“ Nhập hộkhẩuởcõiâm”vànhữngcâuchuyện
tương tự
*Photo: Don Fulano
Có lẽ do ảnh hưởng từ nền tín ngưỡng lâu đời của tổ tiên, ta thường tin vào quyền năng của một
cõi vô hình nào đó. Niềm tin ấy rất cần được coi trọng để con người có thể cân bằng cuộc sống
trong thế giới vật chất phù hoa này. Thế nhưng, nhiều bạn bè vànhững người xung quanh tôi đang
để niềm tin này sa vào bóng tối mê mờ, thiếu sự quán xét đúng đắn.
Thường xuyên ta được khuyên bảo việc này việc nọ, dù lớn hay nhỏ, phải được xem ngày giờ thật
kỹ càng để được hưởng cái phước của ngày lành tháng tốt. Có lần tôi được nghe anh bạn bảo rằng
bởi cái “ngày lành tháng tốt” này mà công việc của anh bị “lỡ chuyến lỡ đò”, đánh mất cơ hội. Hay
đôi khi ta được hỏi: “Hôm nay bước ra khỏi nhà bằng chân trái hay chân phải?” “Hồi sáng ra đường
có gặp bà bầu không?”
Rồi hôm đám tang người bác ruột, tôi được nghe ông anh họ là con của bác nói người ta bảo phải
nhờ thầy cúng lễ giúp bác tôi được nhập hộkhẩuởcõi âm (!?) Tôi hỏi đùa anh cho bác nhập hộ
khẩu ở Mỹ hay Việt Nam. Anh nói để bác ở Mỹ cho sướng. Tôi bảo vậy bà con họ hàng mình tốn
tiền máy bay lắm khi muốn đi thăm bác. Anh cười khì khì. Không biết sau đó anh nhờ thầy làm lễ ra
sao, và bây giờ bác tôi được nhập hộkhẩu chưa, có bị làm khó làm dễ bởi mớ thủ tục “hành là
chính” như cõi dương không.
Ta cũng chẳng xa lạ gì câu nói “dương sao âm vậy”. Thế nên nhiều “đại gia” đốt cúng vàng mã là
villa biệt thự hay Roll Royce, BMW, rồi có cả trực thăng, du thuyền,.v v Chỉ những ai chưa tiếp xúc
với nền tín ngưỡng phương Đông mới trố mắt ngạc nhiên, còn lại phần lớn chúng ta hoặc lẩm bẩm
câu thần chú “ôi chuyện hằng ngày ở huyện”, hoặc chỉ biết “thở dài trong câm nín” bởi mấy người
dám “ý kiến ý cò” nền tín ngưỡng ngàn năm của cha ông.
Cũng bởi cái “không dám” đó mà nhiều đôi uyên ương phải chia tay trong nước mắt với lời “thầy
phán” khắc mạng khắc tuổi. Rồi lời thầy phán cũng làm bao người hoặc dương dương tự đắc,
không cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện học hỏi nữa vì số mệnh đã có quý nhân phù hộ rồi, lo nghĩ chi
cho “hại não”, hoặc rơi vào bất an trầm cảm, ủ rũ sầu não, bỏ bê việc nhà việc cửa bởi được thầy
“tiết lộ thiên cơ” năm sau cô gặp nạn lớn lắm, ông làm cái này cái kia sẽ tan gia bại sản, v v
Có một vị thầy tỳ kheo (tu sĩ Phật giáo) kể câuchuyện nhỏ thế này. Vì thường xuyên giảng pháp
nhiều nơi nên thầy thường được phật tử nhờ xem ngày giờ tháng tốt cho chuyện ma chay. Lúc nào
câu trả lời của thầy cũng là 7 giờ sáng hay 1 giờ rưỡi chiều. Thầy cười hề hà giải thích (khi kể lại
câu chuyện này, chứ không phải khi được phật tử hỏi ngày giờ) hai mốc thời gian này được thầy trả
lời vì chúng thuận tiện cho việc làm lễ của các vị tỳ kheo (sau khi dùng buổi sáng hoặc sau buổi nghỉ
trưa), chứ chẳng phải sách vở nào phán như vậy. Ấy vậy mà khi xong việc an táng, gia đình phật tử
nào cũng hoan hỷ vì tang sự của ông bà cha mẹ đã được hoàn thành viên mãn.
Hay một vị hòa thượng khác nói đại ý rằng: Nếu người chết biết ăn biết uống thì làm sao họ sống
nổi vì mỗi năm con cháu cúng giỗ có một hai lần thôi. Câu nói này không phải để đả phá việc cúng
giỗ vốn là truyền thống tâm linh tốt đẹp của người Việt ta, mà là lời nhắc nhở cho những buổi giỗ
đám linh đình phung phí của người đời.
Đến đây câu hỏi được đặt ra: Vậy thì làm thế nào để niềm tin tín ngưỡng của ta được soi sáng dưới
sự quán xét đúng đắn? Gợi ý rất cơ bản là: Đối với Chúa, với Phật, với Thượng Đế… Cho dù bạn
tin hoặc không tin các Ngài, thì chỉ cần bạn suy ngẫm thấu đáo và sống tương hợp với quy luật
nhân quả, bạn sẽ thấy trí tuệ của mình được thăng hoa. Cuộc sống của bạn chắc chắn được cân
bằng và tốt đẹp. Bạn hãy thử suy ngẫm và sống như thế để thấy kết quả có phải vậy không!
Võ Quân Zeroman
. Nhập hộ khẩu ở cõi âm” và những câu chuyện
tương tự
*Photo: Don Fulano
Có lẽ do ảnh hưởng từ nền tín ngưỡng lâu đời của tổ tiên, ta thường tin vào quyền. cúng lễ giúp bác tôi được nhập hộ khẩu ở cõi âm (!?) Tôi hỏi đùa anh cho bác nhập hộ
khẩu ở Mỹ hay Việt Nam. Anh nói để bác ở Mỹ cho sướng. Tôi bảo vậy bà