngày đẻ, ngày thu trứng ấp, số
lượng trứng thu được, số lượng trứng thụ tinh để giúp cho việc xử lý kỹthuật ấp
và dự đoán kết quả nuôi vỗ, tỷ lệ nở
Cách ấp trứng: Nên ấp trong nhà hoặc có phòng ấp riêng để tránh nhiệt độ thay đổi
bất thường và bảo vệ được trứng. Dụng cụ ấp trứng thường dùng khay, chậu bằng
nhôm, sắt tráng men hoặc bằng nhựa. Diện tích khay, chậu to nhỏ tuỳ theo số
lượng trứng cần ấp. Một chậu rửa mặt thông thường có thể ấp trên dưới 100 trứng,
một chậu nhôm to có thể ấp trên dưới 300 trứng.
Khay chậu ấp có chiều cao trên 10cm, trong đổ cát sạch mịn, ẩm và tơi xốp, lớp cát
dày 7-8cm (cách miệng khay, chậu 3-4cm), đáy khay chậu có lỗ thoát nước để
tránh cát ấp bị đọng nước làm hỏng trứng ấp. Nhặt trứng thụ tinh rải đều trên mặt
cát, quả cách quả 2cm, đầu có túi hơi để phía trên (chú ý không đặt ngược, không
đặt nghiêng), khi đủ 1 lớp trứng thì lấy cát bột rải lên trên cho kín, lớp cát cao hơn
trứng 2-3cm. Để khay trứng vào nơi yên tĩnh để ấp. Nếu có điều kiện xác định, nên
khống chế hàm lượng nước trong cát ẩm từ 7-10% (cát ẩm cho lên tay bóp vẫn rời
không vón cục) và độ ẩm không khí trong phòng ấp khoảng 85%. Ngoài ấp phổ
biến bằng khay, chậu, các cơ sở sản xuất lớn hàng ngàn, hàng chục ngàn trứng có
thể xây phòng ấp, bể ấp chuyên hoặc dùng máy ấp trứng nhập từ nước ngoài.
Quản lý việc ấp trứng là nhiệm vụ rất quan trọng trong thời kỳ ấp từ 50-55 ngày.
Cần nhất là giữ cho nhiệt độ và độ ẩm cát ấp được ổn định. Cách 1-2 ngày lớp cát
trên mặt bốc hơi bị khô, cần phun nước cho ẩm trở lại bình thường, nước phun cần
từ từ, đặc biệt tránh dội nước làm cho nhiệt độ cát ấp bị thay đổi đột ngột, phôi
trứng sẽ chết. Trong những ngày mưa lớn hoặc ban đêm nhiệt độ không khí xuống
thấp dưới 25
o
C, cần có biện pháp tăng nhiệt độ phòng ấp (nơi có điện có thể thắp
bóng điện 100-200W để toả nhiệt, cần che đèn cho nhiệt độ toả đều, nếu không che
có chỗ sẽ bị quá nóng, trứng sẽ bị chết). Những ngày quá nóng, phòng ấp nên để
thoáng gió hoặc làm mát bằng quạt Nhiệt độ ấp thích hợp nhất là ổn định từ 30-
32
o
C, ở nhiệt độ này thời gian ấp chỉ 45-50 ngày nhiệt độ ấp cao hơn 1-2 độ thời
gian ấp có thể rút ngắn 4-5 ngày nhưng để không an toàn. Dưới 20
o
C và trên 35
o
C
phôi trứng bị chết, ấp không nở được. Khi thấy trứng sắp nở (mổ mỏ, có chỗ nứt
vỏ) cần đặt khay nước sạch hoặc bát nước vào giữa khay, chậu ấp trứng, baba con
nở ra biết tự bò vào nước cũng có thể kê khay chậu ấp trứng trên 1 chậu to hoặc bể
[...]... lượng baba thịt khi thu/tổng trọng lượng baba giống khi thả) sau một vụ nuôi người đạt thấp từ 2-3 lần, người đạt cao từ 4-5 lần THỨC ĂN NUÔIBABA VÀ KỸTHUẬT CHO BABA ĂN 1 Loại thức ăn: động vật là thức ăn chính của Baba Thức ăn nuôiBaBa có thể chia 3 loại chủ yếu: • Thức ăn động vật tươi sống • Thức ăn động vật khô • Thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi. .. Ương nuôi Baba giống: Để đảm bảo ương từ baba mới nở thành baba giống có tỷ lệ sống cao, nên chia thành 3 giai đoạn ương Dưới đây chủ yếu giới thiệu kỹthuật ương baba hoa Giai đoạn 1: Ương từ lúc mới nở cỡ 4-6g thành cỡ 15-25g Thời gian ương nhanh từ 25-30 ngày Chăm sóc kém thời gian có thể kéo dài gấp đôi Baba nở đầu vụ và giữa vụ, đúng mùa sinh trưởng ương lớn nhanh hơn baba nở cuối vụ Ba ba... 2-3 lần, BaBa thịt và BaBa bố mẹ 1-2 lần/ ngày, lượng cho ăn buổi tối nhiều hơn buổi sáng - Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm: BaBa mới nở 15-16%, BaBa giống 10-12%, BaBa thịt và BaBa bố mẹ 3-6% so với trọng lượng BaBanuôi trong ao - Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau Không nên chỉ cho ăn một thứ duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ - BaBa mới... vô cơ để gây nuôi động thực vật làm thức ăn cho ốc, cho cá tép nhỏ, hoặc có thể dùng các loại cám cho cá tép nhỏ ăn trực tiếp Với cách nuôi này, năng suất BaBanuôi tuy không cao, nhưng BaBa lớn nhanh, ít bệnh tật, chi phí thức ăn cho nuôiBaBa thấp, hiệu quả kinh tế cao QUẢN LÝ AO NUÔI VÀ PHÒNG BỆNH CHO BABA 1 Quản lý ao nuôi: Công việc quản lý ao nuôi quyết định rất lớn đến kết quả nuôi, quản lý... 25-33oC *** KỸ THUẬTNUÔIBABA THỊT Baba thịt còn gọi là baba thương phẩm, quy cỡ xuất bán từ 0,4kg trở lên, chủ yếu từ 0,5-0,8kg/con Hiện thị trường trong nước nhu cầu còn ít, sản phẩm nuôi được chủ yếu để xuất khẩu Mùa tiêu thụ rải rác quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng cuối năm Muốn nuôi baba thịt lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹthuật sau:... quế Sau 5-7 ngày nuôi chuyển cho ăn cá, tôm là chính Nên chọn loại cá nhiều nạc, luộc cá gỡ thịt cho ăn chín tốt hơn cho ăn sống - Trong tất cả các giai đoạn ương nuôi, nếu có điều kiện cho BaBa ăn giun càng nhiều càng lớn nhanh và béo khoẻ - Các ao rộng nuôiBaBa với mật độ thưa có thể kết hợp nuôi ốc, nuôi cá tép nhỏ trong ao cho BaBa tự bắt ăn dần, không nhất thiết phải cho BaBa ăn hàng ngày... bệnh Baba là một động vật rất khoẻ, sống trong hồ tự nhiên rất ít khi bị bệnh Babanuôi ở các ao rộng, mật độ thưa cho ăn và chăm sóc quản lý tốt cũng rất ít khi bị bệnh Babanuôi trong các ao, bể nhỏ, mật độ nuôi dày, điều kiện thay nước kém, cho ăn và chăm sóc quản lý không cẩn thận rất hay sinh bệnh Cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh sau đây: 1 Cẩn thận khi chọn mua baba giống về nuôi, ... tránh mua phải loại baba đang có bệnh Không để baba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài tiết nước tiểu lên nhau, đè lên nhau ngạt thở trong lúc bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi 2 Ao nuôi cần tẩy dọn sạch sẽ trước khi thả baba Ao, bể mới xây cần ngâm nước thau rửa nhiều lần cho sạch, thử độ pH còn 7-8 hoặc thả thử baba vào thấy an toàn mới chính thức thả toàn bộ Baba đưa vào tới nhà nên... cỡ nhỏ BaBa ăn vừa miệng, có thể nuốt được cả con thì cho ăn cả con, động vật cỡ lớn cần băm thái thành nhiều miếng cho BaBa ăn đều - Các phần cứng BaBa không ăn được như đầu cá, vây cá, vỏ động vật nhuyễn thể, xương động vật nên sử dụng chăn nuôi động vật trên bờ, không bỏ xuống ao làm tăng khả năng ô nhiễm nước ao - Rửa sạch thức ăn trước khi cho ăn - BaBa mới nở ngày cho ăn 3-4 lần, BaBa giống... ăn công nghiệp chuyên dùng cho BaBa Trên thế giới, một số nước đã sử dụng khá phổ biến, hiệu quả kinh tế cao Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn rất toàn diện, đặc biệt hàm lượng đạm rất cao, thức ăn nuôi BaBa giống có hàm lượng đạm 50-55%, thức ăn nuôi BaBa thịt có hàm lượng đạm trên dưới 45% 5 Cách cho ăn thức ăn tươi sống: - Cho ăn theo địa điểm qui định để BaBa quen ăn, dễ theo dõi thức ăn . Kỹ thuật nuôi Ba Ba
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA
Hiểu biết đặc điểm sinh học của ba ba là vấn đề cần thiết để giải
quyết về kỹ thuật nuôi ba ba thành sản xuất ba ba giống.
Sản xuất ba ba giống gồm 3 khâu kỹ thuật chủ yếu: nuôi vỗ ba ba bố mẹ sinh sản,
thu trứng và ấp trứng, ương nuôi ba ba giống.