1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học đại học có dễ hơn? pptx

4 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Học đại học dễ hơn? Thứ nhất là chuyện bài vở Nếu như ở cấp dưới, ngày nào bạn cũng phải học bài, chép bài, ngày nào cũng lo sợ phải lên trả bài, ngày nào cũng làm 5-6 bài tập về nhà thì khi học đại học bạn không phải lên trả bài hằng ngày đâu (sướng quá nhỉ). Các bạn sinh viên khi cả học kì không bao giờ chép bài vì thầy bao giờ kiểm tra vở đâu. môn học sinh viên không phải mua sách vì thầy bảo “tự tìm tài liệu” cho nên một người mua cho cả nhóm photo là được rồi (tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn đó), có khi không bao giờ học bài, khi không bao giờ làm bài tập. Nhưng chính vì đa số thầy đều bảo “tự học” nên bạn sẽ phải học hoài, học mãi mà cũng không biết đã đủ chưa, mua cả đống sách mà vẫn còn lo sợ không biết thiếu cuốn gì. Như Phương ( SV ĐH Marketing) đến bây giờ vẫn còn nhớ rất rõ chuyện bạn ấy đã phải vất vả thế nào mới mua được tài liệu cho môn học kinh tế vi mô. Chỉ một môn học thôi mà giáo giới thiệu đến 5-6 tài liệu, quyển nào cô cũng nói là nên mua, quyển nào cũng nói là cái hay hơn các quyển khác, cho nên P chỉ còn cách đi photo hết tất cả các sách ấy, tiền photo cũng gần 300 nghìn. Nếu mỗi nhóm 5-6 bạn góp tiềm vào thì khi học xong một học kì, mỗi bạn cũng phải bỏ ra không dưới 100 nghìn cho 7-8 môn học như thế. Việc các bạn không chép bài đôi khi cũng mang lại hậu quả nghiêm trọng đó. Ngoại trừ một số môn học thiên về lý thuyết thường được các thầy giáo “đọc cho ghi” như lịch sử Đảng, triết học, kinh tế chính trị…nếu ai không chép bài thể mượn vở bạn về nhà. Nhưng nếu là những môn về kinh tế, những môn cấp ba chưa bao giờ được biết đến thì cho dù chép cả chục lần bạn cũng không hiểu gì nếu như không nghe giảng, bạn nào giỏi lắm thì đọc tài liệu cả ngày mới hiểu. Thầy đại học ít khi nào kiểm tra bài tập, bài tập về nhà thì ít khi giải cho sinh viên, thầy hướng dẫn cho học sinh làm bài (cái này thì quá sướng rồi), thầy chẳng khi nào hướng dẫn vì “tự học là chính”, đến khi quá nhiều sinh viên thắc mắc thì thầy mới “thương tình” hướng dẫn cho, Các bạn sinh viên không phải làm bài tập hàng ngày nhiều như hồi còn học phổ thông mà phải nói là nhiều hơn rất nhiều là khác. Lớp của P học môn kinh tế vi mô thì hơn 30 bài, môn Toán tài chính thì thầy đã chọn ra được một số bài “trước” (có nghĩa là còn nữa), “chỉ ” 169 bài. Sinh viên quyền không làm, nhưng không làm thì không thi được là ráng chịu thôi. Thứ hai là chuyện thi cử Lên đại học thì ít trường nào chuyện thi giữa kì như hồi học cấp ba, thường thì các trường chỉ một kì thi cuối học kì cho nên bạn đừng mong hội được gỡ điểm, được chia trung bình nhiều lần thi để nâng điểm. vài thầy áp dụng phương pháp cộng điểm bài tập nhóm, điểm phát biểu trên lớp…vào điểm thi cuối kì nhưng chỉ cộng được cao lắm 1-2 điểm thôi. Vì thế, nếu muốn mình điểm cao, ngoài kì thi cuối kì phải học cho thật tốt, bạn còn phải rèn cho mình tính năng động, nhạy bén để thể thường xuyên phát biểu, làm đề tài theo nhóm hay làm bài tập cá nhân giành điểm cộng hiếm hoi (điểm này thì những bạn thụ động phải rèn luyện nhiều hơn đó). Tuy nhiên, đại học sướng một cái là bạn được thi lại nhiều lần, không còn phải áy náy vì điểm số không cao của mình nữa. Nếu ở cấp ba bạn hay la ó chuyện đề cương của trường sao dài vậy, sao nhiều vậy thì khi lên đại học bạn phải cám ơn những người đã từng soạn cho bạn “cả đống đề cương” đó vì khi là sinh viên thì không còn ai soạn sẵn bài học cho bạn đâu. Ngoại trừ những thầy dễ tính thường soạn dàn bài (nên nhớ chỉ là dàn bài thôi) cho các bạn tìm tài liệu bổ sung thêm, còn lại thì các thầy chỉ cho một số câu hỏi, các bạn tự soạn và tự học. Vì thế, khi thi xong cả tháng trời rồi mà bạn cũng không biết bài làm của mình đúng không nữa. Những đề thi đóng thì chỉ cần học thuộc theo câu hỏi, còn những đề thi mở thì bạn không chỉ thuộc mà còn phải hiểu mới làm bài được, khi đem cả đống tài liệu mà không hiểu chỗ nào thì cũng không biết làm bài, thi trắc nghiệm thì càng gay go hơn nữa cơ. Thứ ba là chuyện đồng phục Đừng tưởng khi lên đại học thì hết thảy sinh viên đều được mặc đồ theo ý thích của mình. Ngoài một số trường “đặc cách” được mặc đồ tự do như ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia… thì vẫn còn nhiều trường sinh viên phải mặc đồ theo “ qui chế ” như trường ĐH Hùng Vương, Hàng Không phải mặc áo dài, trường ĐH Marketing mặc áo trắng, trường ĐH Công nghiệp 4, ĐH Ngân Hàng thì mặc đồng phục. Mà đồng phục của trường thì dĩ nhiên nam nữ mặc chung một kiểu nên ai cũng như ai, các bạn nữ không còn được diệu dàng nữ tính trong chiếc áo dài như trước nữa. Bích (ĐH Ngân Hàng) sau khi nhận được đồng phục của lớp mình đã phải thốt lên “nhớ áo dài quá”. Còn Trà (ĐH Marketing) vì bề ngoài giống con trai, lại để tóc ngắn, còn mặc đồ “đầy chất nam tính” cho nên nhiều lần bị mấy người bạn lớp khác tưởng lầm là con trai nên bạn ấy hay tự ái, nổi giận vô cớ là chuyện thường ngày(vì là con gái mài). Thứ tư là chuyện điểm danh Nếu như các trường thường điểm danh thông qua lớp trưởng thì ở trường ĐH Marketing khác hẳn. Lớp TĐG của trường được điểm danh từ cả bốn phía. Lớp trưởng thì điểm danh mỗi ngày, phòng Công tác chính trị sinh viên thì đếm số lượng, trong lớp còn một bộ phận ngầm mà theo lời chủ nhiệm thì do bên Đoàn trường cử ra điểm danh, cuối cùng là giáo vụ khoa điểm danh đột xuất. Vì thế bạn đừng mong được nghỉ học như một số trường khác nhé, “vắng 20% số giờ lên lớp là bị cấm thi, trễ 2 buổi là một vắng” là câu nói mà bất cứ sinh viên nào của lớp ấy đều thuộc cả. Không những chỉ thế, thầy của một số trường còn áp dụng phương pháp làm bài kiểm tra kiêm điểm danh, bạn mà thiếu một bài kiểm tra xem như nghỉ học một buổi. Vì vậy, nếu trường đại học bạn chọn không có “chế độ” điểm danh gắt gao thì hãy cẩn thận với thầy giảng dạy nhé, họ là những “dũng sĩ diệt sinh viên” nhanh nhất, âm thầm nhất mà cũng nhiều nhất đó. Lời kết Ngoài những vấn đề muôn thuở của sinh viên mà ai cũng biết như đi xa nhớ nhà, vừa học vừa làm…thì những chuyện mà người viết nêu lên đây là những góc khuất của sinh viên, những “góc” mà nếu không nói ra thì không ai để ý. Nếu để được là sinh viên, bạn phải cố gắng rất nhiều thì để được là một suy viên thành công, bạn phải cố gắng gấp bội lần như thế. Làm sinh viên không dễ như những bạn học sinh cấp ba thường nghĩ đâu. “Tự học, cố gắng, chăm chỉ, nghiêm túc ” là bốn điều vàng mà chúng tôi hay nói với nhau về con đường làm sinh viên thành công. . Học đại học có dễ hơn? Thứ nhất là chuyện bài vở Nếu như ở cấp dưới, ngày nào bạn cũng phải học bài, chép bài, ngày nào cũng. Lên đại học thì ít trường nào có chuyện thi giữa kì như hồi học cấp ba, thường thì các trường chỉ có một kì thi cuối học kì cho nên bạn đừng mong có cơ

Ngày đăng: 14/03/2014, 23:20

Xem thêm: Học đại học có dễ hơn? pptx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN