1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: Sinh học 12 pdf

8 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

www.MATHVN.com ĐỀ SỐ 15 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: Sinh học 12 (Thời gian làm bài 90 phút; 50 câu trắc nghiệm) Họ tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh: ………………… Chú ý: Thí sinh làm phần tự chọn nâng cao thì thêm số 1, làm phần tự chọn cơ bản thì thêm số 2 vào chữ số hàng trăm của mã đề I. Phần chung ( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1. Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến trên? A. 15 B. 2 C. 40 D. 4 Câu 2. Ở cà chua ,tính trạng màu sắc ,hình dạng quả ,mỗi tính trạng do 1 gen quy định .Đem 2 cây thuần chủng đỏ tròn và vàng bầu dục lai với nhau thu được F1 100% đỏ tròn .Cho F1 lai với nhau thi ở F2 thấy xuất hiện 4 kiểu hình trong đó đỏ bầu dục chiếm 9%. Nhận xét nào sau đây là đúng : 1. Hoán vị gen với f = 36% 2. Hoán vị gen với f = 48% 3. Hoán vị gen với f = 20% 4. Hoán vị gen với f = 40% A. 1,2 B. 3,4 C. 1 D. 1,3 Câu 3. Theo số liệu thống kê về tổng nhiệt hữu hiệu (độ-ngày) cho các giai đoạn sống của sâu Sòi hại thực vật: Trứng: 117,7; Sâu: 512,7; Nhộng: 262,5; Bướm:27. Biết rằng ngưỡng nhiệt phát triển của sâu Sòi là 8 0 C, nhiệt độ trung bình ngày 23,6 0 C sâu Sòi hoá nhộng ngủ đông từ 1/11 đến 1/3 dương lịch. Số thế hệ của sâu sòi sau 1 năm là A. 8 thế hệ. B. 2 thế hệ. C. 4 thế hệ. D. 6 thế hệ. Câu 4. Số kiểu giao tử của mẹ mang 2 trong số n NST của bà ngoại là 28. Biết cấu trúc các cặp NST tương đồng đều khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và đột biến. Tỉ lệ giao tử của mẹ mang 3 NST trong số các NST của ông ngoại là: A. 28 B. 28/256 C. 56 D. 56/256 Câu 5. Ở loài mèo nhà, cặp alen D, d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X (DD : lông đen, Dd : tam thể, dd : lông vàng). Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau: Mèo đực : 311 lông đen, 42 lông vàng. Mèo cái : 277 lông đen, 20 lông vàng, 54 tam thể.Tần số các alen D và d trong quần thể ở điều kiện cân bằng lần lượt là: A. 0,654 và 0,346. B. 0,871 và 0,129. C. 0,726 và 0,274. D. 0,853 và 0,147. Câu 6. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F 1 toàn hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ.Cho 1 cây F 1 tự thụ phấn được các hạt lai F 2 , Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu: A. 0,07786 B. 0,177978 C. 0,03664 D. 0,31146 Câu 7. Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen: 1.Tạo giống bông kháng sâu hại. 2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại 3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt. 4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống. 5. Cừu Đoly 6. sản xuất ra tơ nhện trong sữa 7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người A. 1,4,6,7 B. 1,4,5,7 C. 1,2,4,5,7 D. 1,3,4,6,7 Mã đề: 156 1 www.MATHVN.com Câu 8. Một loài thú, locut quy định màu lông gồm 3 alen theo thứ tự át hoàn toàn như sau: A > a 1 > a trong đó alen A quy định lông đen, a 1 - lông xám, a - lông trắng. Quá trình ngẫu phối ở một quần thể có tỷ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen: 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của 3 alen là: A. A = 0, 5 ; a 1 = 0,2 ; a = 0,3 B. A = 0, 4 ; a 1 = 0,1 ; a = 0,5 C. A = 0,3 ; a 1 = 0,2 ; a = 0,5 D. A = 0,7 ; a 1 = 0,2 ; a = 0, 1 Câu 9. Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu của đáy biển, một số cá đực Edriolychnus schmidti kí sinh trên con cái. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. ức chế cảm nhiễm. B. cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. kí sinh - vật chủ. Câu 10. Câu nào sau đây đúng về tiến hóa: A. Làm thay đổi thành phần di truyền của 1 quần thể B. Làm thay đổi KG của 1 cá thể qua thời gian C. Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể D. Là yếu tố tạo nên sự giống nhau giữa bố mẹ và con cái Câu 11. Câu nào sau đây đúng? I. Trong BDTH, VCDT không bị biến đổi mà chỉ tổ hợp lại còn trong đột biến có sự thay đổi VCDT. II. Các BDTH luôn luôn xuất hiện ở thế hệ sau còn đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể. III. Các BDTH là nguồn nguyên liệu quan trong cung cấp cho chọn giống và tiến hoá còn đột biến vì ảnh hưởng đến sức sống sinh vật nên vai trò kém quan trọng hơn`. IV. BDTH có thể định hướng được, còn các đột biến tự nhiên thường xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng. Câu trả lời: A. I, II B. I, II, III, IV C. I, II, IV D. I, II, III Câu 12. Mạch 1 của gen có: A1 = 100; T1 = 200. Mạch 2 của gen có: G2 = 300; X2 = 400. Biết mạch 2 của gen là mạch khuôn. Gen phiên mã, dịch mã tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit. Biết mã kết thúc trên mARN là UAG, số nucleotit mỗi loại trong các bộ ba đối mã của ARN vận chuyển là: A. A= 200; U = 100; G = 300; X = 400 B. A= 199; U = 99; G = 300; X = 399 C. A= 100; U = 200; G = 400; X = 300 D. A= 99; U = 199; G = 399; X = 300 Câu 13. Vùng khởi động (P) là 1 đoạn đặc biệt của được nhận biết bởi A. ARN/ARN pôlimeraza B. ADN/đoạn mồi C. ADN/ADN pôlimeraza D. ADN/ARN pôlimeraza Câu 14. Một quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của 1 enzim: p=0,7,tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm: q= 0,3. Có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến 1 quần thể có q =0,8. Tần số alen của quần thể mới là: A. p= 0,25 và q= 0,75 B. p= 0,75 và q= 0,25 C. p= 0,7 và q= 0,3 D. p= 0,3 và q= 0,7 Câu 15. Những đặc điểm nào sau đây là của người tối cổ: 1. Trán còn thấp và vát. 2. gờ hốc mắt nhô cao. 3. không còn gờ trên hốc mắt. 4. hàm dưới có lồi cằm rõ. 5. xương hàm thô. 6. xương hàm bớt thô. 7. hàm dưới chưa có lồi cằm. 8. trán rộng và thẳng. A. 1,3,8. B. 3,4,8. C. 1,2,5,7 D. 1,2,4,5. Câu 16. Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm: A. 2132 B. 2097 C. 2067 D. 2130 2 www.MATHVN.com Câu 17. Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng 1 loài chim luôn ngăn cản bướm không hút mật trên các hoa màu xanh. Điều gì sẽ xảy ra các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ ? A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng C. Ổ sinh thái của bướm sẽ thu hẹp D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại Câu 18. Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon? A. Hô hấp thực vật và động vật B. Sự lắng đọng cacbon C. Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch D. Quang hợp của thực vật Câu 19. Người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong nghiên cứu thay thế gen bệnh ở người bằng các gen lành là vì: A. Bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân huỷ B. Bằng cách này gen lành có thể chèn vào được NST của người C. Bằng cách này gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao trong tế bào người thay thế gen gây bệnh D. Dùng virut làm thể truyền ít gây tác dụng xấu hơn là dùng plasmit làm thể truyền Câu 20. Trong 1 quần thể, giá trị thích nghi của các kiểu gen là AA = 1, A a = 1 , aa = 0. Phản ánh quần thể đang diễn ra : A. Chọn lọc ổn định B. Sự ổn định và không có sự chọn lọc nào. C. Chọn lọc gián đoạn hay phân li. D. Chọn lọc vận động. Câu 21. Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa: 1.quan hệ giữa rệp cây và cây có múi 2. quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi 3. quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi 4.quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau : A. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi C. 1. Quan hệ kí sinh 2.hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi D. 1. Quan hệ kí sinh 2.hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. cạnh tranh Câu 22. Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hoá vì: A. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới D. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá Câu 23. Cà độc dược có 2n = 24 NST. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 3 lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ A. 75%. B. 25% C. 87,5% D. 12,5%. Câu 24. Cho sơ đồ tháp sinh thái năng lượng sau đây: Cáo: 9,75 . 10 3 Kcal Thỏ : 7,8 . 10 5 Kcal Cây xanh : 12 . 10 6 Kcal Sinh vật bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên có hiệu suất sinh thái bằng: A. 2% B. 1.25%. C. 3% D. 4% 3 www.MATHVN.com Câu 25. 3 cặp gen dị hợpAaBbDd nằm trên 2 cặp NST thường, trong đó 2 cặp Aa, Bb liên kết trên 1 cặp NST. Cho F1 x F1 tạo ra F2 có kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 4%. Biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, trội hoàn toàn, hoán vị gen ở 2 bên F1 như nhau. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F2 là: A. 49,5% B. 16,5% C. 66,0% D. 54,0% Câu 26. Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là: A. 30% B. 12,25% C. 35% D. 5,25% Câu 27. Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên bề mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả: A. Sự cộng sinh giữa các loài B. Sự phân huỷ C. Quá trình diễn thế D. Sự ức chế - cảm nhiễm Câu 28. Ở chim, Pt/c: lông dài, xoăn x lông ngắn, thẳng, F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết KG, F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 lông dài, thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống của F2 đều có lông dài, xoăn. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Tần số HVG của chim trống F1 là: A. 5% B. 25% C. 10% D. 20% Câu 29. Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X), . Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là A. 142 B. 115 C. 84 D. 132 Câu 30. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Mỗi loài động vật hay thực vậtđã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định B. Hệ động vật trên các đảo đại lục thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển như dơi, chim. Không có lưỡng cơ và thú lớn nếu đảo tách xa ra khỏi đất liền C. Cách li địa lí là nhân tố thúc đẩy sự phân li, những vùng địa lí tách ra càng sớm càng có nhiều dạng sinh vật đặc hữu và dạng địa phương D. Đặc điểm của hệ động vật ở đảo là bằng chứng về quá trình hình thành loài mớidưới tác dụng của CLTN và cách li địa lí Câu 31. Đâu là kết luận sai về quá trình tiến hoá của sự sống trên trái đất ? A. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên . B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân sơ đầu tiên. C. Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. D. Tiến hoá hoá học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ . Câu 32. Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F 1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 5A-bb : 1aaB- : 3aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là A. aB Ab x ab Ab ; f = 37,5% B. aB Ab x aB Ab ; f = 8,65% C. ab AB x ab AB ; hoán vị 1bên với f = 25% D. ab AB x ab Ab ; f = 25% 4 www.MATHVN.com Câu 33. Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá 1. người đứng thẳng (H.erectus) 2.người khéo léo (H.habilis) 3.người hiện đại (H.sapiens) 4.người Neandectan, A. 2,1, 3, 4 B. 2, 1,4, 3 C. 1, 2, 3,4 D. 2, 4, 3,1 Câu 34. Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh, noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường. Gọi gen R quy định hạt đỏ, trội hoàn toàn so với gen r quy định hạt trắng. Lai P: ♂ RRr (2n+1) x ♀ RRr (2n+1), tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là A. 5 đỏ: 1 trắng. B. 17 đỏ: 1 trắng. C. 11 đỏ: 1 trắng. D. 3 5 đỏ: 1 trắng. Câu 35. Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen? A. Vùng kết thúc. B. Vùng bất kì ở trên gen. C. Vùng điều hoà. D. Vùng mã hoá. Câu 36. Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau: Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen A. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2) -> (1) B. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1) -> (2) C. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2) -> (1) D. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1) -> (2) Câu 37. Lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành ba phép lai: - Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ, 25% nâu. - Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng. - Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng, 50% nâu, 25% vàng. Từ kết quả trên, thứ tự các alen từ trội đến lặn là A. nâu → vàng → đỏ → trắng. B. đỏ → nâu → vàng → trắng. C. nâu → đỏ → vàng → trắng. D. vàng → nâu → đỏ → trắng. Câu 38. Khi gen trên ADN của lục lạp ở thực vật bị đột biến sẽ không dẫn đến kết quả nào dưới đây? A. Trong 1 TB có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng. B. Làm cho toàn cây hoá trắng do không tổng hợp được chất diệp lục. C. Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng. D. Lục lạp sẽ mẩt khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng Câu 39. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là: A. đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen đồng nhất B. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. C. đều tạo ra các cá thể con có kiểu gen thuần chủng. D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Câu 40. Một người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất ( bình thường ) đã sinh ra một người con bị bệnh u xơ nang. Sau đó anh này ly dị vợ và đi lấy một người vợ thứ hai. Khi được tin người anh của vợ thứ hai đã chết vì bệnh u xơ nang anh đã đi đến bác sĩ tư vấn di truyền hỏi xem đứa con sắp sinh của 5 www.MATHVN.com mình có khả năng bị u xơ nang không. Câu trả lời nào dưới đây của bác sĩ tư vấn là đúng? Biết rằng bố mẹ của người vợ thứ hai không ai bị bệnh. A. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,250 B. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,083 C. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,167 D. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,063 II. Phần tự chọn (Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 phần) A. Phần nâng cao (10 câu, từ câu 41a đến câu 50a) Câu 41a. Tế bào ban đầu có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là: AaBbDd. Khi tế bào này giảm phân bình thường thì ở kì giữa giảm phân II người ta có thể gặp tế bào có thành phần gen là: A. AaBbDd B. AABBaa C. AabbDD D. AAbbDD Câu 42a. Quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: A. Tiến hoá của các loài sinh vật B. Diễn thế sinh thái C. Suy giảm đa dạng sinh học D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã Câu 43a. Bệnh Alcapton niệu ở người là do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menden. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này lo sợ con mình sinh ra sẽ bị bệnh. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng bị bệnh? Biết rằng ngoài người em chồng và anh vợ bị bệnh ra, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. A. 1/16 B. 4/9 C. 1/9 D. 1/4 Câu 44a. Người ta lai bồ câu cái đầu xám với bồ câu trống đầu trắng thuộc nòi bồ câu đưa thư, F 1 thu được 1 cái đầu xám : 1 đực đầu xám : 1 đực đầu trắng. Tính trạng này được di truyền: A. gen trong tế bào chất B. gen liên kết hoàn toàn trên NST giới tính C. gen tồn tại trên NST thường D. gen gây chết liên kết với giới tính Câu 45a. Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau: 1. khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc 2. sâu tơ đã hình thành khả năng kháng thuốc do nhiều gen chi phối. 3. khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều. 4. sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được Giải thích đúng là A. 1,4 . B. 2,3. C. 1,2. D. 1,3. Câu 46a. ĐB mất đoạn NST có thể có vai trò: 1. xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen 2. loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn 3. làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn 4. giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 47a. Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài. -Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng -Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là: A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb B. P: AaBb; cây 1: Aabb; cây 2: AaBb C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb Câu 48a. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Kết quả phân li KH của phép lai (Aa,Bb) x (Aa,Bb) có điểm nào giống nhau giữa 3 quy luật PLĐL, LKG và HVG: A. % (aaB-)+ %(aabb) = 25% B. Tất cả các phương án trả lời đều đúng. 6 www.MATHVN.com C. % (A-bb)+ %(aabb) = 25% D. %(A-bb) = %(aaB-) Câu 49a. Ở 1 loài: cơ thể cái có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ NST gồm các cặp NST có cấu trúc khác nhau. Bộ NST của loài là: A. 2n= 8. B. 2n= 46. C. 2n=10. D. 2n= 14. Câu 50a. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố có vai trò: A. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. B. Điều chỉnh sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. C. Điều chỉnh kiểu phân bố cá thể trong quần thể. D. Điều chỉnh cấu trúc tuổi của quần thể. B. Phần cơ bản (10 câu, từ câu 41b đến câu 50b) Câu 41b. Điểm khác nhau trong kĩ thuật cấy gen với plasmit và với phage làm thể truyền là: A. Tất cả các phương án trả lời của câu. B. Phage có thể tự xâm nhập tế bào phù hợp. C. Chuyển gen bằng phage bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại phage nhất định. D. Sự nhân lên của phage diễn ra trong vùng nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong tế bào chất. Câu 42b. Ở ruồi giấm, B: mắt thỏi, b: mắt kiểu dại, các alen đều liên kết với NST giới tính X, không có alen trên Y. Ruồi giấm cái mắt thỏi đồng hợp giao phối với ruồi giấm đực mắt kiểu dại, tần số alen B trong đời F1 và các đời sau sẽ là: A. 0,5 B. ¼ C. 1 D. 2/3 Câu 43b. Nhiệt độ làm tách 2 mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở 1 số đối tượng SV khác nhau được kí hiệu từ A => E như sau: A = 36 O C ; B = 78 O C ; C = 55 O C ; D = 83 O C; E= 44 O C. Trình tự sắp xếp các loài SV nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài SV nói trên theo thứ tự tăng dần? A. A→ B → C → D →E B. A → E → C → B → D C. D → B → C → E → A D. D→ E → B → A → C Câu 44b. Khi nghiên cứu về chim cánh cụt, người ta phát hiện thấy: Loài chim cánh cụt có kích thước lớn nhất dài 1,2 m; nặng 34 kg ( loài 1), loài chim cánh cụt có kích thước nhỏ nhất chỉ dài 50 cm; nặng 4-5 kg (loài 2). Hãy dự đoán nơi sống của 2 loài chim này? A. Loài 2 sống ở vùng xích đạo, loài 1 sống ở Nam cực B. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở vùng xích đạo C. Loài 1 sống ở vùng xích đạo, loài 2 sống ở Nam cực D. Cả 2 loài này đều có thể tìm thấy ở nam cực Câu 45b. Ở bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm trong phân tử (A: HbA, S: HbS, F: HbF) phân tử globin (α: alpha, β: bêta) axit amin ở vị trí thứ 6 là axit glutamic bị thay bởi (L: lơxin, V: valin, A: asparagin): A. A, α, L B. S, β, V C. S, α, A D. A, β, V Câu 46b. Nhân tố tiến hóa có hướng là : A. giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen. D. quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 47b. Sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn là bằng chứng về tác động nào của chọn lọc tự nhiên: A. Sự đào thải các alen lặn có hại. B. Sự bảo tồn các alen có lợi. C. Sự đào thải các alen trội có lợi . D. Sự tích lũy các alen có lợi. 7 www.MATHVN.com Câu 48b. Ở ruồi giấm 2n = 8. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng 1 lúc thì số giao tử được tạo ra là: A. 2 4 .9 B. 2 4 .3 C. 2 4 .6 D. 2 4 .27 Câu 49b. Loài nào sau đây giới tính được xác định bởi số lượng NST? A. Không có loài nào B. Ong, kiến, mối C. Động vật có vú D. Chim, bướm Câu 50b. Cho con đực thân đen mắt trắng t/c lai với con cái thân xám mắt đỏ t/c được F1 toàn thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ: Ở giới cái:100% thân xám mắt đỏ. Ở giới đực: 40% thân xám mắt đỏ: 40% thân đen mắt trắng: 10% thân xám mắt trắng: 10% thân đen mắt đỏ. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật: 1, Di truyên trội lặn hoàn toàn 2. Gen nằm trên NST X, di truyền chéo 3. liên kết gen không hoàn toàn 4. Gen nằm trên NST Y, di truyền thẳng Phương án đúng là: A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 1,3,4 ĐÁP ÁN 1C 2D 3C 4D 5B 6D 7D 8C 9 B 10 A 11 C 12 B 13C 14A 15C 16A 17B 18D 19B 20D 21C 22D 23D 24B 25A 26B 27C 28D 29D 30B 31B 32D 33B 34B 35C 36C 37B 38B 39A 40C 41a D 42a A 43a C 44a D 45a B 46a A 47a D 48a B 49a A 50a B 41b A 42b D 43b C 44b A 45b D 46b A 47b D 48b A 49b B 50b A 8 . www.MATHVN.com ĐỀ SỐ 15 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2 012 Môn: Sinh học 12 (Thời gian làm bài 90 phút; 50 câu trắc nghiệm) Họ tên thí sinh: ………………………………………. hiện tượng: A. Tiến hoá của các loài sinh vật B. Diễn thế sinh thái C. Suy giảm đa dạng sinh học D. Mất cân bằng sinh học trong quần xã Câu 43a. Bệnh Alcapton

Ngày đăng: 16/03/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w