"Khủng hoảngvăn, sử" -lỗi của
Internet?
Những câu văn, sử "bị Error"
Lỗi "đồ họa": Theo PGS.TS Phạm Xanh, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam
(ĐH KHXH & NV), những bài điểm 0 hoặc là để giấy trắng phau, hoặc là vẽ voi,
vẽ gà. Có thí sinh nhẫn nại ngồi chép lại đề thi hoặc viết tên các hãng ôtô, xe
máy kín đặc bốn trang giấy!
Lỗi "copy và paste": Đây là câu có trong hầu hết những bài thi lịch sử: "Mâu
thuẫn Nhật - Pháp giống như một cái "ung nhọt" chỉ cần một cái chạm khẽ là
bung ra". Theo người viết bài được biết, tài liệu ôn thi nói chung đều dùng cách
ví von này khi miêu tả về mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp trước ngày Nhật đảo
chính Pháp.
Lỗi "coi bài thi là forum": Thay vì trình bày kiến thức thì một thí sinh đã viết
vào bài thi thế này : "Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ lắm, bỗng
nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, em bị cuốn vào cơn lốc cuộc đời. Tạm
biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng để trở thành một học trò tử tế"
Lỗi "hệ thống": 50% số bài thi có dẫn trận Vạn Tường ngày 18/5/1965, quân
địch có 9.000, ta diệt 900; địch huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép,
170 máy bay chỉ để đánh vào một thôn (!). Đã có nhiều người bắt bẻ: Chỉ riêng
chỗ đậu xe, chỗ cho máy bay tránh nhau đã không có đủ chứ đừng nói đến
chuyện đánh đấm! Vậy mà sách giáo khoa đã viết như thế.
Lỗi "sao lưu dữ liệu": Đề Văn yêu cầu phân tích nhân vật Hộ trong Đời
thừa của Nam Cao thì có thí sinh lại đi phân tích nhân vật Độ trong tác phẩm Đôi
mắt ! Không những thế còn chua thêm mấy câu bình: "Con người ta mới có đôi
mắt", "Mỗi người có hai con mắt, một con mắt sinh học và một con mắt tâm
linh".
Lỗi "chính tả - spelling": "Dòng thơ bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm lãng
mạng ơi là lãng mạng", "Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ra âm hưởng chữ tình
trính chị để xây nên một Mặt đường khát vọng hoành tráng", "Cuộc sống mà
Nam Cao không bàng quang" Từ những bài thi có lỗi chính tả kiểu này khiến
có người thắc mắc: tại sao học thí sinh đó lại được tốt nghiệp THPT và cũng đi
thi ĐH?
Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về "văn chương rợn tóc gáy", "diễn
sử rụng rời chân tay" từ những bài làm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm
nay. Thực tế, đề thi văn, sử năm nay đã được khen là "khá hay" và kết quả điểm
được đánh giá là có "phân hóa" nhưng lại phân hóa nghiêng về phía điểm kém
khi gần 60% bài thi sử được điểm 1 (theo Tuổi Trẻ ), riêng tại khoa Văn, ĐH
KHXH&VN Hà Nội, 9.000 bài thi khối C chỉ có 2 điểm 9 (theo Thanh Niên ).
Ngôn ngữ mạng có tội?
Viết trên trang CNTT - VT, bàn đến văn - sử (thuộc lĩnh vực khoa học xã hội) từ
đầu đến giờ mà lại lôi internet, ngôn ngữ mạng vào, hẳn sẽ có bạn đọc đặt câu
hỏi: phải chăng bài này cũng "bị lỗi"?. Nhưng xuất phát điểm mà bài viết đưa ra
là có tính thực tế khi không ít người giải thích nguyên nhân của tình trạng trên là
do xự xâm lấn của văn hóa nghe nhìn, của internet, của ngôn ngữ chat chit trên
mạng trước văn hóa đọc.
Kèm theo cách giải thích này là những dẫn chứng về việc nhiều bạn trẻ đã sử
dụng từ ngữ, diễn đạt trên công cụ chat, trên các diễn đàn (forum) trên mạng ra
sao, giống như cách họ đưa lên bài thi đến mức nào. Trong khi đó, mỗi kỳ thi
luôn cần sự nghiêm túc, chứ không phải có thể nói "tràn trang" như khi tham gia
tranh luận trên Topic của các diễn đàn.
Đối với nhiều học sinh, không gian trên mạng (với vô số điều hay dở) cuốn hút
họ hơn nhiều lần việc cầm một cuốn sách lên đọc từ đầu đến cuối. Trên mạng
cũng có tài liệu chính sử, tác phẩm văn chương nổi tiếng, nhưng số lượng truy
cập luôn thua xa so với lượng truy cập những loại chuyện kiếm hiệp, truyện
"ngoài luồng" (trong khi xem loại này, các bạn trẻ luôn phải giấu giếm).
Hỏi về các trang web, diễn đàn này kia thì rất nhiều học sinh biết, nhưng hỏi về
các sự kiện lịch sử thì như kết quả kỳ thi ĐH, CĐ năm nay đã chỉ ra với môn lịch
sử: rất nhiều thí sinh đã làm bài "xô lệch chính sử".
Nếu lên mạng, vào các forum sẽ còn bắt gặp rất nhiều cách viết, cách hiểu không
chính xác về lịch sử, nhiều câu cú ngô nghê, chứa rất nhiều sạn. Những từ sai
như "trính chị", "bằng quang", "lãng mạng" như đã có thí sinh viết vào bài thi
văn có thể gặp rất nhiều trên mạng. Chính vì những từ ấy được sử dụng nhiều, có
khi chấp nhận cái sai mà những từ như "wow", "yeah", "sướng wé" được sử
dụng thường xuyên trên mạng đã xuất hiện trong giao tiếp ngoài cuộc sống.
Báo chí cũng đã lên tiếng về chuyện nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3 không biết
làm gì thì đi lên thành phố ôn thi ĐH. Tương tự như vậy, nhiều học sinh ôn thi
ĐH, thời gian online, lướt net để chuyện phiếm lại nhiều hơn thời gian ôn luyện,
tìm hiểu kiến thức, tự nâng cao kỹ năng xử lý đề thi Vậy mới có có vấn đề ra là
ôn thi sao cho hiệu quả, khai thác tính năng internet thế nào để đạt hiệu quả tối
đa.
Nói những điều trên thấy ngay một điều: internet là công cụ hữu ích,có sức lan
tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, vấn đề là người khai thác nó thế nào. Đây là kho
kiến thức khổng lồ, không phải là "kẻ cướp thời gian của sĩ tử", mà thậm chí là
nơi sĩ tử có thể luyện thi một cách hiệu quả (chứ không phải kiểu nói dối bố mẹ
"con lên mạng ôn thi, tìm kiếm thông tin " mà mục đích không phải thế!).
Nếu internet, ngôn ngữ mạng có ảnh hưởng đến các thí sinh thì đó chỉ là một ảnh
hưởng giống như việc SGK có sai sót, cách giảng dạy văn - sử chưa hấp dẫn
Chẳng hạn bây giờ, nhà trường tận dụng chính máy tính, internet, website, diễn
đàn để học sinh tiếp cận với văn học - lịch sử thì đó lại là "công" của thiết bị kỹ
thuật số. Tiếc rằng đến nay, phim ảnh hay, hoành tráng về lịch sử Việt Nam ở ta
cũng chưa có nhiều chứ không muốn nói là "có nhưng dở".
. "Khủng hoảng văn, sử" - lỗi của
Internet?
Những câu văn, sử "bị Error"
Lỗi "đồ họa": Theo PGS.TS. sinh học và một con mắt tâm
linh".
Lỗi "chính tả - spelling": "Dòng thơ bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm lãng
mạng ơi là lãng mạng",