Nhữngtínhcách "khó ưa" tạicôngsở
Nịnh bợ:
Thông thường đối tượng để những người thích nịnh bợ hướng đến là Sếp
của họ, sợ rằng khả năng làm việc vốn "hạn chế" của mình sẽ làm cho
Sếp không hài lòng, cách duy nhất để Sếp chú ý và nâng đỡ là sử dụng
chiêu nịnh nọt. Sử dụng những lời có cánh hay thường xuyên tặng cho
Sếp những món đồ mà Sếp thích là nhữngcách nịnh bợ phổ biến nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng thành công khi sử dụng cách "đi lên" này,
đối với những Sếp thích nghe người khác khen hay luôn muốn nhân viên
ca ngợi mình thì có lẽ sự dụng chiêu nịnh bợ là cách tương đối hợp lý
nhưng riêng với những Sếp không thích nghe những lời phô trương hoa
mỹ mà nhân viên dành cho mình mà chỉ muốn thấy thành tích làm việc của
nhân viên thì hãy cẩn thận khi dùng "chiêu" này, không khéo họ sẽ tự biến
mình thành những thành phần cá biệt trong mắt Sếp. Và một điều ta
thường thấy thành phần thăng tiến dự trên năng lực bản thân và thành
phần đi lên nhờ vào "miệng lưỡi" sẽ là 2 phe đối đầu không ưa gì nhau.
Nói xấu sau lưng:
Vừa đến công ty, qua lớp cửa kính, bạn thấy mọi người đang nói chuyển
rôm rả như đang thảo luận vấn đề gì đó rất sôi nổi, tuy nhiên khi bạn mở
cửa bước vào thì bầu không khí bỗng dưng im lặng. Đó là lúc bạn biết
mình trở thành nạn nhân của bệnh nói xấu sau lưng. Đôi lúc bạn vô tình
trở thành nạn nhân nhưng đôi khi bạn là mục tiêu của một kẻ "rỗi hơi" nào
đó chuyên thêu dệt những chuyện không có để nói xấu đồng nghiệp. Để
loại bỏ mình trong danh sách "mục tiêu" cũng như hạ "uy tín" những nguồn
tin không đúng, đối với công việc bạn nên làm việc nghiêm túc, công khai,
minh bạch rõ ràng. Đối với đồng nghiệp luôn hòa đồng vui vẻ giúp đỡ mọi
người cùng nhau hoàn thành tốt công việc. Về những vấn đề cá nhân nằm
ngoài công việc, khi muốn tâm sự, bạn nên biết "chọn mặt gửi vàng", đừng
để đó là chủ đề cho những kẻ chuyên nói xấu đem ra mổ xẻ để hạ uy tín
của bạn.
Ganh ghét, đố kỵ:
Bạn là một người có vẻ bề ngoài ưa nhìn, nói chuyện khéo léo rất được
lòng người và điều quan trọng là bạn vừa mang về cho công ty một hợp
đồng khá "béo bở". Bạn được Sếp khen ngợi hết lời từ phòng ban này đến
phòng ban khác. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như Sếp không liên tục so
sánh giữa bạn và các nhân viên khác: nào là bạn làm việc tốt hơn chị A,
anh B chị C phải học hỏi cách làm việc của bạn Điều này vô tình khiến
bạn thành cái gai trong mắt người khác, từ ngày được Sếp khen ngợi và
cân nhắc lên vị trí cao hơn cũng là lúc bạn nhận được những thái độ lạnh
lùng, thờ ơ của người khác. Không phải vì bạn "dựa hơi" Sếp mà phách lối
không coi ai ra gì mà chính là sự "ganh ăn tức ở" của một số người xấu
tính. Một chút ganh tỵ trong công việc để cùng nhau cạnh tranh, cố gắng
để hoàn thành tốt công việc là một điều tốt. Tuy nhiên, nhiều người bị lòng
ganh ghét đố kỵ che mờ mắt của mình, họ sẵn sàng dùng bất cứ thủ đoạn
nào để "hạ bệ" cái gai trước mắt mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao.
Ma cũ bắt nạt ma mới:
Tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới hầu như phổ biến ở các công ty, chỉ khác
nhau về mức độ nhiều hay ít mà thôi. Có những trường hợp "ma mới"
thích gây sự chú ý: khoe khoang về bản thân, chê bai người khác, kiêu
căng vì vậy họ bị những "ma cũ" đồng lòng bắt nạt để cho một bài học.
Nhưng vẫn có một sốcông ty, việc ma cũ bắt nạt ma mới đã trở thành
"truyền thống lâu năm", khi Sếp vừa thông báo rằng tuần sau sẽ có nhân
viên mới thì họ vui mừng ra mặt, không phải vì họ sắp có thêm đồng
nghiệp mà họ vui vì tuần sau sẽ có người lấy nước, gọi cơm, photo tài liệu
và làm việc vặt giúp mình. Để hạn chế những việc "không đâu" mà ma cũ
mang đến, bạn nên làm những việc thuộc trách nhiệm của mình và chỉ
nhận lời giúp người khác khi có thời gian. Nếu bạn không muốn làm hay
cảm thấy không thể làm được hãy thẳng thắng từ chối với lý do thích
đáng. Không nên vì sợ mất lòng mà nhẫn nhịn chịu đựng làm ảnh hưởng
đến tiến độ công việc của mình. Nếu những chuyện nho nhỏ có thể bỏ qua
được, bạn có thể bỏ qua để giữ hòa khí, tuy nhiên nếu có những việc vượt
quá giới hạn chịu đựng, hãy nhờ đến sự can thiệp của Sếp để bảo vệ
quyền lợi cho mình.
. Những tính cách "khó ưa" tại công sở
Nịnh bợ:
Thông thường đối tượng để những người thích nịnh bợ hướng đến. Sếp thích là những cách nịnh bợ phổ biến nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng thành công khi sử dụng cách "đi lên" này,
đối với những Sếp thích