1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QD02-CS- hành lang bảo vệ đường bộ pptx

7 793 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 115 KB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH NAM ĐỊNH ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC Số: 02/2004/QĐ-UB Nam định, ngày 01 tháng 1 năm 2004 QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NAM ĐỊNH Quy định hành lang bảo vệ và chỉ giới giải toả với hệ thống đường bộ thuộc địa phận tỉnh Nam Định ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 07/2001L/CTN ngày 12/7/2001 của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông số 38L/CTN ngày 10/12/1994 Căn cứ Nghị định số 172/1999/NĐCP ngày 07/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ qui định chi tiết pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ và Thông tư số 213/2000/TT-BGTVT ngày 31/5/2000 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 172/1999/NĐ-CP Căn cứ Quyết định số 3037/QĐ-BGTVT ngày 4/10/2003 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định và hướng dẫn trình tự thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án công trình giao thông. Xét đề nghị của Sở GTVT Nam Định tại Tờ trình số 714/GTVT ngày 29 tháng 12 năm 2003. QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “ Quy định hành lang bảo vệ và chỉ giới giải toả đối với hệ thống đường bộ thuộc địa phận tỉnh Nam Định Điều 2: Giao Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện bản quy định này. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004. Điều 3: Chánh văn phòng HĐND – UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và chính quyền các xã, phường thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./. Nơi nhận TM UBND TỈNH NAM ĐỊNH - TT Tỉnh uỷ, (để báo cáo) CHỦ TỊCH - TT HĐND tỉnh - Các đ/c TT UBND tỉnh - Viện KSND- TAND tỉnh - Như điều 3 - CPVP, VP5, VP6, VP8 - LưuVP1, TRẦN TRUNG AM ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH NAM ĐỊNH ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC QUY ĐỊNH HÀNH LANG BẢO VỆ VÀ CHỈ GIỚI GIẢI TOẢ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2004/QĐ-Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 01 tháng 01 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định) ……. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Quy định này quy định hành lang bảo vệ công trình giao thông đường bộ (HLBVDB) và chỉ giới giải toả đường bộ (CGGT) có tác dụng đề phòng và ngăn ngừa các tác động làm ảnh hưởng đến sự bền vững của công trinh, đảm bảo an toàn cho các hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đảm bảo cảnh quan và môi trường. Đồng thời quản lý việc xây dựng nhà cửa và các công trình khác trên đường bộ nhằm giữ cho tuyến đường được ổn định vững chắc và phù hợp với quy hoạch, đảm bảo cho việc cải tạo, mở rộng đường sau này. Điều 2: Công trình giao thông đường bộ bảo vệ gồm: 1. Nền đường, mặt đường, vỉa hè, hệ thống thoát nước 2. Các loại cầu, cống, kè , tường, chắn, hầm, công trình ngầm, đường ngầm, đường tràn, đường cứu nạn. 3. Bến phà, bến cầu phao, các bến dự phòng, các công trình và thiết bị hai đầu bến, nới cất dấu các phương tiện vượt sông và các thiết bị phụ trợ giúp. 4. Các công trình chống va, công trình chỉnh trị dòng nước. 5. Đảo hướng dẫn giao thông, dải phân cách, hệ thống cọc tiêu biển báo, tường hộ lan, tường phòng vệ, mốc chỉ giới, mốc đo đạc, cột cây số, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu điều khiển giao thông và các công trình phụ trợ an toàn giao thông. 6. Bến xe, bến đỗ xe (bao gồm cả các công trình phụ trợ), nhà chờ xe dọc đường. 7. Trạm cân xe, các thiết bị đếm xe trên đường, trạm thu phí cầu đường, trạm điều kiển giao thông, chốt phân luồng. Điều 3: Hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường bộ (HLBVĐB): Theo đúng quy định tại các điều 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ và Thông tư 213/2000/TT-BGTVT ngày 31/5/2000 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 172/1999/NĐ-CP được áp dụng với đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường Đô thị, đường Chuyên dùng, kể cả đường do các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng, tự hoàn vốn trên địa bàn tỉnh để phục vụ giao thông công cộng với nội dung được cụ thể hoá như sau: 1. HLBVĐB bao gồm phần trên mặt đất, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần nước liền kề công trình giao thông đường bộ có tác dụng đề phòng và ngăn ngừa các tác động làm ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình, đảm bảo cho các hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường. 2. Giới hạn HLBVĐB cho các hệ thống đường ngoài đô thị căn cứ vào cấ kỹ thuật của đường theo quy hoạch. Được tính từ chân mái đường đắp, đỉnh mái đường đào hoặc từ mép chấn mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, từ mép ngoài rãnh dọc hoặc rãnh đỉnh của đường ra hai bên là: - 20 m đối với đường cao tốc, đường cấp I, II - 15 m đối với đường cấp III - 10 m đối với đường cấp IV, V - 3 < và <10 m đối với đường liên thôn, liên xã. 3. Đối với đường trong khu vực đô thị thuộc thành phố, thị xã, thị trấn: giới hạn hành lang bảo vệ bằng bề rộng vỉa hè hoặc chỉ giới xây dựng theo quy hoạch được duyệt. 4. Đối với đường bộ song song với sông ngoài kênh rạch, vùng nước khai thác vận tải thuỷ mà hành lang chồng lấn, giới hạn HLBVĐB tính từ mép bờ cao trở về đường bộ. 5. Đối với đường bộ chạy song song liến kề với đường sắt thì ranh giới hành lang phân định trên cơ sở đảm bảo không xâm phạm vào các bộ phận công trình và đường bộ, cụ thể là: - Trường hợp hành lang bảo vệ chung lớn hơn 5 m thì ưu tiên tính đủ hành lang bảo vệ đường sắt, bề rộng còn lại là hành lang bảo vệ đường bộ nhưng không được chồng lấn lên nền đường bộ. - Trường hợp hành lang chung nhỏ hơn 5m thì ranh giưới hành lang bảo vệ đường bộ là điểm giữa bề rộng hành lang bảo vệ chung. - Trường hợp hành lang bảo vêk chung rất nhỏ hoặc chỉ là rãnh nước thì ranh giới hành lang bảo vệ là chân nền đường hoặc đường giao nhau giữa mái nền đường với đay rãnh của nền đường cao hơn. 6. Giới hạn HLBV đối với cầu, cống được quy định: a. Đối với cầu ngoài đô thị: - Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu trở ra mỗi bên là: + Cầu dài từ 60 m trở lên : 50 m + Cầu dài dưới 60 m 30 m Trong trường hợp cầu có đường dốc lên lớn hơn quy định trên thì giới hạn hành lang bảo vệ được tính từ đuôi mố cầu ra đến hểt chân dốc. - Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu trở ra mỗi phía là: + Cầu dài trên 300 m: 150 m + Cầu dài từ 60 m - 300 m: 100 m + Cầu dài từ 20 m - đến 60 m 50 m + Cầu dài dưới 20 20 m b. Đối với cầu trong khu vực đô thị: - Theo chiều dọc cầu: tính theo quy định như đối với cầu ngoài đô thị. - Theo chiều ngang cầu: + Đối với cầu chạy trên cạn, kể cả cầu lớn có phần chạy trên phần đất chỉ ngập khi có nước lũ: từ mép lan can ngoài cùng của cầu trở ra mỗi bên 7 m + Đối với cầu có phần chạy trên phần có nước thường xuyên giới hạn theo chiều dọc là khoảng cách 2 mép bờ cao của sông, còn theo phương ngang cầu thì giới hạn quy định: + Cầu dài trên 300 m: 150 m + Cầu dài từ 60 m - 300 m: 100 m + Cầu dài từ 20 m - đến 60 m: 50 m + Cầu dài dưới 20 m: 20 m c. Đối với cống: thì giới hạn hành lang bảo vệ theo chiều dọc cống về hai phía bằng bề rộng hành lang bảo vệ đối với đường. 7. Đối với bến phà, cầu phao quy định - Theo chiều dọc bến phà, cầu phao bằng chiều dài đường xuống bến. - Theo chiều ngang bến phà, cầu phap từ tim bến trở ra mỗi bên 150 m 8. Đối với kè, tường chắn, công trình chỉnh trị dòng nước được quy định: a. Đối với kè chống sói bảo vệ nền đường: - Từ đầu kè và từ cuối kè trở ra về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 m - Từ chân kè trở ra sông 20 m b. Đối với kè chỉnh trị dòng nước - Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 m - Từ gốc kè trở vào bờ 50 m - Từ chân đầu kè trở ra sông 20 m 9. Phạm vi bảo vệ bến xe, bãi đỗ xe, nhà chờ xe, trạm cân xe, trạm điều khiển giao thông. trạm thu phí cầu đường là phạm vi vùng đất, vùng nước của công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong giấy phép sử dụng. 10. Giới hạn hành lang bảo vệ hầm đường bộ là vùng đất đá, khoảng không có khoảng cách từ điểm ngoài cùng của cấu tạo của hầm trở ra là 100 m. 11. Giới hành lang bảo vệ trên không được quy định: - Đối với đường là4,5 m trở lên theo phương thẳng đứng - Đối với cầu: là chiều cao của bộ phận cấu tạo cao nhất của cầu, nhưng không thấp hơn 4,8 m tính từ mặt sàn cầu trở lên theo phương thẳng đứng - Chiều cao đường dây điện trên công trình giao thông đường bộ hoặc gắn trực tiếp trên kết cấu của cầu phải đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông vận tải và an toàn cho lưới điện tuỳ theo điện áp của đường dây điện 12 Giới hạn hành lang bảo vệ dưới mặt đất của công trình giao thông đường bộ về nguyên tắc không có giới hạn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng công trình. Trường hợp bắt buộc phải cho phép xây dựng công trình ngầm trong hành lang bảo vệ đường bộ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác định cụ thể trên cơ sở không gây mất an toàn giao thông và không ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý, sửa chữa nâng cấp của ngành đường bộ, không làm ảnh hưởng đến quản lý khai thác các ngành có công trình ngầm, khai thác công trình ngầm thì cơ quan quản lý công trình ngầm có trách nhiệm di chuyển và chịu mọi phí tổn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Điều 4. Quy định chỉ giới giải toả: Thực hiện theo quyết định số 3037/QĐ-BGTVT ngày 4/10/2003 của Bộ Giao thông vận tải quy định và hướng dẫn trình tự thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án công trình giao thông. 1. Khi triển khai thực hiện dự án. Chủ đầu tư cho cắm cọc chỉ giới giải phóng mặt bằng là cọc mốc để xác định giới hạn phạm vị mặt bằng cần giải toả để xây dựng dự án, được xác định bằng phương pháp đo trắc ngang trên cơ sở cọc tim tuyến do đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế dự án cắm trên thực địa theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. 2. Vị trí cắm cọc chỉ giới giải toả (GPMB): a. Theo mặt cắt ngang tuyến: Cọc chỉ giới GPMB được cắm tính từ chân ta luy nền đường đắp hoặc ta luy đỉnh nền đường đào hay mép ngoài cùng của công trình ra mỗi bên (tuỳ theo mức độ khó khăn) là: - Từ 3 m ÷ 7 m đối với cầu (kể cả cầu cạn). - Từ 1,5 m ÷ 7 m đối với đường bộ, đường sắt và các công trình khác. 3. Đối với đường thành phố: Chỉ giới giải toả trung với hành lang BVĐB (chỉ giới xây dựng) là khoảng cách giữa hai mép ngoài của hè theo quy hoạch không gian thành phố đến năm 2020 đã được duyệt. 7. Lưu ý: - Những đoạn đường có ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội của địa phương: các tuyến đường huyện, xã theo đề án xây dựng của địa phương lập và được cấp có thẩm quyền duyệt. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể, hành lang BVĐB và chỉ giới giải toả theo quy định được phê duyệt riêng nhưng phải lớn hơn hoặc bằng các quy định trên. - Đường qua khu đông dân cư (Khu dân cư mật độ dày nhưng không phải là thị trấn). Chỉ giới giải toả nếu nhỏ hơn các quy định trên thì phải đựơc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Những đoạn cải tuyến phải được duyệt quy hoạch và cắm cọc hành lang BVĐB (mốc lộ giới) theo quy hoạch. - Các khu công nghiệp ven trục đường quốc lộ, tỉnh lộ nhất thiết phải có đường gom với chiều rộng mặt đường >= 7m - Các cấp có thẩm quyền khi cấp đất xây dựng nhà ở và các công trình ven đường giao thông phải được cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền hiệp y . Chương II QUẢN LÝ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 5. Quản lý hành lang bảo vệ và chỉ giới giải toả 1. Trong phạm vi hành lang BVĐB không được cơi nới, xây dựng các công trình như: công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhà ỏ, đường điện…. tất cả các công trình đã xây dựng trong hành lang BVĐB gây nguy hại đến công trình giao thông vận tải đường bộ phải kiên quyết dỡ bỏ ngay, trường hợp các công trình chưa ảnh hưởng nhiều, việc di chuyển gây tốn kém, lãng phí thì tạm thời chưa di chuyển nhưng chủ công trình phải có cam kết với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường bộ nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông và di chuyển ngay khi có yêu cầu. 2. Các cột điện, điện thoại ở ngoài phạm vi nội thành, khu dân cư phải cách mép đường quy hoạch một khoảng cách tối thiểu bằng chiều cao cột. 3. Lò vôi, lò gạch, lò gốm, lò đúc phải cách chân nền đường tối thiểu 25 m. 4. Nơi họp chợ phải cách chân đường ít nhất 100 m và phải tuân theo quy hoạch 5. Các trạm xăng dầu chỉ được sử dụng tạm thời hành lang bảo vệ đường bộ làm đường dẫn và làm sân chờ, không được xây dựng kiến trúc nào khác. 6. Việc xây dựng công trình trong hành lang bảo vệ đường bộ phải tuân theo đúng văn bản thoả thuận và giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền. Trước và sau khi thi công xong phải báo cáo cho đơn vị trực tiếp quản lý giao thông biết để kiểm tra. 7. Các đơn vị quản lý đường bộ, các tổ chức, cá nhân, nếu được san lấp trong phạm vị giải toả đường bộ. Cao độ san lấp phải thấp hơn nền đường ít nhất là 0,1 m. 8. HLBV các công trình giao thông đường bộ là giải đất lưu không, trong khi chưa sử dụng tới chỉ được phép trồng cây những cây nông sản ngắn ngày, nhưng phải tuân theo quy định: - Đối với nền đường đắp: phải trồng cách mép chân đường đắp trở ra ít nhất là 1 m đối với cây hoa mầu, cây lương thực và 2 m đối với cây ăn quả và cây lấy gỗ. - Đối với nền đường đào: phải trồng cách mép đỉnh mái đường đào hoặc mép ngoài rãnh đỉnh trở ra ít nhất là 6 m đối với cây lấy gỗ có rễ mọc sâu, không được để cành cây chìa ra quá phạm vi tĩnh không của đường. 9. Uỷ ban nhân dân xã, huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân các xã phường chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ HLBVĐB, CGGT đường bộ với các tuyến đường, công trình giao thông đường bộ trong phạm vi lãnh thổ của minh. Xử lý kịp thời những vi phạm theo thẩm quyền. Những vi phạm vượt quá quyền hạn xử lý của địa phương phải báo cáo kịp thời ngay về Uỷ ban nhân dân tỉnh để xử lý. Điều 6. Bảo vệ công trình giao thông đường bộ: 1. Toàn bộ hệ thống công trình giao thông đường bộ là tài sản quốc gia, các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế, quốc phòng và mọi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ, không một tổ chức cá nhân nào được xâm phạm hoặc gây hư hại đến các công trình giao thông đường bộ. a. Bảo vệ mặt lề, mái đường: - Nghiêm cấm việc đào lấy đất trong phạm vi HLBVĐB - Nghiêm cấm trồng cây vào lề đường, mái đường, trồng cây lưu niên phải đắp ụ trông cách chân mái đường theo quy định. - Nghiêm cấm việc đào, xẻ rãnh ngang qua mặt đường, lề đường, mái đường. Trường hợp cần thiết đào xẻ phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. b. Bảo vệ hệ thống thoát nước thiết bị an toàn công trình giao thông trên tuyến đường gồm: - Hệ thống thoát nước của nền, mặt đường - Các cầu cống, công trình ngầm, đường vòng, đường tránh, đường tràn, bến, ở nơi cắt dân và triền đà sửa chữa phương tiện vượt sông. - Phà, phao, ca nô lai dắt các thiết bị khác. - Kè, tường chắn. - Hệ thống cọc tiêu, biển báo, cột cây số, tín hiệu đèn chiếu sáng điều khiển giao thông, các giải phân chia đường… - Các công trình phụ trợ cho cầu đường, bến phà, cầu phao v. v… Nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân tự ý làm biến đổi vị trí, lấy cắp làm mất tác dụng bảo vệ an toàn giao thông. Trường hợp đặc biệt cần phải thay đổi thì phải lập phương án giải quyết cụ thể và xin giấy phép của cấp quản lý giao thông có thẩm quyền . 2. Nghiêm cấm dùng mặt đường, lề đường làm nới: - Trục lúa, phơi rơm rạ, thóc lúa và các thứ khác - Bốc rỡ, để hàng hoá hay vật liệu xây dựng và các vật liệu khác - Rửa xe, sửa chữa xe, để xe hỏng, xe chết - Họp chợ, hoặc tập trung đông người làm cản trở giao thông. - Xây dựng các công trình phù điêu, tượng đại, tường kẻ vẽ khẩu hiệu làm cản trở giao thông. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 7. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài khi hoạt động trên hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Nam Định phải có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh quy định này. 1. Tổ chức, cá nhân nào có thành tích trong việc sau được khen thưởng theo các quy định chung của Nhà nước: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường bộ. - Có đóng góp công sức, của cải vào việc bảo vệ công trình giao thông đường bộ. - Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm, phá hoại công trình giao thông. 2. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm các quy định về bảo vệ công trình giao thông đường bộ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xẩy ra mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo Nghị định 39/NĐCP ngày 13/7/2001 và Nghị định 15/2003/NĐCP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 3. Mọi quy định về hành lang bảo vệ đường bộ, chỉ giới giải toả trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ. TM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH CHỦ TỊCH TRẦN TRUNG AM . và đường bộ, cụ thể là: - Trường hợp hành lang bảo vệ chung lớn hơn 5 m thì ưu tiên tính đủ hành lang bảo vệ đường sắt, bề rộng còn lại là hành lang bảo. lang bảo vệ đường bộ nhưng không được chồng lấn lên nền đường bộ. - Trường hợp hành lang chung nhỏ hơn 5m thì ranh giưới hành lang bảo vệ đường bộ là điểm

Ngày đăng: 16/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w