Sự cần thiết phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam01 Đặc điểm thạch học khoáng vật trầm tích Mioxen lô 16-1 bể Cửu Long Xác định nguồn ngốc nước khai t
Trang 1Sè 8 - 2009 T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam
ISSN-0866-854X
DÇuKhÝ
Đặc điểm quá trình trầm tích Kainozoi vịnh Bắc Bộ
và châu thổ Sông Hồng
Nghiên cứu dùng cồn Etylic sản xuất trong nước pha chế xăng thương phẩm có trị số Octan cao - giai đoạn 3
Trang 2Sự cần thiết phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu tại Việt Nam
01
Đặc điểm thạch học khoáng vật trầm tích Mioxen lô 16-1 bể Cửu Long
Xác định nguồn ngốc nước khai thác trong thân dầu đá móng khu vực Tây Nam mỏ Sư Tử Đen
Thị trường khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG)
và cơ hội của ngành Khí Việt Nam
59
Kinh nghiệm quản lý điều hành giá xăng dầu của một số nước trong khu vực, vận dụng cho Việt Nam
69
Trong sè nµy
Trang 4l
Trang 5HUq ldpq nokSnq bofnq n^kApq o]q noTpm hUqn^*qhdjqnoQq`eqlflqXRpqbo2g VMpmqhdjqnKkqPk]nqaig
Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng
lại nhập khẩu phần lớn các sản phẩm dầu khí Với
mức tăng trưởng kinh tế như hiện nay và dự báo
trong những năm tới sẽ đẩy nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm xăng dầu tăng mạnh Sau 2015 khi 03 nhà
máy lọc dầu (NMLD) lớn của Việt Nam đi vào hoạt
động, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một lượng dầu
thô rất lớn từ các nước xuất khẩu dầu mỏ Cho
đến nay, Việt Nam chủ yếu mới thực hiện dự trữ
xăng dầu vì mục tiêu thương mại, chưa có dự trữ
dầu thô Dự trữ xăng dầu quốc gia còn quá nhỏ,
chưa đủ khả năng để cung cấp mang tính chiến
lược khi có rủi ro về số lượng và giá cả của nguồn
cung cấp Trong khi đó, dự trữ dầu thô và các sản
phẩm xăng dầu là một trong các biện pháp nhằm
bảo đảm cung cấp năng lượng ổn định, góp phần
giảm bớt hậu quả về kinh tế, chính trị và xã hội
trong tình huống gián đoạn nguồn cung cấp hoặc
giá cả biến động, hoặc vì các lý do chính trị, kinh
tế như gây mất ổn định và đầu cơ Dự trữ dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu đồng thời còn là giải
pháp góp phần ổn định giá cả khi có đột biến tăng
giá xăng, dầu.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại công văn số 7002/VPCP-KTTH ngày 03 tháng 12 năm 2007 về việc giao Bộ Công thương khẩn trương lập “Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025” trên cơ sở ghép 02 quy hoạch trước đây của Bộ Công nghiệp (Chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia đến 2025, tầm nhìn đến 2050) và Bộ Thương mại (Điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu trên phạm vi cả nước đến năm 2015, định hướng đến 2020), Bộ Công thương đã chỉ đạo Viện Dầu khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty cổ phần Thiết kế, Xây dựng thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam lập Quy hoạch này.
TS Nguyễn Anh Đức, Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam trả lời phỏng vấn.
Thanh Hoa
Thực hiện
TS Nguyễn Anh Đức Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam
Trang 6PV: Năm 2008 qua đi, chúng ta chưa quên
cú sốc khi có lúc giá dầu thô trên thế giới lên tới
đỉnh điểm ~150 USD/ thùng thì sáu tháng đầu
năm 2009 giá dầu thô xuống có thời điểm trên
50USD/ thùng Sự lên xuống bất thường của giá
dầu thế giới, có tác động như thế nào đối với kinh
tế Việt Nam thưa ông?
TS Nguyn Anh Đc: Một năm trước, giá
dầu đã tăng gần tới 150 USD/thùng khiến cho
nhiều nhà sản xuất dầu cho rằng loại hàng hóa
đặc biệt này đã được định giá quá cao Tuy
nhiên, sự suy thoái kinh tế cuối 2008 kéo dài
năm 2009 đã làm suy giảm nhu cầu về năng
lượng, từ đó khiến cho giá dầu giảm xuống xoay
quanh ngưỡng 50-70 USD/ thùng Theo phân
tích của các chuyên gia kinh tế và tài chính, các
cú sốc về giá xăng dầu hay nguyên liệu đầu vào
đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam
trên các bình diện sau:
- Thứ nhất, xăng dầu có ảnh hưởng trựctiếp tới tất cả các nhóm hàng hoá có liên quan
đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Vì vậy khi giá của
mặt hàng này tăng sẽ trực tiếp làm CPI tăng lên
- Thứ hai, xăng dầu tăng giá sẽ tác độngtới chi phí sản xuất của các doanh nghiệp làm
cho giá thành tăng lên, lợi nhuận giảm xuống
Khi lợi nhuận bị giảm sút ở một mức độ có thể
chấp nhận được, doanh nghiệp sẽ cân nhắc
chưa tăng giá bán sản phẩm nhưng nếu tình
trạng này kéo dài thì doanh nghiệp sẽ phải tăng
giá bán Mặt khác, khi giá xăng dầu tăng thì cầu
về một số hàng hóa khác sẽ giảm, kéo theo tổng
cầu của nền kinh tế cũng sẽ giảm xuống Tất cả
các yếu tố trên đây tác động đồng thời đến nền
kinh tế, làm lạm phát gia tăng, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bị suy giảm Kết quả nghiên cứu của
Trung tâm năng lượng Nhật Bản cho thấy Việt
Nam và các nước có cùng mức độ phụ thuộc vào
xăng dầu có hệ số co giãn trung bình của giá
theo cung dầu (E) là 0,380 (E Gasoline=
-0,775, E Diesel Oil = -0,380, E Fuel Oil = -0,292)
Nếu Việt Nam bị ngưng trệ nguồn nhập khẩu 1
ngày hay 1/360 khối lượng cung cấp trong nước
thì tỷ lệ giá tăng sẽ là 1/360/0,380 = 0,0073 (=
0,73%) Theo số liệu của tổ chức APEC năm
2006, hệ số co giãn của GDP theo giá dầu của
Việt Nam và một số nước trong khu vực như
Indonesia, Singapore khoảng -0,044 và tăng với
tỷ lệ 2%/năm Năm 2008, GDP của Việt Nam dự
kiến khoảng 76.000 triệu USD Thiệt hại GDP khi
ngưng trệ nhập khẩu 1 ngày sẽ là:
76.000*0,044*(1+0,02)2 *0,73% = 25,5 triệu
USD Năm 2015, GDP của Việt Nam dự kiếnkhoảng 181.000 triệu USD Thiệt hại GDP khingưng trệ nguồn cung cấp trong 1 ngày sẽ là:181.000*0,044*(1+0,02)9 *0,73% = 69,5 triệuUSD Trong tương lai, cùng với sự phát triển,tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ không ngừngtăng lên và như vậy thiệt hại do ngưng trệ cungcấp dầu mỏ cũng sẽ lớn hơn Mặt khác, giá dầugiảm, khiến kim ngạch xuất khẩu dầu của ViệtNam bị giảm xuống Như vậy, việc Việt Nam bịngưng trệ hoàn toàn nguồn cung cấp dầu mỏ từbên ngoài trong bối cảnh trong nước không có
đủ nguồn dự trữ thì thiệt hại về kinh tế là rất lớn
PV: Việc xây dựng Quy hoạch phát triển hệ
thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu bao gồm dự trữ doanh nghiệp và dự trữ quốc gia đến 2015, tầm nhìn đến 2025 chúng ta có tham khảo kinh nghiệm của các nước không thưa TS.?
TS Nguyn Anh Đc: Hiện nay chúng ta
đang sống trong thế giới mở, Việt Nam đã gianhập sân chơi của WTO, vì vậy việc tham khảo,học hỏi kinh nghiệm các nước đã đi trước chúng
ta về vấn đề này là sự lựa chọn cần thiết Được
sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Trung tâmNghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí thuộcViện Dầu khí Việt Nam đã có nhưng chươngtrình hợp tác với Nhật, Hàn Quốc và Mỹ để tìmhiểu quan điểm, phương pháp, chính sách vàkinh nghiệm thực tế của các nước có dự trữ dầuthô và sản phẩm xăng dầu Qua quá trình hợptác cũng như qua việc tổng hợp, xem xét chínhsách của một số Quốc gia khác thuộc IEA, APEC
và ASEAN, có thể rút ra một số kinh nghiệm về
dự trữ dầu thô như: Cần lựa chọn cơ cấu dự trữphù hợp giữa sản phẩm dầu và dầu thô tùy thuộcvào đặc diểm riêng của mỗi quốc gia nhằm đạtđược lợi ích cao nhất cho đất nước; Cần xácđịnh cơ cấu hợp lý giữa dự trữ tư nhân và dự trữchính phủ để có thể huy động và tận dụng tối đanguồn lực; Nên có cơ chế và chính sách quản lý,điều hành dự trữ rõ ràng, minh bạch để khuyếnkhích và thúc đẩy các công ty đảm bảo nghĩa vụ
dự trữ theo quy định của luật pháp và tham giatích cực vào hệ thống dự trữ quốc gia; Cần banhành quy định cụ thể về các tình huống khẩncấp, thời điểm và quy trình xuất dầu khẩn cấp.Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu vàcân nhắc hết sức thận trọng Tùy theo điều kiện
tự nhiên, có xét tới yếu tố an ninh, an toàn để lựachọn loại hình kho dự trữ, đảm bảo hiệu quả sửdụng với chi phí thấp nhất; Tăng cường hợp tác,
Trang 7đối thoại xây dựng những chương trình hành
động chung (theo nhóm nước, nhóm công tác),
đảm bảo lợi ích của từng thành viên khi tham
gia liên kết và chia sẻ các chi phí; Chính sách
liên minh chỉ quy định chung, mỗi thành viên có
phối hợp rất cụ thể, được tập dượt và ứng dụng
có hiệu quả Đối với Việt Nam, trong quá trình
thực hiện dự trữ dầu thô quốc gia sẽ có những
cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các nước khác,
đặc biệt từ Nhật Bản và Hàn Quốc Có thể sử
dụng công nghệ tiên tiến về dự trữ dầu của thế
giới và khu vực Nhiều nước sẵn sàng hợp tác
với Việt Nam về vấn đề năng lượng, đặc biệt là
dự trữ dầu mỏ để giảm thiểu tác động của sự
bất ổn trong cung cấp dầu mỏ
Tuy nhiên Việt Nam đang gặp nhiều khókhăn trong việc thực hiện dự trữ dầu thô quốc
gia Lý do là tiềm lực tài chính hạn chế, thiếu
kinh nghiệm cả về kỹ thuật và quản lý
PV: Vậy định hướng phát triển và mục tiêu
chuẩn mà Quy hoạch nhắm tới nhằm đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia?
TS Nguyn Anh Đc: Định hướng phát
triển và mục tiêu chung phải phù hợp với chiến
l ược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nư ớc, phù hợp với các quy hoạch phát triển của
các ngành, các địa phư ơng, phù hợp với xu h
ướng phát triển của thị trư ờng xăng dầu trong n
-ước và phù hợp với xu thế hội nhập của Việt
Nam Theo định hướng hội nhập này, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định phát triển hệ
thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đạt
quy mô 90 ngày nhập ròng của năm trước đó từ
năm 2015 để đáp ứng tiêu chí của Tổ chức
Năng lượng Quốc tế (IEA)
Như vậy, cần phát triển hệ thống dự trữdầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt
Nam nhằm ổn định thị trường sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm xăng dầu trong nước; Phát huy tối
đa khả năng của các loại hình dự trữ (dự trữ
doanh nghiệp và dự trữ Nhà nước), đồng thời
hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng
dầu có thể ứng cứu nhanh nhất trong các tình
huống khẩn cấp; Phân bố các kho dự trữ tương
ứng với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các khu
vực/vùng trong cả nước Đối với các kho xăngdầu thương mại: Tiến độ phát triển hệ thống khotương ứng với tốc độ tăng nhu cầu của từng khuvực và từng giai đoạn Đối với các nhà máy lọchóa dầu: tiến độ các kho dầu thô (đầu vào) vàkho sản phẩm (đầu ra) của nhà máy phù hợpvới kế hoạch đã dự kiến về quy mô công suất,tiến độ, cơ cấu sản phẩm Đối với các kho dựtrữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu quốc gia:Các NMLHD và các đầu mối đều có thể thamgia ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp Tối
ưu hóa cung đường vận chuyển dầu thô từ kho
dự trữ quốc gia đến các NMLHD Phát triển hệthống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầunhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượngnói chung và an ninh dầu mỏ trong nước nóiriêng; Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tếtrong trường hợp nguồn cung dầu mỏ trên thịtrường thế giới có sự giảm bất thường nhằmmang lại hiệu quả kinh tế nhất định trong trườnghợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến; Gópphần giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hoạchđịnh các chính sách phù hợp liên quan và địnhhướng địa điểm phù hợp, đầu tư xây dựng sứcchứa để các cơ quan, Bộ, Ngành địa phương bốtrí các vị trí gắn với hệ thống hạ tầng phù hợp
PV: Dự kiến từ sau năm 2015 VN sẽ có 6
NMLHD (Dung Quất, Nghi Sơn, Long Sơn, Vũng
Rô, Cần Thơ và Nam Vân Phong) với tổng nhu cầu dầu thô vào khoảng 42,5 triệu tấn/năm (trong đó sử dụng cả hai nguồn dầu thô trong nước và nhập khẩu), có thể cung cấp cho thị trường khoảng 30 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, theo ông thị trường xăng dầu trong nước lúc đó
có được ổn định trong bất kỳ tình huống nào?
TS Nguyn Anh Đc: Thực tế lượng dự
trữ xăng dầu quốc gia như hiện nay là quá nhỏ(khoảng 0,3 triệu m3 tương đương với khoảng
8 ngày tổng nhu cầu tiêu dùng), không thể pháthuy được vai trò ứng cứu trong các tình huốngkhẩn cấp, nhất là trong bối cảnh nguồn cungxăng dầu có rất nhiều biến động như hiện nay.Tại công văn số 891/VPCP-KTTH ngày12/9/2008, Chính phủ đã quyết định từ năm
2009 sẽ tăng mức dự trữ xăng dầu quốc gia lênđến 10 ngày tiêu dùng trong cả nước Nghị định
số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/04/2007 quy địnhcác công ty đầu mối nhập khẩu các sản phẩmxăng dầu phải dự trữ tối thiểu với khối lượngbằng 20 ngày cung ứng tính theo hạn mức nhậpkhẩu được giao từ 01/01/2008 và nâng lên đến
Trang 830 ngày từ 01/01/2010 Với giả thiết đến 2025
Việt Nam có 6 NMLHD (Dung Quất, Nghi Sơn,
Long Sơn, Cần Thơ, Vũng Rô và Nam Vân
Phong) với tổng công suất 42,5 triệu tấn/năm,
hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia sẽ vào khoảng
22 ngày nhu cầu, trong đó bao gồm cả dầu thô
và sản phẩm xăng dầu Xét theo tiêu chí tiết
kiệm đầu tư cho dự trữ và theo tương quan giữa
mức độ tác động của dầu thô và xăng dầu cần
nhập khẩu đến việc ổn định nguồn cung xăng
dầu trong nước thì cơ cấu dự trữ nên xem xét là
12 ngày dầu thô và 10 ngày sản phẩm Theo kế
hoạch của Chính phủ, trong năm 2009 dự trữ
xăng dầu quốc gia sẽ đạt đến 10 ngày nhu cầu
hay 440.000 tấn, tương đương 0,57 triệu m3
kho Do vậy, cả giai đoạn 2010-2025 chỉ cần quy
hoạch bổ sung khoảng 825.000 tấn, tương
đương 1,2 triệu m3kho Đảm bảo đến năm 2025
dự trữ được khoảng 3,1 triệu m3kho và lưu trữ
khoảng 2,12 triệu tấn Với giả thiết đến 2025,
các NMLHD kể trên có thể mở rộng công suất và
Việt Nam còn có thêm 1-2 NMLD nữa với tổng
công suất lọc dầu cả nước lên đến trên 65 triệu
tấn/năm Khi đó, hệ thống dự trữ sản xuất và
thương mại của Việt Nam cùng đạt được
khoảng 37 ngày nhập ròng (~29 ngày nhu cầu),
tương ứng, dự trữ quốc gia chỉ cần xem xét ở
mức 16 ngày nhập ròng (~13 ngày nhu cầu) là
đủ mức 90 ngày nhập ròng Trong trường hợp
này, sản phẩm từ các NMLD đã đáp ứng đủ và
vượt nhu cầu tiêu dùng trong nước, do vậy Việt
Nam không cần thiết phải dự trữ sản phẩm nữa
mà chỉ nên dự trữ dầu thô Theo đó, lượng dầu
thô cần dự trữ vào khoảng 2,42 triệu tấn, tương
đương 3,5 triệu m3kho, nghĩa là cao hơn so với
PA cơ sở là 0,4 triệu m3kho
PV: Nếu làm bài toán thương mại thì kho dự
trữ có cần phải đặt gần các NMLHD Bởi nhiều
bài học từ thực tế cho thấy, quy hoạch sai, đầu
tư sai dẫn đến tính hiệu quả thấp, gây lãng phí.
TS Nguyn Anh Đc: Xét về khía cạnh
vận hành, các kho dự trữ xăng dầu quốc gia nên
xem xét đặt gần các NMLD hoặc đặt gần các
kho xăng dầu thương mại lớn để có thể chia sẻ
chi phí với hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) sẵn
có và thuận lợi trong việc đảo kho hàng năm
Tuy nhiên, sản phẩm của NMLD thường lớn hơn
nhiều so với sức chứa của các kho đầu mối
thương mại, khi có các tình huống khẩn cấp thì
bản thân các NMLD sẽ được ứng cứu dầu thô,
khi đó ngoài chức năng như một kho đầu mối
lớn thì NMLD còn đóng vai trò là nguồn ứng cứucho thị trường Vì lý do này, các kho xăng dầu
dự trữ quốc gia không nên đặt gần các NMLDnữa
Với xăng dầu dự trữ bổ sung năm 2009, vìkhối lượng nhỏ (khoảng 128.000 tấn, tươngđương 185.000m3 kho) nên vẫn duy trì hìnhthức thuê kho của các doanh nghiệp Thậm chí,đối với phần dự trữ bổ sung giai đoạn 2010-
2025, do quy mô dự trữ cũng không quá lớn(khoảng 1,2 triệu m3 kho), hơn nữa cũng cầnphân bố theo các khu vực trong cả nước để cóthể ứng cứu nhanh trong tình huống Để hiệnthực hóa quy hoạch dự trữ dầu thô và sản phẩmxăng dầu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm
2025 cần phối hợp chặt chẽ giữa 03 loại hình dựtrữ, dự trữ sản xuất, dự trữ thương mại và dựtrữ quốc gia, sử dụng triệt để các nguồn lực vềvốn đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm của Nhànước, tư nhân và nước ngoài trên cơ sở tậndụng các cơ hội hợp tác với các nước trong khuvực và các tổ chức quốc tế
PV: Việt Nam sẽ tổ chức quản lý, kiểm
soát, thực hiện dự trữ dầu và các sản phẩm từ dầu như thế nào để đảm bảo nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thưa ông?
TS Nguyn Anh Đc: Cùng các giải pháp
hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện dựtrữ, trong pháp lệnh về dự trữ hoặc trong cácvăn bản qui phạm pháp luật khác (nghị định,thông tư) cần có quy định rõ về chế độ kiểm tra
và giám sát cùng với các chế tài xử phạt vi phạmđối với 02 loại hình dự trữ do Doanh nghiệpquản lý (dự trữ sản xuất và dự trữ kinh doanh).Đối với dự trữ quốc gia, Chính phủ đã giao
Bộ Công thương phối hợp với Cục Dự trữ Quốcgia thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý.Tùy theo tình hình cụ thể và theo lộ trình xácđịnh, có thể chỉ định Tập đoàn Dầu khí Việt Namxây dựng, mua dầu dự trữ, vận hành, bảodưởng kho dự trữ quốc gia dầu thô gắn liền vớicác nhà máy lọc dầu hay kho dự trữ dầu thô tậptrung Đồng thời chỉ định Tổng công ty Xăng dầu
và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xây dựng, muasản phẩm dự trữ, vận hành, bảo dưỡng kho dựtrữ quốc gia sản phẩm gắn liền với hệ thống khođầu mối hiện có; Hoặc tiến hành đấu thầu việcxây dựng kho dự trữ, duy trì và mua dầu dự trữ
cho các nhà thầu trong, ngoài nước Có c ch
Trang 9thời như: Giảm nhu cầu tiêu thụ trên cơ sở danh
sách các hộ tiêu thụ công nghiệp quan trọng cần
duy trì việc cung cấp sản phẩm xăng dầu do Bộ
Công thương phê duyệt; chuyển đổi nhiên liệu
của các nhà máy điện và một số nhà máy công
nghiệp sang sử dụng khí và than); Ổn định giá ở
mức tăng hợp lý tối đa có thể Trong trường
hợp nguồn cung bị ngưng trệ ngắn hạn của một
khu vực giảm dưới 10% cần huy động nguồn
dự trữ thương mại sẵn có của các doanh
nghiệp trong khu vực; Nếu nguồn cung của một
khu vực giảm trên 10% nhưng dưới 20%: huy
động nguồn dự trữ sản xuất của NMLD trong
khu vực; Nếu nguồn cung của một khu vực
giảm trên 20%: huy động nguồn dự trữ quốc gia
về sản phẩm trong khu vực; Nếu dự báo nguồn
cung bị ngừng trệ dài hạn và nghiêm trọng: lần
lượt huy động các nguồn dự trữ quốc gia theo
thứ tự ưu tiên sau: Huy động nguồn dự trữ
doanh nghiệp bao gồm dự trữ thương mại và
dự trữ sản xuất; Huy động nguồn dự trữ quốc
gia về dầu thô; Huy động nguồn dự trữ quốc gia
về sản phẩm Mặt khác Việt Nam nên tham gia
các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu
thô và sản phẩm trong khu vực và trên thế
giới như: Thỏa thuận an ninh dầu mỏ của các
nước ASEAN (Petroleum Security Agreement)
và Tổ chức năng lượng thế giới (IEA) Tham gia
chương trình năng lượng quốc tế (International
Energy Program - IEP) của IEA, các nước
thành viên bắt buộc dự trữ ít nhất 90 ngày nhập
khẩu ròng của năm trước đồng thời sẽ được hỗ
trợ ứng cứu khi khủng hoảng xảy ra theo
chương trình phối hợp để đối phó với tình trạng
khẩn cấp
PV: Nguồn vốn để xây dựng phát triển hệ
thống, kho dự trữ dầu và các sản phẩm liệu có
được xã hội hoá, theo ông chủ đầu tư các dự án
này nên giao cho ai?
TS Nguyn Anh Đc: Vốn đầu tư để phát
triển hệ thống kho thương mại do các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu tư và tự trang
trải Nhà nước chỉ xem xét ưu đãi cho phần dự
trữ bắt buộc Tương tự, vốn đầu tư để phát triển
các NMLHD là do các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư tùy thuộc quy mô công suất và đặc
thù của từng nhà máy Riêng đầu tư cho dự trữ
quốc gia thuộc trách nhiệm của Nhà nước và có
thể huy động từ thuế tiêu thụ sản phẩm xăng
dầu Nếu đánh thuế dự trữ khoảng 0,6% giá
xăng dầu tiêu thụ cuối cùng (tại thời điểm hiện
tại tương đương khoảng 85 VNĐ/lít xăng 92 và
75 VNĐ/lít dầu DO) thì đến năm 2025 có thểtrang trải được gần 50% vốn đầu tư và toàn bộchi phí vận hành đã phát sinh cho các kho dự trữquốc gia
Trên cơ sở danh sách các địa điểm đã liệt
kê theo thứ tự ưu tiên cùng với quy mô và lộtrình tương ứng Chính phủ phê duyệt, Cơ quanquản lý Nhà nước có thẩm quyền có thể tổ chứcđấu thầu hoặc chỉ định Tập đoàn Dầu khí ViệtNam xây dựng bên cạnh các NMLHD các kho
dự trữ quốc gia dầu thô hoặc xây tập trung 01kho dự trữ quốc gia cho tất cả các NMLHD củaViệt Nam; Đối với kho dự trữ quốc gia về sảnphẩm xăng dầu phải dựa trên cơ sở danh sáchcác địa điểm đã liệt kê theo thứ tự ưu tiên đượctrình bày cùng với quy mô và lộ trình tương ứng
Cơ quan quản lý Nhà nước có thể tổ chức đấuthầu hoặc chỉ định Tập đoàn Dầu khí Việt Namhoặc Tổng công ty Xăng dầu xây dựng kho dựtrữ bên cạnh các kho đầu mối; Thành lập đơn vị
có chức năng quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho
dự trữ hoặc giao cho Tập đoàn Dầu khí ViệtNam chủ trì
Đối với dầu thô: Nhà nước tổ chức muadưới dạng đấu thầu hoặc mua theo hợp đồngdài hạn với các nước xuất khẩu dầu thô có quan
hệ tốt với Việt Nam như Kuwait, Nga, Venezuelav.v trên cơ sở lộ trình đã được quy hoạch Đối với sản phẩm xăng dầu: Nhà nước tổchức mua dưới dạng đấu thầu hoặc mua theohợp đồng dài hạn với các NMLD trong nước trên
cơ sở lộ trình đã được quy hoạch
PV: Để thực hiện thành công các mục tiêu
của Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, theo ông những yếu tố cần và đủ như thế nào?
TS Nguyn Anh Đc: Chính phủ đã phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầuthô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Namđến năm 2015 - tầm nhìn đến năm 2025 và giao
Bộ Công thương chỉ đạo việc triển khai thựchiện Quy hoạch Trước mắt, cần tiếp tục triểnkhai nghiên cứu các điều kiện địa chất côngtrình, địa chất thuỷ văn, cơ lý đá đối với các vị trí
dự kiến đặt các kho dự trữ dầu thô và kho sảnphẩm xăng dầu quốc gia, đặc biệt đối với cáckho ngầm cũng như tiến độ xây dựng các khonày trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế
và các quốc gia có kinh nghiệm, đồng thời triển
Trang 10khai có hiệu quả các dự án kho xăng dầu thương
mại dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2008-2015
Bộ Công thương đã được Chính phủ giao chỉ
đạo nghiên cứu hiệu quả đầu tư của các phương
án vận chuyển xăng dầu bằng đường ống từ Nghi
Sơn, Thanh Hoá về Hà Nam; từ NMLD Dung Quất
đi Tây Nguyên và từ NMLD Long Sơn đi Thành phố
Hồ Chí Minh so với phương án vận chuyển bằng
đường thuỷ Chủ trì thẩm định và phê duyệt bổ
sung quy hoạch đối với các dự án kho xăng dầu
thương mại có công suất kho dưới 100.000m3
Chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan đến quản lý nhà nước các kho dự trữ
dầu thô của Việt Nam, bao gồm: Pháp lệnh Dự trữ
quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu;
Quy chế dự trữ, kinh doanh các sản phẩm xăng
dầu; Quy chế quản lý, điều hành, cơ chế điều tiết
hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia và các sản phẩm
xăng dầu (quy định về cơ chế ứng cứu; trách
nhiệm, quyền lợi của các doanh nghiệp/công ty
kinh doanh xăng dầu đối với dự trữ quốc gia, các
quy định về an toàn, môi trường v.v.); Xây dựng hệ
thống thông tin giám sát, điều hành hệ thống dự trữ
dầu thô quốc gia; Quy định về thành lập và sử dụng
Quỹ hỗ trợ dự trữ kinh doanh xăng dầu, Quỹ dự trữ
quốc gia về dầu thô và các sản phẩm xăng dầu;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo Tập
đoàn Dầu khí và Tổng công ty Xăng dầu nghiên
cứu triển khai xây dựng các kho dự trữ quốc gia về
dầu thô và sản phẩm xăng dầu trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của Quy hoạch phát triển hệ thống dự
trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2025
Chính phủ cũng đã giao Bộ Giao thông vận tải
lập quy hoạch hệ thống cảng biển, luồng lạch phù
hợp với các yêu cầu về vận tải, xuất nhập dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu của hệ thống dự trữ dầuthô bảo đảm nguyên tắc sử dụng tối ưu Quỹ mặtđất, mặt nước để phát triển bền vững ngành côngnghiệp dầu khí và công nghiệp hàng hải trong tổngthể chiến lược kinh tế biển của Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đượcgiao xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật cóliên quan đến bảo vệ môi trường trên đất liền và trênbiển đối với hoạt động tàng chứa, xuất nhập dầu thô
và các sản phẩm xăng dầu của các kho dự trữ.Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính và Bộ Kếhoạch đầu tư dự kiến kế hoạch cấp vốn nhà nướchàng năm đối với các dự án dự trữ quốc gia về dầuthô và các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn quyhoạch nhằm đảm bảo tiến độ và tính khả thi củacác dự án đầu tư
Các địa phương cũng đã được giao tráchnhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
và các doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện các quyhoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố
và các khu kinh tế, khu công nghiệp có tính đếnviệc xây dựng các dự án thuộc quy hoạch dự trữdầu thô và các sản phẩm xăng dầu đến năm 2015,tầm nhìn đến năm 2025 Ủy ban nhân dân các tỉnh
ưu tiên dành quỹ mặt đất, mặt nước để xây dựngkho dự trữ dầu thô tại các vị trí đã được quy hoạch
Để bảo đảm an ninh năng lượng cho sự pháttriển bền vững và giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế,việc quy hoạch và triển khai thực hiện hệ thống dựtrữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu là một việclàm hết sức cần thiết trong thời đại nền kinh tế thếgiới diễn biến khó lường
Trân trọng cám ơn Phó Viện trưởng!
Trang 12Giới thiệu
Khu vực vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng
là vùng thềm lục địa Tây Bắc biển Đông, có đặc
điểm địa chất phức tạp gắn liền với các hoạt động
kiến tạo trong khu vực Đông Nam Á Các số liệu địa
chấn sâu, trọng lực và từ hàng không cho thấy tổng
chiều dày trầm tích Kainozoi ở khu vực này có chỗ
lên đến 20km (Clift và nnk 2006, ) Các nghiên
cứu trước đây cho thấy phần lớn vật liệu trầm tíchđược bóc mòn từ các khối địa chất thuộc NamTrung Hoa và miền Bắc Việt Nam được vận chuyểnbởi hệ thống sông Hồng (bao gồm cả sông Đà,sông Lô/Chảy) và lắng đọng tại vịnh Bắc Bộ tạo nênphần chính là bể trầm tích sông Hồng, chỉ khoảng
TS Hoàng Văn Long, GS.TS Peter D Clift
School of Geosciences, University of Aberdeen
GS.TSKH Mai Thanh Tân, GS.TSKH Đặng Văn Bát, TS Lê Hải An
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
GS.TS Fu-Yuan Wu
Institute of Geology and Geophysics, Chinese Academy of Sciences
Tóm tắt
Vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng là một trong những bồn trầm tích lớn trong khu vực Đông Nam
Á Với tổng chiều dày trầm tích Kainozoi gần 20km ở khu vực trung tâm, các tập trầm tích ở đây ngoài ý nghĩa về mặt tài nguyên khoáng sản còn lưu giữ rất nhiều thông tin về các hoạt động kiến tạo, địa tầng và
cổ khí hậu trong vùng Trong nghiên cứu này chúng tôi trình bày một số kết quả phân tích các tài liệu địa chấn 2D và định tuổi tuyệt đối U-Pb trên khoáng vật zircon của một số mẫu trầm tích lấy từ hệ thống sông Hồng.
Kết quả minh giải địa chấn cho thấy vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng phân bố ở phía Đông Nam đới đứt gãy sông Hồng Quá trình hình thành bể trầm tích liên quan chặt chẽ với va chạm mảng Ấn Độ với mảng Âu-Á vào đầu Kainozoi Bồn trũng vịnh Bắc Bộ được khống chế bởi một loạt các đứt gãy ngang- thuận, đặc biệt là đứt gãy sông Hồng ở phía Tây Nam và đứt gãy No.1 ở phía Đông Bắc Khu vực này đã trải qua ít nhất hai pha nghịch đảo kiến tạo trong đó pha sớm mang tính địa phương và được liên hệ với giai đoạn khởi đầu của đới đứt gãy sông Hồng (~34-35 triệu năm) và pha muộn xảy ra trong Mioxen giữa (~15,5 triệu năm) lại mang tính khu vực và có liên quan mật thiết với sự ngừng tách giãn biển Đông và giai đoạn ngừng hoạt động của đứt gãy sông Hồng.
Số liệu định tuổi tuyệt đối U-Pb thể hiện nguồn vật liệu sông Lô đóng vai trò quan trọng trong tổng lượng trầm tích của hệ thống sông Hồng đổ ra biển Đông trong khi sông Đà kém quan trọng hơn Kết quả
so sánh với số liệu tuổi của đá gốc cho phép kết luận rằng phần lớn vật liệu trầm tích ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng được bóc mòn từ khối Songpan Gaze và nền Dương Tử trong khi các khối khác như Cathaysia, Qiangtang, Ailao Shan có vai trò không đáng kể Tuy nhiên sông Hồng hiện nay không trực tiếp chảy qua Songpan Garze vì vậy vật liệu này có thể được tái bóc mòn và lắng đọng trong các bể trầm tích gần khu vực Songpan Garze.
§Æc ®iÓm qu¸ tr×nh trÇm tÝch Kainozoi vÞnh B¾c Bé vμ ch©u thæ S«ng Hång
Trang 135% vật liệu được lắng đọng tại vùng đệm là miền
võng Hà Nội (Clift và nnk 2006) Ngoài ra các nguồn
địa phương dọc theo bờ biển phía Bắc, Bắc Trung
Bộ và đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng đóng góp
một lượng nhỏ trầm tích cho khu vực này Với chiều
dày trầm tích Kainozoi lớn, đây là một trong những
khu vực có tiềm năng về dầu khí và đã trở thành đối
tượng quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và
tổ chức công nghiệp Hàng loạt các giếng khoan,
các tuyến địa vật lý đã được tiến hành nhằm làm
sáng tỏ cấu trúc địa chất và lịch sử tiến hóa trầm
tích Kainozoi Tuy nhiên khu vực nghiên cứu nằm
trên địa phận lãnh thổ của Việt Nam và Trung Quốc,
nên quá trình liên kết các thành tạo địa chất vẫn còn
nhiều hạn chế Việc nghiên cứu các thông tin lưu
giữ trên các thành tạo trầm tích này không chỉ phục
vụ cho mục tiêu tìm kiếm nguồn nhiên liệu hóa
thạch mà còn góp phần làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa
về kiến tạo và địa tầng của vịnh Bắc Bộ và châu thổ
Sông Hồng trong mối quan hệ chung với kiến tạo
khu vực Đông Nam Á Trong nghiên cứu này chúng
tôi trình bày các kết quả nghiên cứu quá trình trầm
tích và nguồn gốc vật liệu trầm tích cho khu vực
vịnh Bắc Bộ và châu thổ Sông Hồng dựa trên việc
minh giải tài liệu địa chấn sâu và phân tích tuổi tuyệt
đối U-Pb trên các mẫu trầm tích hiện đại
1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa chất khu vực
nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là phần thềm lục địa
phíaTây Bắc biển Đông (Hình 1) Về vị trí kiến tạo,
vịnh Bắc Bộ nằm ở phần mở rộng phía Đông Nam
của đới đứt gãy sông Hồng và phần lớn diện tích
được bao trùm bởi bể trầm tích sông Hồng Quá
trình hình thành và tiến hóa địa chất của vịnh Bắc
Bộ và vùng châu thổ sông Hồng có mối liên hệ
mật thiết với sự va chạm mảng Ấn Độ với mảng
Âu-Á, sự đâm trồi về phía Đông Nam của địa khối
Đông Nam Á và quá trình hình thành biển Đông
Tappnnier và nnk (1982) đã nghiên cứu biến dạng
để giải thích cơ chế hoạt động kiến tạo ở khu vực
Đông Nam Á và đã xây dựng mô hình kiến tạo
“đâm xuyên” (indentor) (Hình 2), theo đó sự va
chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á đã làm cho
địa khối Đông Dương chuyển động quay xuôi
chiều kim đồng hồ khoảng 250 và dịch chuyển về
phía ĐN khoảng 800km dọc theo đới đứt gãy trượt
bằng trái sông Hồng Quá trình chuyển động xoay
thuận chiều tiếp tục cho đến khoảng 450trước khi
đới đứt gãy Sông Hồng chuyển sang chế độ trượt
bằng phải do quá trình tiếp tục đâm xuyên của
mảng Ấn Độ vào mảng Âu-Á Chuyển động trượt
bằng trái của đới đứt gãy sông Hồng và sự đâmtrồi của địa khối Đông Dương về phía ĐN lànguyên nhân dẫn đến sự tách giãn hình thànhbiển Đông và bể trầm tích sông Hồng (bao gồm cảmiền võng Hà Nội hiện nay) Các nghiên cứu
(Tapponnier và nnk 1986, 1990; Leloup và nnk 2001; Schärer và nnk 1990, 1994; Chung và nnk.
1997và Zhang & Schärer 1999) dựa trên các dấuhiệu động học ngoài thực địa và các số liệu phântích tuổi tuyệt đối cho rằng đới đứt gãy Sông Hồngbắt đầu trượt trái cách đây ít nhất 35 triệu năm vớitổng biên độ dịch trượt trên 500km Các công trình
nghiên cứu tiếp theo (Morley 2002; Hall và nnk.
1996, 2008, Clift và nnk 2008) dựa trên các tài
liệu phân tích địa chấn sâu, cổ từ, trầm tích, chorằng có rất ít bằng chứng để kết luận về vai trò vachạm giữa mảng Ấn Độ với mảng Âu-Á trongtrong quá trình tách giãn và hình thành biển Đông.Thay vào đó sự tách giãn biển Đông chủ yếu liênquan đến sự hút chìm của biển Đông cổ (proto-South China Sea) về phía máng hút chìm Borneo.Quá trình tiến hóa của vịnh Bắc Bộ và châu thổSông Hồng lại liên quan chặt chẽ với hoạt động củađới đứt gãy Sông Hồng Do chiều dày trầm tích quálớn nên hiện nay chưa có giếng khoan nào đạt đếnđáy của các thành tạo trầm tích Kainozoi ở khu vựcnày Việc xác định tuổi và thành phần các tập trầmtích cổ nhất được dự đoán là các trầm tích lụcnguyên Paleogen - Eoxen nằm bất chỉnh hợp trêncác thành tạo đá móng trước Kainozoi có thànhphần chủ yếu là carbonat (tuổi C-P?) và một lượngnhỏ các đá phun trào (Trần Nghi và nnk 2005; Đặng
Văn Bát và nnk 2005; Mai Thanh Tân và nnk 2006)
2 Lịch sử tiến hóa và biến đổi trầm tích trên cơ
sở minh giải tài liệu địa chấn
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng một
số mặt cắt địa chấn 2D từ Petrovietnam, CNOOC
và BP Các tuyến địa chấn lựa chọn phân bố ở cảsườn Tây Nam và phía Đông Bắc của vịnh Bắc Bộvới mục đích liên kết địa tầng xuyên suốt qua phầnlãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc (Hình 1) Việckhoanh định ranh giới các tập địa chấn được thựchiện trên cơ sở xác định các dấu hiệu gá đáy(onlap), phủ đáy (downlap), chống nóc (toplap) vàcác bề mặt bào mòn Tuổi của các thành tạo địachất tương ứng được xác định trên cơ sở liên kếttuổi tuyệt đối của các hóa thạch trong các giếngkhoan LG 20-1-1 và LD 30-1-1A ở sườn phía ĐôngBắc bể sông Hồng Theo kết quả minh giải tài liệuđịa chấn, có mười ba tập địa chấn được xác định.Hình 3 thể hiện các tập địa chấn và đặc điểm cấu
Trang 14trúc ngang của bể sông Hồng - phần chính của
cấu trúc vịnh Bắc Bộ trong Kainozoi Mặt cắt địa
chấn trong Hình 3 cho thấy khu vực vịnh Bắc Bộ
được khống chế bởi một loạt các đứt gãy ngang
thuận (transtensional faults), đặc biệt là đứt gãy
Sông Hồng ở rìa Tây Nam và đứt gãy No.1 ở rìa
Đông Bắc Cấu trúc móng trước Kainozoi bắt
đầu tách giãn trong gian đoạn Paleogen-Eocen
nhưng quá trình tách giãn và sụt lún xảy ra mạnh
mẽ khoảng từ 27-34 triệu năm, cùng giai đoạn
hoạt động mạnh của đớt đứt gãy sông Hồng
Gần như toàn bộ các thành tạo trầm tích đồng
tách giãn (synrift deposits) được lắng động ở
phần trung tâm của vùng nghiên cứu Biên độ
dịch chuyển của các thành tạo trầm tích dọc theo
các đứt gãy này không giống nhau Quá trình
tách giãn và sụt võng kiến tạo ở trung tâm bể
sông Hồng và vịnh Bắc Bộ được tiếp theo bởi
quá trình sụt võng do co rút nhiệt (thermal
subsi-dence) trong Mioxen trước khi tái hoạt động
mạnh mẽ trở lại sau Mioxen (5,5 triệu năm) Các
thành tạo trầm tích Kainozoi ở phía Bắc và trung
tâm khu vực nghiên cứu bị biến dạng, trượt
chờm và bào mòn mạnh mẽ (Hình 4) Ngoài ra
còn quan sát thấy các cấu trúc dạng vòm đặc
trưng bởi trường sóng xuyên cắt vào các thành
tạo trầm tích ở phần trung tâm vịnh Bắc Bộ (Hình
4) Trên một số tuyến địa chấn phương TB- ĐN,
chiều dày của các tập tăng dần từ Tây Bắc về
Đông Nam (Hình 5) cho thấy ở giai đoạn sớm
của quá trình tách giãn phần lớn trầm tích vận
chuyển bởi hệ thống sông Hồng được lắng đọng
ở khu vực châu thổ và phía Bắc vịnh Bắc Bộ
nhưng trung tâm lắng đọng dịch chuyển dần về
phía Đông Nam Trường sóng phản xạ kiểu nêm
lấn (progradation) trong Hình 5 cho thấy trong
giai đoạn Holoxen - Đệ Tứ, vật liệu trầm tích
nhanh chóng được vận chuyển về phía Đông
Nam của vịnh Bắc Bộ với tốc độ cung cấp trầm
tích diễn ra nhanh hơn tốc độ tạo không gian
lắng đọng
Về thành phần thạch học của các thành tạo
trầm tích ở vịnh Bắc Bộ và khu vực châu thổ
sông Hồng đã được nghiên cứu khá chi tiết qua
các giếng khoan thăm dò dầu khí và các chương
trình khảo sát lấy mẫu lõi trước đây Tuy nhiên do
độ sâu có hạn nên thành phần của các tập trầm
tích ở dưới sâu vẫn chưa được làm sáng tỏ, chủ
yếu dựa vào các đặc điểm trường sóng địa chấn
(Hình 6) Các tập cát và cát kết có chiều dày lớn,
hạt thô thường có biên độ phản xạ mạnh, tần số
thấp; có thể phân bố thành tập kéo dài liên tục
hoặc dạng thấu kính xen kẹp trong các lớp trầmtích hạt mịn hoặc lấp đầy trong các dòng chảy cổ.Trong khi đó các lớp bột, bột sét và sét hạt mịn,phân lớp mỏng được đặc trưng bởi biên độ phản
xạ yếu hơn với tần số cao hơn, có tính liên tục vềchiều dày tốt hơn Các thành tạo trầm tích tur-bidite liên quan đến trượt lở ngầm hoặc các vậnchuyển khối thường được lắng đọng nhanhchóng trên các bề mặt bào mòn ngầm, có độchọn lọc kém nên thường được đặc trưng bởitrường sóng phản xạ hỗn độn (chaotic) Ngoài racác đới quá bão hòa áp suất và các tập cát/cátkết có chứa khí nông thường được thể hiện qua
sự giảm đột ngột tốc độ truyền sóng và quan sáttrên mặt cắt địa chấn các “điểm sáng” (brightspot) với biên độ phản xạ âm mạnh mẽ (Hình 6)
3 Phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích
Các nghiên cứu trước đây cho rằng phầnlớn trầm tích được lắng đọng trong khu vực vịnhBắc Bộ và châu thổ sông Hồng được bóc mòn từkhu vực Đông Nam cao nguyên Tây Tạng vàmiền Bắc Việt Nam Các vật liệu này được bócmòn và vận chuyển ra biển Đông bởi hệ thốngsông Hồng và các chi lưu chính của nó (sông
Đà, sông Lô/sông Chảy) (Clift và nnk 2006)
trong khi các nguồn địa phương dọc theo bờbiển miền Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam và đảoHải Nam chỉ đóng vai trò thứ yếu Mặc dù tổngchiều dài và diện tích lưu vực của hệ thống sôngHồng hiện tại không dài và rộng như một số hệthống sông khác trong khu vực nhưng hàng năm
nó vận chuyển ra biển Đông một lượng trầm tíchrất lớn (~130 x 106tấn/năm) bao gồm cả vật liệuvận chuyển ở tầng đáy và vật liệu lơ lửng
(Milliman & Syvitski, 1992; Schimanski và nnk,
2001) Mức độ tập trung trầm tích cao trong hệthống sông Hồng là do các hoạt động phong hóahóa học và bóc mòn vật lý xảy ra mạnh mẽ ở cáckhu vực đá nguồn Để làm sáng tỏ về vai trò củacác khối địa chất phân bố ở thượng lưu hệ thốngsông Hồng và nguồn gốc vật liệu trầm tích cungcấp cho khu vực châu thổ sông Hồng và vịnhBắc Bộ, chúng tôi đã sử dụng phương pháp địnhtuổi tuyệt đối U-Pb trên các khoáng vật zircon Các mẫu cát bở rời được lấy từ hạ lưu sông
Lô, sông Đà, sông Hồng tại Lào Cai và hạ lưusông Hồng để đảm bảo tính đại diện và tránh bịảnh hưởng bởi các nguồn địa phương Kết quảphân tích các mẫu được so sánh với kết quả địnhtuổi của các khối địa chất có tiềm năng là nguồnvật liệu trầm tích cho hệ thống sông Hồng đã
Trang 15được công bố: Khối Qiangtang (trung tâm cao
nguyên Tây Tạng) (Roger và nnk 2003; Roger và
nnk 2000); khối Songpan Garze (Bruguier và
Ailao Shan và dãy núi Con Voi (Schaerer và nnk.,
1990; Zhang & Schärer 1999) Mẫu trầm tích bở
rời được tách phần khoáng vật nặng trước khi
tuyển tinh lần hai bằng dung dịch nặng
bromo-form Các hạt khoáng vật zircon được chọn lựa
dưới kính hiển vi Do zircon là khoáng vật phổ
biến và chứa hàm lượng U, Pb khá cao so với các
khoáng vật khác nên nó được sử dụng rộng rãi và
hiệu quả trong việc định tuổi kết tinh và tuổi nguội
lạnh dưới mức 7500C (Hodges 2003) Hơn nữa
do hệ thống U-Pb có nhiệt độ “đóng” cao nên tuổi
của nó ít khi bị thay đổi trong các quá trình biến
chất sau này, cho phép sử dụng hiệu quả trong
phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích Các hạt
zir-con được rửa sạch bằng ethanol để loại bỏ tạp
chất và được phân tích bằng phương pháp
MC-ICPMS, sử dụng mẫu chuẩn zircon (Xie và nnk
2008, Wei và nnk 2009).
Kết quả định tuổi U-Pb được trình bày trênHình 7 Các mẫu trầm tích bở rời cho khoảng
tuổi tương đối rộng từ 30-2800 triệu năm thể
hiện sự đa dạng về nguồn gốc vật liệu, trừ sông
Lô chủ yếu gồm các hạt zircon phân bố trong
khoảng tuổi rất hẹp và rất tập trung xung quanh
mức 400 triệu năm Mặc dù trầm tích ở hạ lưu
sông Đà có tuổi chủ yếu tập trung ở mức 250
triệu năm, liên quan đến chu kỳ tạo núi Indosini
(Lepvrier và nnk., 2004) nhưng vẫn có một số hạt
phân bố trên một khoảng tuổi kết tinh khá rộng
Các mẫu trầm tích trên sông Hồng lấy ở Lào Cai
và Hà Nội có mô hình phân bố tuổi U-Pb khá
phức tạp cho thấy vật liệu trầm tích được bóc
mòn từ các đá đa nguồn gốc và tương phản lẫn
nhau Nhìn tổng thể thì các hạt zircon trong các
mẫu này có tuổi kết tinh U-Pb tập trung ở một số
cực trị tại ~700-900, ~250, ~1.800-2.000 và
~2.200-2.500 triệu năm
4 Một số vấn đề thảo luận và kết luận
Mặc dù các thành tạo trầm tích sâu nhất ởtrung tâm vịnh Bắc Bộ và bể sông Hồng chưa
được xác định rõ ràng nhưng phần lớn các ý kiến
đều thống nhất cho rằng quá trình lắng đọng
trầm tích ở khu vực vịnh Bắc Bộ được bắt đầu từ
Eoxen-Oligoxen với phần lớn lượng trầm tích
lắng đọng được bóc mòn từ khu vực Đông NamTây Tạng và miền Bắc Việt Nam mặc dù trầmtích lắng đọng trong giai đoạn đầu chủ yếu là từnguồn địa phương (khi mà hệ thống sông Hồngchưa phát triển) Hai hệ thống đứt gãy ngangthuận (transtesional faults) ở sườn phía ĐôngBắc và Tây Nam bể sông Hồng, đặc biệt là đứtgãy sông Hồng và đứt gãy No 1 đóng vai tròkhống chế và định hình cấu trúc địa chất trongcác thành tạo Kainozoi cho khu vực nghiên cứu
Sự bất đồng nhất về cự li dịch chuyển của cácthành tạo trầm tích dọc theo các đứt gẫy (giảmdần lên phía trên) cho thấy các đứt gãy này táihoạt động trong nhiều pha Quá trình tách giãn
và sụt võng xảy ra mạnh mẽ trong Oligoxen trước khi quá trình sụt lún giảm dần doquá trình co rút nhiệt hậu tách giãn (thermal con-traction) Sự uốn nếp mạnh mẽ đi kèm với cáchoạt động trượt chờm và các bề mặt bất chỉnhhợp quan sát được trên một số mặt cắt ở phíaBắc vịnh Bắc Bộ cho thấy khu vực nghiên cứu đãtrải qua ít nhất hai pha nghịch đảo kiến tạo,chuyển từ chế độ căng giãn sang chế độ ép nénkhu vực Pha nghịch đảo thứ nhất (~34-35 triệunăm) mang tính cục bộ, chỉ quan sát được ởphần phía bắc khu vực nghiên cứu và có thểđược gây ra bởi giai đoạn trượt sớm của đới đứtgãy Sông Hồng trong khi pha nghịch đảo thứ haixảy ra trong Mioxen trung (~15,5 triệu năm)mang tính khu vực và được liên kết với bất chỉnhhợp khu vực trên toàn biển Đông (Hazebroek &
Eoxen-Tan 1993; Hutchison 1996; Mathews và nnk
1997) Pha nghịch đảo trong Mioxen giữa đượcliên hệ với sự ngưng nghỉ của đới đứt gãy sôngHồng và quá trình ngừng tách giãn biển Đông
Sự chuyển tiếp từ chế độ tách giãn sang ép nén
và nghịch đảo đóng vai trò quan trọng trong việctái phân bố lại các vật liệu trầm tích hạt mịn trongđới quá bão hòa áp suất để tạo nên các cấu trúcvòm bột/sét (shale diapir) ở trung tâm của vùngnghiên cứu (Hình 3) Tuy vậy các cấu trúc vòmnày còn xuyên cắt cả vào các thành tạo sau giaiđoạn nghịch đảo Mioxen giữa Điều này cho thấyrằng các cấu trúc vòm ép nén trước đây lại tiếptục phát triển xuyên lên các thành tạo trẻ hơn do
áp lực thủy tĩnh của các lớp trầm tích bên trên đèlên (Clift & Sun 2006) Mặc dù các tài liệu trướcđây ghi nhận sự tồn tại của các cấu trúc vòmkiểu như thế này nhưng hình thái và đặc điểmphản xạ địa chấn hai bên sườn không thể hiệnkiểu cấu trúc vòm đặc trưng (các bề mặt phản
xạ không bị uốn cong tại nơi tiếp xúc) Vì vậy cókhả năng tồn tại đứt gãy trượt bằng ẩn (bị các
Trang 16thành tạo trẻ hơn che phủ ở bên trên) tạo nên
cấu trúc hình tam giác Sự dịch chuyển địa
tầng ở hai bên cánh của đứt gãy đã làm cho
tại các đứt gãy trượt bằng ẩn này vì vậy sẽ
không đề cập trong khuôn khổ nghiên cứu này
Các hoạt động sụt võng tại khu vực nghiên
cứu sau Mioxen giữa xảy ra từ từ và giảm dần
cường độ về phía Bắc dẫn đến phần lớn vật
liệu trầm tích do hệ thống sông Hồng vận
chuyển ra được tiếp tục vận chuyển xuống
phía Đông Nam Mặc dù không có nhiều giếng
khoan khống chế thành phần thạch học trầm
tích, đặc biệt ở độ sâu lớn nhưng thông qua
các đặt điểm về biên độ và tần số phản xạ của
sóng địa chấn cho thấy thành phần chủ yếu là
cát, bột với các lớp sét mỏng được lắng đọng
trong môi trường biển nông và delta Các khu
vực có dị thường âm mạnh, tần số thấp
thường là các tập hoặc thấu kính cát có tiềm
năng chứa khí nông hoặc các đới quá bão hòa
áp suất và được đặc trưng bởi sự giảm mạnh
tốc độ truyền sóng địa chấn khi đi qua các đới
này Ngoài ra các trầm tích Kanozoi trong khu
vực nghiên cứu còn thể hiện các tướng trầm
tích turbidite và vận chuyển khối với đặc điểm
địa sóng địa chấn hỗn độn phân bố trên các bề
mặt bào mòn
Hệ thống sông Hồng đóng vai trò quan
trọng nhất để vận chuyển vật liệu trầm tích được
bóc mòn từ Đông Nam Tây Tạng, Nam Trung
Hoa và miền Bắc Việt Nam ra biển Đông Kết
quả định tuổi U-Pb là phương pháp hiệu quả
phân tích nguồn gốc vật liệu trầm tích Mô hình
phân bố tuổi U-Pb của trầm tích sông Hồng ở
Hà Nội và Lào Cai khá giống nhau (Hình 7), tuy
nhiên cực trị tại 400 triệu năm cho mẫu trầm tích
sông Hồng tại Hà Nội lại phù hợp với tuổi của
các hạt Zr thuộc nhánh sông Lô Điều này cho
thấy nguồn vật liệu sông Lô đóng vai trò đáng kể
trong tổng lượng trầm tích được lắng đọng tại
châu thổ sông Hồng và vịnh Bắc Bộ Kết luận
này phù hợp với nghiên cứu đồng vị Nd và Sr
trong mẫu trầm tích sông Lô và sông Hồng
trước đây của Clift và nnk (2008)
Tuổi U-Pb của các mẫu đá gốc (Hình 8) cho
thấy khối Qiangtang (trung tâm Tây Tạng) được
đặc trưng bởi phần lớn các hạt Zr phân bố trong
khoảng tuổi 210 triệu năm, có thể được thànhtạo với giai đoạn muộn của chu kỳ tạo núiIndosini (Yin & Harrison 2000) Ngược lại, đớiAilao Shan và dãy núi Con Voi lại đặc trưng bởikhoảng tuổi rất trẻ 27-33 triệu năm Khoảngphân bố tuổi rất trẻ và hẹp trong đới này đượcxuất lộ bởi hoạt động của đới đứt gãy sông
Hồng (Gilley và nnk 2003, Leloup và nnk.
2001) Trong khi đó, Songpan Graze có mô hìnhphân bố tuổi phức tạp hơn với tần suất phân bốtuổi cao nhất ở trong các khoảng 270-290 triệunăm (chu kỳ tạo núi Indosini), tiếp theo làkhoảng tuổi 440 triệu năm (chu kỳ tạo núiCaledoni), 1.900 triệu năm (chu kỳ tạo núiLulian) và 2.500 triệu năm Trên cơ sở so sánh
sơ đồ phân bố tuổi của các mẫu trầm tích hiệnđại với các mẫu đá gốc cho thấy Songpan Gaze
có thể là nguồn chính cung cấp vật liệu trầm tíchcho hệ thống sông Hồng trong khi các khốiQiangtang, Cathaysia không đóng vai trò đáng
kể Tuy nhiên hệ thống sông Hồng không trựctiếp chảy qua khu vực Songpan Garze vì vậy cóthể vật liệu từ khu vực này được đổ vào hệthống sông Hồng thông qua quá trình tái lắngđọng/bóc mòn vật liệu trong các bể trầm tích ởthượng nguồn sông Hồng Nền Dương Tử có sơ
đồ phân bố tuổi tập trung vào các khoảng hẹp vàtần suất cao tại ~200 triệu năm và ~ 800 triệunăm (Hình 8) Sự phân bố này phù hợp với cáctrầm tích hiện đại của châu thổ sông Hồng và lànguồn cung cấp vật liệu trầm tích quan trọngnhất
Trong nghiên cứu này các tác giả đã sửdụng tổng hợp nguồn tài liệu địa chấn và tài liệuđịnh tuổi tuyệt đối để làm sáng tỏ lịch sử tiến hóatrầm tích Kanozoi ở khu vực vịnh Bắc Bộ vàchâu thổ sông Hồng Các kết quả đã góp phầnlàm rõ hơn vai trò các nguồn vật liệu trầm tích vàliên hệ được các quá trình bóc bòn, vận chuyển
và lắng đọng với các hoạt động kiến tạo và biếnđổi cổ địa lý ở khu vực Đông Nam Á
Lời cảm ơn
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Hộiđồng nghiên cứu Môi trường Tự nhiên Liên hiệpAnh (NERC), trường ĐH Aberdeen,Petrovietnam, BP, Viện Hàn lâm Khoa học TrungQuốc và các đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu,kinh phí và thiết bị thí nghiệm để hoàn thànhnghiên cứu này
Trang 17Hình 1 Sơ đồ vị trí địa lý và phân chia các khối địa chất của vùng nghiên cứu trong khu vực Đông Nam Á
Hình 2 Mô hình thí
nghiệm biến dạng
giải thích sự hình
thành biển Đông và
sự đâm trồi của địa
khối Đông Dương
kiến tạo khu vực
Đông Nam Á tương
tự với sơ đồ biến
dạng
Trang 18Hình 3 Mặt cắt địa chấn thể hiện cấu trúc ngang
của bể trầm tích Sông Hồng và vịnh Bắc Bộ
Các đứt gãy ngang - thuận đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc bồn trũng (Đối chiếu với Hình 1)
Hình 4 Mặt cắt địa chất ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ
Các tập trầm tích bị uốn nếp, trượt chờm
và bào mòn mạnh mẽ thể hiện khu vực này đã trải qua các giai đoạn nghịch đảo kiến tạo (đối chiếu với Hình 1)
Hình 5 Các phản xạ địa chấn kiểu "nêm lấn" về phía Đông Nam cho thấy vật liệu trầm tích do sông Hồng
vận chuyển ra biển Đông theo hướng Đông Nam trong kỷ Đệ Tứ
Trang 19Hình 6 Một số dấu hiệu địa chấn đặc trưng liên quan đến sự biến đổi thạch học và môi trường trầm tích:
A- Các dòng chảy cổ có hình thái không đối xứng thể hiện quá trình xâm thực ngang xảy ra mạnh mẽ; B- Các cấu tạo thớ chẻ hình tỏa tia hình thành do lực căng trên nóc của các cấu tạo vòm bột/sét; C- Trầm tích turbidite và vận chuyển khối đặc trưng bởi các dấu hiệu phản xạ hỗn độn,
hoặc kiểu phủ đáy trên bề mặt bào mòn
D- Các trầm tích hạt thô đặc trưng bởi biên độ phản xạ mạnh được lấp đầy trong đáy của các bề mặt bào mòn cổ Sự tăng đột biến vận tốc truyền sóng địa chấn qua đới hạt thô làm cho các bề mặt của các tập nằm dưới bị uốn cong lên phía trên (pull-up effect);
E- Biến đổi tần số và biên độ phản xạ địa chấn khi thành phần thạch học và độ sâu chôn vùi thay đổi
Trang 20Tài liệu tham khảo
1 Acharyya, S.K., 2001 The Role of India-Asia
Collision in the Amalgamation of the
Gondwana-Derived Blocks and Deep-Seated Magmatism
dur-ing the Paleogene at the Himalayan Foreland Basin
and Around the Gongha Syntaxis in the South
China Block Gondwana Research, 4(1), pp 61-74
2 Avouac, J.- and Tapponnier, P., 1993
Kinematic model of active deformation in Central
Asia Geophysical Research Letters, 20(10), pp.
895-898
3 Bruguier, O., Lancelot, J.R and Malavieille,
J., 1997 U-Pb dating on single detrital zircon grains
from the Triassic Songpan-Ganze flysch (Central
China) Provenance and tectonic correlations Earth
and Planetary Science Letters, 152(1-4), pp
217-231
4 Chunq, S.-., Lee, T.-., LO, C.-., Wang, P.-.,
Chen, C.-., Yem, N.T., Hoa, T.T and Genyao, W.,
1997 Intraplate extension prior to continental
extru-sion along the Ailao Shan-Red River shear zone
recon-6 Clift, P.D., Blusztajn, J and Duc, N.A., 200recon-6.Large-scale drainage capture and surface uplift ineastern Tibet-SW China before 24 Ma inferred fromsediments of the Hanoi Basin, Vietnam
Geophysical Research Letters, 33(19),
7 CLIFT, P.D and SUN, Z., 2006 The mentary and tectonic evolution of the Yinggehai-Song Hong basin and the Southern Hainan margin,South China Sea Implications for Tibetan uplift and
sedi-monsoon intensification Journal of Geophysical
Research B: Solid Earth, 111(6),
8 Gilley, L.D., Harrison, T.M., Leloup, P.H.,Ryerson, F.J., Lovera, O.M and Wang, 2003 Directdating of left-lateral deformation along the Red
Hình 7 Biểu đồ tần suất thể hiện sự phân bố tuổi
tuyệt đối U-Pb của các mẫu trầm tích hiện đại trên hệ thống sông Hồng và các chi lưu chính
Hình 8 Biểu đồ tần suất thể hiện sự phân bố tuổi
tuyệt đối U-Pb của các mẫu đá gốc lấy từ các khối địa chất khác nhau để đánh giá tiềm năng nguồn vật liệu trầm tích cung cấp cho vịnh Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng
Trang 21River shear zone, China and Vietnam Journal of
Geophysical Research B: Solid Earth, 108 (2)
9 Hacker, B.R., Ratschbacher, L., Webb, L.,
Ireland, T., Walker, D and Shuwen, D., 1998 U/Pb
zircon ages constrain the architecture of the
ultra-high-pressure Qinling-Dabie Orogen, China Earth
and Planetary Science Letters, 161 (1-4), pp
215-230
10 Hall, R., Van Hattum, M.W.A and
Spakman, W., 2008 Impact of India-Asia collision
on SE Asia The record in Borneo Tectonophysics,
451 (1-4), pp 366-389
11 Hazebroek, H.P and Tan, D.N.K., 1993
Tertiary tectonic evolution of the NW Sabah
conti-nental margin Geological Society of Malaysia
Bulletin, 33, pp 195-210
12 Leloup, P.H., Arnaud, N., Lacassin, R.,
Kienast, J.R., Harrison, T.M., Phan Trong, T.T.,
Replumaz, A and Tapponnier, P., 2001 New
con-straints on the structure, thermochronology, and
timing of the Ailao Shan-Red River shear zone, SE
Asia Journal of Geophysical Research B: Solid
Earth, 106 (B4), pp 6683-6732
13 Leloup, P.H., Arnaud, N., Lacassin, R.,
Kienast, J.R., Harrison, T.M., Phan Trong, T.T.,
Replumaz, A and Tapponnier, P., 2001 New
con-straints on the structure, thermochronology, and
timing of the Ailao Shan-Red River shear zone, SE
Asia Journal of Geophysical Research B: Solid
Earth, 106 (B4), pp 6683-6732
14 Lepvrier, C., Maluski, H., Van Tich, V.,
Leyreloup, A., Thi, P.T and Van Vuong, N., 2004
The Early Triassic Indosinian Orogeny in Vietnam
(Truong Son Belt and Kontum Massif); implications
for the geodynamic evolution of Indochina
Tectonophysics, 394 (1-2), pp 87-118
15 Li, W.-., LI, X.- and LI, Z.-., 2005
Neoproterozoic bimodal magmatism in the
Cathaysia Block of South China and its tectonic
sig-nificance Precambrian Research, 136 (1), pp
51-66
16 Li, X.-., 1999 U-Pb zircon ages of granites
from the southern margin of the Yangtze Block:
Timing of Neoproterozoic Jinning Orogeny in SE
China and implications for Rodinia assembly
Precambrian Research, 97(1-2), pp 43-57
17 Lian-Sheng Zhang and URS SCHÄRER,
1999 Age and origin of magmatism along the
Cenozoic Red River shear belt, China, 134 No 1,
pp 67-85
18 Ling, W., Gao, S., Zhang, B., Li, H., Liu, Y
and Cheng, J., 2003 Neoproterozoic tectonic lution of the Northwestern Yangtze craton, SouthChina Implications for amalgamation and break-up
evo-of the Rodinia Supercontinent Precambrian
Research, 122 (1-4), pp 111-140
19 Liu, L., Chen, J., JI, J and Chen, Y., 2004.Comparison of paleoclimatic change from Zr/Rbratios in Chinese loess with marine isotope records
over the 2.6-1.2 Ma BP interval Geophysical
Research Letters, 31(15),
20 Mai Thanh Tan, 1995 Seismic
stratigraph-ic studies of the Continental Shelf of SouthernVietnam, Journal of Petroleum Geology, 18 (3), pp
345 - 354
21 Mai Thanh Tan, 2004 Application ofGeophysical methods to study Pliocene-Quaternarysediments in the Continental Shelf of Vietnam,Advances in Natural Sciences, 5 (2) pp.201-208
22 Milliman, J.D and Syvitski, J.P.M., 1992.Geomorphic/tectonic control of sediment discharge
to the ocean The importance of small mountainous
rivers Journal of Geology, 100 (5), pp 525-544
23 Morley, C.K., 2002 A tectonic model for theTertiary evolution of strike-slip faults and rift basins
East Central Tibet Tectonics, 22 (4), pp 11-1
25 Scharer, U., Lian-Sheng Zhang andTapponnier, P., 1994 Duration of strike-slip move-ments in large shear zones: The Red River belt,
China Earth and Planetary Science Letters, 126(4),
pp 379-397
26 Scharer, U., Tapponnier, P., Lacassin, R.,Leloup, P.H., Zhong Dalai and JI Shaocheng, 1990.Intraplate tectonics in Asia A precise age for large-scale Mioxen movement along the Ailao Shan-Red
River shear zone, China Earth and Planetary
Science Letters, 97 (1-2), pp 65-77
27 Scharer, U., Tapponnier, P., Lacassin, R.,Leloup, P.H., Zhong Dalai and JI Shaocheng, 1990.Intraplate tectonics in Asia A precise age for large-scale Mioxen movement along the Ailao Shan-Red
River shear zone, China Earth and Planetary
Science Letters, 97 (1-2), pp 65-77
28 Schimanki, A., Stattegger K., Grootes P M.,
2001 Holocene sedimentation on the VietnameseShelf 14, pp 182-184
29 Schimanski, A and Stattegger, K., 2005
Trang 22Deglacial and Holocene evolution of theVietnam shelf Stratigraphy, sediments and
sea-level change Marine Geology, 214 (4),
pp 365-387
30 Tapponnier, P., Lacassin, R., Leloup,P.H., SCHÄRER, U., Dalai, Z., Haiwei, W.,Xiaohan, L., Shaocheng, J., Lianshang, Z.and Jiayou, Z., 1990 The Ailao Shan/RedRiver metamorphic belt Tertiary left-lateralshear between Indochina and South China
ticine Geology, 10 (12), pp 611-616
33 Tran Nghi and etc , 2005.
Geological sedimentary characteristics ofPliocence-Quaternary in Eastern Sea andadjacent , pp 23-34
34 Weislogel, A.L., Graham, S.A.,Chang, E.Z., Wooden, J.L., Gehrels, G.E.and Yang, H., 2006 Detrital zircon prove-nance of the Late Triassic Songpan-Ganzicomplex Sedimentary record of collision of
the North and South China blocks Geology,
34 (2), pp 97-100
35 Xie, L., Zhang, Y., Zhang, H., Sun, J.and WU, F., 2008 In situ simultaneous deter-mination of trace elements, U-Pb and Lu-Hf
isotopes in zircon and baddeleyite Chinese
Science Bulletin, 53 (10), pp 1565-1573
36 Xue, F., Rowley, D.B., Tucker, R.D.and Peng, Z.X., 1997 U-Pb zircon ages ofgranitoid rocks in the North Dabie Complex,
Eastern Dabie Shan, China Journal of
Geology, 105 (6), pp 744-753
37 Zhang, L.- and Scharer, U., 1999.Age and origin of magmatism along theCenozoic Red River shear belt, China
Contributions to Mineralogy and Petrology,
134 (1), pp 67-85
38 Zheng, J., Griffin, W.L., O’Reilly,S.Y., Zhang, M., Pearson, N and Pan, Y.,
2006 Widespread Archean basement
beneath the Yangtze craton Geology, 34 (6),
pp 417-420
Trang 23I Mở đầu
Bể Cửu Long là một trong những bể lớn và
được đánh giá là bể chứa dầu khí lớn nhất nước ta
Hiện nay dầu khí ở bể Cửu Long được khai thác
chủ yếu trong 3 đối tượng: Móng nứt nẻ trước
Kainozoi, trầm tích Oligoxen, trầm tích Mioxen Việc
phát hiện ra dầu thương mại trong trầm tích Mioxen
đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, một triển
vọng mới Tuy nhiên để đánh giá một cách chính
xác tiềm năng thật sự của tầng chứa này, trước hết
phải xác định được đặc điểm thạch học, khoáng vật
của chúng Bài báo này trình bày các kết quả
nghiên cứu đặc điểm thạch học, khoáng vật tầng
chứa Mioxen ở lô 16-1 trên cơ sở phân tích thạch
học lát mỏng (thin section), nhiễu xạ rơnghen
(XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) của các
mẫu cát kết trong các giếng khoan mới gần đây, kết
hợp với các tài liệu địa chất, địa vật lý đã có
II Đặc điểm thạch học khoáng vật
là felspat kali 13 đến 17% và plagioclas là 3 đến6% Orthoclas và plagioclas bị biến đổi bởi các quátrình sét hóa, calcit hoá,… ở các mức độ khác nhau.Trong đá có tỷ lệ xi măng carbonat cao, một sốmảnh vụn felspat còn bị calcit thay thế từng phầnđến gần như toàn bộ
Mảnh đá các loại có trong tất cả các đá vàchiếm một tỷ lệ tương đối cao Các mảnh đá chủyếu là mảnh đá granit, mảnh đá vụn núi lửa, ít mảnh
đá biến chất Mảnh đá granit có hàm lượng 1,2 đến35%, phổ biến từ 8 đến 12%, mảnh đá vụn núi lửachiếm 2 đến 14%, phổ biến 8 đến 12%, các mảnh
đá khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, từ 0 đến 2,4%.Mảnh đá vụn núi lửa chủ yếu là đá magma phun
5lq_kAgqnoKloqo+lq[ocfpm
LAqN8jq6cpmq
ThS Trần Văn Nhuận
Viện Dầu khí Việt Nam
TS Đỗ Văn Nhuận, KS Nguyễn Thị Cúc
Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
Tóm tắt
Trên cơ sở các kết quả phân tích thạch học lát mỏng (thin section), nhiễu xạ rơnghen (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu cát kết trong các giếng khoan mới gần đây, các tác giả đã làm sáng
tỏ đặc điểm thạch học, khoáng vật, nguồn gốc và điều kiện thành tạo của các trầm tích Mioxen ở lô 16-1,
từ đó góp phần làm sáng tỏ đặc tính thấm, chứa của tầng chứa Mioxen ở khu vực phía Tây bể Cửu Long.
Trang 24trào ryolit, một ít andesit và bazan Các mảnh đá
biến chất bao gồm chủ yếu là quarzit, microquarzit
Hàm lượng mica nhìn chung rất ít từ 0 đến 2%
chủ yếu là biotit, thứ yếu là muscovit Hầu hết
mus-covit sót lại vẫn còn tươi trong khi đó biotit bị chlorit
hoá mạnh mẽ
Khoáng vật phụ thường gặp là những hạt rất
nhỏ, có mặt ở hầu hết các mẫu bao gồm apatit,
zir-con, rutil, tourmalin, … chúng thường nằm trong
các hạt vụn thạch anh, felspat
1.2 Thành phần nền
Thành phần nền gắn kết chiếm một tỷ lệ trung
bình, chủ yếu là các khoáng vật sét và một ít vật
chất hữu cơ Khoáng vật sét chiếm tỷ lệ từ 2 đến
6%, chủ yếu là kaolinit, illit và các loại sét khác Nền
trong cát kết grauvac felspat có hàm lượng cao
Các khoáng vật này lấp đầy khoảng trống giữa các
hạt, hoặc chúng có dạng riềm mỏng bao quanh hạt
vụn Vật chất hữu cơ gặp ở những dạng dải nhỏ,
hoặc các đốm màu đen phân bố không đều với tỷ lệ
từ 0 đến 3%
1.3 Thành phần xi măng và khoáng vật tại sinh (tự
sinh)
Pyrit: Thường xuất hiện như các đám nhỏ
hoặc các tập hợp dạng hình cầu lấp một phần vài lỗ
rỗng nhỏ giữa các hạt Các tinh thể pyrit riêng biệt
rất tự hình, có dạng hình lập phương hoặc hình tám
mặt tam giác với kích thước 1mm, hàm lượng trong
các mẫu nhìn chung nhỏ hoặc vắng mặt Pyrit là
khoáng vật kết tủa sớm nhất trong pha tạo khoáng
vật tại sinh Do chúng có mặt với hàm lượng nhỏ
nên chúng không ảnh hưởng tới tính chất lỗ hổng
của đá
Chlorit: Nhìn chung phát triển rất tốt và có mặt
ở hầu hết các mẫu, với tinh thể rất nhỏ từ 1 đến
2mm, các vảy chlorit định hướng tốt trên rìa với mặt
gần vuông góc hoặc vuông góc với bề mặt hạt vụn,
tập hợp các tinh thể chlorit tạo thành các lớp thảm
mỏng phủ lên trên bề mặt hoặc ở gờ các tinh thể
thạch anh tái sinh Các tập hợp chlorit tại sinh cũng
tạo nên nhiều vi lỗ rỗng Kết quả là chúng có thể
làm tăng độ bão hoà nước và làm cho hình dạng
các lỗ hổng trở lên phức tạp và làm giảm độ thấm
của đá
Kaolinit: Các tinh thể kaolinit riêng biệt có dạng
tấm mỏng thường từ nửa tự hình đến tự hình với
kích thước 2 đến 10mm, phổ biến 5 đến 7mm
Chúng sắp xếp mặt đối mặt tạo thành các tệp dạng
tập sách hoặc kéo dài dạng hình giun (thường kéo
dài 10 đến 30mm) Các tập hợp tinh thể này thường
lấp đầy một phần hoặc toàn bộ lỗ rỗng giữa hạt,hoặc đính lỏng lẻo rải rác trên thành lỗ rỗng, đôi nơiphủ lên trên bề mặt hạt vụn Sự xuất hiện của illitphủ lên trên bề mặt kaolinit, chứng tỏ kaolinit đượcthành tạo trước illit Với hàm lượng rất nhỏ từ 3 đến5% nên kaolinit làm giảm độ lỗ hổng không đáng kể
Calcit: Thường tồn tại dưới dạng các đám nhỏ,
các tinh thể calcit tái kết tinh lấp đầy lỗ hổng giữahạt và đôi nơi thay thế một phần felspat Tuy nhiên,
ở một vài nơi xi măng carbonat hoá sớm cũng xuấthiện với hàm lượng lớn lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạtlàm giảm độ rỗng và độ thấm Nhìn chung sự pháttriển của xi măng calcit không mạnh Do vậy, chúngkhông ảnh hưởng tới tính chất lỗ hổng của đá
Illit và illit/smectit: Xuất hiện như các sợi ngắn
phóng ra từ các vảy, tấm sét tha sinh lấp đầy lỗ rỗnggiữa hạt, hoặc phủ tiếp tuyến trên bề mặt hạt vụn
Vì vậy illit không hoàn toàn là khoáng vật tại sinh,chúng được hình thành do sự illit hoá các mảnh séttha sinh Khoáng vật hỗn hợp illit/smectit xuất hiệnnhư các sợi hoặc các dải băng ngắn mỏng phủ trêncác bề mặt hạt vụn hoặc bắc qua các không gianrỗng Hàm lượng của illit, illit/smectite có trong mẫurất ít nên chúng không ảnh hưởng tới đặc tính lỗhổng có trong đá Phân biệt giữa illit, illit/smectit quacác hình ảnh SEM dựa trên hình thái và tập tính tinhthể trong các trường hợp này rất khó Việc xác địnhchính xác sự có mặt của chúng dựa trên phân tíchrơnghen đối với đường sét
Thạch anh: Sự phát triển của thạch anh trong
các lớp cát kết thường kém do sự có mặt và pháttriển rất mạnh bởi các thảm chlorit, smectit, illit/sme-ctit, hoặc các vảy sét tha sinh phủ lên bề mặt cáchạt vụn thạch anh Hàm lượng thạch anh từ 1 đến3%, nên chúng làm giảm độ hổng không đáng kể vàkhông gây ảnh hưởng tới đặc tính thấm của đá.Càng xuống sâu thì thạch anh phát triển càngmạnh, tạo thành các tinh thể lớn không những lấpđầy các lỗ hổng mà chúng còn bao bọc các khoángvật tại sinh thành tạo trước như các khoáng vật sét
Vì nguyên nhân này, cùng với độ nén ép trung bìnhlàm giảm đi kích thước lỗ hổng, đặc biệt là tại họng
lỗ hổng, đồng thời cũng làm giảm độ hổng và tínhchất thấm của đá
Kết quả phân tích rơnghen cho thấy các mẫutrong khu vực nghiên cứu chủ yếu là thạch anh, kếđến là felspat kali, plagioclas, kaolinit, chlorit, ít hơn
là calcit, pyrit, một vài mẫu có hàm lượng calcit khácao (Bảng 1, 2, 3, 4)
Hàm lượng thạch anh trong các mẫu cát kết ở
độ sâu dưới 2.999m lớn hơn so với các mẫu ở độsâu trên 2.999m Còn hàm lượng felspat trong các
Trang 25mẫu ở độ sâu dưới 2.999m nhỏ hơn so với các mẫu
ở độ sâu trên 2.999m Điều này cho thấy hàm
lượng thạch anh tăng lên khi ở độ sâu dưới 2.999m
Quá trình hòa tan và thay thế felspat xảy ra mạnh,
khoáng vật sylvin có mặt ở nhiều mẫu với hàm
lượng rất nhỏ, do khoáng vật này có trong thành
phần của dung dịch khoan chúng bị lây nhiễm vào
mẫu trong quá trình khoan
Kết quả phân tích thành phần khoáng vật sét
(thể hiện ở Bảng 2, Bảng 4), bao gồm chủ yếu là
kaolinit, chlorit, illit, còn smectit và hỗn hợp lớp
illit/smectit có hàm lượng rất nhỏ Smectit và
illit/smectit có trong đá phiến sét, bột kết và cát kết
giàu sét Illit và hỗn hợp lớp illit/smectit rất ít khi kết
tủa trong quá trình lắng đọng trầm tích Khoáng vật
sét smectit có mặt ở hầu hết các mẫu ở độ sâu từ
2.810m trở lên Còn ở độ sâu dưới 2.810m hầu như
không thấy chúng xuất hiện
2 Kiến trúc
Kiến trúc của đá trong khu vực nghiên cứu
được thể hiện ở kích thước hạt, độ chọn lọc, độ
mài tròn, kiểu tiếp xúc của các hạt vụn Kích thước
hạt biến đổi từ hạt mịn đến thô, một số mẫu cát kết
chứa các hạt sỏi, cuội Nhìn chung độ chọn lọc từ
trung bình đến kém, đôi nơi chọn lọc rất kém Độ
mài tròn các hạt vụn từ góc cạnh đến nửa góc
cạnh rồi đến tròn cạnh, một số mẫu rất góc cạnh
Sự tiếp xúc giữa các hạt cũng rất khác nhau, phụ
thuộc vào môi trường trầm tích và mức độ biến đổi
thứ sinh, chủ yếu là tiếp xúc điểm, tiếp xúc đường
thẳng Ở độ sâu dưới 3.120m các hạt vụn tiếp xúc
chủ yếu kiểu tiếp xúc đường thẳng và một vài nơi
thấy có tiếp xúc lồi lõm Đối với các mẫu cát kết
grauvac felspat và mẫu cát kết có xi măng là
cal-cit, thì các hạt chỉ tiếp xúc nhau theo kiểu tiếp xúc
điểm, hoặc không tiếp xúc vì các mảnh vụn nằm
trôi nổi trên khoáng vật nền hoặc khảm trong xi
gắn kết yếu, tiếp xúc giữa các hạt chủ yếu là tiếp
xúc điểm, với một lượng nhỏ xi măng và các
khoáng vật tại sinh Bên cạnh đó, những đá cát
này được thành tạo ở giai đoạn thành đá đến hậu
sinh, nên độ gắn kết trung bình đến yếu, độ nén ép
yếu Vì vậy độ lỗ hổng tốt đến rất tốt chiếm khoảng
16 đến 24%, với hệ thống lỗ hổng lớn, kích thước
lỗ hổng từ 50 đến 150mm (đối với cát kết hạt mịnđến rất mịn), 100 đến 250mm (đối với cát kết hạttrung đến thô) Với những lý do trên kích thước lỗhổng lớn và sâu, hơn nữa có nhiều lỗ hổng đượchình thành do quá trình hoà tan các khoáng vậtkhông vững bền Do đó, độ lỗ rỗng và độ thấm của
đá thường tốt đến rất tốt, một vài nơi đặc biệt tốt
Hệ thống lỗ hổng lớn chủ yếu là các lỗ hổngnguyên sinh giữa các hạt và ít lỗ hổng thứ sinhthường xuất hiện giữa các hạt không vững bền.Tuy nhiên, một số mẫu cát kết có tính thấm khôngtốt do độ chọn lọc kém hoặc do các lỗ hổng bị lấpđầy bởi các khoáng vật khác Ngoài ra cũng cómột số đá cát kết chứa nhiều sét và xi măng calcit
Do vậy, chúng làm giảm rất nhiều tính thấm hoặclàm mất hẳn không có khả năng thấm (các độ sâu2409,5m; 2508,5m; 2574,5m; 2693,96m;2694,18m; 2712,32m; 2718,15m; 2816,64m và2827,77m)
Độ hổng nhìn thấy trong cát kết ở độ sâu2409,50 đến 2904,00m rất tốt với độ lỗ hổng nhìnthấy được từ 16 đến 22% Độ hổng nhìn thấy trongcát kết ở độ sâu dưới 2.999m là trung bình, đôi chỗtrung bình tốt Đặc biệt trong tất cả các mẫu cát kết
xi măng khảm và cát kết grauvac felspat độ lỗ hổngnhìn thấy rất ít, thậm trí còn không thấy
Cát kết ở độ sâu dưới 3.000m có độ gắn kết vànén ép trung bình nên độ lỗ hổng nguyên sinh giảm.Kết quả là độ lỗ hổng của đá ở mức độ trung bình,nhưng tính chất thấm lại kém do hệ thống lỗ hổnggồm các lỗ hổng nhỏ tàn dư và các lỗ hổng thứsinh Do đó họng lỗ hổng bị giảm đi do sự nén chặt
và phát triển mạnh của thạch anh
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm
và độ rỗng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng và độthấm của cát kết Trong đó thông thường và dễnhận biết nhất là ảnh hưởng của môi trường trầmtích, thành phần khoáng vật, kiến trúc và đặc biệt làcác quá trình biến đổi sau trầm tích (biến đổi thứsinh) Một yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng như là hệquả, thì nó cũng ảnh hưởng đến độ thấm
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ rỗng baogồm môi trường trầm tích, thành phần trầm tích banđầu, kiến trúc, quá trình biến đổi sau trầm tích, ximăng hoá, gradient địa nhiệt và quá trình hoà tan, Khi trầm tích cát được lắng đọng, nó chịu tácđộng vật lý và hoá học của môi trường trầm tích,ngay cả ở giai đoạn chôn vùi ban đầu Do đó, đặctính lỗ rỗng, thấm nguyên sinh của đá cũng bị ảnh
Trang 26hưởng mạnh mẽ Tuy nhiên, ứng với mỗi môi
trường trầm tích khác nhau thì mức độ ảnh hưởng
cũng khác nhau Đối với đá chứa Mioxen thì độ
rỗng, độ thấm thường bị giảm đi do độ chọn lọc của
cát kém đi hoặc có sự trộn lẫn của các vật liệu hạt
mịn, đặc biệt là khoáng vật sét tha sinh Hiện tượng
này do năng lượng môi trường thay đổi chi phối
dòng cung cấp vật liệu trầm tích hoặc do hoạt động
của vi sinh vật
Nếu xét theo chiều sâu chôn vùi thì độ rỗng có
xu hướng giảm chậm hơn khi hàm lượng thạch anh
cao và ngược lại đối với hàm lượng felspat và mảnh
đá Nghĩa là thành phần trầm tích ban đầu có ảnh
hưởng đến độ rỗng và rộng hơn nữa có thể nói đến
vị trí kiến tạo quyết định loại vật liệu của nguồn cung
cấp trầm tích nên cũng ảnh hưởng đến độ rỗng
Ảnh hưởng của kích thước hạt, độ chọn lọc
đến độ rỗng và độ thấm Qua phân tích cho thấy độ
rỗng và độ thấm tăng theo hướng chọn lọc tốt của
hạt vụn, ảnh hưởng của kích thước hạt là không rõ
ràng, nhưng đối với độ thấm kích thước hạt có ảnh
hưởng rõ rệt Độ thấm có xu thế tăng theo sự tăng
của kích thước hạt Điều này là phù hợp vì thông
thường cát kết hạt thô có đường kính các họng lỗ
rỗng lớn hơn của cát kết hạt mịn Tuy nhiên, nếu xét
theo chiều sâu chôn vùi thì độ rỗng và độ thấm đều
có xu hướng giảm nhanh hơn là cát kết hạt mịn Lý
do là cát kết hạt mịn có kích thước lỗ rỗng nhỏ hơn
nên quá trình xi măng hoá và nén ép làm mất độ
rỗng nhanh hơn và kéo theo kích thước các họng lỗ
hổng bị giảm đi nhiều hơn
Ảnh hưởng mạnh và tiêu cực nhất đến độ rỗng
là quá trình xi măng hoá và nén ép Loại xi măng
làm mất lỗ hổng thường là xi măng lấp đầy gồm
thạch anh, kaolinit và carbonat Theo chiều sâu
chôn vùi thì quá trình nén ép làm mất nhiều nhất lỗ
rỗng của cát, độ rỗng nguyên sinh giữa các hạt có
thể bị mất tới 80 đến 100% do xi măng hoá sớm
Thí dụ 26,8% độ sâu 2694,18m ở giếng khoan
X-8Y; 29% độ sâu 2897,5m ở giếng khoan
1-Z-8Y; và 24% độ sâu 2868,38m ở giếng khoan
16-1-T-8Y
Yếu tố khác cũng giúp cho sự bảo tồn độ
rỗng chính là sự thành tạo của các khoáng vật sét
tại sinh như chlorit, illit/smectit Chúng hình thành
như những tấm thảm bao phủ bề mặt các hạt, có
tác dụng hạn chế sự phát triển của thạch anh tại
sinh Tuy nhiên, loại sét này cũng làm giảm độ
rỗng Nhưng nguy hại hơn do chúng tạo ra nhiều
vi lỗ rỗng, làm gia tăng diện tích bề mặt của không
gian rỗng và do đó là giảm độ thấm và tăng độ bão
hoà nước
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thấm
Ảnh hưởng đến độ thấm ngoài các yếu tố đã
đề cập ở trên, còn có các yếu tố khác chi phối độthấm như cấu tạo, sự định hướng của hạt vụn vàđặc biệt là quá trình xi măng hoá
Ảnh hưởng của quá trình xi măng hoá đến độthấm thường phức tạp nhất, nó phụ thuộc vào mức
độ xi măng hoá, loại xi măng và khoáng vật tại sinh.Như đã trình bày trong các phần ở trên, cát kếtMioxen trong khu vực nghiên cứu nhìn chung bị ximăng hoá ở mức độ yếu đến trung bình, với thànhphần xi măng và khoáng vật tại sinh chủ yếu làkhoáng vật sét, thạch anh, và calcit Xi măng calcitthường lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt vụn, nhìnchung với hàm lượng thấp (thường là 0-2 %) Do
đó, chỉ ảnh hưởng nhỏ đến độ rỗng mà không ảnhhưởng đến độ thấm Tương tự, xi măng thạch anhcũng không ảnh hưởng nhiều đến độ thấm do hàmlượng nhỏ (5%) và cũng do thạch anh có bề mặttrơ nhẵn Ảnh hưởng đáng kể phải nói đến cáckhoáng vật sét Độ thấm giảm mạnh khi hàm lượngsét tăng cao, độ thấm có xu hướng giảm mạnhnhất khi cát kết giàu các khoáng vật sét loại illit,illit/smectit, thứ đến là chlorit và smectit Trong khi
đó kaolinit làm giảm độ thấm ít nhất Lý do là hìnhthái tinh thể, tập tính kết tinh cũng như cách sắpxếp các khoáng vật tại sinh trong không gian rỗng
đã làm khúc khuỷu các kênh rỗng và làm phức tạphoá không gian rỗng
Cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp kaolinit
có mặt với hàm lượng cao, cộng thêm tác dụng nén
ép mạnh thì chúng không những làm giảm độ rỗng
mà còn tạo ra nhiều vi lỗ rỗng, làm tái phân bố độrỗng giữa các hạt, tức là biến các lỗ rỗng lớn thànhcác vi lỗ rỗng và vì vậy làm giảm độ thấm Các vảychlorit, smectit đặc biệt là illit và illit/smectit có dạngsợi, dạng dải băng mỏng lấp vào hay vắt ngang lỗrỗng, họng lỗ rỗng như là các tấm chắn, thanh chắncản trở sự lưu thông của chất lưu
5 Biến đổi thứ sinh
Nhìn chung các mẫu trong khu vực nghiêncứu đều đã bị tác động và ảnh hưởng của nhữngquá trình biến đổi thứ sinh Hai hiện tượng biến đổiphổ biến và thường gặp nhất là quá trình xi mănghoá thành tạo khoáng vật thứ sinh và quá trình nén
ép cơ học Quá trình xi măng hoá thành tạo cáckhoáng vật thứ sinh xảy ra mạnh nhất, đã tạo nênmột lượng khá cao các khoáng vật thứ sinh Nhữngkhoáng vật mới sinh này chủ yếu là khoáng vậtnhóm carbonat (calcit), khoáng vật nhóm sét(kaolinit, illit và chlorit), đa phần chúng ở dạng lấp
Trang 27đầy lỗ hổng giữa các hạt Kết quả của quá trình xi
măng hoá đã làm giảm một phần độ rỗng và độ
thấm nguyên sinh của đá Quá trình nén ép cơ học
cũng ảnh hưởng nhiều đến tính chất chứa, đặc biệt
là các mẫu cát kết chứa nhiều thành phần kém
vững bền (như felspat, mảnh đá phiến sét, mảnh
đá phun trào …) Kết quả của quá trình nén ép cơ
học làm biến dạng hoặc uốn cong các mảnh vụn
mềm dẻo (như mica, mảnh đá phiến, …), làm các
hạt vụn khác xích lại gần nhau và xuất hiện những
tiếp xúc hạt vụn thứ sinh dạng đường thẳng,
đường cong và đôi khi cả dạng răng cưa Chính
các quá trình này cũng làm giảm đáng kể các độ
rỗng nguyên sinh của đá và làm cho các đá cát kết
trở nên tương đối chặt sít Ngoài ra các hiện tượng
biến đổi thứ sinh khác như hoà tan, rửa lũa các
khoáng vật không vững bền (felspat, mảnh đá phun
trào, …) cũng bắt đầu xuất hiện và đã tạo ra một số
các lỗ rỗng thứ sinh bên trong hạt Tuy nhiên, hiện
hượng hoà tan này xảy ra chưa phổ biến và mạnh
nên lỗ rỗng thứ sinh được tạo ra có thể coi là không
đáng kể
Các kết quả nghiên cứu trên đây chứng tỏ cát
kết ở độ sâu 2.409m đến 3.060m là kết quả của giai
đoạn thành đá và hậu sinh
III Nguồn gốc và môi trường thành tạo
Việc nghiên cứu tướng đá và minh giải môi
trường trầm tích dựa trên các kết quả phân tích
thạch học, kính hiển vi điện tử quét, nhiễu xạ
rơnghen Đặc điểm khoáng vật và cấu tạo đá liên
quan chặt chẽ tới tướng đá và môi trường thành
tạo
Kết quả phân tích cho thấy phần lớn mẫu là
cát kết arkos và lithic arkos, một số ít là cát kết
grauvac felspat Các loại cát kết này có hàm lượng
lớn felspat và các mảnh vụn đá granit, phun trào,
các mảnh đá khác có mặt rất ít, chứng tỏ rằng
nguồn cung cấp vật liệu trầm tích chủ yếu từ
gran-itoid và đá núi lửa Các đá grangran-itoid giàu felspat
kali, hạt trung đến thô Đá núi lửa gồm chủ yếu là
đá phun trào ryolit, dacit, andesit và bazan Cát kết
có hàm lượng lớn felspat, granit, vụn núi lửa có
tính hoá học yếu, kích thước của hạt vụn thì thay
đổi rất lớn từ rất mịn đến rất thô, nhưng chiếm chủ
yếu là hạt trung đến thô Các hạt vụn có dạng từ
góc cạnh đến nửa góc cạnh, tròn cạnh Tính chất
cơ lý của đá từ yếu đến tốt Từ các đặc điểm trên
có thể thấy rằng các vật liệu trầm tích được di
chuyển một khoảng không xa so với nguồn cung
cấp và được lắng đọng trong các môi trường khác
nhau như sông, hồ, ven biển
Cát kết ở độ sâu 2.400m đến 2.659m hạt mịnđến rất mịn, độ lựa chọn trung bình đến tốt, hàmlượng khoáng vật sét cao Thỉnh thoảng gặp cát kếtsạch hạt trung bình đến thô, độ lựa chọn kém đếntrung bình Cát kết này có thể là nguồn gốc sông, hồdelta
Cát kết ở độ sâu dưới 2.669m sạch, hạt trungđến thô, đôi nơi rất thô, độ chọn lọc kém Cát kết hạtmịn đến rất mịn và bột kết cũng có mặt và thườngnằm trên cát kết hạt trung đến thô Sự xen kẹp cáclớp sét kết, bột kết và cát kết với kích thước hạt rấtkhác nhau từ hạt mịn đến hạt rất thô (độ sâu2714,67m; 2718,15m, 2812,15m và 2819,53m).Cát kết ở độ sâu 2619,50m đến 2698,51msạch, hạt trung bình đến thô, độ chọn lọc kém,thuộc loại cát kết arkos Các loại cát kết này đượchình thành từ các hạt thô trở lên, càng lên trên hạtcàng thô thường là cuội, sỏi, sạn Ở phần thấp hơn
là cát kết hạt trung Ngoài ra còn thấy các vi tinharagonit, calcit chứa nhiều Mg, pyrit (độ sâu2693,71m; 2693,96m) Xi măng calcit và xi măngdolomit giàu Mg kết tủa sớm Điều này cho thấytrầm tích trong môi trường có độ mặn trung bìnhđến khá cao, năng lượng yếu Do vậy, môi trườngthành tạo là biển nông ven biển, hồ, delta Ở đâytrầm tích luôn luôn được lắng đọng dưới tác dụngcủa sóng và dòng chảy
Hình 1 Sơ đồ phân loại cát kết Mioxen lô 16-1 bể
Cửu Long (hàm l ượng nền nhỏ hơn 15%) (theo R.L Folk, 1974)
Trang 28Bảng 1 Kết quả phân tích thành phần khoáng vật bằng phư ơng pháp XRD, GK 16-1-X-8Y
Bảng 2 Kết quả phân tích thành phần khoáng vật sét, GK 16-1-X-8Y
Bảng 3 Kết quả phân tích tổng thành phần đá bằng ph ương pháp XRD, GK 16-1-Z-8Y
Trang 29IV Kết luận và kiến nghị
Kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu cũng
như dựa trên các kết quả phân tích mẫu thạch học,
hiển vi điện tử quét, nhiễu xạ rơnghen cho thấy:
1 Đá chứa cát kết tuổi Mioxen chủ yếu thuộc
các kiểu arkos, arkos lithic, một vài mẫu là grauvac
felspat, độ hạt mịn đến thô, đôi nơi rất thô, độ chọn
lọc từ kém đến trung bình Độ chọn lọc phổ biến từ
trung bình đến tốt, một vài nơi rất tốt Hình dạng hạt
chủ yếu là nửa góc cạnh đến nửa tròn cạnh
2 Xi măng và khoáng vật tại sinh chủ yếu là các
khoáng vật sét, thạch anh và ít hơn là carbonat
3 Các đá chứa cát kết ở đây được đặc trưng
bởi quá trình xi măng hoá yếu và nén ép yếu Quá
trình hoà tan của các khoáng vật kém vững bền
cũng rất kém Phổ biến là sự kết tủa các khoáng vật
tại sinh nhiệt độ thấp như smectit, chlorit, kaolinit,
và có sự chuyển hoá yếu của smectit thành khoáng
vật hỗn hợp lớp illit/smectit
4 Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến độ rỗng và
độ thấm chính là quá trình biến đổi sau trầm tích
Đặc biệt là quá trình xi măng hoá và nén ép, độ rỗng
nguyên sinh ban đầu bị giảm đi Sự giảm độ thấm
cũng là hệ quả của sự giảm độ rỗng Thêm vào đó,
sự kết tủa của các khoáng vật sét trong không gian
rỗng cũng làm giảm độ thấm
5 Những tính chất cũng như tập tính kết tinh của
khoáng vật có khả năng tác động xấu hoặc làm giảm,
mất độ thấm của vỉa sản phẩm trong quá trình khai
thác hoặc xử lý vỉa sản phẩm Kaolinit là khoáng vật
phổ biến nhất có mặt trong các vỉa chứa, chúng
thường có kích thước rất nhỏ, lại gắn lỏng lẻo trên
thành lỗ rỗng Vì vậy, trong quá trình khai thác chúng
có thể di chuyển và bị cuốn theo dầu, bịt vào các họng
lỗ hổng gây ra sự giảm độ thấm Smectit và
illit/smec-tit đều là những khoáng vật có khả năng trương nở
mạnh trong nước hoặc dễ phản ứng với các loại axit
phải xử lý vỉa bằng các phương pháp hoá học
6 Cát kết có tính gắn kết yếu, đá khá mềm bở,kích thước hạt khác nhau Do đó hiện tượng chảycát trong khai thác có thể xảy ra, đòi hỏi phải có chế
độ khai thác hợp lý và thiết kế dụng cụ đáy giếngthích hợp để đảm bảo duy trì độ thấm tốt vùng xungquanh giếng khai thác
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Tiến Long (2003) Địa tầng phân
tập Kainozoi phần Bắc bể Cửu Long Luận án tiến
sĩ địa chất Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.[2] J Schmidt, Nguyễn Văn Quế, Phạm Huy
Long, 2003 Tiến hoá kiến tạo bể Cửu Long Hội
nghị KHCN Viện Dầu khí Việt Nam, 25 năm xâydựng và trưởng thành Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, tr.87
[3] Ngô Xuân Vinh, 2000 Những yếu tố chính
ảnh hưởng đến tính chất thấm chứa của đá vụn lục nguyên Mioxen sớm - Oligoxen bể Cửu Long Hội nghị
KHCN 2000 ngành Dầu khí Việt Nam trước thềm thế
kỷ 21, Tập I Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, tr.282
[4] Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu
khí, 2007 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam,
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Nhà xuất bảnKhoa học và Kỹ thuật, tr.271 - tr.296
[5] A.D Miall, 2000 Principles of Sedimentary
basin analysis Third, update and enlarged edition.
Springer Lodon, Berlin, Singapore, …
[6] Joann E Welton SEM Petrology Atlas.
Chevron Oil Field Research Company, The AmericanAssociation of Petroleum Geologists
[7] Roseph I Goldstein, A.D Romig Jr, Dale E
Newbury, Charles E Lyman, Patrick Echlin Scanning
Electron Microscopy and X- Ray Microanalysis.
Plenum press New York and London
Trang 31NGq X=q `Enq \9q _?iq lo>nq `eq lfl boYGpmqbofbq_?iq`Enq\9q_Aqngq[kSg noMgq hq [oOq 3Zh^inq =q `pmq LkAp Pk]nqaig
ThS Phạm Văn Tiềm
Viện Dầu khí Việt Nam
Mở đầu: Nguồn gốc khí hydrat
Theo các tài liệu nghiên cứu về khí hydrat (gas hydrat-GH) ở Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc
Geological Survey of Canada, University of Victoria, University of Toronto, Dalhousie University, Cambridge University U.K., University of Bremen Germany, Scripps Inst Oceanography California, the U.S Navy Research Laboratory, và các kết quả nghiên cứu khác của chương trình khoan sâu biển thế giới, GH đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu (những năm 60-70 của thế kỷ XX ) như là một nguồn nhiên liệu sạch của thế giới trong tương lai Theo dự báo ban đầu, tài nguyên khí hydrat có thể lớn gấp 2 lần tổng tài nguyên dầu, khí, than khoáng hiện có trên toàn thế giới.
GH là một dạng tồn tại thể rắn của khí tự nhiên chủ yếu là methane (>99%) có vẻ bề ngoài giống như băng nước đá (đá cháy) nhưng khác về cấu trúc tinh thể Trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp, nước
sẽ ngậm thêm các phân tử khí methane vào trong mạng hydrogen.
Về nguồn gốc, phần lớn GH chứa methane có nguồn gốc sinh học, được thành tạo do bẻ gãy sinh học của vật chất hữu cơ phân hủy trong trầm tích đáy biển được chôn vùi ở độ sâu thích hợp Tuy vậy, GH cũng
có thể có nguồn gốc sâu, do khí di cư lên theo các đứt gãy từ các tích tụ dầu khí đã hình thành ở các độ sâu lớn hơn trong các bể trầm tích.
Trong tự nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và áp suất, GH thường tồn tại trong trầm tích dưới bề mặt đáy biển ở dạng gò đồi (mound), xi măng gắn kết trong các lỗ rỗng đá trầm tích biển và trong các đường ống dẫn dầu khí ở các vùng biển nông băng giá tại Bắc cực Phần lớn GH có thể được hình thành trong lớp trầm tích nằm ở khoảng giữa mặt đáy biển và mặt phản xạ mô phỏng đáy biển (Bottom Simulated Reflection-BSR) Mặt phản xạ này có thể quan sát được trong các mặt cắt địa chấn phản xạ khi tiến hành thăm dò tìm kiếm dầu khí Mặt phản xạ BSR thường đánh dấu mặt đáy của vùng tồn tại bền vững đối với GH (Gas Hydrat Stability Zone-GHSZ) và thường được phát hiện ở vùng Bắc cực và đáy đại dương (vùng sườn dốc thềm lục địa) Đáy vùng GHSZ hay BSR thường gặp ở độ sâu vài trăm mét (300-600 m) dưới mặt đáy biển trong vùng sườn dốc thềm lục địa, hay trong vùng đới hút chìm của các mảng và có độ sâu nước biển lớn (> 600-800 m) Trong khu vực biển Đông nước ta tầng GHSZ có thể được hình thành ở
độ sâu nước từ 600m đến 1.500-2.200 m với chiều dày từ 0-225 m đến 0-365 m (tính toán của Nguyễn Như Trung theo mô hình của Milkov và Sassen dựa trên mối quan hệ giữa độ sâu nước biển, gradient địa nhiệt
và loại GH)
Trang 321 Cơ sở vật lý - địa chất của hệ phương pháp
tìm kiếm thăm dò khí hydrat
Trong tìm kiếm thăm dò GH, phương pháp địa
vật lý thường dùng nhất và cũng được đánh giá là
hiệu quả nhất là phương pháp địa chấn phản xạ
(phân giải cao) Cơ sở vật lý địa chất của phương
pháp này là dựa trên sự khác biệt về vận tốc truyền
sóng siêu âm (sonic velocity) của GH so với môi
trường trầm tích xung quanh (Hình 1)
Trên Hình 1 có thể nhận thấy sự biến thiên của
vận tốc truyền sóng siêu âm (sonic velocity), dòng
địa nhiệt (geotherm) và pha của GH theo 3 lớp:
- Lớp nước: Sóng siêu âm xuất phát từ nguồn
phát trên mặt biển sẽ đi qua lớp nước biển với vận
tốc không đổi là 1,5 km/s
- Lớp trầm tích ngay sát mặt đáy biển: Vận tốc
truyền sóng siêu âm trung bình ở đây khoảng 1,8
km/s Lớp trầm tích này thường bao gồm các trầm
tích mảnh vụn (clastic) và vật chất hữu cơ, với độ
rỗng lớn (30-40 %) và bị lấp đầy bởi nước biển và
khí tự nhiên Trong điều kiện thuận lợi về nhiệt độ(<
4-10 0C) và áp suất(>30 at), các phân tử nước trong
các lỗ rỗng này sẽ ngậm thêm khí tự nhiên và trở
thành khí hydrat thể rắn dạng nodules và có thể trở
thành xi măng gắn kết cho các trầm tích mảnh vụn,
lấp đầy khoảng rỗng tạo thành GHSZ Khi đó vận
tốc truyền sóng siêu âm có thể đạt tới khoảng 2,5
-3,3 km/s
- Lớp trầm tích kế dưới: GH trong lớp trầm tích
kế trên đôi khi tạo thành vùng GH tồn tại bền vững
GHSZ và trở thành lớp màn chắn đối với khí tự do
di chuyển từ các lớp trầm tích bên dưới lên Lớp
trầm tích phía dưới này sẽ có vận tốc truyền sóng
giảm đột ngột xuống 0,5-0,2 km/s do sự có mặt của
khí tự do và tạo nên BSR trong các lát cắt địa chấnphản xạ (Hình 2)
Trên Hình 2, mặt phản xạ đáy biển được tạonên rất rõ ràng chủ yếu do sự khác biệt về mật độ
và vận tốc truyền sóng siêu âm (trở kháng âm học)giữa lớp nước biển và lớp trầm tích dưới mặt đáybiển Mặt phản xạ BSR lại chủ yếu được tạo nên do
sự khác biệt về vận tốc truyền sóng siêu âm giữalớp trầm tích chứa GH và lớp trầm tích chứa khí tự
do nằm bên dưới
Hình 1 Sự khác biệt của vận tốc truyền sóng siêu
âm trong trầm tích đáy biển
Hình 2 Ví dụ về dị thường BSR trên mạch địa chấn
tổng hợp và mặt cắt địa chấn phản xạ
Trang 33Trong tìm kiếm thăm dò khí
hydrat, BSR là dấu hiệu tìm kiếm
trực tiếp đối với GH BSR có thể
xuất hiện ở đáy của vùng ổn định
nhiệt độ-áp suất của GH (GHSZ)
Nó đánh dấu đáy của lớp “băng
cháy” và nóc của lớp chứa khí tự
do bên dưới Vì đường đẳng
nhiệt thường song song với đáy
biển nên điều này lý giải tại sao
phản xạ địa tầng Do vậy, trước
đây nó thường được cho là tín
hiệu phái sinh (artifact) trong quá
trình thu thập tài liệu hoặc quá
trình xử lý tài liệu địa chấn
Vùng chứa có xi măng gắn
kết là GH đôi khi còn tạo nên
hiệu ứng giảm biên độ phản xạ
(blanking) và làm tăng điện trở
suất có khi tới 2-3 lần so với
trầm tích đáy biển Đặc tính này
cho phép phát hiện GH (trên cơ
sở vận tốc truyền sóng siêu âm
và điện trở suất) trong tìm kiếm
thăm dò và tính toán bán định
lượng hàm lượng GH trong lĩnh
vực nghiên cứu giếng khoan
2 Hệ phương pháp tìm kiếm thăm dò khí hydrat
Để tìm kiếm thăm dò vàđánh giá tiềm năng của nguồnnăng lượng mới này người tathường dùng các phương phápđịa vật lý như sau:
a Thăm dò đa chn phn x
phân gii cao
Đây là phương pháp địachấn phản xạ truyền thống, sửdụng hệ thống nguồn phát vớicác xung âm học có tần số lớnnhằm thu được các tín hiệu phản
xạ có độ phân giải cao Hệ thốngmáy thu thường được sử dụng là
hệ thống đơn kênh hoặc đa kênhgồm các máy thu áp điện được
bố trí nối tiếp nhau Phươngpháp này được sử dụng để khảosát cấu trúc của lát cắt địa chấtnằm dưới mặt đáy biển ở độ sâukhông lớn và thường được ápdụng trong các nghiên cứu về địachất môi trường vùng ven bờ, tìmkiếm khoáng sản rắn sát đáy vàkhảo sát địa chất công trình biển.Các thông số cơ bản của hệthống này bao gồm:
- Năng lượng phát: Từvài trăm joules đối với nguồnBoomer tới một vài kj đối vớinguồn Sparker
- Tần số phát ưu thế: Từ600Hz tới 3000Hz đối với nguồnBoomer và 200Hz tới 1000Hz đốivới nguồn Sparker Bước mã hóatín hiệu: Nhỏ nhất là 0,04ms
- Dải đầu thu(Hydrophone aray): Từ 8 đến 20máy thu áp điện mắc nối tiếp
- Chu kỳ phát xung: Tùytheo yêu cầu về độ phân giảingang chu kỳ phát xung đượcthay đổi từ 0,5s đến 4s/1 xung
- Khoảng cách bố trí thunổ: 4-5 m
- Tốc độ chạy tàu liên tụctối ưu: 6-7 km/h
Tiến hành đồng thời cùngvới các khảo sát địa chấn phân
Hình 3 Ví dụ về BSR gần đảo Vancouver
Trang 34giải cao là hệ thống định vị dẫn
đường GPS và lưu trữ số liệu
trực tiếp đồng thời cùng với số
liệu địa chấn Bộ thu thập và lưu
trữ số liệu đồng bộ cùng hệ thống
máy địa chấn có tính năng cơ
bản như bộ nhớ có dung lượng
lớn để có thể làm việc liên tục
trong thời gian dài, bộ tiền
khuếch đại với khả năng khuếch
đại biên độ lên tối đa là 4 lần, bộ
lọc tần số, bộ hiệu chỉnh biên độ
theo thời gian thu sóng
b Quét nh đáy bin (side
scan sonar)
Phương pháp này sử dụng
các xung sóng đơn tần hoặc
lưỡng tần (khác với phương
pháp địa chấn thông thường là
sử dụng một phổ rộng tần số) với
tần số rất lớn để thu được hình
ảnh bề mặt đáy biển với độ chính
xác cao Sonar quét sườn
thường được sử dụng cùng với
đo độ sâu đáy biển (depth sonic)
trong các khảo sát bề mặt đáy
biển nhằm phục vụ cho các
chuyên ngành trầm tích, địa mạo,
đo vẽ bản đồ đáy biển, xây dựng
công trình biển, tìm kiếm các vật
thể bị chìm đắm Thiết bị được
sử dụng trong Sonar quét sườnbao gồm hai thành phần chínhbao gồm “cá” là bộ phận đượcthả dưới nước và kéo sau tàu, cóthể điều chỉnh độ sâu chìm nổithông qua chiều dài cáp kéo Bộphận này có chức năng thu vàphát tín hiệu Bộ phận chính thứhai là hệ thống máy tính điềuchỉnh quá trình thu phát và lưutrữ số liệu được đặt trên tàu Cácthông số kỹ thuật cơ bản của hệthống Sonar quét sườn:
- Tần số phát: Từ hơn100khz đến 700khz, có thể phátđơn tần hoặc lưỡng tần
- Chu kỳ phát xung: 2-5xung/ giây
- Dải quét sang hai bên:
Từ 50m đến 750m
- Chiều cao của “cá” sovới đáy biển: Tùy thuộc vào yêucầu về độ phân giải, chiều caocủa cá thay đổi từ dưới 20m đếndưới 100m
- Chiều cao này đượcđiều chỉnh thông qua độ dài củacáp kéo
- Cũng như đối với
phương pháp địa chấn phân giảicao, phương pháp Sonar quétsườn cũng yêu cầu số liệu định vịđồng bộ và lưu trực tiếp cùng với
số liệu Sonar
c Thăm dò đin: Dựa trên cơ
sở GH có điện trở suất cao sovới môi trường xung quanh,phương pháp đo sâu điện từlưỡng cực đáy biển (Sea BedLoging) của EMGS(ElectroMagnetic GeoservicesAS) đang được dùng trong thăm
dó tìm kiếm dầu khí cũng có thểdùng được để tìm kiếm GH Điềuđặc biệt của phương pháp này làcác lưỡng cực thu được đặt trênmặt đáy biển (gần đối tượngthăm dò) còn cực phát thì đượckéo theo tàu trên những tuyếnnhất định
d Đa vt lý ging khoan
(sonic, điện trở): Chủ yếu đo
đường cong siêu âm (DT) và cácđường cong điện trở (LLD, LLS)
để phát hiện dị thường GH, tínhtoán độ rỗng, hàm lượng khíhydrat và khí tự do nằm dưới lớp
GH trong giếng khoan
Hình 4 Một số ví dụ về tài liệu đo trong giếng khoan nghiên cứu hydrat
Trang 35e Các phng pháp minh gii, phân tích đa
chn đc bit
- Phân tích đặc biệt các thuộc tính địa chấn AVO
(Amplitude Versus Offset) của các dị thường BSR
Phương pháp xử lý minh giải AVO là một trong
những phương pháp địa chấn đặc biệt, dựa trên sự
chuyển pha và tăng biên độ tín hiệu đối với góc
nghiêng lớn (far offset) và là một trong những phương
pháp xác định trực tiếp tiềm năng hydrocarbon
Nội dung của phương pháp là dựa vào các dị
thường biên độ của các mạch địa chấn liên quan
đến dầu khí, sử dụng các phần mền chuyên dụng
để minh giải và xử lý chúng
Từ các thông tin về hydrocarbon từ các giếng
khoan chúng ta xác định được các giá trị biên độ và dị
thường AVO liên quan đến hydrocarbon, áp dụng các
giá trị dị thường này dùng để minh giải và xử lý các tài
liệu địa chấn cho các vùng chưa có giếng khoan
Kết quả của phương pháp này cho ta các bản
đồ dị thường biên độ AVO liên quan đến GH
/hydro-carbon, các mặt cắt địa chấn sau cộng với các góc
nghiêng (offset) khác nhau hay các mặt cắt địa chấn
cộng với các offset khác nhau (cộng các mạch gần,
xa, toàn bộ…) từ đó xác định được các tín hiệu liên
quan đến GH/hydrocarbon
- Phân tích địa chấn địa tầng phân giải cao
Địa chấn địa tầng là nghiên cứu địa tầng vàcác tướng trầm tích được minh giải từ tài liệu địachấn dựa trên các hình thái phản xạ và các kiểu đầumút phản xạ Các hình thái và kiểu đầu mút phản xạđược dùng để liên kết các tập trầm tích, luận giảimôi trường trầm tích và tướng đá
Trong phân tích địa chấn địa tầng, mặt cắt địachấn được chia ra thành các tập trầm tích bao gồmcác lớp có liên hệ nguồn gốc và được phân cáchbên trên và bên dưới bởi các mặt bất chỉnh hợphoặc mặt chỉnh hợp nhưng có thể liên kết được.Các tập này lại bao gồm các lớp nhỏ hơn gồm cácphản xạ chỉnh hợp được phân cách bởi các mặtgián đoạn xác định bằng các đầu mút phản xạ có hệthống Các kiểu đầu mút phản xạ được minh giảinhư những đầu mút của các lớp gồm bào mòn cắtcụt, chồng nóc, kề áp và kề đáy lên các ranh giớibất chỉnh hợp hoăc chỉnh hợp có thể liên kết được
f Trin vng khí hydrat Vit Nam
Việt Nam thuộc vùng có khí hậu nóng, có thể
hy vọng tìm thấy GH trên vùng sườn dốc thềm lụcđịa có độ sâu nước thích hợp cho việc hình thành
GH như bể Phú Khánh, bể Nam Côn Sơn, bể TưChính - Vũng Mây, cụm bể Hoàng Sa - Trường Sa.Trên các vùng này hiện tại đã có các dự án thăm dòđịa chấn 2D thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vàcác công ty dầu khí nước ngoài với mục tiêu là tìmkiếm thăm dò các tích tụ dầu khí thường ở độ sâukhá lớn (3.000-6.000 m) Trong xử lý dữ liệu địachấn phản xạ cho tìm kiếm thăm dò dầu khí, thường
sử dụng các biện pháp lọc và dập nhiễu để ưu tiêncác tín hiệu từ các đối tượng ở độ sâu lớn và do vậyhình ảnh của các đối tượng ở phần trên của lát cắtđịa chấn (vùng có khả năng có chứa hydrat) thường
bị mờ, không rõ ràng Mặc dù vậy, qua khảo sát một
số mặt cắt địa chấn cũng có thể nhận biết một vàiranh giới phản xạ có vẻ giống như BSR, nhữngvùng blanking bên trên BSR, những bright spot cóthể phản ánh sự tồn tại của GH
Bởi vậy, để tìm kiếm thăm dò GH trong giaiđoạn hiện nay thực tế nhất có thể là cần tiến hànhcông tác tái xử lý (ưu tiên tín hiệu từ phần trên củalát cắt) một số tuyến địa chấn 2D ở những vùng cótriển vọng tồn tại GH (sườn dốc thềm), qua đó xácđịnh các dị thường BSR, phân tích AVO nhằm pháthiện các đối tượng triển vọng GH để làm cơ sở,định hướng cho các tìm kiếm thăm dò GH chi tiếtkhác như thăm dò địa chấn phản xạ độ phân dảicao và các phương pháp địa vật lý - địa chất khác,nhằm góp phần vào việc tìm kiếm thăm dò và đánh
Hình 5 Ví dụ về dị thường AVO của hệ số phản xạ
BSR, tăng biên độ phản xạ và chuyển pha ở góc nghiêng lớn (khoảng cách thiết bị xa)
Trang 36giá tiềm năng GH trên vùng biển và thềm lục địa
nước ta
Tài liệu tham khảo
1 Clift, P., Lee, W.H, Duc, N.A…, 2008
Seismic reflection evidence for Dengeruos Grounds
mini plate Tectonic, Vol 27, TC3008, p 1-16.
2 Gwang H.L and Joel S Watkin, 1998
Seismic stratigraphy and hydrocarbon potential of
the Phu Khanh basin, offshore central Vietnam,
Sounth China Sea AAPG bulletin Vol 82, No.9, p
1711-1735
3 Geresi, Erika J., Hutchinson, Deborah R.,
Hart, Patrick E., and MCGEE, Thomas M
Multi-fre-quency seismic study of gas hydrate-bearing
sedi-ments in Lake Baikal, Siberia USING MULTIPLE
Elimination to image geologic structures beneath
the gas hydrate stability zone in the Northern gulf of
Mexico Internet Source
4 Geological significance of methane hydrate
existences around Japanese islands and their
impli-cations concerning to environments and resources,
Okuda, Yoshihisa, Geol Survey Japan, Internet
Source
5 Hutchinson, Deborah R., HART, Patrick E.,
Dugan, Brandon, Geresi, Erika, Sliter, Ray2 and
Newman, Kori Subsurface gas hydrates in the
Northern gulf of Mexico Internet Source.
6 New Energy Resources in the CCOP
Region-Gas hydrate and Coalbed Methane,
Daejeon, Korea, 11/2006: Internet Source
7 Nguyễn Như Trung Đánh giá tiềm năng gas
hydrate trên biển Việt Nam, Tạp chí Dầu khí, Số
9/2008
8 Nguyễn Như Trung Xác định chiều dày tầng
hình thành và ổn định gas hydrate (GHSZ) trên biển Đông Tạp chí Dầu khí, Số 3/2009.
9 Makagou Y F., Holditch S A., Makgol T Y.,
2005 Basics and development of gas hydrate
deposits 5thInternational Gas Hydrate Conference
10 Tanya L Inks, Timothy S Collett, David J.Taylor, Warren F Agena, Myung W Lee
Prospecting for gas hydrate accumulations using 2D AND 3D seismic data,milne point, North Slope Alaska
11 Tucholke, B.E., G.M Byan, and J.I.Ewing,
1997: Gas hydrate hrizons detcted in seismic
pro-files data from the Western Northern Atlantic AAPG
bull., 61, p 698-707
12 W Steven Holbrook (U Wyoming), Ingo A
Pecher (UTIG) Three-Dimensional Structure and
Physical Properties of a Methane Hydrate Deposit and Methane Gas Reservoir, Blake Ridge, Internet
Source
Hình 6 Một vài ví dụ về khả năng tồn tại GH ở trên thế giới và Việt Nam
Trang 37(bqhFpmqn:qo@bqboYGpmqbofbqboTk n^0pqlo+pq\+lq`eqnoTpmq[Iqok]pq_Kk _AqVJZqhUpmqo]qlo>nqocKnq_0pmqL& gnq nTkq Yjq X8q hFpmq n^cpmq LGgq b nMpmqlYpmqnojqo7kqhdj
CN Văn Thanh Khuê, ThS Lê Kim Hùng ThS Lê Thị Như Ý, CN Phạm Duy Khanh
CN Nguyễn Bảo Lâm, PGS.TS Nguyễn Phương Tùng
Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
Những thử nghiệm về tính hấp phụ của hệ chất HĐBM này cũng được tiến hành tại nhiệt độ tương tự
và sử dụng phương pháp phân tích UV để xác định hàm lượng chất HĐBM hấp phụ trên bề mặt đá vỉa ĐNR.
Từ việc thêm một lượng nhỏ Ethylene Glycol Monobutyl Ether (EGBE) như một tác nhân thay thế, tính ổn định của giá trị SCBMLD và sự giảm hấp phụ của chất HĐBM được cải thiện đáng kể trong suốt thời gian
ủ nhiệt Những kết quả thu được cho thấy, hỗn hợp chất HĐBM này là ứng viên đầy hứa hẹn để sử dụng cho quá trình tăng cường thu hồi dầu trong những mỏ dầu ngoài biển có nhiệt độ cao và độ cứng cao.
1 Giới thiệu
Nghiên cứu về các phương
pháp nâng cao hiệu quả đẩy dầu
là một nhiệm vụ quan trọng trong
công nghiệp khai thác dầu khí,
khi sản lượng dầu thô giảm dần
trong giai đoạn cuối của khai
thác thứ cấp Một trong những
hướng quan trọng trong tăng
cường thu hồi dầu (TCTHD) là
bơm ép dung dịch có chất HĐBM
để hạ thấp SCBMLD, cải thiệndính ướt đối với nước của bềmặt đá vỉa và gia tăng hệ số thuhồi dầu (HSTHD) Đặc biệt, đốivới dầu mỏ móng ĐNR với hàmlượng asphaltene cao nên độnhớt cao và độ lưu động thấp,HSTHD có thể được gia tăngbằng cách thêm chất HĐBM phùhợp vào nước bơm ép trong quátrình đẩy dầu
Trong vỉa nứt nẻ tự nhiên,
lực chủ yếu kiểm soát dòng chảycủa chất lưu là lực nhớt và lựcmao dẫn Lực nhớt tạo dòng chảycủa chất lưu thay thế trong cácnứt nẻ lớn, trong khi đó, lực maodẫn tạo dòng chảy của chất lưutrong các vi nứt nẻ Hai lực này
có mối liên hệ với nhau thông qua
số mao dẫn được định nghĩa là tỷ
số giữa lực nhớt và lực mao dẫn.Chất HĐBM có tác dụng làmgiảm SCBMLD giữa nước biển và
Trang 38dầu dư vì thế làm tăng số mao dẫn Số mao dẫn
(Nc) được dùng để diễn tả lực tác động lên giọt dầu
bị bẫy lại trong lỗ xốp Nc là hàm số của vận tốc
Darcy (ν), độ nhớt (μ) của pha động và sức căng bề
mặt(σ) giữa pha dầu và nước Phương trình (1)
dưới đây diễn tả mối quan hệ giữa vận tốc Darcy,
độ nhớt, và IFT so với số mao dẫn Nc
Ở giai đoạn cuối của quá trình bơm ép nước,
số mao dẫn có giá trị khoảng 10-6 Muốn gia tăng
hiệu quả đẩy dầu lên vài chục %, phải tăng Nc lên
hai đến ba bậc lũy thừa [1] SCBMLD giữa dầu và
nước biển bơm ép thường khoảng vài chục mN/m
Khi sử dụng chất HĐBM phù hợp có thể dễ dàng hạ
thấp SCBMLD hàng trăm, hàng nghìn lần đến 10-2
mN/m hoặc ít hơn, điều này dẫn đến số mao dẫn
cũng tăng tương ứng ít nhất hai đến ba bậc lũy
thừa Mối quan hệ giữa số mao dẫn và % dầu thu
hồi được mô tả trong Hình 1
Ngoài ra, khi SCBMLD giữa nước biển và dầu
giảm, phần dầu dư trong vỉa dễ hòa tan hơn vào
nước biển tạo thành dạng huyền phù linh động hơn
Khi đó bề mặt đá móng trở thành tích điện âm hơn
do ở trong môi trường có nồng độ ion hydroxyl [2]
Những ion âm này không chỉ cản trở sự hấp phụ
những hóa chất dạng anion như chất HĐBM
anion-ic mà còn thay đổi tính dính ướt của bề mặt đá vỉa,
trở nên dính ướt nước hơn [3-5]
Việc ứng dụng các hỗn hợp chất HĐBM vàoTCTHD đã được F.M.Llave và các cộng sự khảo sát[6] Trong những hệ này, các chất HĐBM có thểcộng hợp các đặc tính ưu việt riêng để nâng caohiệu quả chung của cả hệ Mục đích chất HĐBM sửdụng ở dạng hỗn hợp là để dễ dàng xây dựng hệchất HĐBM tối ưu nhất cho các quá trình khai thácdầu ở những vỉa có đặc thù về tính chất dầu thô, độmuối, nhiệt độ…, bên cạnh đó còn để xác định xem
sự kết hợp những chất HĐBM khác nhau như vậy
có tạo ra hiệu quả cộng hợp so với khi sử dụngriêng các chất HĐBM này như trong nhiều nghiêncứu trước đây [7]
Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả
đã khảo sát tác động của nhiệt độ và pH lên độ ổnđịnh của hệ chất HĐBM được ủ nhiệt qua cáckhoảng thời gian để tìm ra hệ chất HĐBM bền nhấttrong điều kiện nhiệt độ cao, nước biển có độ cứngcao bằng phương pháp thống kê để phối trộn chọnlọc Những chất HĐBM được chọn để đánh giá độbền ở 910C là những chất đã được chọn lựa sơ bộtrước đó, bao gồm alpha olefin sulfonic acid (AOS),alkyl benzene sulfonic acid (LAS), and Alkylaryl sul-fonic acids (XSA-1416D)
2 Thực nghiệm
2.1 Hóa chất
- LAS: Ankylbenzene sulfonate mạch thẳng, C12-13(Tico, Việt Nam);
- AOS: Alpha Olefin Sulfonate, C14-16(Stepan, Mỹ);
- XSA-1416D: Axit Diarylalkyl xylene sulfonic, C14-16(OCT, Mỹ);
- Nước biển vùng mỏ Đông Nam Rồng;
Trang 392.2 Thiết bị
• Thiết bị đo SCBMLD theo phương pháp giọt
quay, model 500, (Temco, USA);
• Các bình thuỷ tinh chịu nhiệt và chịu áp
(ACE Glass, Mỹ)
• Tủ điều nhiệt (Shellox, Mỹ)
• Máy quang phổ UV/VIS (Jasco, Japan);
2.3 Đo SCBMLD
Ở đây, SCBMLD của dung dịch chất HĐBM và
dầu được đo bởi phương pháp giọt quay (Spinning
drop) sử dụng máy đo sức căng bề mặt Temco
model 500 Thiết bị này có phạm vi đo SCBMLD
rộng từ 101- 10-5mN/m Mẫu đo được thực hiện ở
600C ± 10C
Kỹ thuật này dựa trên cơ sở là gia tốc trọng
trường có ảnh hưởng nhỏ tới độ sắc nét của giọt
chất lưu phân tán trong môi trường lỏng khi cả giọt
chất lưu và môi trường lỏng đều được chứa trong
ống nằm ngang quay quanh trục hoành của chúng
Với vận tốc (w) quay thấp giọt chất lưu sẽ có hình
elip nhưng khi w đủ lớn, nó sẽ có hình trụ Ở điều
kiện này, bán kính (r) của giọt hình trụ được xác
định bởi SCBMLD, sự khác biệt về tỷ trọng của giọt
chất lưu và môi trường xung quanh và tốc độ quay
của giọt Do đó, SCBMLD được tính toán theo công
thức sau:
Phương pháp giọt quay rất hữu hiệu khi đo
SCBMLD cực thấp, đến 10-5 mN/m và là phương
pháp phù hợp nhất để khảo sát các chất HĐBM sử
dụng cho bơm ép tăng cường thu hồi dầu [8]
2.4 Sử dụng chương trình Statistica 7 tối ưu hóa
hỗn hợp chất HĐBM
Chương trình phần mềm Statistica là chương
trình chuyên phân tích tổng hợp dữ liệu, quản lý
cơ sở dữ liệu và ứng dụng phát triển những cấu
tử trong phạm vi chọn lựa ban đầu, hoàn thiện qui
trình phân tích trong ứng dụng khoa học công
nghệ [9] Hỗn hợp chất HĐBM liên quan đến
SCBMLD, thực hiện những thí nghiệm phối trộn từ
3 loại chất HĐBM khác nhau, AOS, LAS, và
XSA-1416D với các nồng độ của từng cấu tử khác
nhau Đo các giá trị SCBMLD của mỗi hỗn hợp từ
Spinning Drop Tensiometer
2.5 Thử nghiệm độ bền nhiệt và tính tương hợp với
nước biển của hệ chất HĐBM
Những thử nghiệm về độ bền nhiệt và tính
tương hợp được thực hiện dựa trên sự quan sát
ngoại quan và giá trị SCBMLD của dung dịch hỗn
hợp chất HĐBM Các dung dịch với các nồng độkhác nhau của ba chất HĐBM trong hỗn hợp chấtHĐBM và nước biển được ủ tại nhiệt độ vỉa 910Ctrong 31 ngày, sau đó quan sát ngoại quan và đo sựthay đổi SCBMLD
2.6 Xác định độ thủy phân và độ hấp phụ của chất HĐBM
Trong những thí nghiệm hấp phụ, từ vị trí hấpthu UV tại bước sóng 235nm, xây dựng đườngchuẩn để xác định nồng độ chất HĐBM
Tất cả các mẫu được pha với tổng nồng độchất HĐBM là 500ppm Đá móng Đông Nam Rồngđược nghiền nát, rửa sạch bằng nước cất vài lầncho đến pH~7, sau đó sấy khô và nghiền trên máynghiền bi nhiều lần để đạt được độ mịn mongmuốn và cho qua rây 80µm Trước khi sử dụng,
đá đã nghiền và làm sạch được nung ở nhiệt độ
4000C trong thời gian 4 giờ Cho bột đá đã chuẩn
bị vào các ampul thủy tinh chịu nhiệt có nút vặnkín với tỉ lệ đá: Chất HTBM là 1:20, lắc đều trongvòng 20 phút và ủ ở nhiệt độ 910C trong thời gian
48 giờ Dung dịch sau khi ủ được ly tâm và táchlấy dung dịch khỏi phần đá Xác định nồng độ hỗnhợp chất HĐBM còn lại trong dung dịch dựa trên
cơ sở hấp thụ tử ngoại UV [10,11] Nồng độ chấtHĐBM bị hấp phụ được tính dựa trên đườngchuẩn đã lập
Độ thủy phân và hấp phụ của hỗn hợp chấtHĐBM trên bề mặt đá diorite được tính toán bởiphương trình sau:
Độ thủy phân =
Độ hấp phụ =
Trong đó: - C0là nồng độ ban đầu của mẫu, ppm;
- C1là nồng độ của mẫu sau khi ủ không đá ĐNR, ppm;
- C2 là nồng độ của mẫu sau khi ủ với
đá ĐNR, ppm;
3 Kết quả và biện luận
3.1 Sử dụng chương trình Statistica 7 tối ưu hóa hệ hỗn hợp chất HĐBM
Như đã trình bày [12], AOS có khả năng hỗ trợrất tốt tăng cường tính tan của nhiều chất HĐBMtrong môi trường nước biển có độ cứng cao Thựchiện 10 thí nghiệm phối trộn AOS để xác định thànhphần tối ưu, dựa trên bề mặt đáp ứng được mô tảqua đồ thị 3D Mỗi mẫu được pha với nồng độ 0,1%khối lượng
Trang 40Từ những giá trị ở trên, bề mặt đáp ứng thu
được cho thấy mối quan hệ giữa các nồng độ chất
HĐBM (biến số) và SCBMLD (giá trị phụ thuộc)
được thể hiện trong đồ thị 3 chiều sau:
Từ bề mặt đáp ứng (Hình 2), vùng tối ưu biểu
thị những giá trị SCBMLD thấp nhất Qua bề mặt
tam giác (Hình 3), tỷ phần của các đơn chất trong hệ
hỗn hợp chất HĐBM tối ưu được xác định dễ dàng.Thành phần hệ hỗn hợp chất HĐBM tối ưu là: AOS0-0,95; LAS 0,5-0,75; và XSA-1416D 0-0,5
Tuy nhiên, trong những thí nghiệm khảo sát ởtrên có nhiều hỗn hợp còn kém tương hợp với nướcbiển Khảo sát thêm một số hỗn hợp khác để tìm ranhững tỉ phần có độ tương hợp tốt nhất
Bảng 3 SCBMLD của các hệ hỗn hợp ba chất HĐBM
Hình 2 Bề mặt đáp ứng, giá trị SCBMLD Hình 3 Bề mặt tam giác, giá trị SCBMLD
Bảng 4 SCBMLD của các hỗn hợp 3 chất HĐBM sau tối ưu hoá