1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Mẹ làm mứt cho bé “hảo” ngọt pptx

11 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Mẹ làm mứt cho “hảo” ngọtcho con yêu nhà bạn chỉ vừa sang tuổi tập ăn dặm, hay đã vào tuổi vị thành niên, thì mứt chắc hẳn vẫn luôn là món được “nhón tay” nhiều nhất trong những ngày Tết. Đặc biệt món mứt này sẽ “hút hàng” hơn nhiều nếu do chính tay mẹ làm. Tháng Chạp đã đi quá nửa, khắp các nẻo đường, hàng hóa Tết đã được bày biện đủ sắc màu mời gọi người mua. Mùa xuân nên rau củ quả cũng tươi sắc hơn, sao bạn không thử dừng lại chọn mua vài loại để làm đĩa mứt Tết cho nhà mình nhỉ, vừa an toàn, hợp vệ sinh, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe của và gia đình. Ảnh: Internet 1. Mứt bí Nguyên liệu: - Chọn bí đao già, có thể dùng bí ngắn hoặc bí đao xanh miền Bắc thì càng ngon; - 20g vôi khô; - 15g phèn chua; - 750g đường trắng (cho 1 kg bí thành phẩm); - 10ml nước cất hoa bưởi Cách làm: Miếng bí sau khi gọt vỏ, bỏ ruột có 3 phần: phần vỏ ngoài hơi có điểm sợi gân xanh; phần giữa ngon nhất, đủ độ cứng, đủ độ giòn, đủ độ trắng; phần sát ruột thì hơi xốp và mềm. Do vậy tùy theo nguyên liệu, cố gắng dùng phần giữa. Cắt bí thành từng thanh dài 5-7cm, đường kính bằng chiếc đũa. Cho cục vôi vào chén, đổ nước vào, để khoảng 10-15 phút, vôi sẽ được “tôi” xong, mềm và có màu trắng đục. Đổ nước vôi vào nồi nước 5l và cho bí vào ngâm vài giờ (3-4h). Trong khi ngâm bí thì dùng chày cối giã mịn cục phèn chua. Sau vài giờ, vớt bí ra khỏi nước vôi, rửa lại bằng nước lạnh vài lần cho sạch. Dùng một chiếc nồi lớn, đổ 4-5l nước, cho phèn chua đã giã mịn vào và đun sôi. Cho bí vào, tắt bếp, đậy nắp vung chờ đến khi bí “trong” thì vớt ra, rửa lại bằng nước lạnh. Để bí thật ráo nước rồi cho lên cân, mỗi 1kg bí thì cần 750g đường trắng và 10ml nước cất hoa bưởi, trộn đều, để qua đêm hoặc ít nhất là 8 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm, bạn chắt nước đường vào chảo, nấu sôi, hạ lửa trung bình đun cho nước đường sánh lại rồi cho bí vào xào chung. Đảo đều tay, mỗi tay cầm 1 đôi đũa xới đều cho bí khỏi nát. Bí sẽ dần ráo đường, khô trắng lại. Khi bí khô hẳn, trút ra rá, tãi đều cho nguội hẳn rồi cất vào lọ kín. 2. Mứt bí đỏ – cà rốt nhuyễn Nguyên liệu: - 500g bí đỏ, xay thô hoặc dùng bàn nạo thành những miếng ngắn, nhỏ vụn; – 500g cà rốt, xay thô; – 500g đường; - vỏ và nước của một quả chanh xanh Cách làm: Trộn chung tất cả các nguyên liệu, để khoảng 2 tiếng cho đường thấm, sau đó đem đun sôi lăn tăn trong khoảng 5 phút là được. Ngay khi mứt còn nóng, bạn cho vào lọ đã tráng nước sôi và đóng nắp, sau đó có thể cho lọ mứt vào nồi đun sôi thêm khoảng 15 phút nếu cần trữ mứt trong thời gian lâu. Món mứt này phù hợp cho trẻ nhỏ, mới biết ăn dặm cũng có thể nhâm nhi được vì dễ ăn, dễ nuốt. Mẹ có thể giảm lượng đường để dễ thưởng thức hơn. Ảnh: Internet 3. Mứt mãng cầu Nguyên liệu: - 1kg mãng cầu thịt (bỏ hột); - 1/2kg đường trắng; - 2 ống vani Cách làm: Mãng cầu và đường trộn vào nhau, ngâm trong khoảng 6 giờ. Sau khi ngâm, bắc chảo hỗn hợp lên bếp, để lửa riu riu, đảo thường xuyên trên để không bị dính chảo. Sên đến khi mứt có độ dẻo “mềm tay”, trước khi bắc xuống thì trộn hai ống vani vào cho có mùi thơm. Để mứt thật nguội, dùng giấy bóng kính gói lại như hình những viên kẹo. Chỉ cần để nơi khô ráo là có thể sử dụng trong một tháng mà không cần chất bảo quản vì đường là chất bảo quản hiệu quả nhất. 4. Mứt dẻo thập cẩm Món mứt này tuy làm khá tốn công nhưng sẽ hấp dẫn với nhiều màu sắc và hương vị quyện vào nhau. Vị chua chua thanh thanh của trái thơm, giòn giòn của bí, vài sợi gừng thơm thơm, vỏ chanh thanh mát… hẳn sẽ mời gọi không chỉ những thực khách nhí đến nhà bạn dịp này đâu. Ảnh: Internet Nguyên liệu: - 5 loại củ, quả (bí đao, cà chua, gừng, thơm, cà rốt), mỗi loại 1 ít, số lượng đều nhau; - Đường kính trắng; - 1 ít vôi trắng; - 1 kg chanh tươi Cách làm: - Bí đao: nên mua loại bí già màu xanh, gọt chừa lại chút vỏ xanh để cho giòn; bỏ ruột, cắt thành hình sợi dài - Cà chua: mua trái chín, đỏ, mọng; bỏ hột, cắt múi cau. - Thơm: gọt vỏ, bỏ mắt, bỏ cùi, cắt miếng nhỏ, mỏng. - Gừng: gọt vỏ, cắt sợi dài, nhỏ. - Cà rốt: gọt vỏ, nạo từng sợi, bỏ phần cùi. - Chanh vắt lấy nước, bỏ hột, vỏ chanh cạo phần trắng, cắt sợi nhỏ. - Pha loãng nước vôi, lọc lấy phần nước trong, sau đó dùng để ngâm bí đao, cà chua và cà rốt. Bí đao và cà chua ngâm khoảng 1h30p – 2h đồng hồ để khi sên không bị nát và khi ăn sẽ giòn. Cà rốt vốn đã giòn nên chỉ cần ngâm 15 phút. - Gừng, vỏ chanh ngâm vào nước sạch có pha 1 ít muối hạt, để khoảng 30 phút. - Sau khi ngâm các thứ xong, vớt ra, xả lại nhiều lần bằng nước sạch, nhẹ nhàng vắt cho ráo bớt nước. - Trộn chung toàn bộ, cho lên cân. Cứ 1 kg nguyên liệu mứt thì ướp khoảng 750gr đường, thời gian ướp tối thiểu 2h đồng hồ. - Bỏ toàn bộ vào chảo nhôm (hoặc thau nhôm) bắc lên bếp than và rim. Thời gian rim mất khoảng 4-5h đồng hồ. Để bớt thời gian, bạn có thể cho lên bếp gas cho mau sôi, sau đó bắc xuống bếp than. - Rim đến khi mứt gần cạn nước thì cho nước cốt chanh vào và đảo nhẹ nhàng nhưng liên tục cho mứt dẻo, đường trong, sợi mứt quyện đường trong veo thì tắt bếp. Lưu ý: Mứt này không nên sên đến khô hẳn mà phải còn có độ dẻo mới ngon. Ảnh: Internet 5. Mứt dừa non Có lẽ ít có đứa trẻ nào từ chối món mứt này. Chỉ cần thêm 1 chút màu thực phẩm, bạn sẽ “hô biến” những miếng mứt dừa sần sật, dẻo mềm thành lời mời gọi đầy hấp lực. Nguyên liệu: - Cơm dừa non (chọn dừa cơm mềm, không quá già cũng không quá non); - Đường cát Cách làm: Dừa sau khi mua về chỉ lấy phần cơm dừa màu trắng. Sau đó, bạn gọt sạch lớp vỏ lụa màu nâu đen rồi xắt sợi hoặc thành miếng hơi dày một chút. (Xắt mỏng thì mứt sẽ khô, không dẻo.) Mang phần dừa đã xắt rửa sạch hoặc trụng qua nước ấm để giảm độ nhờn do dầu thoát ra khi bào. Để dừa trên rổ cho ráo nước. Trộn đường với dừa, cứ 1kg dừa thì 1/2kg đường và thêm màu thực phẩm nếu bạn thích. Cứ thế bạn ngâm khoảng 3-5 giờ, khi đường tan hết thì mang phần hỗn hợp này rim trên lửa nhỏ. Đảo dừa đều tay cho đến khi dừa gần khô thì cho thêm ít vani cho thơm. Đảo đến khi đường khô lại, dần bám quanh các miếng dừa thì tắt bếp và gắp mứt dừa ra mâm, đợi thật nguội thì cho vào hộp kín nắp, để nơi khô ráo. Lưu ý: không để mứt bị khét hoặc ngả màu không theo ý muốn. Bạn cũng nên trộn nhẹ tay thôi để sợi mứt không bị đứt vụn. 6. Mứt hạt sen Nguyên liệu: – 1kg hạt sen khô (loại còn vỏ hoặc đã lột vỏ xỏ xâu); - 1kg đường cát trắng; - 1 muỗng nước tro tàu hoặc 1/2 chén tro bếp; - 2 gói vani hoặc 1 muỗng cà phê nuớc hoa bưởi; - 1 muỗng cà phê thạch cao phi. Ảnh: internet Cách làm: Hạt sen khô còn vỏ, bạn đem ngâm với khoảng 1l nước pha tro tàu hoặc tro bếp, để một đêm rồi chà sạch vỏ, thông tâm (lấy nhụy ra bỏ), sau đó xả sạch. Bắc nồi nước sôi cho sen vào luộc độ 5-10 phút thì vớt sen ra, bỏ nước. Bắc nồi nước sôi thứ hai, cho sen vào luộc mềm, để lửa nhỏ để sen không bị bể nát rồi cũng vớt ra để ráo nước. Cho nước đường vào chảo, bắc lên bếp đun sôi, để lửa nhỏ. Hạt sen cho vào rây gác lên miệng chảo. Múc nước đường rưới lên hạt sen cho đến khi đường đặc và hạt sen trắng trong là được. Cho sen ra mâm. [...]...Cân lượng đường bằng lượng sen Cho đường vào chảo, cho thêm nửa chén nước vào bắc lên bếp thắng cho tan đường Khi đường rít tay thì cho sen vào trộn nhẹ tay thật đều rồi nhắc xuống đổ ra thau đem phơi vài nắng (hoặc 1 tuần) cho sen thấm đường là được . Mẹ làm mứt cho bé “hảo” ngọt Dù cho con yêu nhà bạn chỉ vừa sang tuổi tập ăn dặm, hay bé đã vào tuổi vị thành niên, thì mứt chắc hẳn vẫn. vài loại để làm đĩa mứt Tết cho nhà mình nhỉ, vừa an toàn, hợp vệ sinh, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe của bé và gia đình. Ảnh: Internet 1. Mứt bí Nguyên

Ngày đăng: 16/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN