VÌSAOLẠINUNGLUYỆNĐƯỢCCÁCĐỔGỐMSỨCÓ
NHIỀU MÀURỰCRỠ?
Trên bát, đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như
thủy tinh, đó là men gốm sứ. Trên lớp men sứ thường cócác họa tiết,
hoa văn rất đẹp, làm mọi người ưa thích. Đó là do trong men cócác
kim loại, sau khi nung sẽ cócácmàu khác nhau, đó là các men màu.
Trên cácđồgốmsứ thường cócác hình vẽ cómàu đỏ, màu xanh,
màu tím, màu vàng, màu đen v.v rất ưa nhìn. Trong men người ta đã
khéo léo sử dụng các kim loại hoặc oxyt kim loại phối hợp chế thành.
Men màu đã xuất hiệntrên thế giới từ mấy nghìn năm trước, là kết quả
sáng tạo của nhân dân lao động nhiều nước, trong đócó Trung Quốc.
Sử dụng men màucó thể chế tạo đượccácđồgốmsứmàu sắc đẹp mắt.
Đồ hàng gốmsứ Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới. Trong tiếng
Anh từ “gốm sứ” và ‘Trung Quốc” đều diễn tả bằng từ “China”.
Men màuđược chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau: coban oxyt cho
men cómàu xanh; crom oxyt cho men cómàu xanh; oxyt sắt (III) cho
men cómàu nâu; mangan dioxyt cho men cómàu đen; oxyt đồng (I)
cho men cómàu đỏ; thiếc oxyt cho men cómàu trắng, antimon cho
men cómàu vàng và hợp chất của vàng cho men cómàuđỏ ánh vàng,
hợp chất của bạc cho men cómàu vàng, hợp chất niken cho men có
màu tím v.v Dùng hỗn hợp nhiều oxyt kim loại, chúng sẽ phối hợp
nhau cho nhiềumàu sắc đẹp mắt bất ngờ.
Muốn chế tạo đượcđồ vật bằng sứ, trước hết phải dùng đất sét tạo hình,
đem nung ta cósứ thô. Sứ thô cónhiều lỗ nhỏ, nước có thể thấm qua
được. Người ta phủ lên sứ thô một lớp men, lại đem nung, men sẽ nóng
chảy tạo thành lớp men bóng màu trắng. Nếu ta vẽ trên lớp men màu
trắng các hình vẽ bằng các men màu, sau khi nung chảy sẽ cóđượccác
hình vẽ sinh động, đẹp mắt.
VÌ SAO KIM CƯƠNG LẠI ĐẶC BIỆT CỨNG NHƯ VẬY ?
Chắc các bạn không hề nghĩ rằng giữa kim cương sáng lấp lánh và
than chì đen thui thủi lại là anh em họ hàng, đểu là cacbon tinh khiết,
tồn tại trong tự nhiên, chỉ có diện mạo và tính chất của chúng khác
nhau.
Than chì rất mềm, chỉ cần dùng mảnh nhỏ than chì vạchnhẹ trên
giấy là có thể để lại vết đen trên giấy. Ruột bút chì được chế tạo bằng
than chì. Còn kim cương là khoáng vật cóđộ cứng cao nhất trong gia
đình các khoáng vật, là “quán quân” về độ cứng: các cửa hàng bán
kính, các nhân viên phục vụ dùng kim cương làm lưỡidao để cắt kính, ở
các máy khoan sâu, người ta dùng mũi khoan có lắp mũi kim cương
làm tăng vận tốc xuyên sâu của mũi khoan lên nhiều. Dao kim cương
còn dùng để gia công các kim loại, hợp kim cứng nhất.
Than chì và kim cương đều thuộc họ hàng nhà cacbon vìsao chúng lại
có đặc tính khác nhau nhiều như vậy?
Nguyên do là ở than chì, cácnguyên tử cacbon được xếp thành lớp, lực
kết hợp giữa các nguyên tử giữa các lớp rất nhỏ, giống như các lá bài
xếp trong cỗ bài, rất dễ tách ra khỏi nhau. Còn trong kim cương các
nguyên tử cacbon được xếp thành tinh thể đều đặn, mỗi nguyên tử
cacbon nối chặt chẽ với 4 nguyên tử chung quanh, tạo nên một tinh thể
có cấu trúc rất bền chắc nên cóđộ cứng rất cao.
Sản lượng kim cương trong thiên nhiên rất ít, nói chung thường bị vùi
lấp ở những lớp sâu trong vỏ Trái Đất. Với điều kiện nhiệt độ và áp
suất rất cao của các lớp dung nham sâu trong lòng đất, cacbon mới có
khả năng kết tinh để thành các tinh thể kim cương quý giá. Do sản
lượng kim cương thiên nhiên rất ít, giá trị rất lớn, rất quý nên người ta
đã tìm cách dùng nhiệt độ cao và áp suất cao để chế tạo kim cương
nhân tạo.
Người ta chứng minh rằngRinhiệt độ cao đến 2000°c và dưới áp suất
5,065.10
7
pascal (tức 50.000 atm) trở lên mớiđạt trạng thái ổn
. VÌ SAO LẠI NUNG LUYỆN ĐƯỢC CÁC ĐỔ GỐM SỨ CÓ
NHIỀU MÀU RỰC RỠ?
Trên bát, đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như. có các màu khác nhau, đó là các men màu.
Trên các đồ gốm sứ thường có các hình vẽ có màu đỏ, màu xanh,
màu tím, màu vàng, màu đen v.v rất ưa nhìn. Trong