Chomộttươnglaixanh!
kinh tế xanh được xem là mô hình mới, góp phần giải quyết những thách
thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, an ninh năng lượng, an ninh lương thực. Trước tình trạng suy thoái tài
nguyên thiên nhiên, sự tăng nhanh chóng việc phát thải khí nhà kính và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, kinh tế xanh sẽ là xu hướng phát triển tất yếu và
là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Việt Nam đã tiếp cận với kinh tế xanh bằng những chương trình cụ thể. Điều
này khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tái
cơ cấu kinh tế trong phát trển bền vững, giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Mới đây, các nhà tài trợ và tổ chức quốc tế cũng đánh giá rất cao Dự thảo
Khung Chiến lược Tăng trưởng xanh 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050
của Việt Nam với mục tiêu tổng quát là nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng
của Việt Nam thành một mô hình dựa trên việc phát thải các-bon thấp, sản
xuất và tiêu dùng “xanh” cùng với tái cơ cấu nền kinh tế để tăng trưởng kinh
tế gắn kết hiệu quả hơn với tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường, nhằm đảm bảo thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng, Chiến lược này sẽ tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, cải thiện
công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và thiếu hụt
về sinh thái.
Gập ghềnh rào cản…
Chuyển đổi phương thức phát triển, hướng tới phát triển nền kinh tế xanh là
hướng tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận phù hợp
với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên mô
hình phát triển và cơ cấu ngành nghề thế nào phù hợp với nền kinh tế xanh
trong điều kiện phát triển của Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện, học tập cách thức tiến hành của các quốc gia đã thực hiện trước để từ
đó có lộ trình và bước đi phù hợp.
Các tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tính theo Kwh/m2/năm của Việt
Nam tương đối cao như: Năng lượng mặt trời 1.300 - 2.200, gió đạt 2.700 -
4.500 tại vùng đảo xa. Tiềm năng thủy điện nhỏ cho phép xây dựng hơn 600
trạm với tổng công suất hơn 1.300MW, tiềm năng năng lượng sinh học, sinh
khối từ gỗ, phụ phẩm nông nghiệp… lên tới 15 triệu TOE (tấn dầu tương
đương).
Tuy vậy, con đường tiến tới nền Kinh tế xanh của Việt Nam đang phải đối
diện với nhiều thách thức, cụ thể mức thu nhập trung bình đầu người/năm
chỉ bằng 1/10 mức thu nhập trung bình trên thế giới. Hiệu quả sử dụng tài
nguyên thấp, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm suy thoái ở mức -11,54%, trong
khi con số này ở Nhật là -0,82%, Hàn Quốc là -1,79%.
Các chuyên gia cảnh báo, công nghệ sản xuất lạc hậu chậm đổi mới tiêu tốn
nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải gây ô
nhiễm suy thoái môi trường, kèm với đó là tốc độ gia tăng phát thải khí nhà
kính cao nhất trên thế giới. Các ngành kinh tế “nâu” đang chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế.
Và những cơ hội
Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam
Setsuko Yamazaki cho rằng, Chiến lược tăng trưởng xanh sẽ cho phép Việt
Nam huy động nguồn lực tài chính và đổi mới công nghệ theo hướng phát
triển nền kinh tế các-bon thấp, sản xuất xanh, bảo vệ môi trường, khôi phục
tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất nông nghiệp và xây dựng lối sống
xanh. UNDP cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam
nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh vì mộttươnglai bền vững cho mọi người
dân”.
Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước theo
định hướng CNH-HĐH, tập trung hơn vào năng suất, tiết kiệm năng lượng
và tăng trưởng GDP 7-8%/năm và mức tiêu thụ năng lượng theo GDP giảm
xuống còn 2,5-3% trung bình năm. Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết
phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện môi trường, đồng thời
gỡ bỏ các rào cản, hình thành môi trường pháp lý thuận lợi, tạo lợi thế cạnh
tranh cho các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, sản xuất sạch, sử dụng năng
lượng sạch, xử lý chất thải
Tổ chức Thế giới xanh nhận định, Việt Nam có nhiều lợi thế tiến tới nền
Kinh tế Xanh. Điển hình Việt Nam có thể chuyển các dự án bảo quản rừng
thành các dự án CDM nhằm thu hút và biệt lập khí thải CO2 sẽ có một vị trí
quan trọng trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
. Cho một tương lai xanh!
kinh tế xanh được xem là mô hình mới, góp phần giải quyết những. thúc đẩy tăng trưởng xanh vì một tương lai bền vững cho mọi người
dân”.
Với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước theo
định hướng