1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Mưa acid_K16M pptx

67 346 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 6,76 MB

Nội dung

 Ô nhiễm không khí đã và đang trở thành vấn đề cấp bách đòi hỏi phải quan tâm giải quyết không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển, mà còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta đều biết, nước mưa khi rơi xuống sẽ quét phần không khí mà nó đi qua do đó nước mưa không chỉ chứa đựng các chất hoá học có trong mây mà còn kéo theo các chất ô nhiễm có sẵn trong không khí. Do vậy biến đổi hoá học nước mưa theo không gian và thời gian giúp chúng ta mô tả về khí hậu không những cho một vùng mà cho cả một lãnh thổ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu: phát thải các chất ô nhiễm vào không khí, các chất đó được trộn lẫn được khuếch tán tại chỗ hay di chuyển, hay biến đổi hoá học như thế nào đó trong không khí, và cuối cùng chúng ở trạng thái nào đó trong nước mưa. Như vậy, toàn bộ quá trình từ phát thải đến rơi xuống mặt đất chúng ta không thể kiểm soát hết được, nếu có thể kiểm soát được chúng ta sẽ có những bức tranh tương đối toàn diện về ô nhiễm không khí mà trong đó hoá học nước mưa đóng góp một phần quan trọng. Một trong những hậu quả nghiệm trong của ô nhiễm không khí là mưa acid. Mưa acid đã gây tác hại nặng nề cho môi trường, hệ sinh thái và con người. Chúng ta phải phải đặt biệt chú ý đến mưa acid bởi vì nó dễ dàng vượt khỏi rào chắn thiên nhiên. Vì các chất acid và tiền thân của nó như khí dễ dàng di chuyển đến nhưng nơi khác, thường là di chuyển xa nơi thải ra nó, và các chất hóa học này không dừng lại ở bất kỳ các quốc gia nào, nên các quốc gia, khu vực đang phát triển và kém phát triển hơn thường chịu ảnh hưởng của mưa acid nặng hơn những quốc gia, khu vực phát triển. Vậy mưa acid là gì?   1.1  Mưa acid là cái tên thông thường dùng để chỉ sự lắng đọng khô hay lắng đọng ướt của các hợp chất có tính acid từ trong khí quyển lên trên bất cứ thứ gì trên mặt đất: đất, nước mặt, cây cối, con người, súc vật và những tòa nhà… Độ acid được đo bằng thang pH (thang logarith), trong đó pH = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường pH = 5,6 (pH= 5,6 là mức pH của nước bão hoà khí CO 2 ) được coi là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Hình 1. Mưa acid 1.2  1.2.1  !"#$%&&' ("#)"* + 2 Mưa acid đang là vấn đề lo ngại cho khoa học và lãnh vực công cộng. Trước đây việc nghiên cứu mưa acid chưa được chú ý mà chỉ có một số người tìm hiểu hoặc liên quan đối với những tác động tiềm tàng bởi sự hóa chua đối với hệ sinh thái thiên nhiên. Nhưng những sự kiện này thay đổi rất nhanh. Đến đầu thập niên 1970 đã diễn ra hàng loạt các hội nghị ở Sockholm “Hội nghị của liên hợp quốc về vấn đề con người”. Cũng ở hội nghĩ này, chính quyền Thụy Điển đã công bố những kết quả mới nghiên cứu,được tóm tắt với nhan đề “ô nhiễn không khí đã vượt qua biên giới các quốc gia”. Các nghiên cứu khoa học này đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức môi trường phi chính phủ, các công nghiệp và cả chính quyền đã ban hành nhiều điều luật khác nhau để kiểm soát sự ô nhiễm. Do chính những hoạt động này nên vấn đề “mưa acid” được hiểu rõ hơn, bởi chính con người đã làm suy thoát môi trường sống của chính mình. Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XIX, sau đó là ở Bắc Mỹ, Châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới. Vào năm 1967, một cây cầu ở Ohio (Hoa Kỳ) đã bất ngờ đổ sập làm chết hàng chục người. Nguyên nhân của thảm họa này được các nhà khoa học xác định là do “Acid Rain” – mưa acid. Vào năm 1979, một trận mưa như trút nước xuống khu vực Wheeling (West Virginia, Hoa Kỳ) trận mưa đó được ghi vào kỷ lục thế giới, vì một lý do cực kỳ nguy hại đó là trận mưa có nồng độ acid cao nhất trong lịch sử được ghi nhận pH khoảng 1,7. Bạn hãy tưởng tượng nước mưa đó có nồng độ acid tương đương với dung dịch acid dùng để đổ bình acquy cho xe hơi (theo VieleSage, 1982). Một trận mưa acid khác ở New England có độ pH thấp không kém (pH = 2,4) đã làm lớp vỏ sơn của các xe ô tô đỗ ngoài trời mưa bị ăn mòn trực tiếp và tróc ngay tại chỗ. Hằng năm, mưa acid “đốt” của nước Mỹ 5 tỷ USD. Trên toàn thế giới, mức khí thải CO 2 từ than đá năm 2010 chiếm 41%, dầu 34%, phần còn lại là từ khí đốt và sản xuất xi-măng. Ở Mỹ, chỉ tính riêng năm 1977, đất nước này đã thải vào bầu khí quyển 31 triệu tấn oxit sulfur và 22 triệu tấn oxit nitro. 80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nito, 1/3 là do hoạt động của các máy phát năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau. Cho đến 3 nay, nước Mỹ vẫn là quốc gia thải vào bầu khí quyển lượng khí gây ô nhiễm thế giới nhiều nhất thế giới. Tại châu Âu, thực trạng mưa acid diễn ra hết sức nghiêm trọng, gây những hậu quả nặng nề. Mưa acid lần đầu tiên được nhà khoa học Robert Angus Smith ghi nhận tại Anh vào năm 1872 qua việc quan sát các hiện tượng công trình bằng đá và gạch bị “Acid Rain” ăn mòn, các cơn mưa acid hầu hết diễn ra ở vùng Perth (Scotland): độ acid cao gấp 500 lần so với độ acid trong tự nhiên. Ngay tại thủ đô London, mưa acid đang tàn phá nghiêm trọng các công trình nghệ thuật bằng đá từ thế kỉ 18, 19, như nghị viện Anh, Tu viện Westminter và nhà thờ Saint Paul. Ở khu vực Bắc Âu thảm họa mưa acid năm 1959 biến 15.000 hồ thành những hồ chết do nồng độ acid quá cao. Cơn mưa acid đầu tiên được chỉ ra là vào những năm 50 thế kỉ 20 tại Na-Uy, khiến rất nhiều loài cá trong các hồ của Na-Uy bị thoái hóa.Tại Thụy Điển, 4.000 hồ không hề có cá, 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loài cá đang sinh sống, trong khi đó có tới 20.000 hồ khác cũng bị ảnh hưởng bởi mưa acid. Năm 1984, khu rừng Đen nổi tiếng của Đức bị mưa acid tàn phá nghiêm trọng. Tại Đức, hơn một nửa các cánh rừng của miền tây nước này hiện nay đang ở trong những mức độ bị phá hủy khác nhau và giá trị lượng cây gỗ bị hủy hoại bởi mưa acid ước tính đạt 800 triệu đô la hàng năm. Hiện nay việc nghiên cứu, đặc biệt là giám sát mưa acid ở nhiều nước trên thế giới đã trở nên rất bài bản và quy củ. Nhiều nước đã có luật liên quan đến phát thải khí gây mưa axit như nước Mỹ và nhiều nước đang triển khai các mạng lưới nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ tham gia của các chất ô nhiễm không khí đến lưu vực (chất lượng nước) và sinh thái như ở các nước trong Liên minh châu Âu. ,,- !"&% Việt Nam mặc dù công nghiệp và đô thị chưa ở mức cao trên thế giới và khu vực, nhưng lại có tiềm năng mưa acid cao đó là do mức tăng trưởng mạnh về kinh tế và mặt khác nước ta có đường biên giới đất liền và biển rất lớn. Số liệu hoá học nước mưa những 4 năm gần đây cho thấy đã có dấu hiệu của mưa acid ở một số nơi. Tại Việt Nam, tháng 8/1999 Việt Nam chính thức tham gia vào Mạng lưới giám sát lắng đọng acid vùng Đông Á (EANET) và được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ về trang thiết bị hoạt động tại 2 trạm quan trắc ở Láng (Hà Nội) và Hoà Bình. Nhờ 2 trạm quan trắc này, năm 2005 đã đo tại Hà Nội, Hoà Bình và khẳng định, hiện tượng mưa acid đã xuất hiện tại một số nơi tại Việt Nam với độ pH < 5,5. Tại những nơi như Việt Trì, Huế, Tây Ninh có tần suất xuất hiện mưa acid nhiều nhất (khoảng 50%), Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tần suất xuất hiện ít hơn (khoảng 20% - 30%). Mưa acid cũng bị ảnh hưởng theo mùa. Mưa acid tập trung lớn vào đầu mùa mưa vì qua một mùa khô ít mưa, các hoá chất tập trung lơ lửng trên không trung, khi mưa sẽ kéo theo lượng hoá chất này rơi xuống. Không hẳn là những khu công nghiệp hay đô thị lớn thì có tần suất mưa acid lớn hơn, số liệu đo đạc cho thấy, Hà Nội và Hồ Chí Minh tần suất xuất hiện mưa acid thấp hơn các vùng khác. Bởi, lắng đọng acid mang tính lan truyền và phụ thuộc vào những phản ứng hoá học xảy ra trong khí quyển, do vậy không phải khu nào phát thải lên thì khu đó hứng chịu. Tại Việt Nam, mưa acid chỉ được phát hiện ở Lào Cai vào cuối năm 2002. Tỷ lệ số mẫu mưa acid ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương) là lớn nhất (chiếm 27 – 29% số mẫu nước mưa). Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia quan trắc về nước mưa hóa nói chung còn Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tập trung nghiên cứu lắng đọng acid (lắng đọng ướt hay còn gọi là mưa acid và lắng đọng khô). Nhận định về tính chất của mưa acid, ông Dương Hồng Sơn cho rằng: “Mưa acid là do ô nhiễm không khí, mà ô nhiễm không khí thì không có biên giới. Cho nên ô nhiễm xảy ra ở các quốc gia khác nhưng cũng có thể ảnh hưởng sang tận Việt Nam. Trong một đề tài nghiên cứu gần đây, tôi thấy rằng có tới 30-50% lượng lưu huỳnh lắng đọng – chất gây ô nhiễm không khí và tạo mưa acid tại miền Bắc Việt Nam có xuất xứ từ các quốc gia lân cận. Bởi thế, ô nhiễm không khí nói chung và mưa acid nói riêng đều mang tính xuyên quốc gia”. Một kết luận gây bất ngờ của Viện Khoa học Khí tượng và Thủy văn nói rằng, tần suất mưa acid tại các khu công nghiệp hay đô thị lớn chưa chắc đã lớn hơn. Lắng đọng acid mang tính lan truyền và phụ thuộc vào các phản ứng hóa học trong khí quyển nên cả khu đó và khu lân cận đều hứng chịu. 5 ,- Mưa acid là cái tên thông thường dùng để chỉ sự lắng đọng khô hay lắng đọng ướt của các hợp chất có tính acid từ trong khí quyển lên trên bất cứ thứ gì trên mặt đất: đất, nước mặt, cây cối, con người, súc vật và những tòa nhà… Độ acid được đo bằng thang Ph (thang logarith), trong đó Ph = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường Ph = 5,6 (Ph 5,6 là mức Ph của nước bão hoà khí CO 2 ) được coi là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Hình 2. Thang đo Ph ,./012 Cơ chế hình thành mưa acid là cơ chế hình thành những chất hoá học hình thành lên acid, đó là SO 2 , NO x , các chất này từ các nguồn khác nhau được thải vào bầu khí quyển. Trong khí quyển những chất này trải qua nhiều phản ứng hoa học khác nhau, kết hợp với nước tạo thành các hạt acid sulfuric (H 2 SO 4 ), acid nitơric (HNO 3 ). Khi trời mưa, 6 tuyết, các hạt acid này tan trong nước mưa, hoặc lắng đọng trong tuyết làm độ pH giảm, gây mưa acid. Hình 3. Sơ đồ cơ chế hình thành mưa acid Quá trình acid hóa chủ yếu do 3 hợp chất, đó là SO 2 và NO 2 (tác động trực tiếp), và NH 3 (tác động gián tiếp). Quá trình acid hóa nghĩa là sự thêm ion H + vào môi trường. Các hợp chất có thể acid hoá môi trường có khả năng tao trực tiếp một ion hydro, ví dụ: H 2 SO 4 , HNO 3 . Các chất ô nhiễm có tiềm năng acid nếu chúng có thể biến đổi hóa học thuần túy hay sinh hóa thành một hợp chất acid như H 2 SO 4 (SO 2 ), HNO 3 (NO 2 ), HNO 3 (NH 3 ). 7 Hình 4. Cơ chế hình thành mưa acid ,.,3 4+ 56 - • Ở pha khí Ở pha khí có nhiều phản ứng khác nhau để chuyển đổi SO 2 thành acid sulfuric. Một trong những phản ứng đó là phản ứng quang oxy hóa SO 2 bởi tia UV. Tuy nhiên, phản ứng này đóng góp một phần không quan trọng vào việc tạo thành acid sulfuric. Loại phản ứng thứ hai là quá trình oxy hóa SO 2 bởi oxygen trong khí quyển, phản ứng diễn ra như sau: 2SO 2 + O 2 > 2SO 3 (1) SO 3 + H 2 O > H 2 SO 4 (2) Phản ứng số 2 xảy ra với tốc độ nhanh, trong khi phản ứng số 1 xảy ra rất chậm, do đó loại phản ứng số 2 này cũng đóng vai trò không quan trọng trong việc chuyển đổi SO 2 thành acid sulfuric. Một số phản ứng khác cũng đóng vai trò không quan trọng trong việc chuyển đổi SO 2 thành acid sulfuric bao gồm phản ứng oxy hóa bởi sản phẩm của phản ứng alkene - ozone, oxy hóa bởi phản ứng của các chất N x O y , oxy hóa bởi gốc peroxy. Chỉ có loại phản ứng sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi SO 2 thành acid sulfuric, phản ứng diễn ra như sau: HO + SO 2 (+M) > HOSO 2 (+M) Phản ứng này diễn ra với tốc độ rất nhanh, gốc hydroxy cần cho phản ứng được tạo ra bởi quá trình phân hủy quang học ozone. • Ở pha lỏng Ở pha lỏng SO 2 tồn tại ở 3 dạng : 8 S(IV) > [SO 2 (aq)] + [HSO 3 - ] + [SO 3 2- ] Quá trình phân ly diễn ra như sau : SO 2 (aq) > H + + HSO 3- HSO 3 - (aq) > H + + SO 3 2- Việc thiết lập cân bằng 2 phương trình trên phụ thuộc vào pH, kích thước các hạt nước, "hệ số liên kết" giữa nước và SO 2. Phản ứng oxy hóa SO 2 ở pha lỏng nhờ vào các xúc tác kim loại như ion Fe 3+ , Mn 2+ hoặc kết hợp của 2 ion trên. Tuy nhiên, phản ứng oxy hóa SO 2 bởi ozone quan trọng hơn vì nó không cần xúc tác và hàm lượng ozone trong khí quyển cao hơn hàm lượng oxy nguyên tử trong khí quyển. Quá trình oxy hóa SO 2 ở pha lỏng chiếm ưu thế nhất là quá trình oxy hóa bởi hydrogen peroxide, phản ứng này tạo nên một chất trung gian (A-), có thể là peroxymonosulfurous acid ion, phản ứng diễn ra như sau: HSO 3 - + H 2 O 2 > A - + H 2 O A - + H + > H 2 SO 4 ,.,-3 4+ 6 7 • Ở pha khí Việc tạo thành acid nitric chủ yếu nhờ vào phản ứng của gốc hydroxy, gốc này có hoạt tính cao và hiện diện nhiều trong khí quyển. Phản ứng diễn ra như sau: HO + NO 2 (+M) > HONO 2 (+M) • Ở pha lỏng Có 3 loại phản ứng đóng vai trò tương đương nhau trong việc chuyển hóa NO x thành acid nitric 2NO 2 (g) + H 2 O (L) > 2 H + + NO 3- + NO 2- NO (g) + NO 2 (g) + H 2 O (L) > 2H + + 2NO 2- 3NO 2 (g)+ H 2 O (L) > 2H + + 2NO 3- + NO (g) Ba loại phản ứng này phụ thuộc vào áp suất riêng phần của NO x hiện diện trong khí quyển và độ hòa tan rất thấp của NO x trong nước. Các phản ứng trên có thể tăng tốc độ với sự hiện diện của các chất xúc tác kim loại như Fe 3+ , Mn 2+ . 9 Hình 5 ,.,.3 4+  . 8"9':; 9" *<= Sự biến đổi NH 3 có thể xảy ra trong đất dưới ảnh hưởng của các giống vi khuẩn như Nitrosomonas, Azotobanter. Quá trình này gọi là quá trình nitrát hóa. Vì NH 3 có tính kiềm nó sẽ trung hòa các hợp chất acid tạo thành muối (NH 3 ) 2 SO 4 , NH 4 NO 3 . Trong quá trình nitrat hóa trong đất các phân tử hydro một lần nữa được phóng thích: (NH 4 ) 2 SO 4 + 4O 2 → 2HNO 3 + H 2 SO 4 + 2H 2 O - >?@ 10 [...]... cây, gây cản trở quá trình quang hợp Hình 11 Mưa acid ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây Mưa acid ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg), làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển Theo các đánh giá thì mưa acid: - Phá hoại cây cối: chính do mưa acid thủy điện mỗi năm tổn thất 4,5 triệu... người Hàng năm mưa acid ở một số nước Châu âu đã làm chết hàng trăm người, trong đó chủ yếu là người già và trẻ em Theo điều tra của quốc hội Mỹ, hàng năm ở Mỹ và Canada đã có 5100 người chết do mưa acid gây nên Tỉ lệ diện tích mưa đã chiếm 40% của tổng diện tích toàn lãnh thổ Trung Quốc Nguy hại chủ yếu của mưa acid đối với sức khỏe con người bao gồm: • Nguy hại đến hệ hô hấp 23 - Mưa acid chứa một... gây ra các trận mưa acid dẫn tới hiện tượng bào mòn bức tượng kể trên i Mưa acid phá hoại hệ thống sinh thái Mưa acid làm hư hại mùa màng, làm giảm sản lượng nông nghiệp một cách nghiêm trọng Do nước ở các ao hồ, sông suối bị acid hóa mà một lượng lớn cá, tôm, ếch, nhái…đã chết hoặc bị dị dạng Nước sinh hoạt bị ô nhiễm bởi mưa acid uy hiếp trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người Mưa acid là sản... bị ảnh hưởng, chúng không thể sinh sản được trong môi trường acid Mưa acid ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ) Các dòng chảy do mưa acid đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn 20 Mưa acid ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ thủy sinh vật Mưa acid rơi trên mặt đất sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng trên mặt...2.1 TÁC ĐỘNG CÓ LỢI CỦA MƯA ACID 2.1.1 Mưa acid làm “mát” trái đất Mưa acid gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể Mới đây, Vincent Gauci và cộng sự thuộc Đại học Mở (Anh) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy thành phần H2S có trong những cơn mưa chứa acid sunfuric có thể làm giảm phát thải metan từ những đầm lầy, nhờ đó... trọng sẽ dẫn đến tử vong - Trong trường hợp có mưa acid xâm nhập vào phổi sẽ gây ra sưng phổi Mưa acid có ảnh hưởng nguy hại đến thể chất của thanh thiếu nhi đang ở tuổi trưởng thành như huyết áp của trẻ em ở những khu vực có mưa acid có xu thế giảm xuống, hồng cầu và huyết sắc tố cũng thấp hơn trong khi số lượng bạch cầu lại cao hơn so với khu vực không có mưa acid, đồng thời tỉ lệ phát sinh một số bệnh... calcium sulfate ở dạng hòa tan (thạch cao) và nó sẽ bị rưa trôi bằng nước mưa Hình 25 Đầu người theo kiểu kiến trúc gotic bị ăn mòn Trong bảng báo cáo về mưa acid ở Ohio người ta kết luận rằng: mưa acid là một vấn đề đặc biệt đáng chú ý, bởi vì ảnh hưởng của nó đối với các công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử và khảo cổ Các trận mưa acid đang bào mòn bức tượng Phật ngồi lớn nhất thế giới ở thành phố... diện tích rừng cả nước), trong khi đó diện tích rừng bị mưa acid phá hủy ở Hà Lan là 40% Sán lượng gỗ ở các khu vực rừng phía đông bắc nước Mỹ bình quân mỗi năm mất 5% cũng là do tác động của mưa acid Một nghiên cứu năm 1990 đã đánh giá thiệt hại do mưa acid đối với rừng Châu Âu là khoảng 30 tỷ USD/năm - Phá hoại mùa màng, làm giảm năng suất: mưa acid làm cho các mầm non cây cối bị mềm rũ như hơ lửa,... Những gì chúng tôi khám phá được lần này là 15 một nguồn sắt hòa tan có lợi cho sinh vật đang được đưa xuống bề bặt Trái đất qua các trận mưa. ” Hình 9 Mây acid 2.2 TÁC ĐỘNG CÓ HẠI CỦA MƯA ACID 2.2.1 Tác động tới sinh vật a Ảnh hưởng đến thực vật • Trực tiếp Acid trong mưa sẽ ăn mòn các lớp sáp bảo vệ (cutin) của lá gây ảnh hưởng đến chức năng quang hợp của lá Nó còn gây rối loạn chức năng mô biểu bì,... thống miễn dịch Qua kết quả điều tra ở những vùng có mưa acid cho thấy số lần, số ngày và viện phí của người ở tuổi thanh niên mắc bệnh cao hơn ở những vùng không có mưa acid, trong đa số người mắc bệnh đường hô hấp tăng 4,4 lần, số người mắc bệnh hen suyễn tăng 2,6 lần, số người mắc bệng tim tăng 1,7 lần Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mưa acid có tác hại nghiêm trọng đến các tế bào . là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Hình 1. Mưa acid 1.2  1.2.1. lắng đọng acid (lắng đọng ướt hay còn gọi là mưa acid và lắng đọng khô). Nhận định về tính chất của mưa acid, ông Dương Hồng Sơn cho rằng: Mưa acid là do

Ngày đăng: 16/03/2014, 19:20

w