Xây dựng và duy trì một mạngmáytính hoạt động luôn ổn định trong môi
trường làm việc, học tập, nghiên cứu không phải là một công việc nhẹ nhàng
(nhất là khi số lượng máytính của mạng lên đến 2, 3 chữ số). Trên thị
trường hiện có nhiều công cụ phần mềm như Lan Drive, LiteNet PC,
Venturcom BXP giúp người quản trị mạng xây dựng và duy trì hệ thống
mạng chạy trơn tru 24/24, khi có sự cố xảy ra thì chỉ cần từ 5-10 phút là có
thể phục hồi hệ thống hoạt động bình thường trở lại. Bài viết này trình bày
cách sử dụng phần mềm Virtual LAN Drive (VLD) V1.0 do hãng 3COM
phát hành. Tải về dùng thử tại địa chỉ www.3com.com/vld, ngoài ra cũng có
thể tìm thấy CD phần mềm tại các cửa hàng bán CD.
Hình 1
Với VLD, các máy trạm không cần đĩacứng nhưng người sử dụng vẫn có
thể thao tác như là máy đang được gắn đĩa cứng. Một ưu điểm không thể
không nói đến là công việc bảo trì, sửa chữa và mở rộng mạng rất dễ dàng,
không cần đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức chuyên sâu về máytính
và lĩnh vực mạngmáy tính.
Yêu cầu phần cứng và phần mềm
Máy chủ (Server): CPU Pentium III, dung lượng RAM tối thiểu 512 MB,
dung lượng đĩacứng từ 40GB trở lên (tùy thuộc vào số lượng máy trạm),
card mạng; hệ điều hành Windows NT/2000 Server và dịch vụ DHCP (dịch
vụ này đóng vai trò rất quan trọng để VLD hoạt động).
Máy trạm (Client): CPU Pentium, dung lượng RAM tối thiểu 64 MB, card
mạng có gắn ROM boot hỗ trợ PXE phiên bản 2.0, dung lượng 256KB.
Điểm đặc biệt lưu ý khi chọn card mạng cho máy trạm: Nếu bạn sử dụng
card mạng dùng chip 3Com 905C thì không cần ROM boot, nhưng loại card
này đắt tiền. Bạn cũng có thể sử dụng các loại card mạng rẻ tiền hơn như
Linkpro/Cnet dùng chip Realtek 8139 và gắn thêm ROM boot. ROM boot
có thể tìm mua tại các cửa hàng vi tính, riêng tại TP.HCM tôi thường mua
tại chợ Nhật tảo và cửa hàng Long Bình nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh,
quận 1.
Phần mềm VLD phiên bản 1.0 chỉ hỗ trợ cài đặt Windows 98 trên máy trạm,
muốn cài đặt Windows 2000 hoặc cao hơn bạn phải sử dụng VLD phiên bản
2.0 (hiện đã có phiên bản 2.5).
CÀI ĐẶT
Cài đặt Windows 2000 Server
Phần mềm VLD hoạt động với môi trường Windows NT/2000 Server trên
server. Nếu bạn đã có kiến thức về mạng thì khá thuận lợi; nhưng nếu bạn
chưa biết gì thì cũng không sao, thủ tục cài đặt cũng khá đơn giản. Dưới đây
là các bước tiến hành cài đặt với Windows 2000 Server.
o Boot máytính với đĩa CD cài đặt Windows 2000 Server. Phần cài đặt sẽ
thực hiện tự động, bạn chỉ cần nhấn Next để tiếp tục khi có yêu cầu. Các
mục cần lưu ý: Khi phần mềm cài đặt yêu cầu tạo một Partition để chứa hệ
điều hành, bạn tạo một Partition có kích thước khoảng 2GB và định dạng
theo chuẩn NTFS; nhập tên cho máytính vào mục Computer Name; mật
khẩu cho người quản trị vào mục Password Administrator (bỏ qua và đặt sau
cũng được). Đến mục Networking Settings, chọn Custom Settings và chọn
thuộc tính (Propertiers) cho mục Internet protocol (TCP/IP). Khai báo địa
chỉ IP cho máy chủ là 192.168.100.1 (chỉ là ví dụ minh họa, việc chọn địa
chỉ tùy thuộc vào môi trường mạng bạn định xây dựng); phần Subnet Mask
sẽ tự động được cập nhật 255.255.255.0. Kết thúc (Finish) và khởi động lại
máy tính.
o Sau khi đã cài đặt xong Windows 2000 Server, bạn phải cấp phát địa chỉ
động cho dịch vụ DHCP. Chọn StartUp.Settings.Control Panel.DHCP, tại
màn hình DHCP, chọn menu Action, chọn New Scope, nhập tên và cấp phát
phạm vi địa chỉ cho các máy trạm từ 192.168.100.2 đến 192.168.100.100
(tuỳ vào số lượng trạm làm việc).
Cài đặt 3Com Virtual LAN Drive
Hình 2
Phần mềm 3Com Virtual LAN Drive được lưu dưới dạng nén, cần giải nén
vào một thư mục trên đĩacứng (35 file), một màn hình tự động xuất hiện có
tên 3COM Vitual LAN Drive (VLD), chọn Run Virtual LAN drive
Installation từ màn hình này để bắt đầu cài đặt. Bạn cũng có thể chạy tập tin
setup.exe trong thư mục vừa giải nén.
Quá trình cài đặt sẽ hỏi bạn một số thông tin sau: số Serial, kiểu cài đặt:
chọn Administrator And Server, cuối cùng nhấn phím Next. Sau khi cài đặt
xong, trong cửa sổ Control Panel sẽ có thêm 3 biểu tượng: 3Com BOOTP,
3COM PXE và 3Com TFTP.
Cấu hình các thành phần VLD
Cấu hình cho 3Com PXE Server
Từ cửa sổ Control Panel, nhấn đúp lên biểu tượng 3Com PXE, một thông
báo hiển thị nhắc nhở dịch vụ này (PXE Service) chưa chạy và hỏi bạn có
muốn khởi động nó hay không, chọn Yes để khởi động.
Từ hộp thoại 3COM PXE (hình 1), chọn tab Options để chắc đã khai báo tập
tin BOOTPTAB nằm trong thư mục C:\TFTPBOOT, tab Network Adapters
để chắc đã chọn địa chỉ IP của server mà bạn đã khai báo trước đây. Nhấn
OK để lưu lại.
Cấu hình cho 3Com TFTP Server
Hình 3
Hình 4
Tương tự, từ hộp thoại 3Com TFTP, chọn tab File Transfer để chắc mục
Transmit secure mode đã được chọn, tab Network Cards để chắc địa chỉ IP
của server đã được chọn. Nhấn OK để lưu lại.
Cấu hình cho VLD Input/Output (I/O service)
Trên đĩacứng của máy chủ (có thể chọn phân vùng đĩa bất kỳ đã được định
dạng theo chuẩn NTFS), tạo một thư mục để lưu trữ tất cả các tập tin ảnh
của các đĩacứng ảo. Bạn phải chắc chắn dung lượng đĩa còn trống đủ để tạo
ra các file ảnh đĩa với dung lượng tối đa cho mỗi đĩacứngảo khoảng 2000
MB. Ví dụ bạn tạo thư mục E:\VLDHD.
Tiếp đến nhấn chọn StartUp.Programs .3Com Virtual Lan Drive.IO Service
Preferences (hình 2); tại hộp thoại IO Service Preferences, nhấn Browse để
chọn thư mục mà bạn vừa tạo ở trên. Đánh dấu chọn địa chỉ IP của server,
rồi nhấn OK để đóng hộp thoại.
Cấu hình cho VLD Login Service
Nhấn chọn Startup.Programs.3Com Virtual Lan Drive.Login Service
Preferences (hình 3); tại hộp thoại Login Service Preferences, kiểm tra chắc
chắn tập tin VLD.MDB có ở đường dẫn C:\Program Files\3com\Virtual Lan
drive\VLD.MDB. Nếu không thì nhấn Browse để sửa lại cho đúng. Cuối
cùng nhấn OK.
Hình 5
Để các dịch vụ vừa cấu hình nêu trên (VLD Input/Output service, VLD
Login Service) chạy tự động mỗi khi Windows 2000 Server khởi động, từ
cửa sổ Control Panel, nhấn kép vào biểu tượng Administrative Tools, tại cửa
sổ Administrative Tools chọn biểu tượng Services; tại cửa sổ Services (hình
4), nhấn đúp vào các dịch vụ này và chọn kiểu khởi động (Startup type) là
Automatic.
Cấu hình cho VLD Administrator
Nhấn chọn Startup .Programs.3Com Virtual Lan Drive.Administrator. Cửa
sổ Administrator xuất hiện, chọn menu File.New.Server, hộp thoại New IO
Server hiển thị, bạn nhập tên của IO Server vào Name, địa chỉ IP của máy
chủ vào IP Address và Port 6911 như hình 5, Description có hoặc không.
Nhấn OK.
Cấu hình cho VLD Bootstrap File
Hình 6
Từ cửa sổ Administrator, chọn Tools.Configure Bootstrap (hình 6), hộp
thoại Configure Bootstrap V1.0 xuất hiện, nhấn Browse để chọn đường dẫn
cho mục Path là C:\TFTPBOOT\Vldrmi13.bin. Các mục còn lại chọn như
hình 6. Nhấn OK.
Tạo đĩacứngảo cho các máy trạm (Create VLD Network)
Từ cửa sổ Administrator, nhấn chọn biểu tượng IO Server mà bạn đã tạo ở
trên. Sau đó chọn menu New.Disk (hoặc nhấn vào biểu tượng có nhãn Disk
trên Toolbar). Trong hộp thoại Add Virtual Disk, chọn New Disk, nhập tên
đĩa ảo vào mục Disk Name; nhập dung lượng đĩaảo vào mục Virtual Disk
Size in MB (tối đa 2000 MB). Cuối cùng nhấn phím OK.
Tại hộp thoại này bạn có thể chọn chế độ hiển thị (View) ở các dạng:
Server.Client.Disk; hoặc Server.Disk; hoặc Client.Disk.
Tạo máy trạm và gán đĩaảo cho các máy trạm
Hình 7
Bạn có thể sử dụng chế độ tự động hay tạo thủ công account cho máy trạm.
Để tạo tự động, bạn khởi động máy trạm đến khi màn hình hiển thị mục
Client Name, nhập tên Client rồi nhấn phím Enter. Tên Client vừa nhập sẽ
hiển thị trong cửa sổ Administrator. Để tạo thủ công, tại cửa sổ
Administrator, chọn menu File.New.Client. Hộp thoại New Client xuất hiện
như hình 7.
Chọn tab Data, nhập tên máy trạm vào mục Name, ví dụ May01. MAC gồm
12 chữ số là số hiệu định danh của mỗi card mạng, phần này bạn sẽ nhìn
thấy khi khởi động máy trạm (nhớ không cắm dây cáp mạng vào), ghi lại và
nhập vào mục MAC. Nếu tạo Client ở dạng tự động thì phần MAC sẽ được
tự động cập nhật.
hình 8
Chọn tab Disks, chọn Change để gán đĩaảo cho máy trạm, hộp thoại Select
Virtual Disk hiển thị như hình 8, chọn ổ đĩaảo và nhấn Add để gán cho máy
trạm (bạn có thể Add nhiều ổ đĩaảo cho 1 máy trạm). Nhấn Remove để loại
bỏ. Cuối cùng nhấn OK để cập nhật những thay đổi vừa thực hiện.
Các máy trạm sau khi được gán các đĩaảo hiển thị tại cửa sổ Administrator
như hình 9. Nếu có nhiều máytính có cấu hình giống nhau, thì bạn không
cần phải tạo New disk, mà chỉ cần chép (copy) từ một đĩaảo nào đó làm
chuẩn, rồi sau đó cũng tiến hành các bước gán tương tự.
Khởi động trạm làm việc
Bạn tạo một đĩa mềm có khả năng khởi động được máytính (trên đĩa chứa
các tập lệnh ngoại trú như Fdisk, Format ). Dùng đĩa này để khởi động máy
tính và định dạng đĩaảo bằng lệnh Format C: /S. Việc định dạng sẽ diễn ra
nhanh chóng hơn so với ổ đĩa thật.
Từ đây bạn có thể bắt đầu việc cài đặt các phần mềm dễ dàng giống như
thực hiện trên máytính có gắn ổ đĩa cứng.
Khai thác chế độ tự động tạo máy trạm trong phần mềm VLD
Nếu mới sử dụng phần mềm VLD lần đầu, bạn nên khai thác chế độ tạo máy
trạm một cách tự động. Thủ tục thực hiện như sau:
Nhấn chọn Startup.Programs.3Com Virtual Lan Drive.Login Service
Preferences, trong cửa sổ Login Service Preferences, đánh dấu chọn mục có
nhãn Add new client to database.
Hình 9
Khi khởi động máy trạm sẽ xuất hiện 2 dòng thông báo: Client Name để
nhập vào tên máy trạm và Description để nhập chuỗi ký tự mô tả chức năng
hay loại máy trạm (thông tin này sẽ được VLD tự động ghi vào cơ sở dữ liệu
của VLD). Cuối cùng màn hình máy trạm sẽ hiện lên dòng thông báo 'Insert
System Disk. Press any key when ready' (tương tự như tình huống khởi động
máy tính mà chưa có đĩa mềm khởi động). Đưa đĩa CD khởi động Windows
98 vào và thực hiện quá trình cài đặt như bình thường.
Một vài sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục
Máy trạm không kết nối được với máy chủ: Card mạng củ bạn không tương
thích với chế độ khởi động PXE do 3COM xây dựng, khai báo dung lượng
ROM boot quá nhỏ so với yêu cầu (256KB).
Sau khi cài đặt Windows 98 trên máy trạm, biểu tượng đĩacứng trong cửa sổ
Device Manager bị đánh dấu báo hiệu phần mềm device không tương thích.
Để khắc phục, khi cài đặt Windows bạn sử dụng lệnh: setup \Client
Files\msbatch.inf để Windows cài đặt driver cho đĩa ảo.
. ảnh
của các đĩa cứng ảo. Bạn phải chắc chắn dung lượng đĩa còn trống đủ để tạo
ra các file ảnh đĩa với dung lượng tối đa cho mỗi đĩa cứng ảo khoảng 2000. gán đĩa ảo cho máy trạm, hộp thoại Select
Virtual Disk hiển thị như hình 8, chọn ổ đĩa ảo và nhấn Add để gán cho máy
trạm (bạn có thể Add nhiều ổ đĩa ảo