CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012)
NGHỀ KỸ THUẬTXÂY DỰNG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã: DA KTXD - LT 08
I. PhÇn b¾t buéc
Câu 1 (2,0 điểm)
Dựa vào vật liệu thành phần vữa xây dựng được chia thành 3 loại:
- Vữa vôi: Thành phần gồm cát, vôi và nước.
- Vữa tam hợp (còn gọi là vữa ba ta): Thành phần gồm có cát,
vôi, xi măng và nước.
- Vữa xi măng cát: Thành phần gồm cát, xi măng và nước. Cát để
trộn vữa có thể là cát đen hoặc cát vàng tùy theo yêu cầu thiết kế. Vôi
để trộn vữa là vôi nhuyễn được tôi từ vôi cục hoặc vôi nghiền
0,25 đ
3. Ph ạm vi sử dụng.
- Vữa vôi; Vữa vôi có cường độ chịu lực rất thấp, tính chống ẩm rất
kém, độ co ngót lớn, đổ bền ngắn nên chủ yếu chỉ được dùng xây trát
cho công trình tạm; xây trát những bộ phân không quan trọng ở nơi khô
ráo, ít bị va chạm.
0,25 đ
- Vữa tam hợp. Vữa tam hợp có cường độ và độ bền khá tốt; có tính
dẻo và tính bám dính; nhanh khô hơn nữa vôi nên được sử dụng khá
thông dụng trong xây, trát.
0,25 đ
- Vữa xi măng cát. Vữa xi măng cát có cường độ và độ bền cao, tính
chống thấm tốt, nhanh cứng nhanh khô nên được sử dụng rộng rãi để
xây, trát , lát, ốp cả bên trong và bên ngoài công trình xây dựng
0,25 đ
Các lổi kỹ thuật thường xảy ra với lớp mattit Lớp mastic bị bụi phấn:
+ Nguyên nhân: Do bề mặt áp dụng bị quá khô, nước trong hỗn hợp
nhão đã bị hút hết vào bề mặt, do đó quá trình ninh kết (chín) của hỗn
hợp không xảy ra nên lớp mastic biến thành bụi phấn. Có thể khi pha
trộn đã dùng lượng nước quá thấp cộng với việc trộn không đều cũng
gây ra hiện tượng trên. Cũng có thể khi pha trộn xong đã thi công ngay,
không chờ cho hoá chất phát huy tác dụng.
0,3đ
1
+ Khắc phục: Buộc phải cạo bỏ hết lớp mattit này, làm sạch bụi
bám bằng nước và chổi cỏ, Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, nếu bề mặt khô
quá thì nên làm ẩm. Lượng nước pha trộn cần theo đúng tỉ lệ là nước 1,
bột 3 (trong khoảng 16 -18 lít nước sạch cho một bao 40kg). Trộn cho
thật kỹ và chờ ít nhất là từ 7 đến 10 phút cho hoá chất phát huy tác
dụng sau đó quậy lại một lần nữa rồi mới bắt đầu thi công.
0,3 đ
Lớp mattit bị nứt chân chim:
+ Nguyên nhân: Do lớp mattit này đã được trát quá dày, vượt độ
dày cho phép là 3mm.
+ Khắc phục: Cạo bỏ hết những chổ nứt chân chim. Nếu bề mặt
vùng đó mà lõm sâu quá, thì nên dùng hồ xi măng tô thêm cho tương
đối phẳng, rồi trát lớp mattit mới.
0,4 đ
Câu 2 (2,0 điểm)
+ Màn sơn bị rổ: Trên bề mặt màng sơn có những hạt hoặc rổ.
+ Trường hợp có hạt: Do có những vẩy hoặc những mẩu sơn
khô. Vì các nguyên nhân sau: Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi
thi công hay do bụi bẩn bám vào. Sau khi thi công lần trước không rửa
sạch dụng cụ thi công để các váy sơn sót lại. Vệ sinh bề mặt không kỹ,
để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp matit).
0,3 đ
+ Trường hợp có lổ: do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi
thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn. Khi khô vỡ ra thành lỗ.
Nếu là sơn dung môi - sơn dầu – thì do xử lý bề mặt cần sơn không
được kỹ
0,2 đ
+ Màng sơn bị nhăn: Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần
sùi, không mượt, phẳng.
0,2 đ
+ Con lăn không thích hợp: Con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên
bề mặt có vân lớn sần sùi. Sơn quá dày hoặc sơn không đều, chổ dày,
chổ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc. Bề mặt bên ngoài khô
trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn. Sơn
dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp
khô nên bề mặt ngoài bị nhăn. Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm
đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
0,3 đ
+ Do không khuấy đếu thùng sơn trước khi lăn. Thợ thi công không
đều tay. Dụng cụ thi công khác nhau. Dặm vá không khéo léo. Mỗi lần
0,2 đ
2
thi công sơn được pha loãng với một tỉ lệ khác nhau
+ Do bề mặt sơn thường xuyên bị ẩm ướt. Do thi công trên bề mặt quá
ẩm. Điều kiện thi công không đảm bảo: nhiệt độ thấp, thời tiết quá ẩm
ướt. Thời gian sơn cách lớp quá ngắn. Đối với sơn dung môi: Do nhiệt
độ quá cao dung môi bay hơi nhanh trên màng sơn chưa liên kết.
0,3 đ
+ Xử lý bề mặt không tốt, còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám
dính như dầu, mỡ, sáp……Thi công không đúng hệ thống, không sử
dụng sơn lót……Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hoá. Dùng
lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước. Thi
công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh
0,5 đ
Câu 3: (3 điểm)
- Tính tỷ lệ pha trộn vật liệu
Dựa vào mác bê tông M200, xi măng PC30, đá 1x2 cm tra bảng
định mức dự toán cấp phối vật liệu bê tông ta có:
Xi măng: 342 kg
Cát vàng: 0,469 m
3
Đá dăm: 0,878 m
3
Nước: 185 lít
1,0 đ
+ Tỷ lệ pha trộn phối hợp vật liệu ( theo thể tích ) X : C : Đ : N
3,1
342
185
:
3,1
342
878
:
3,1
342
469
:1
= 1 : 1,78 : 3,34 : 0,703
0,5 đ
- Tính lượng vật liệu cho một cối trộn bằng tay trọng lượng xi măng:
50kg
Từ tỷ lệ pha trộn 1 : 1,78 : 3,34
Ta có:
Xi măng (X): 50 : 1,3 = 38,46 (lít)
Cát (C): 38,46 x 1,78 = 68,46 (lít)
Đá (Đ) 38,46 x 3,34 = 128,46 (lít)
Nước (N) 38,46 x 0,703 = 27 (lít)
0,75 đ
- Điều chỉnh vật liệu theo độ ẩm
Xi măng = 50kg
Đá Đ
tt
= 128,46 (lít)
0,75 đ
3
Cát C
tt
= C x δ = 68,46 x 1,3 = 89 (lít)
Nước N
tt
= N - (C.W
c
+ Đ.W
đ
)
= 27 - ( 68,46 x 0,04 + 128,46 x 0, 02 ) = 21,7
(lít)
Céng I
7 ®
II. PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm) các trường tự ra đề
, ngày tháng năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
4
. NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009-2012)
NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã:. PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm) các trường tự ra đề
, ngày tháng năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
4