1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Lời nên nói thay vì dọa con docx

3 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 79,3 KB

Nội dung

Lời nên nói thay dọa con Nếu bạn muốn: Bé ăn bốc hết rau xanh trong bát Đừng dọa: Ngồi yên trên bàn cho đến khi nào ăn hết rau mới được xuống. Thử nói: Con không ăn hết thì sẽ không còn bữa phụ nào, từ giờ tới lúc đi ngủ. Lý do: Nó nhắc bé rằng, chẳng có món nào thay thế món này cả. Nhưng bé vẫn có quyền được chọn hoặc là ăn hoặc là không ăn thêm nữa. Nếu bạn muốn: Bé đánh răng. Đừng dọa: Không đọc "chuyện chiếc" gì cả nếu con không đánh răng. Thử nói: Sắp đến giờ ngủ rồi. Mẹ con mình phải làm gì trước giờ đi ngủ nhỉ? Lý do: Nó nhắc bé về thói quen đánh răng trước giờ ngủ mà không bị phạt. Nếu bạn muốn: Bé ngoan khi đi siêu thị. Đừng dọa: Con cứ chạy lung tung đi rồi mẹ để con lại ở đây luôn đấy. Thử nói: Hãy giúp mẹ tìm chai nước mắm nào. Lý do: Giúp bé xao lãng hành vi tiêu cực và cung cấp cho bé một việc tích cực để làm. Nếu bạn muốn: Bé hỏi thay 'lè nhè chè thiu'. Đừng dọa: "Lè nhè nữa là mẹ khâu mồm lại đấy". Hãy thử: Mẹ chỉ hiểu con muốn gì nếu con nói rõ cho mẹ biết thôi. Lý do: Cho phép bé biết mẹ đang quan tâm đến những gì bé nói và mẹ không chấp nhận chuyện khóc lóc ỉ ôi. Nếu bạn muốn: Bé thu dọn đồ chơi. Đừng dọa: Con phải nhịn bữa tối nếu không dọn sạch phòng. Thử nói: Dọn dẹp đồ chơi của con đi. Con có thể dọn trước hoặc sau bữa tối. Lý do: Bé hiểu rõ ràng yêu cầu của mẹ nhưng bé cũng được lựa chọn. Nếu bạn muốn: Bé không gây mất trật tự trên xe. Đừng dọa: Con còn gây ồn ào nữa là mẹ cho về nhà đấy. Thử nói: Mẹ không thể lái xe nếu con làm mẹ mất tập trung như thế. Lý do: Nó cho bé biết giới hạn và hậu quả hành vi của mình. 1. Đặt trách nhiệm lên vai cậu bé Làm theo hướng dẫn của mẹ và hoàn thành nhiệm vụ được giao là kĩ năng mà các bé trai thường yếu hơn các bé gái. Bạn nên cho bé thực hành thường xuyên bằng cách nhờ bé làm những việc đơn giản như lấy cho bạn chiếc thìa, chăm sóc thú nuôi. Tính trách nhiệm sẽ giúp bé nhiều khi đi học và trong cuộc sống gia đình, ngoài xã hội sau này. 2. Tạo cơ hội bé trai ở bên bố Các bé trai có thể sẽ thiếu đi một hình mẫu nam giới khi ở nhà tiếp xúc quá nhiều và gần gũi với mẹ. Bởi vậy, điều quan trọng là tạo môi trường nơi các bé trai có thể bên các ông bố nhiều hơn, trước khi bắt chúng phải trở nên mạnh mẽ hơn và nam tính hơn. Việc cho các bé trai chơi với những người thân là nam giới trong các cuộc gặp mặt gia đình cũng có ích. 3. Kiềm chế cảm xúc Là một người đàn ông tốt phải hiểu cách kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu bạn thường có các hành vi xúc tác khiến con giận dữ hoặc buồn bã, thì bạn nên hạn chế. "Bạn có thể nghĩ rằng một người đàn ông tốt phải có vẻ ngoài mạnh mẽ và không nói nhiều. Nhưng trên thực tế, đó là khuôn mẫu cổ hủ", ông Christine Nicholson, Tiến sĩ, một nhà tâm lý từ Washington cho biết. Đừng cản trở con bạn biểu lộ cảm xúc hay những gì con cảm thấy. Khuyến khích con nói về cảm xúc của mình và giúp con tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Nếu bạn thường xuyên nói rằng đàn ông không nên làm điều này điều nọ, con bạn sẽ tìm cách để che giấu cảm xúc của mình. Khi trưởng thành, con không thể giao tiếp tốt thậm chí có thể thích đánh nhau, thích giải quyết cảm xúc của mình bằng bạo lực . Lời nên nói thay vì dọa con Nếu bạn muốn: Bé ăn bốc hết rau xanh trong bát Đừng dọa: Ngồi yên trên bàn cho đến khi. Bé hỏi thay vì 'lè nhè chè thiu'. Đừng dọa: "Lè nhè nữa là mẹ khâu mồm lại đấy". Hãy thử: Mẹ chỉ hiểu con muốn gì nếu con nói rõ

Ngày đăng: 17/03/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w