DAO TAO CHUYEN NGANH KE TOAN: DOI MOI DE THICH UNG
29th Huỳnh Thị Trang* Nhận: — 18/04/2022
Biên tập: _ 19/04/2022 Duyệt đăng:28/04/2022
Tóm tắt
Trong bối cảnh hiện nay, vẫn đề đào tạo sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng, đạp ứng
nhu cầu cưa thị trường lao động được đặt ra hết sức cắp thiết Làm thé nào để cung ứng nguôn nhân lực kế toán
vững chuyên môn nghiệp vụ, làm chủ công nghệ, giỏi kỹ năng nghè và không bị chê ngoại ngữ? Có lẽ đây là câu
hỏi của rắt nhiều cơ sở đào tạo, khi thực hiện đỗi mới để phù hợp Bài viết sẽ trình bày nội dung gồm 03 phân:
thực trạng đào tạo chuyên ngành kế toán trong các trường đại học; thực tế và xu thé phát triển công tác ké toán
tại doanh nghiệp (DN) Từ đó, tác giả đưa ra một sô ý kiến đôi mới trong đào tạo chuyên ngành ké toán đề đáp
ứng thời đại mới
Từ khóa: đào tạo kế toán, nhân lực ké toán, đỗi mới giáo dục, thực trạng đào tạo, CMCN 4.0
Abstract
In the current context, the issue of training students in general and students majoring in accounting in particular to meet the needs of the labor market is extremely urgent How to supply accounting human resources with profes- sional expertise, mastery of technology, good job skills and no criticism of foreign languages? Perhaps this is the question of many training institutions when implementing innovation to match! The article will present the content in 03 parts: The reality of training in Accounting majors in universities; reality and development trend of accounting work in enterprises; Since then, the author gives some innovative ideas in accounting training to meet the new era Keywords: accounting education, accounting human resources, educational innovation, training status, Industry 4.0
JEL: A10, A29, A30, M20, M48
1 Thực trạng đào tạo chuyên ngành kê toán
Những năm gần đây, đào tạo
nhận lực kế toán Việt Nam có những bước thay đôi đáng kẻ Sự tham gia
của Bộ Tài chính trong việc chủ trì tổ chức thực hiện đào tạo kế toán
viên hành nghề, các tổ chức nghề
nghiệp ACCA, CPA Úc góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng
nhân lực kế toán Việt Nam Tuy
nhiên, phần lớn sinh viên kế toán ra
trường vẫn còn nhiều yếu kém
Theo thống kê, số lượng các cơ
sở đào tạo cấp bằng kế toán gồm cả
đại học và cao đẳng là khoảng 349
trường, World Bank Group, (2019)
Cả nước mỗi năm có hàng chục
nghìn sinh viên được đào tạo ngành
kế toán tốt nghiệp nhưng chưa thẻ
đáp ứng ngay yêu cầu của nhà
tuyển dụng Trong khi đó, khảo sát
sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở
đào tạo, các trường đại học đào tạo
ngành nghề kế toán, kiểm toán lớn
và uy tín của Việt Nam cho thấy có tới 2/3 ý kiến cho rằng chưa thê
nắm bắt được công việc ngay khi
được giao mà phải hướng dẫn và
đào tạo lại Kết quả này cho thây còn nhiều tồn tại trong quá trình
đào tạo Chuyên ngành Kế toán, cụ
thể ở 5 vấn đề sau:
Thứ nhất, nội dung các học
phân liên quan ngành kế toán trùng lặp và chưa phù hợp
Mặc dù có nhiều chuyển biến
tích cực trong thời gian qua nhưng nội dung giảng dạy vẫn thiêng về lý thuyết hàn lâm mang nặng tính
học thuật, chưa gắn với thực tiễn,
làm cho người học học quá nhiều
nhưng lại thiếu thực tế Nguyên lý kế toán là học phần cơ sở ngành,
nội dung vừa thừa lại vừa thiếu
Thừa ở nội dung về Kế toán các
quá trình kinh doanh, lập Bảng cân
đôi tài khoản, Bảng cân đổi kế toán
vì phần này được lặp lại ở học phần
Kế toán tài chính Ngược lại, các
kiến thức về Chuẩn mực kế toán,
Luật kế toán lại thiếu Kiến thức
này ở một số trường không tổ chức học phần riêng, không được giảng day kỹ lưỡng mà chỉ được giảng viên giới thiệu sơ qua khi có nội dung liên quan
Vì vậy, sinh viên thiếu hiểu biết về hệ thống văn bản pháp luật kế
*Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Trang 2toán Các học phần quan trọng liên quan kiến thức chuyên ngành gồm: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài
chính, Kế toán thương mại dịch vụ,
Kế toán xây dựng, Kế tốn cơng ty nội dung bài giảng chủ yếu được biên soạn, giảng dạy và ứng
dụng bài tập về định khoản nghiệp vụ, ít dạng bài tập xử lý tình huống
Các chứng từ, thủ tục liên quan mà kế toán viên phải làm trong mỗi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hầu như
không được giảng dạy và hướng dẫn kỹ lưỡng khi học các học phần Kế
toán tài chính Phần này được học ở
học phần riêng có tên gọi là: Hệ
thống thông tin kế toán/Kế toán thực
hành/Tổ chức cơng tác kế tốn
Hơn nữa, việc thực hành thao tác
định khoản lên phần mềm kế toán
được học ở học phần Kế toán
máy/Phần mềm kế toán, khi sinh viên qua kỳ 2 năm thứ 3 hoặc kỳ 1
năm thứ tư, khi đã hoàn tất các học
phần về kế toán ngành Đây là khoảng cách thời gian quá lâu để có
thể ứng dụng những gì đã học ở các
hoc phan trước Việc tách rời nội dung giữa lí thuyết và thực hành này
làm cho người học khó có thể kết ói nội dung các học phần với nhau Thiết nghĩ, cần có sự thay đổi đáng
kể trong chương trình đảo tạo để khắc phục tính riêng biệt, tạo kết nói
phù hợp giữa các học phần, sao cho
học đến đâu hành đến đó Ứng với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần
hướng dẫn kỹ các công việc liên
quan: thủ tục, bộ chứng từ và nhập
liệu vào phần mềm kế toán Sinh
viên cần tiếp xúc phần mềm kế toán ngay học phân đầu tiên về kế toán
tai chính
Thứ hai, một bộ phận giảng viên giảng dạy các học phần kế toán theo phương pháp truyền
thống, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm kế toán thực tế
Giảng viên tại các trường đại
học, cao đăng đều được đào tạo bài bản ơ trình độ đại học và trên đại học trong nước, nước ngoài hoặc
theo chương trình của các hiệp hội
nghề nghiệp quốc tế nhưng một bộ
phận không nhỏ các giảng viên,
người truyền đạt kiến thức vẫn bộc
lộ sự đơn điệu và khô cứng trong
giảng dạy Việc sử dụng phương
pháp giảng dạy nặng về độc thoại,
công thức “thầy giảng, trò nghe và
làm bài tập” đã làm giảm tính độc lập và tăng tính thụ động của người học, làm giảm khả năng thích ứng của người học trong bối cảnh nền
kinh tế thị trường có nhiều biến
động như hiện nay Mỗi một nghiệp
vụ kinh tế phát sinh thì không chỉ
có khâu định khoản mà còn liên quan đến rất nhiều kiến thức liên
quan như luật DN, luật thuế, qui
định tài chính và cả kỹ năng
nghề nghiệp Những điều này thì
cần phải có kinh nghiệm thực tế mới có thể tự tin hướng dẫn và
truyền đạt cho sinh viên
Thứ ba, thiếu giao lưu học
thuật và kết nỗi nghề nghiệp giữa
DN va sinh vién ké todn
Sự phối hợp giữa trường học với
các DN, với các trường đại học khác
trong nước và quốc tế thông qua các buôi giao lưu học thuật, hội thảo liên quan chuyên ngành là rất ít, môi trường học tập còn giản đơn theo
kiểu phô thông Vì vậy, kết quả đào
tạo nhân lực kế toán Việt Nam chưa
đáp ứng được nội bộ cũng như hội
nhập là tất yếu! Hiện nay, sinh viên
được tiếp cận thực tế chủ yếu thông
qua thời gian thực tập nhưng phía DN lại không nhiệt tinh trong van dé
này Chính vì vậy, sinh viên gặp
EA 2p chi Ke ton & Kien toán số thang 4/2022
nhiều khó khăn khi tới làm việc với
DN, đa phần phải thực tập tại các công ty qui mô nhỏ thông qua các
cơ sở kế toán dịch vụ
Ở Mỹ và châu Âu, nhiều trường
đại học cũng chú trọng đến mối liên
hệ giữa nghề nghiệp và chương trình đào tạo bằng cách mời chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình các tình huống cụ thẻ mà công ty gặp phải đẻ sinh viên thảo luận, nâng cao kiến
thức thực tế cho sinh viên bằng việc
bồ sung tình huống, kỹ năng mềm
và vấn đề đạo đức nghề nghiệp,
Stoner va Milner, (2010)
Thứ tư, cơ sở vật chất của hầu
hết các cơ sở đào tạo kế toán còn nghèo nàn, không đáp ứng điều kiện nghiên cứu, giảng dạy và học tập
Ở một số cơ sở đào tạo đã trang
bị hệ thống máy tính đầy đủ, hiện
đại nhưng thiếu kết nối mạng đủ mạnh để thực hành các phần mềm
kế toán online Hình thức truyền tải
nội dung giảng dạy đến sinh viên, cụ thé giảng dạy qua video hay clip có
sẵn cũng bị cản trờ Bên cạnh đó, hệ
thống các giáo trình, tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu dù được cải tiến
nhưng được trình bày dưới đạng học
thuật, chưa đảm bảo tính thực tế và
ứng dụng cho công việc sau này của
sinh viên Đồng thời, việc cập nhật
vẫn chưa theo kịp yêu cầu hội nhập
quốc tế, chưa phù hợp với hệ thông chuẩn mực, thông lệ quốc tế
Thứ năm, sinh viên kế toán
thiếu kỹ năng mềm và trình độ
ngoại ngữ yếu
Theo khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search cho thấy, nhu
cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả
năng làm việc nhóm, khả năng giao
Trang 3trọng Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động đã qua đào tạo của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn,
chăm chỉ nhưng lại thiếu và yếu
kỹ năng mềm như làm việc theo
nhóm, tư duy phản biện, tính tuân
thủ công nghệ, tính tuân thủ kỷ luật và ngoại ngữ Trong xu thế hội
nhập, ngành kế toán trong khu vực
như Singapore, Thailand, Malaysia,
Philippines đã phát triển từ rất sớm
với số lượng và trình độ ngoại ngữ tốt rât có thê sẽ di chuyển sang nước ta làm việc và cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán trong nước,
ngay trên sân nhà Vấn đề đặt ra là, người Việt Nam có đủ điều kiện, đủ năng lực để hành nghề ở nước ngồi
hay khơng? Đó cũng chính là thách
thức đối với hoạt động đảo tạo nói
chung và đào tạo ngành kế toán nói riêng ở Việt Nam
2 Thực tê và xu thê phát triển công
tác kê toán tại DN
Hiện nay, kế toán dành khoảng 66% thời gian để xử lý chứng từ,
nhập liệu các nghiệp vụ mang tính
lặp đi lặp lại Mỗi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, xác định định khoản
đề nhập liệu đúng là rất quan trọng
nhưng đó chỉ là một phân cơng việc
của kế tốn tại DN Bên cạnh đó,
công việc kế toán còn gồm các thủ
tục giấy tờ, chứng từ đảm bảo tính
hợp lý và hợp lệ, kỹ năng ứng dụng
thiết bị công nghệ smartphone,
phần mềm kế toán, phần mềm kê
khai thuế, phần mềm hóa đơn điện
tử và kỹ năng giao tiếp Một kế
toán viên tại DN không đơn thuần
là thực hiện các công việc của
người kế toán, mà còn phải tuân thủ
theo đúng các luật thuế và luật
chuyên ngành khác Đây là một
trong những điểm yếu của những
sinh viên mới ra trường, chưa nắm
chắc kiến thức, chưa có kỹ năng xử lý và kinh nghiệm Thêm vào đó, những quy định này lại thay đổi thường xuyên khiến sinh viên không kịp cập nhật, dẫn đến làm không đúng và không đủ Những thành tựu của CMCN 4.0 giúp cho cơng việc kế tốn trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời và
trở thành công cụ không thể thiếu
trong quản lý DN Công việc kế
tốn khơng cịn tiền hành một cách
thủ công như trước đây mà đã dần được số hóa Việc kê khai thuế, nộp
thuế, bảo hiểm xã hội, giao dịch
ngân hàng đều thực hiện trực tuyến Theo Nghị định 123/2020/NĐ- CP và được hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC, lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đôi với DN trên cả nước là 01/07/2022; tức là
việc xuất hóa đơn cho khách hàng
không còn sử dụng bằng hóa đơn giấy mà thay vào đó là file điện tử được kết xuất từ phân mềm hóa đơn điện tử đã thực hiện ký số Tương lai
không xa, các công việc của kế toán
từ thu thập, nhập liệu chứng từ, tổng
hợp lên báo cáo và cung cấp thông
tin sẽ được thực hiên bằng công
nghệ trí tuệ nhân tạo AI, robot tự động Tuy nhiên, công nghệ chỉ là
công cụ hỗ trợ cơng việc cho kế tốn, hoạt động theo lập trình vốn
có, chúng khó có thể đưa ra những
nhận định, lời tư vấn trong từng
trường hợp phát sinh đặc biệt với
những tình huống mang tính mới
mẻ chưa từng xảy ra Vậy nên kế
toán là không thể thiếu trong DN!
Nếu CMCN 4.0 hỗ trợ cho cơng việc kế tốn bởi công nghệ robot tự
động thì hội nhập mang lại cơ hội
Nghiên cứu trao đồi
làm việc toàn cầu, mở rộng phạm vi
việc làm cho nghề kế toán Sự mở
cửa trong chính sách kinh tế của
Viét Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi
để thu hút sự xuất hiện của các công
ty đa quốc gia tại Việt Nam Vì vậy mà những người làm kế toán có
thêm cơ hội để được làm việc trong
những môi trường chuyên nghiệp hơn và có tính quốc tế hóa cao hơn
Kế toán viên tại Việt Nam, có thể
thực hiện các phần hành công việc
kế toán ở bắt cứ đất nước nào trên toàn thế giới Điều này sẽ làm cho
cơng việc kê tốn bớt đi sự nhàm
chán và trờ nên hấp dẫn hơn Kế toán có thể làm cho nhiều công ty,
trong nước lẫn nước ngoài, thu nhập
từ đó có thể tăng lên Vì thế, dân kế
không cần sợ bị robot thay thế mà
phải suy nghĩ và hành động để nắm
bắt cơ hội này Các trường đào tạo
kế tốn phải hồn thiện cơ sở vật
chất để đưa các ứng dụng công nghệ
mới vào giảng dạy, nhằm giúp sinh
viên kịp nắm bắt và làm chủ công
nghệ mới
3 Một sô ý kiên đổi mới trong đào tạo chuyên ngành kê toán
Một là, đỗi mới chương trình đào tạo Déi voi cdc hoc phan tien quan ngành ~ Tránh trùng lặp nội dung pitta học phần Nguyên lý kế toán và toán tài chính 1,2,3 Nguyên lý kế toán chỉ nên gồm những nội dung
mang tính giới thiệu tông quan,
đối tượng nghiên cứu và các
Trang 4thong tu, chuan myc ké toan Viét
Nam) và đạo đức nghề nghiệp - Không đưa vào nội dung Kế toán các quá trình và lập bảng cân
đối tài khoản, bảng cân đối kế toán vì sẽ bị trùng lặp ở các học phần kế toán tài chính Về các học phần kế
toán tài chính, hiện nay các chương
học được kết cấu theo từng đối
tượng kế toán để đễ dàng khi tiếp
cận định khoản nhưng lại làm cho nội dung cồng kénh
Vì vậy, nên biên tập lại các chương học theo loại nghiệp vụ như
kế toán mua vào (mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ), kế toán ban ra (bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) sẽ dễ dàng khi đi vào giải thích bộ chứng từ và thủ tục Ví dụ: bộ chứng từ mua hàng trong nước nhập kho và trả bằng tiền mặt gồm: Hợp đồng mua bán, Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, Phiếu chỉ, ~ Với mỗi loại nghiệp vụ, sau khi tìm hiểu về bộ chứng từ và định
khoản, giảng viên dạy cách nhập liệu vào phần mềm kế toán Phần
bài tập cần được biên soạn thêm yêu
cầu về thủ tục, chứng từ, nhập liệu
vào phần mềm, bỏ sung tình huống
thực tế Bài tập các chương học cần
có sự kết nói, liền mạch, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh của cùng một
đơn vị thực tế Trước khi vào học
buôi đầu tiên học phần kế toán tài chính, giảng viên hướng dẫn sinh
viên tìm hiều và cài đặt phần mềm kế toán đề vận dụng làm bài thực
hành Học tới đâu thực hành tới đó
Như vậy, Kế toán tài chính là học
phần 3 trong 1 Mỗi nội dung sinh
viên sẽ tiếp cận từ thủ tục chứng từ,
định khoản và nhập liệu lên số sách
báo cáo trên phần mềm Bên cạnh
đó, trình tự các bước công việc kế
toán phần hành và các tình huống
giả định xảy ra cũng cần được giảng
viên thảo luận trên lớp Thực hiện
được đôi mới này thì sinh viên sẽ có kinh nghiệm ngay khi còn trên ghế
nhà trường và DN không phải mắt
thời gian đào tạo lại
Đối với các học phân ngoại ngữ
Giảm bớt số đơn vị học trình của
tiếng Anh cơ bản và bổ sung tiếng
Anh giao tiếp Cần tăng cường kỹ
năng nghe và nói cho sinh viên làm
sao để sinh viên có thé ty tin giao
tiếp ngôn ngữ quốc tế Đối với học phan tiéng Anh chuyên ngành, cần
biên soạn nội dung học phân sát với
ngành kế toán, giảng viên giảng dạy phải có trình độ chun mơn nghiệp
vụ kế tốn nhất định chứ không thể
dạy tiếng Anh kinh tế chung chung
Hai là, đổi mới phương pháp
giảng dạy và bổ sung thực tế nghề cho giảng viên giảng dạy kế toán
Về phương pháp giảng dạy Thay thế phương pháp giảng dạy truyền thong “ thay giảng - trò chép”, bằng phương pháp giảng
đạy tích cực, lấy người học làm
trung tâm, giảng viên chỉ hướng
dẫn gợi mờ Lớp học chia thành các
nhóm học tập (tùy theo quy mô lớp
và năng lực người học để chia
nhóm) Với việc chia nhóm, SV có
điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, bài học
trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau
chứ không chỉ thụ động tiếp thu từ giáo viên
Bên cạnh đó, giảng viên cần tìm
hỗ trợ từ sinh viên khá giỏi, giao nhiệm vụ đề chính các sinh viên này
sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm
vụ giải thích và hướng dẫn các bạn cùng nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ
của giờ học Việc này sẽ giúp các
em thoải mái trao đôi, không sợ sai,
đồng thời có cơ hội để thảo luận,
Tap chi Ke toan &Kiém todn số tháng 4/2092
tăng kỹ năng phối hợp và làm việc
nhóm Theo đó, việc động viên
khuyến khích và tạo động lực để
sinh viên thi đua cũng như hợp tác
nhóm hiệu quả là rất cần thiết Ngồi ra, kế tốn là lĩnh vực thường
xuyên phải cập nhật thay đổi nghị
định, thông tư mới
Vì vậy, giảng viên cần tạo cho
sinh viên khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời, tức phải chuyển đổi cách học từ “nhớ” sang học đề “hiểu” và học để “vận dụng” Phương pháp
giảng dạy gợi mở, đặt câu hỏi cho
người học suy nghĩ về những thay
đổi trong các thông tư, nghị định
mới có ảnh hưởng thé nao đến cơng
tác kế tốn, đến lợi ích DN Như
vậy, việc luôn đặt người học ở vị trí
kế toán sẽ làm tăng tính chủ động
trong xử lí công việc và tạo gắn kết nghề nghiệp hơn
Để truyền đạt kiến thức nghề lôi
cuốn và thuyết phục thì giảng viên cần thiết phải tham gia vào môi Ai nen nano | tế Giảng viên kế tốn khơng chỉ là người nắm vững lý thuyết mà còn là người làm
giỏi kế toán thực tế Vì vậy, khuyến khích giảng viên đi thực tế, tìm hiểu cơng tác ké tốn tai DN ciing nhu những vướng mắc, khó khăn của họ
để có những bỗ sung, điều chỉnh phù hợp trong công tác giảng day Mỗi giảng viên sau chuyến thực tế sẽ có buổi báo cáo chuyên đề trong
buổi sinh hoạt bộ môn nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế Để tạo động lực cho giảng viên đi
nghiên cứu thực tế, nhà trường cần có chế độ hỗ trợ như tính giờ nghiên
cứu khoa học, hỗ trợ phí xăng xe
Ngoài ra, giảng viên cần mở rộn đối
thoại, hợp tác với DN trong các hoạt
Trang 5để có cơ hội tiếp cận điều kiện san
xuất, kinh doanh thực tế, nắm bắt
được những thay đổi của thị trường
Ba là, đỗi mới về đầu tư cơ sở vật chất
Xu hướng phát triển mới của
lĩnh vực kế toán là hướng đến sử
dụng công nghệ ngày càng thông
minh va tinh vi hon (nhu phần mềm
thông minh có điện toán đám mây,
big data, .) để thay thế cho cách xử
lý truyền thông DN đã và đang thực hiện các nghiệp vụ online là pho
biến Vậy nên, ngoài việc trang bị hệ
thống máy tính và mạng wifi đủ mạnh thì việc cài đặt hệ thống kế toán số thực hiện bằng robot tự động
trong xử lí hóa đơn và xuất báo cáo là khơng thể trì hỗn Ngoài ra, cơ
sở vật chất khác gồm: hệ thông thư
viện offline và online, khu thể thao
giải trí cũng cần được đầu tư phục
vụ phát triển toàn diện kỹ năng cho
sinh viên
Bốn là, đổi mới về vai trò của DN trong hoạt động đào tạo
Kết nối, giao lưu giữa trường và
DN là rất cần thiết Hoạt động này thông qua các hình thức như mời
các chuyên gia đầu ngành, các DN
để trao đôi kinh nghiệm thực tế; tổ
chức các sự kiện, hội thảo chuyên
ngành; tổ chức các cuộc thi học
thuật, nghiên cứu giúp sinh viên
trau dồi kiến thức, khai thác tiềm
năng và phát triển các kỹ năng
nghề nghiệp Các chủ đề rất quan
trọng với sinh viên trước khi tốt nghiệp cần được tô chức như: thủ
tục và những vướng mắc gặp phải
khi xuất nhập khâu hàng hóa, bảo hiểm cho người lao động, báo cáo
thuế định kỳ Và những công
nghệ mới ứng dụng trong kế toán như ứng dụng robot tự động trong
xử lý hóa đơn và xuất báo cáo hoặc
những nội dung mới mẻ, đối với DN cũng cần được cập nhật để sinh viên kịp thời nắm bắt xu hướng và
làm chủ công nghệ tương lai Bên
cạnh đó, việc thiết lập môi quan hệ
giữa trường với các DN trong và ngoài nước còn nhằm phối hợp đào tạo và chuyền giao công nghệ, hợp tác cung ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu cho DN
Năm là, đổi mới phương pháp giảng dạy kỹ năng mêm cho sinh viên kế toán
Các DN sẽ ưu tiên chọn lựa
những ứng viên vừa có kỹ năng chuyên môn vừa có những kỹ năng
mềm và hiểu biết về xã hội Vì vậy, kỹ năng mềm góp phần quan trọng
trong con đường thành công Kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm là những nội dung đã và đang giảng dạy trong chương trình đào tạo ngành kế toán nhưng còn
thiêng về lí thuyết, sinh viên chưa có
nhiều cơ hội thực hành để hình
thành kỹ năng cho bản thân Vậy
nên, cần tăng cường thời gian cho
sinh viên thực hành các kỹ năng,
một số nội dung lí thuyết có thể tự
nghiên cứu Thường xuyên tô chức
các hoạt động nhóm, hội thi kỹ năng
mêm, workshop kêt hợp bởi các chuyên gia thông qua các hoạt động
mô phỏng những tình huống trong
thực tế để thu hút sự chú ý và sự
tham gia nhiệt tình từ các bạn sinh
viên góp phần nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng cho sinh viên
4 Kết luận
Qua bối cảnh thực trạng đào tạo
ngành kế toán, thực tế và xu thê phát
triển công tác kế tốn tại DN thì đơi
mới đào tạo để đáp ứng được yêu
cầu của xã hội trong bồi cảnh mới là
cấp thiết Việc thực hiện cần đồng
bộ nhiều giải pháp gồm đổi mới
chương trình đào tạo có tính ứng
dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy, bổ sung thực tế nghề cho đội ngũ giảng viên, đổi mới về đầu tư
cơ sở vật chất phục vụ dạy học, đổi
mới về vai trò của DN trong hoạt
động đào tạo và đổi mới phương
pháp giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên kế toán
Đổi mới đúng hướng chính là
điều kiện sống còn và trách nhiệm
của các cơ sở đào tạo đối với xã
hội trong việc cung cấp nguồn
nhân lực kế toán có chất lượng
cao, đáp ứng được yêu cầu trong thời đại Công nghiệp 4.0 và hội
nhập kinh tế toàn cầu
Tài liệu tham khảo
1 Trần Thị Ngọc Thúy, (2022), “Giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành
Kế toán - Kiểm toán tại Việt Nam”, Khoa
Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp
2 Lê Thị Kim Triệu, (2022), “Ngành
kế toán trong bối cảnh Cách mạng Công
nghiệp 4.0", Trường Đại học Đông Tháp 3 Lương Thị Thủy, (2021), “Nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần thực hành
trong đào tạo cử nhân ngành kế toán”, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc
4 Kiều Thị Tuần, (2021), “Hành trang của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán
trong thời kỳ hội nhập", Học viện Ngân hàng
5 Theo vietnamworks.com/hrinsider /xu-huong-phat-trien-cua-linh-vuc-ke-toan- va-co-hoi-nghe-nghiep-tai-viet-nam.html,
6 Xu hướng phát triển của lĩnh vực kế toán và cơ hội nghề nghiệp tại Việt
Nam, (2021)